Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật

- Trẻ thực hiện tốt các vận động: Trèo thang, chuyền bóng , bật ô, ném đích thẳng đứng, chạy dưới sự giúp đỡ của cô giáo. Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập luyện. ( KQMĐ )

- Nói được lên 1 số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật, tranh ảnh ( CS8 )

 

doc54 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5135 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
 Chủ đề:Thực vật
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Phát triển thể chất
- Trẻ thực hiện tốt các vận động: Trèo thang, chuyền bóng , bật ô, ném đích thẳng đứng, chạy dưới sự giúp đỡ của cô giáo. Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập luyện. ( KQMĐ )
- Nói được lên 1 số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật, tranh ảnh ( CS8 )
- Biết lợi ích về việc ăn các loại rau, hoa, quả: cung cấp Vitamin và muối khoáng để cơ thể khỏe mạnh
- Biết một số món ăn đơn giản được chế biến từ rau quả gần gũi. Lựa chọn rau quả tươi để ăn.
- Thực hiện một số kỹ năng vệ sinh
Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: 
+ Hô hấp( thổi bóng bay; ngửi hoa) 
+ Tay (hái hoa; chèo thuyền; hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao); 
+ Thân ( gà mổ thóc; quay người sang trái, sang phải; ngồi duỗi chân, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao); 
+ Chân( Cây cao – Cỏ thấp; đứng kiễng chân);
 Bật ( tiến về phía trước)
- Các bài tập vận động - Trèo thang – chuyền bóng.
 + Bật ô.
 + tung bắt bóng
 + bật xa 20cm
 + Bật chụm tách chân
- TC vận động: bắt bướm ,chuyền bóng. Thi xem ai nhanh, 
- Vận động tinh: cầm kéo, cầm bút, vo giấy, xé dải dài, xé vụn, gắn các chi tiết
* Dinh dưỡng và sức khoẻ 
- Gọi tên một số loại rau quả gần gũi. Dạy trẻ biết về ích lợi của việc ăn các loại rau, quả, hứng thú với việc ăn rau, quả, ăn đều các loại rau, quả, không kén chọn. Không ăn rau quả héo, ôi, thiu...
- Thực hành rửa quả, nhặt rau.
- Một số món ăn đơn giản chế biến từ rau quả gần gũi: rau muống luộc, canh rau bắp cải...
- Rèn cho trẻ Rửa tay; lau mặt; xúc miệng; Rửa tay sau khi đi vệ sinh
2.phát triển tình cảm xã hội
- Khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc,dung các từ ngữ biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹpcủa thế giới thực vật nói chung ( KQMĐ )
- Mạnh dạn thể hiện thái độ của mình,trẻ biết yêu cây xanh yêu vẻ đẹp của cây
- Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác
- Biết nhặt rác,chăm sóc cây(CS27)
- Bỏ rác đúng nơi quy định 
 - Trò chuyện về vường cây của bé.
- Thực hành gieo hạt ; trồng cây, chăm sóc vườn cây của bé
- Quan sát cây; Giáo dục trẻ bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành, không dẫm chân lên thảm cỏ, không hái hoa, quả nơi công cộng. 
Phân biệt hành vi đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường.
- Cùng nhau chăm sóc các loại cây, hoa ở trường, lớp để môi trường thêm đẹp: tưới cây, nhặt lá úa
- Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm rau và thực phẩm.
3.phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi,các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của cây cối:hoa,quả rau,củ
- Tập cách sử dụng các tính từ chỉ màu sắc để mô tả về vây hoa lá
- Trẻ biết diễn tả và mạnh dạn trao đổi với cô giáo,bạn bè và người than những gì trẻ quan sát thấy trong thiên nhiên ( KQMĐ )
- Đọc thơ đồng dao, kể chuyện về các loại cây hoa,củ, quả, rau
-Trả lời 1 số câu hỏi của người khác(CS22)
- Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh
- Xem tranh ảnh về các loại rau, hoa, quả qua trò chuyện, đàm thoại.
- Làm quen diễn đạt từ ngữ về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, mùi vị của rau, hoa quả... 
- Rèn cách nói cả câu. Trả lời câu hỏi về cây, hoa, quả: Quả ( Rau ) gì ? Nó như thế nào? .
- Dạy trẻ biết tự cách đặt câu hỏi về các loại rau, hoa, quả 
- Tìm hiểu ý nghĩa của các từ khái quát: cây xanh, rau, hoa, quả
- Tham gia trò chơi đóng vai: bán hàng, gia đình, bác cấp dưỡng...
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao về chủ đề thực vật;
 Thơ: chùm quả ngọt, bắp ngô
Truyện:, chú đỗ con, cây táo, hạt giống nhỏ
- Đọc thuộc một số bài thơ, đồng dao, ca dao về thế giới thực vật. 
Giải câu đố về các loại rau, quả.
4.phát triển nhận thức
-- Trẻ biết tên gọi, ích lợi của một số loại cây xanh, rau và hoa quả quen thuộc. Nhận biết được sự thay đổi của cây theo trình tự thời gian.
 ( KQMĐ )
- Biết một số đặc điểm rõ nét, nổi bật của các loại cây, rau, hoa quả; Phân biệt được rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá.
- Trẻ biết quan sát, so sánh nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây, 2 loại hoa rau, quả (Hình dáng, màu sắc...)
- Dạy trẻ biết tên gọi, các bộ phận chính của một số loại cây gần gũi (Thân, cành, rễ, lá, hoa, quả...), so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại cây. 
 Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây xanh và môi trường sống, quá trình phát triển của cây từ hạt. Cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Tìm hiểu một số loại hoa quen thuộc ( đặc điểm cơ bản về mầu sắc, hình dáng, mùi thơm của các loại hoa, lợi ích của các loại hoa, 
- So sánh các đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại hoa).
- Tìm hiểu một số loại quả quen thuộc ( hình dáng, màu sắc, mùi vị). So sánh các đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại quả. 
- Phân biệt: quả có vị ngọt, quả có vị chua, quả một hạt, quả nhiều hạt.
 - Tìm hiểu tên gọi và đặc điểm của một số loại rau xanh.
 - So sánh các đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại rau. - Phân biệt rau ăn củ, ăn quả, ăn lá.
- Trẻ biết một số món ăn chế biến từ rau. 
- Cho trẻ biết Rau của quả, các loại quả cung cấp nhiều 
 - VTM và tác dụng của VMT đối với cơ thể.
- Dạy Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng của 2 nhóm đồ vật. Sử dụng đúng từ: Nhiều hơn - ít hơn.
5.phát triển thẩm mỹ
- Thích nhìn ngắm vẻ đẹp của các loại cây xanh,cây cảnh,và các loại hoa quả
- Thích tạo ra các sản phẩm đẹp về thế giới thực vật, vẽ tô màu hình,nặn các loại củ quả
- Trẻ biết nâng niu và giữ gìn các sản phẩm nghệ thuật,gần gũi
- Hát đọc thơ về thế giới thực vật
- Biết giữ gìn sản phẩm(CS30)
- Vẽ các nét thẳng ,xiên ngang
- Ngắm cây xung quanh tường
- Ngắm các loại hoa quen thuộc có trong gia đình và cây hoa quả củ
- Được cô mô phỏng qua đồ dung sáng tạo
- Vui sướng,chỉ ,sờ,ngắm,nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật về màu sắc hình dáng
- Hát về quả,gieo hạt,lý cây xanh
- Thơ:chùm quả ngọt,hoa kết trái
KẾ HOẠCH TUẤN 1 chủ đề nhánh: Cây trong sân trường 
 Thời gian thực hiện: từ ngày 8 tháng 12 năm 2014 đến ngày 12 tháng 12 năm 2014
 Thời gian
 HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp cô tạo cho trẻ tâm lý thoải mái,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Tập thể dục sang:tập BTPTC :tập cùng cô các động tác,tay, chân,bụng,bật.
- Tay:hai tay đưa lên cao ,ra trước ( 2L * 8N)
- Chân:hai tay chống hông,khụy gối ,đứng thẳng ( 2L * 8N )
- Bụng:đứng cúi người về phía trước ( 2L* 8N )
- Bật:tiến về phía trước. ( 4- 5 L )
Trò chuyện
-trò truyện và đàm thoại về vây trong sân trường.
Hoạt động học
KPKH
-tìm hiểu và quan sát cây bàng.
ÂM NHẠC
DH: Lí cây xanh
NH: Em yêu cây xanh.
TC: To và nhỏ.
LQVT
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn giữa 2 đối tượng.
- Sử dụng từ: Cao hơn – thấp hơn
VẬN ĐỘNG
- VĐCB: tung bắt bóng.
- TC: Bắt bướm
Tạo hình
-xé và dán hình cây to.
LQVH:
- Truyện: Cây táo
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh.
- Góc phân vai: Gia đình, mẹ và bé, nấu ăn...; phòng khám: khám sức khỏe; bán hàng: Siêu thị rau, quần áo, đồ dùng sinh hoạt.
- Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, cắt, dán các loại cây xanh.
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về cây xanh.
- Góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá cây.
Hoạt động ngoài trời
-quan sát cây bàng
-vận động:gieo hạt
-chơi tự do
-quan sát cây phượng
-VĐ:gieo hạt
-chơi tự do
-quan sát xích đu
VĐ:chơi đồ chơi ngoài trời
-chơi tự do
-quan sát thời tiết
Tc:tìm lá
-chơi tự do
-quan sát cây hoa
-VĐ:tc bóng xà phòng
-chơi tự do
Hoạt động chiều
-vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy: 
-dạy trò chơi
-vđ:trò chơi mèo đuổi chuột
-chơi tự do
-rèn kỹ năng vệ sinh
Vđ:trò chơi bắt bướm
-chơi tự do
-ôn lại những bài hát trong chủ đề
Tcvđ:lộn cầu vồng 
-chơi tự do
Chơi ở các góc chơi
-tcvđ:thả đỉa baba
-chơi tự do
-vệ sinh đồ dùng
-nêu gương bé ngoan
-trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2014
 Tên hoạt động: KPKH: quan sát cây bàng.
 TC: Cây nào lá ấy
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.KT
- Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm của cây bàng.
- Trẻ gọi đúng tên và các bộ phận chính của cây bàng ( thân, cành, lá, quả )
- Trẻ nhận biết được ích lợi của cây bàng.
 2. KN
- Rèn luyện và phát triển cho trẻ khả năng quan sát , ghi nhớ có chủ định.
3. TĐ
- Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc cây xanh.
Tranh cây bàng
- nhạc bài hát: Lí cây xanh
1.HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ trò chuyện về cây xanh.
+ Lớp mình nhà nào có vườn không ?
+ vườn nhà con có những cây gì ?
+ Ở trường mình có những cây gì ?
2. HĐ2: Nội dung
* Cho trẻ quan sát tranh.
- Cô cho trẻ quan sát tranh về cây bàng.
+ Trong bức tranh có cây gì? Cây bàng có những gì ?
+ Thân cây như thế nào? Lá cây có màu gì ?
+ Cây bàng có quả không?
+ Người ta trồng cây bàng làm gì ?
* mở rộng: ngoài cây bàng ra còn có cây phượng, cây xà cừ..
* giáo dục: Biết chăm sóc cây, không hái lá bẻ cành.
* Luyện tập củng cố
- TC: Cây nào lá ấy
+ Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
3.HĐ3: Kết thúc
- Hôm nay các con được biết về cây gì
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
Lưu ý ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2014
 Tên hoạt động DH: Lí cây xanh
 NH: Em yêu cây xanh
 TC: to và nhỏ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. KN
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát.
2. KN
- Trẻ tích cực tham gia trò chơi.
- Biết thể hiện tình cảm qua bài hát.
- Biết phân biệt độ to- nhỏ của âm thanh qua sỏi cát.
3.TĐ
- Trẻ hứng thú tham gia bài hát.
- Trẻ biết lợi ích và ý thức chăm sóc bảo veeh cây xanh.
Đàn nhạc bài hát: Lí cây xanh, Em yêu cây xanh.
- 1 số hình ảnh các loại cây xanh
- 1 số lon nước ngọt, cát, sỏi.
1. HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ đọc bài thơ: Cây
- Cho trẻ xem tranh vẽ cây xanh và trò chuyện với trẻ về cây xanh.
2. HĐ2: Nội dung
* DH: Lí cây xanh
- Cô hát lần 1: Kết hợp với nhạc đệm.
- Cô hát lần 2: hát rõ ràng từng câu cho trẻ nghe.
+ Dạy trẻ hát: Cô bắt nhịp cho lớp hát 2- 3 lần.
+ Cho từng tổ hát theo cô kết hợp nhạc đệm
+ cho 3 tổ hát luân phiên và cả lớp đứng lên biêu diễn cùng cô.
Cả lớp cùng đúng lên hát biểu diễn cùng cô.
*NH: Cô đi nuôi dạy trẻ
- Cô hát lần 1: kết hợp với nhạc đệm.
+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả ?
- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm và giao lưu cùng trẻ.
*TC: To và nhỏ
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ ( trẻ chơi 2-3 lần )
*HĐ3: Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Nhận xét và tuyên dương trẻ.
Lưu ý
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014
 Tên hoạt động: LQVT: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn giữa 2 đối tượng.
 Sử dụng từ: Cao hơn – thấp hơn
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. KT
- Trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn giữa 2 đối tượng.
- Trẻ hiểu được từ cao hơn – thấp hơn.
2. KN
- Biết sử dụng đúng từ: Cao hơn- thấp hơn.
- Biết trả lời câu hỏi của cô và biết cách chơi trò chơi.
3. TĐ
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi.
- Biết lợi ích của 1 số cây.
- Của cô: 1 cây cao- 1 cây thấp (Cây bằng gỗ )
- Cây cao treo quả vàng, cây thấp treo quả đỏ
- Đàn nhạc các bài hát: 
1.HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ đến thăm mô hình vườn cây
+ Các con thấy trong vườn cây có những cây gì?
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: Cây
2.HĐ2: Nội dung
* Ôn: Trên- dưới- trước – sau của bản thân trẻ
- Cả lớp chơi trò chơi: Gieo hạt
*Dạy trẻ phân biệt độ lớn 2 đối tượng.
- Cô cho trẻ xem tranh có cây hoa màu đỏ và cây hoa màu vàng.
+ các con thấy 2 cây hoa ntn với nhau? Làm tn các con biết 2 cây không bằng nhau. Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn.
Cho trẻ đi chọn quả mang về chỗ: hỏi trẻ xem cây nào cao hơn cây nào thấp hơn
* Luyện tập
- TC1: Thi xem ai nhanh
+ Cô nói đến cao hơn các con giơ cây hoa đỏ, nói thấp hơn giơ hoa vàng
- TC2: Trồng cây: Cô nói luật chơi và cách chơi. 
- TC3: Tìm bạn thân: cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
3. Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài học ?
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Lưu ý……………………………………………………………………………………….........................................
…………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014
 Tên hoạt động: VĐCB: Tung bắt bóng
 TC: Bắt bướm
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. KT
- Trẻ biết tung bắt bóng, không làm rơi bóng.
- Biết chơi trò chơi bắt bướm.
2. KN
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung lên cao, bắt bóng bằng 2 tay
- trẻ biết bật nhảy cao để bắt bướm
- rèn tố chất nhanh nhẹn khéo léo.
3. TĐ
- Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập
- Rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần tập thể.
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- 18- 20 quả bóng.
Cắt 1 con bướm to bằng bìa buộc vào sợi dây dài 50cm và đầu kia buộc vào cái que.
1. HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài: Lí cây xanh.
- Trò chuyện với trẻ về các cây trong trường.
2.HĐ2: Nội dung
* Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn thành đoàn tàu theo nhạc bài đoàn tàu, kết hợp với các kiểu đi: Đi chậm, đi thường, đi nhanh, đị thường, chạy nhanh, chạy chậm…
Về 2 hàng.
* BTPTC
- Động tác tay: hai tay đưa đưa lên cao- 2 tay hạ xuống xuôi.( 4L*8N)
- Động tác chân: Nhảy tách 2 chân xang ngang và 2 tay dang ngang ( 4L*8N)
- Động tác bụng: Gập người tay chạm đầu ngón chân ( 4l )
- Động tác bật : Bật tại chỗ
*VĐCB: Tung bắt bóng
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: cô vừa làm mẫu vừa giải thích
Tư thế chuẩn bị: đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng mắt nhìn về phía trước. Dùng sức của cánh taytung bóng lên cao và bắt bóng khi rơi xuống bằng 2 tay
- Cô làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh lại động tác khó
+ Trẻ thực hiện: cho từng trẻ ở 2 hàng lên tập.
+ Củng cố: Mời trẻ thực hiện đúng lên làm.
*TCVĐ: Bắt bướm
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Bắt bướm 
- Cô nêu luật chơi và cách chơi.
- Trẻ thực hiện: cho trẻ chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ làm những cánh chim nhẹ nhàng đi quanh sân
3.HĐ3: Kết thúc
- Hỏi trẻ tên vận động và tên trò chơi.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
Lưu ý
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014 
 Tên hoạt động: Tạo hình: xé và dán hình cây to.
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.kiến thức:
-trẻ nhận biết về hình dáng và màu sắc của thân cây
-trẻ biết những bộ phận của cây
2.kỹ năng:
-trẻ biết xé giấy,biết xếp và dán theo quy trình
-trẻ biết chấm hồ không để hồ dính vào vở
3.thái độ:
giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh
- Tranh mẫu của cô
- Vở của trẻ
- Hồ dán,khăn lau, giấy màu
- Nhạc bài hát “em yêu cây xanh
1. HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát bài “em yêu cây xanh”
- Cô đàm thoại về tác dụng của cây xanh
2. HĐ2: Nội dung
* Cho trẻ quan sát tranh
- Trò truyện về bức tranh mẫu
+ Trong tranh mẫu là gì các con?
+ Bức tranh này được làm bằng gì?làm như thế nào?
+ Chúng mình có muốn trồng thật nhiều cây xanh không?
+ Chúng mình hãy chú ý nhìn cô để xé dán nhiều cây xanh nhé
cô làm mẫu:
+cô làm mẫu lần 1:không giải thích
+cô làm mẫu lần 2:hướng dẫn trẻ cách xé,bôi hồ và dán ghép các mảnh giấy để tạo thành cây
trẻ thực hiện:
-cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện động viên khuyến khích trẻ
Trưng bày nhận xét sản phẩm
 Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày: Cô khen những bạn dán dẹp và động viên các bạn chưa làm tốt
-giáo dục trẻ yêu cây xanh, biết bảo vệ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra
3. Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài học ? Cô tuyên dương trẻ và chuyển hoạt động.
 Lưu ý
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2014
 Tên hoạt động: LQVH: Truyện: Cây táo
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. KT
- Trẻ nhớ tên chuyện và tên các nhân vật.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ biết được quá trình phát triển của cây.
2. KN
- Rèn kĩ năng trả lời , diễn đạt mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ , chú ý có chủ định cho trẻ
3. TĐ
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không hái lá bẻ cành
- trẻ biết vệ sinh trước khi ăn.
- máy tính nội dung truyện
- mô hình truyện
- rối các nhân vật
- 1 giỏ táo
- nhạc bài hát: em thích trồng nhiều cây xanh.
1.HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ đi xem mô hình vườn táo
+ Hỏi trẻ đây là cây gì? Cây có quả ntn?
 2.HĐ2: Nội dung
Cô kể diễn cảm; Cô kể lần 1: Kết hợp với mô hình
- Cô kể lần 2: Kết hợp papower
+ hỏi trẻ tên truyện?
Đàm thoại trích dẫn
+ Trong câu chuyện có những ai? Mùa xuân đén ông đã làm gì?
+ Bé đã làm gì cho cây? Ông mặt trời đẫ làm gì cho cây?
Cô trích : Mùa xuân đến….mặt trời sưởi ấm cho cây
+ con gì đi qua nhìn thấy cây táo? Gả trống nói gì với cây? Khi gà trống nói thì cây ntn? Những ai bay qua và nhìn thấy cây táo nữa ?
+ Đàn bướm nói gì với cây táo ?khi nghe đnà bướm nói cây ra sao ?
Cô trích : chú gà trống đi qua…thế là cây nở ra đầy hoa
+ Ông, bé, gà trống bươm bướm nói với cây ntn? Bé đã làm gì ?
Cô trích: Một hôm ông, bé, gà trống…rơi đầy vào lòng bé.
GD: chúng ta phải biết chăm sóc cây. Trước khi ăn quả chúng ta phải gọt vỏ ăn bỏ hột và mời ông bà cùng ăn.
* Củng cố
- Cô kể lần 3: theo tranh minh họa rối
3.HĐ3: Kết thúc
 Cô và trẻ hát vận động bài : Em thích trồng nhiều cây xanh.
Lưu ý…………………………………………………………………………………………………………………..
.......................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TUẦN 2
 Chủ đề nhánh: Bé biết hoa gì ?
 Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/12/2014 đến ngày 19/12/2014
 Thời 
 gian
HĐ
 Thứ 2
Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ thể dục sáng
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở ân cần, trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp trong gia đình.
- Thể dục buổi sáng qua giai điệu bài: Thể dục buổi sáng
+ Động tác tay: Đưa 2 tay lên cao, hạ tay xuống ( 2l*8N)
+ Động tác lườn: Nghiêng sang trái, sang phải ( 2L*8N) 
+ Động tác chân: Dậm chân tại chỗ ( 7L* 8N )
+ Động tác bật: Bật tai chỗ ( 4-5 l)
Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về những loài hoa, hoa có màu gì ?
- Có hương như thế nào ?
- Mùa nào thì hoa nở nhiều nhất trong năm ?
Hoạt động học
KPKH
Một số loại hoa 
( Cs 8 )
ÂM NHẠC
- DH: Hoa trường em
- NH: Hoa trong vườn 
- TC: tai ai tinh
LQVT
Chia 3 đối tượng thành 2 phần
THỂ DỤC
TCVĐ: Bật xa 20cm
- TC: chuyền bóng
TẠO HÌNH
 - Vẽ hoa ( theo đề tài )
LQVH
- Truyện: Hạt giống nhỏ
(sc 22)
Hoạt động góc
- Góc xây dựng : Khu vườn trồng hoa
- Góc phân vai: Gia đình , cấp dưỡng , cửa hàng bán hoa quả.
- Góc khám phá khoa học: Làm thí nghiệm cắm hoa cúc trắng vào lọ nước màu.
- Góc tạo hình : Vẽ, xé, dán, cắt, tô màu, nặn, in hoa
- Góc thư viện : Xem tranh ảnh về các lọai hoa.
Hoạt động ngoài trời
- quan sát vườn hoa
- TCVĐ: Nu na nu nống 
- Chơi tự do
- Quan sát đồ chơi ngoài sân.
- TCVĐ: Gieo hạt 
- Chơi tự do
- Quan sát bông hoa hồng.
- TCVĐ: Bóng tròn to.
- Chơi tự do
- Quan sát cây bàng.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng. 
- Chơi tự do
- Quan sát bông hoa cúc.
- TCVĐ: Chi chi chành chành.
Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy.
- Tô màu bông hoa đẹp
Học thơ và học hát
Rèn nếp vệ sinh và rủa tay
 Giải câu đố về các loài hoa
Liên hoan văn nghệ, bình bầu bé ngoan
Thứ hai 15 ngày 12 tháng năm 2014
 Tên hoạt động: KPKH: Một số loại hoa 
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. KT
- Trẻ gọi đúng tên loài hoa và nhận biết những bộ phận của bông hoa (cuống, cành, nhị , lá)
- Nêu được vài đặc điểm nổi bật của hoa.
2. KN
- Biết chú ý, quan sát.
- Kĩ năng trả lời rõ ràng.
- Kĩ năng tạo nhóm phân loại màu.
3. TĐ
- Trẻ biết ích lợi của hoa,không ngắt hoa nơi công cộng
* đồ dùng của cô:
- 1 bó hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
- Nhạc bài màu hoa.
- Hình ảnh các loài hoa.
* đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 bông hoa
1. HĐ1: Ổn định tổ chức 
 Cô cho cả lớp hát bài “màu hoa’
- Trong bài hát hoa có những màu gì ?
- Cô sẽ tặng mỗi trẻ 1 bông hoa
2.HĐ2: Nội dung
* Quan sátvà đàm thoại
+ Hoa hồng
- Cô cho trẻ xem hoa hồng và hỏi trẻ
- Hoa này là hoa gì? Hoa hồ

File đính kèm:

  • docgiao an chu de thuc vat 3 tuoi.doc