Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật - Lương Ngọc Châm - Dương Thu Hiền

* PT Vận động:

- Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục theo cô, theo nhạc.

- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số vận động như: bật ô, ném qua dây, bật ô, ném đích đứng, chạy 12m, ném xa.

* Dinh dưỡng – sức khoẻ:

- Trẻ biết về lợi ích của các loại thực vật.

- Có thói quen hành vi văn minh trong ăn uống.

* VS AT:

- Trẻ biết bảo vệ ,chăm sóc các loại cây xanh

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7429 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thực vật - Lương Ngọc Châm - Dương Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 8: Thực vật
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ 14/2 đến 11/ 3/ 2011
Lứa tuổi ( MGB – 3-4 tuổi )
Giáo viên thực hiện: Lương Ngọc châm – Dương Thu Hiền
 Nhánh 1: Rau ăn lá ( 14/2- 18/ 2)
 Nhánh 2: Rau ăn quả( 21/ 2 –25 / 2)
 Nhánh 3: Cây xanh lớp bé ( 28/2- 4/3/ 2011)
 Nhánh 4: Một số loại hoa (7/3 – 11/3/2011)
STT
Lĩnh vực 
Mục tiêu
Lưu ý
1
Phát triển thể chất
* PT Vận động:
- Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục theo cô, theo nhạc.
- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số vận động như: bật ô, ném qua dây, bật ô, ném đích đứng, chạy 12m, ném xa. 
* Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Trẻ biết về lợi ích của các loại thực vật.
- Có thói quen hành vi văn minh trong ăn uống.
* VS AT:
- Trẻ biết bảo vệ ,chăm sóc các loại cây xanh
2
Phát triển nhận thức
* HĐ KPXH: 
- Trẻ có hiểu biết về một số loài cây anh,một số loại rau
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của các cây xanh và các loại rau,qủa, lợi ích của cây xanh .
* HĐ LQ với Toán:
 - Trẻ có kỹ năng tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng
- Trẻ biết phân biệt,nhận biết các hình đã học( hình vuông,tròn,tam giác,chữ nhật)
- Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc.
3
Phát triển ngôn ngữ
* HĐ LQVăn học: 
- Trẻ lắng nghe và hiểu lời nói của cô và bạn.
- Trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm và hiểu nội dung một số bài thơ trong chủ đề.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
4
Phát triển
Tình cảm – Xã hội
- Trẻ biết chào hỏi, lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi.
- Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình với người khác thông qua trò chuyện, vui chơi…
- Trẻ quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong các hoạt động chung.
- Trẻ yêu quý và thích được chăm sóc các loại cây 
5
Phát triển thẩm mĩ
* Âm nhạc:
- Trẻ hào hứng, yêu thích vào hoạt động nghệ thuật.
- Trẻ thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát.
- Biết vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Biết thể hiện các cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát về chủ đề “ Thực vật”.
* Tạo hình:
- Trẻ có kỹ năng di màu không chườm ra ngoài tranh vẽ.
- Trẻ biết cách chấm hồ dán không làm bẩn vở.
- Biết nhận xét bài xấu - đẹp.
Chủ đề 8: Thực vật
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ 14/2 đến 11/ 3/ 2011
Lứa tuổi ( MGB – 3-4 tuổi )
Giáo viên thực hiện: Lương Ngọc châm – Dương Thu Hiền 
Nhánh 1: Rau ăn lá ( 14/2- 11/3)
Nhánh 2: Rau ăn lá( 21/12 –25/ 2)
Nhánh 3: Cây xanh lớp bé ( 28/2 - 4/3/ 2011)
Nhánh 4: Một số loại hoa (7/3 – 11/3 /2011)
STT
Lĩnh vực 
Nội Dung
Lưu ý
1
Phát triển thể chất
* PT Vận động:
- Trẻ biết thực hiện các động tác TD theo cô, theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bài hát.
- - Trẻ biết thực hiện các vận động: Bật ô, ném qua dây, ném đích thẳng đứng, chạy 12m, ném xa.
- -Trẻ biết chơi các trò chơi vận động: “ Chuông kêu ở đâu”, “ Lăn bóng”.
 - Biết chơi trò chơi dân gian: “ Kéo cưa lửa xẻ, Nu na nu nống”.
* Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Trẻ có ý thức ăn hết các món ăn của các bác cấp dưỡng ở trường nấu.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đối với cơ thể cũng như giữ vệ sinh sân trường, lớp học.
- Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi chăm sóc các loại cây
* VS AT:
- Trẻ biết bảo vệ cây xanh ăn nhiều rau và các loại hoa quả.
2
Phát triển nhận thức
* HĐ KPXH: 
 - Trò chuyện về rau bắp cải.
- Trò chuyện về quả cam
- Trò chuyện về hoa hồng.
* HĐ LQ với Toán:
 - Trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt các đồ vật có dạng hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
- Trẻ có kỹ năng tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng.
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp các đồ vật theo quy tắc.
3
Phát triển ngôn ngữ
* HĐ LQVăn học: 
- Trẻ lắng nghe và hiểu lời nói của cô và bạn.
- Biết tự giới thiệu về một số loài động vật mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc bằng những câu đơn giản, đủ nghĩa.
- Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “ bắp cải”, “ Dán hoa tặng mẹ”
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hành động của các nhân vật trong truyện: “ Chú đỗ con” 
- Trẻ biết một số từ mới trong sinh hoạt và trong văn học. 
4
Phát triển
Tình cảm – Xã hội
- Trẻ biết chào hỏi, lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi.
- Biết yêu quý các con vật gần gũi, thích được chăm sóc các loại cây.
5
Phát triển thẩm mĩ
* HĐ Âm nhạc: 
- Dạy trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát: “ Cây bắp cải”, “ Lý cây xanh”.
- Dạy trẻ hát và vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát: “ Cây bắp cải ”.
- Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, Ai nhanh nhất.
* HĐ Tạo hình: 
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để: Vẽ cỏ trên mặt đất, Nặn quả tròn, Vẽ hoa, Làm bưu thiếp tặng mẹ.
Kế hoạch tuần 1 chủ đề 8: Thực Vật
Nhánh 1: Rau ăn lá
Thực hiện từ ngày 14 /2 đến 18 /2/ 2011
Giáo viên thực hiện: Dương Thu Hiền
Nội dung
 hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thể dục sáng
Trò chuyện
Thể dục sáng: thứ 3, 5, 7 tập theo nhạc.
Thứ 2, 4, 6 tập theo trống các động tác thể dục.
 + Tập các động tác: - Hô hấp: Gà gáy. - Tay: Cá bơi
 - Chân: Cây cao, cỏ thấp. Bụng: Gió thổi cây nghiêng.
 - Bật: Bật nhảy tại chỗ.
* Trò chuyện:
Trò chuyện cùng trẻ về một số món ăn, các loại rau ăn lá.
 ( Cô gợi mở để hỏi trẻ cho trẻ nêu hiểu biết của trẻ về tên gọi, mùi vị của các món ăn được làm từ rau ăn lá
Hoạt động học
HĐ GD ÂN:
+Dạy vận động: 
“ Cây bắp cải”.
+Nghe hát: “Bầu và bí”
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
HĐKP:
Rau bắp cải
HĐPTVĐ:
- Bật ô
- Ném qua dây
HĐVH:
Thơ: “Bắp Cải”
HĐTH:
Vẽ cỏ trên mặt đất
(Đề tài)
Hoạt động ngoài trời
. - Tham quan khu bếp
- TCVĐ: Lăn bóng
- Chơi tự chọn.
- Ôn kiến thức môn âm nhạc:bài Bắp cải
- TC:Nu na nu nóng
- Chơi tự chọn.
. - Nhặt lá vàng.
 - TC: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự chọn
- Cho trẻ vẽ các loại rau ăn lá trên sân.
- TC:Chuông kêu ở đâu.
- Chơi tự chọn.
.
-Quan sát cây hoa lan. 
- TC: Trồng nụ trồng hoa.
- Chơi tự chọn.
Hoạt động góc
+ Góc xây dựng: Xây dựng vườn rau. 
*Chuẩn bị:Các loại rau, gạch , gỗ, xốp...
*Kỹ năng: -Trẻ biết cách xây dựng vườn rau, phân các khu vực bán hàng các loại rau. 
 - Trẻ biết phối hợp với nhau và phân công nhau trong công việc.
 - Trẻ biết dùng những nguyên vật liệu có sẵn để tạo nên mô hình vườn hoa.
 *Hướng dẫn : Cô và trẻ cùng đàm thoại về các khu vực bán hàng mà trẻ biết.
 Cô hướng dẫn trẻ cách làm hàng rào, phân khu và phân công nhau làm việc ở từng khu.
+ Góc sách truyện: Xem truyện tranh, tranh ảnh về các món ăn,các loại rau ăn lá.
+ Góc nghệ thuật: Nặn hình các loại rau ăn lá.
+ Góc dân gian: Chơi trò chơi: Kéo cưa lửa xẻ.
+ Góc phân vai: 
 + Góc nấu ăn: Nấu các món ăn được làm từ rau ăn lá trong bữa cơm gia đình.
 + Bán hàng: Bán các loại mặt hàng rau củ qủa.
+ Góc KPKH: Khám phá các loại rau ăn lá.
Hoạt đông chiều
Vận động nhẹ sau ngủ dậy: + Nào chúng mình cùng tập thể dục. “đu quay”” 
- Cho trẻ làm quen với môn KPKH.
- Chơi ở các góc.
 Dạy trẻ chơi TCVĐ: “Chuông kêu ở đâu”
- Chơi ở các góc chơi
 - Đọc truyện: “Sự tích các loài hoa”
- Chơi ở các góc chơi
. - Cho trẻ làm quen với bài mới .
- Chơi ở các góc
- Cho trẻ đọc các bài thơ đã được học.
- Nêu gương bé ngoan.
Kế họach hoạt động chung theo ngày:
Nhánh 1: Rau ăn lá.
Thực hiện từ ngày 14 /2 đến 18 /12/ 2010
Giáo viên thực hiện: Dương Thu Hiền 
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
chuẩn bị
cách tiến hành
lưu ý
Thứ hai 
14/2/2011 
- HĐ GD ÂN:
- Dạy vận động vỗ tay theo nhịp: 
“Cây bắp cải”.
- Nghe hát:
 “Bầu và bí”.
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
 * Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả:Thu Hồng, hiểu nội dung bài hát:biết được màu sắc,
hình dạng của cây bắp cải.
-Trẻ hiểu được nội dung bài hát nghe.
- Trẻ biết cách vận động vỗ tay theo nhịp.
* Kỹ năng :
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát.
- Trẻ biết vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát.
-Biết cách chơi trò chơi.
 Thái độ 
- Trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực.
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: “Bầu và bí”, “ Cây bắp cải”
- Trẻ ngồi ghế hình chữ u.
* Đồ dùng của trẻ:
 -5 chiếc ghế, sắc xô.
1. ổn định tổ chức :
- Cô và trẻ trò chuyện về cây rau bắp cải.
-Có một bài hát cũng nói về cây rau bắp cải đấy.
-Chúng mình có nhớ bài hát nào mà cô đã dậy chúng mình không?
2. Bài mới : 
 * Ôn hát + Dạy vận động: “ Cây bắp cải”.
- Ôn hát: + Lần 1: Cô và trẻ cùng hát 1 lần( cùng đàn).
+ Lần 2: Cô cho trẻ hát to nhỏ theo tay đánh nhịp của cô.
 * Dạy trẻ vận động: Bài hát sẽ hay hơn,vui nhộn hơn khi chúng mình vừa hát vừa vận động theo nhịp theo lời bài hát đấy.
- Cô vận động mẫu lần 1: cùng đàn.( không phân tích)
- Cô vận động mẫu lần 2: (không đàn).
Cô phân tích cách vỗ cùng lời ca của bài hát.
- Cô cho cả lớp vận động 1 lần (không đàn). Cô cho trẻ vận động lại 2 lần (cùng đàn) có sửa sai cho trẻ.
- Gọi tổ, nhóm trẻ lên vận động ( sửa sai). Gọi cá nhân lên vận động.
*Nghe hát: “Bầu và bí”, nhạc sĩ: Phạm Tuyên sáng tác. 
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: (cùng đàn). Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 và thể hiện động tác minh hoạ.
- Lần 3: Cô hát, trẻ đúng lên nhún nhảy theo giai điệu bài hát.
 - * Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”:
 Cô hỏi lại trẻ cách chơi.
Cách chơi: Cô mời 6 bạn lên chơivà đi xung quanh lớp.Trong khi các bạn đI xung quanh lớp thì các bạn khác sẽ hát một bài hát,khi hát nhanh thì đI nhanh khi hát chậm thì đi chậm khi ngừng hát thì chạy nhanh về ghế ngồi,bạn nào không tìm được ghế ngồi thì sẽ nhảy lò cò.Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Kết thúc: Nhận xét giờ học.
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ ba
15/2/2011
HĐ KPKH:
Rau bắp cải
.
* Kiến thức :
- Trẻ biết tên gọi của cây rau bắp cải và biết đặc điểm của cây rau bắp cải.
 * Kỹ năng :
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm của cây rau bắp cải (rau bắp cải có hình tròn, có nhiều lá cuộn tròn vào nhau,lá ngoài màu xanh,lá trong màu trắng.)
 - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
* Thái độ :
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.
 * Đồ dùng của cô:
- Cây rau bắp cải thật.
- Nhạc bài hát: “Cây bắp cải”
- Quy trình trồng rau cải.
- Một số hình ảnh các món ăn được chế biến từ về cây rau bắp cải.
* Đồ dùng của trẻ:
- Bút sáp, bàn ghế.
1. ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát và vận động bài “ Cây Bắp cải”.
- Trong bài hát có nhắc đến cây gì ? 
2. Bài mới :
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét đặc điểm của cây rau bắp cải: 
- Đây là cây gì?( cô gọi nhiều trẻ trả lời)
- Cây rau bắp cải có những gì ? 
 Cô lần lượt chỉ vào một vài bộ phận của cây như ( lá ngoài ) để trẻ gọi tên những bộ phận đó ( gọi nhiều trẻ trả lời).
* Hoạt động 2: Nơi sống và cách chăm sóc bảo vệ cây :
- Các con cùng nhìn lên màn hình xem cây rau bắp cải được trồng ở đâu nhé .
( Cho trẻ xem hình ảnh cây rau bắp cải trong vườn và có người đang chăm sóc )
- Cây rau bắp cải được trồng để làm gì ?
- Cây rau bắp cải thường được mọi người mua về để làm gì ?
- Mở rộng: Kể tên những loại cây rau khác mà trẻ biết. Cho trẻ xem một số món ăn được chế biến từ rau bắp cải. 
 Cô cho trẻ xem hình ảnh cây rau cải xanh, cây rau cải thảo.
* GD: Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây. 
 * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố: 
- TC 1: Thi ai nhanh:
- Cô chỉ vào bộ phận nào của cây rau bắp cải thì các con nói đúng tên bộ phận đó.
- TC 2: Thi xem ai tô đẹp:
- Cho trẻ tô màu cho cây bắp cải thêm đẹp. 
3. Kết thúc : - Cô nhận xét động viên trẻ.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ tư 
16/ 2/2011
HĐPTVĐ:
Bật ô.
Ném qua dây
 * Kiến thức :
- Trẻ biết bật ô và ném được bóng qua dây.
* Kỹ năng : 
- Trẻ có kỹ năng dùng lực của chân, nhảy bật đúng vào ô.
* Thái độ :
- Trẻ biết tập cùng cô, cùng bạn.
- Trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực.
* Đồ dùng:
- Cô vẽ 3 vòng tròn bằng phấn.
- 1 đoạn dây được buộc vào cọc có chiều cao 1m.
- 10 quả bóng nhựa.
- Sân tập sạch sẽ, khô ráo.
1. ổn định tổ chức:
- Để cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì nhỉ?
- Để cơ thể khoẻ mạnh thì không những các con phải ăn hết suất cơm mà còn cần tập thể dục nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ dạy các con bài tập thể dục “ Bật ô- Ném qua dây nhé”.
2. Bài mới: 
 a. Khởi động: 
- Cô cho trẻ vòng tròn kết hợp các kiểu đi hạ gót, kiễng gót, cúi người, chạy chậm, chạy nhanh theo vòng tròn.
b. Trọng động: 
* BTPT chung:
- Tay: chèo thuyền (6lần x 2nhịp) 
 - Chân: Cây cao cỏ thấp ( 6lầnx 2 nhịp)
- Bụng: Đứng cúi gập (4 lần x 2 nhịp)
- Bật: Bật tại chỗ ( 4lần x 2 nhịp)
* Vân động cơ bản : Bật ô- Ném qua dây.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
* Cô làm mẫu lần 2, kết hợp phân tích động tác:
Cô đứng trước vạch, tay chống hông. Khi có hiệu “bật ô”, cô nhìn vào ô, khuỵu gối và dùng lực của chân bật mạnh liên tục vào 3 ô. Sau đó cô đi lên trước vạch, cầm bóng bằng 2 tay ném qua dây sao cho bóng bay được sang phía bên kia của dây. Cô nhặt bóng đặt lại vào rổ và đi về cuối hàng đứng. 
* Trẻ thực hiện: Cô gọi 1 trẻ lên tập. Cô nhận xét trẻ tập. Nhắc lại kỹ năng bật ô và ném qua dây.
- Lần 1: Cô cho 2 trẻ lần lượt lên tập (cô nhận xét, sửa sai)
- Lần 2: 4 trẻ lên tập (cô sửa sai cho trẻ )
- Lần 3: Cô cho 2 đội tập theo hình thức thi đua( cô nhận xét)
c. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 1-2 vòng.
3. Kết thúc: 
- Nhận xét tiết học khen và động viên trẻ.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ năm 17/2/2011.
.
HĐVH:
Thơ: 
Bắp cải
( Loại tiết đa số trẻ chưa biết) 
Tích hợp: Âm nhạc
* Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Bắp cải và nhớ tên tác giả:Phạm Hổ.
-Trẻ hiểu nội dung của bài thơ.
- Kỹ năng : 
- Trẻ nói 
được tên bài thơ: “Bắp cải”.
- Trẻ biết ngắt giọng và thay đổi ngữ điệu giọng để thể hiện bài thơ một cách diễn cảm.
- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng.
- Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ cùng cô,cùng bạn.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh thơ : “ Bắp cải”
que chỉ.
- Nhạc bài “ Cây bắp cải”
* Đồ dùng của trẻ:
- Ghế ngồi cho trẻ.
- Trẻ ngồi ghế hình chữ u
1. ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cây bắp cải”
- Các con vừa hát bài gì?
-Bài hát nói về cây rau gì?
2. Bài mới :
- Cô giới thiệu tên bài thơ: “ Bắp cải” của Phạm Hổ.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1, không tranh.
 Hỏi trẻ: 
- Cô vừa đọc bài thơ gì? 
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Lần 2: Cô đọc có hình ảnh minh hoạ.
- Trong bài thơ có nói về cây rau gì ?
* Đàm thoại, trích dẫn làm rõ ý:
Cây bắp cải có màu gì?
Cô đọc trích dẫn 2 câu đầu
- lá bắp cải sắp như thế nào?
Cô đọc trích dẫn 2 câu tiếp theo
- Búp cải non nằm ở đâu?
Cô đọc trích dẫn 2 câu cuối
* Cô giải thích từ khó: “ Búp cải non nằm ngủ giữa” nghĩa là búp cải non nằm phía trong cùng của cây bắp cải, được rất nhiều lớp lá cuộn chặt bên trong nên búp cải non như đang ngủ vậy
* Giáo dục: giáo dục trẻ không được phá hoại các cây rau vì cây rau cung cấp chất vitamin cho cơ thể .
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần (cô sửa sai cho trẻ)
- Cô gọi từng tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc ( cô sửa sai cho trẻ)
- Cô hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm, nhấn mạnh và ngắt giọng vào các từ man mát, vòng tròn, ngủ giữa..nếu trẻ đã đọc thuộc thì cho đọc nối tiếp.
3. Kết thúc :
 Cô nhận xét động viên trẻ .
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
chuẩn bị
cách tiến hành
lưu ý
 Thứ sáu:
18/2/2011
HĐ tạo hình
Vẽ cỏ trên mặt đất
( Đề tài )
NDTH: trò chơi vận động
* Kiến thức :
* Kiến thức :
- Trẻ biết vẽ cỏ trên mặt đất 
* Kỹ Năng :
- Trẻ biết cách sử dụng các kỹ năng đã học vẽ nhiều những nét xiên , nét thẳng tạo thành cỏ trên mặt đất 
- Biết chọn đúng màu để tô cho cỏ.
- Khi tô không tô chườm ra ngoài. 
* Thái độ :
- Trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực. 
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra 
*Đồ dùng của cô:
- 3 tranh 
- Tranh mẫu vẽ cỏ trên mặt đất cho trẻ quan sát.
- Đĩa nhạc không lời.
* Đồ dùng của trẻ:
- Vở bé tập vẽ. 
- Bàn, ghế , bút sáp mầu.
1. ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: cây cao – cỏ thấp
- Cô và chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Dầm thoại dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Bài mới :
* Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét:
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ cỏ : 
- Cô có bức tranh vẽ gì?
- Cô vẽ cỏ ntn?( cô vẽ cỏ là những nét thẳng dọc,đều, nhỏ)
- Cô vẽ những nét gì để tạo thành cỏ ( thẳng dọc. nét xiên)
- Cây cỏ dài thì cô vẽ ntn?
- Cây cỏ ngắn cô vẽ ntn?
- Muỗn có nhiều cỏ thì vẽ ntn?,
- cây cỏ cô vẽ có màu gì?( màu xanh)
- Con sẽ vẽ cỏ ntn?( gọi nhiều trẻ trả lời)
* Cô hỏi ý định của trẻ 
- Con sẽ vẽ cỏ như thế nào ?
- Con sẽ vẽ cỏ màu gì?
* Cô hướng dẫn trẻ: cách ngồi, cách lựa chon mầu để vẽ, cách cầm bút, tư thế ngồi sau đó cho trẻ về chỗ để vẽ.
- Cô và trẻ cùng vẽ miêu tả bằng tay những nét thẳng dọc trên không?
* Trẻ thực hiện: Trên nền nhạc không lời.
- Trong quá trình trẻ vẽ, cô quan sát và nhắc nhở. Cô giúp đỡ những trẻ yếu, chậm để hoàn thành bài cho tốt.
 * Nhận xét bài tô của trẻ:
- Trưng bày sản phẩm: Cô hướng trẻ nhận xét bài của bạn, của mình về cách vẽ, cách chọn màu để tô có giống mẫu không, tô màu có chườm ra ngoài không… để trẻ biết bài đó đẹp hay còn chưa đẹp.
3. Kết thúc : Nhận xét giờ học .

File đính kèm:

  • docbai soan chu de thuc vat 1 so loai hoa.doc