Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông

1.Kiến thức:

 - Trẻ biết có nhiều lọai phương tiện giao thông

 - Biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi họat động của xe xích lô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.

 - Biết PTGT họat động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt.

 2. Kỹ năng:

 - Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng giải câu đố nghe và phán đoán.

 - Hình thành và phát triển ở trẻ đặt câu hỏi, so sánh theo cặp

 - Hình thành và phát triển ở trẻ trao đổi thảo luận, bàn bạc phối hợp theo nhóm.

 - Hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi họat động.

 3. Thái độ:

 Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá về các phương tiện giao thông. Có ý thức khi tham gia giao thông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện và luật giao thông - Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
Đề tài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông
Chủ điểm: Phương tiện và luật giao thông
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn
I. Mục đích-yêu cầu:
	1.Kiến thức:
	- Trẻ biết có nhiều lọai phương tiện giao thông
	- Biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi họat động của xe xích lô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.
	- Biết PTGT họat động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt.
	2. Kỹ năng:
	- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng giải câu đố nghe và phán đoán.
	- Hình thành và phát triển ở trẻ đặt câu hỏi, so sánh theo cặp
	- Hình thành và phát triển ở trẻ trao đổi thảo luận, bàn bạc phối hợp theo nhóm.
	- Hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi họat động.
	3. Thái độ:
	Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá về các phương tiện giao thông. Có ý thức khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
3 hộp kín mỗi hộp đựng một lọai PTGT: Xe xích lô, tàu hỏa, tàu thủy(đồ chơi).
3 xắc xô nhỏ.
Máy tính xách tay có phần mềm power point cài đặt các slide về PTGT + máy chiếu.
Đàn ocgan ghi các bài: Tàu lướt, em tập l1i lô tô: thu âm 30 tiếng gõ tích tắc =30 giây.
III. Tiến hành:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HỌAT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức
2. Nội dung chính
 Cô giới thiệu cách khám phá
 So sánh 2 loại PTGT
Mở rộng
Giáo dục 
luyện tập
củng cố:
- Trò chơi 1:”Bé nào sửa đúng”
- Trò chơi 2: “Đôi mắt tinh, đôi tai thính và giọng hát vàng”
- Trò chơi 3: “Tìm các PTGT không cùng nhóm”
3. Kết thúc
Cho trẻ hát và vận động theo bài: "Tàu lướt”
- Hỏi trẻ về PTGT trong bài hát, và những PTGT mà trẻ biết.
Cho trẻ tạo nhóm (3 nhóm)
Có 3 PTGT được đựng trong hộp kín. Nhiệm vụ của mỗi đội phải lấy một hộp về mở ra xem trao đổi, thảo luận trong thời gian là 30 giây xem PTGT trong hộp của đội mình có những đặc điểm gì? Họat động ở đâu? Tiếng kêu như thế nào? Chạy bằng gì? Sau đó từng thành viên của đội sẽ nói về những gì mình vừa quan sát và thảo luận về PTGT gì, nếu chưa rõ thì đặt câu hỏi để đội bạn trả lời. NHóm nào đoán ra trước thì lắc xắc xô báo hiệu.
- Các nhóm khác cô khai thác tương tự nhưng với hình thức khác nhau. Sau mỗi lần trẻ nói về PTGT nào cô khái quát lại bằng trình chiếu slide power point về PTGT ấy.
Và mở rộng theo nhóm
- Sau khi cả 3 nhóm giới thiệu về PTGT của mình xong cô cho trẻ đoán PTGT bằng trình chiếu power ponit sử dụng hiệu ứng nối hình( máy bay). Cô đặt câu hỏi để trẻ tả lời những hiểu biết cảu mình về máy bay.
Cho trẻ chơi trò chơi: “PTGT nào xuất hiện”( sử dụng power point). Sau đó trình chiếu từng cặp PTGT trên màn hình.
- Hỏi trẻ: Ai có thể đặt câu hỏi để so sánh 2 loại PTGT này? (xích lô và máy bay).
- Chúng ta cùng trả lời câu hỏi của bạn A: 2 loại PTGT này kháv nhau ở điểm nào trước nhé.
- 2 loại PTGT này giống nhau ở điểm nào?
- Tiến hành tương tự với cặp tàu hỏa và tàu thủy.
 Khái quát: Các PTGT khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi họat động nhưng chúng giống nhau ở điểm: cùng là các PTGT dùng để chở người và hàng hóa giúp chúng ta đến được khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới để gặp gỡ người thân, bạn bè. 
 Ngoài các PTGT này còn biết PTGT nào nữa?
 (Trình chiếu cho trẻ xem các PTGT hoạt động ở các đường khác nhau)
 Khi đi trên các PTGT này con phải như thế nào?
 Giáo dục trẻ.
 Cách chơi: Cô đưa ra các đặc điểm đúng, sai về PTGT
 VD: Tàu hỏa là PTGT đường bộ đúng hay sai?
 Tàu thủy là PTGT đường sắt sắt đúng hay sai?
 Xe xích lô chạy bằng động cơ đúng hay sai?...
 Cách chơi: Các đội sẽ bàn bạc để nghĩ ra động tác mô phỏng vận động của PTGT mình thích và tiếng kêu của PTGT ấy. Sau đó thể hiện lại cho các đội khác cùng xem, các đội còn lại quan sát lắng nghe và tìm 1 bài hát hoặc 1 bài thơ nói về PTGT đó và cùng biểu diễn.
 Luật chơi: đội nào không tìm được câu đố hoặc kghông tìm được bài hát tương ứng với câu đố của đội bạn sẽ phải nhẩy lò cò.
 Cách chơi: Trên màn hình cô chiếu 4 PTGT trong đó có 1 PTGT không cùng nhóm. Các đội phải phát hiện thật nhanh xem PTGT nào khác với 3 PTGT còn lại về đặc điểm, nơi hoạt động và lắc xắc xô giành quyền trả lời.
 Luật chơi: 
 Mỗi đội chỉ được trả lời một lần. Đội nào trả lời sai sẽ mất lượt.
 Slide 1 có: ô tô, xích lô, xe máy và tàu hỏa.
 Slide 2 có: Ca nô, thuyền buồm, tàu thủy và máy bay
 Slide 3 có: Ô tô, máy bay, tàu hỏa, xe đạp.
 Slide 4 có: Xe đạp, thuyền, xích lô và tàu thủy.
 Cô nhận xét chung khen động viên trẻ.
- Trẻ kể tên các PTGT
- Trẻ tạo nhóm theo yêu cầu của cô
Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách tìm hiểu sau đó tham gia tìm hiểu cùng cô và bạn.
Trẻ đưa ra các phương án trả lời theo hiểu biết cảu trẻ.
Trẻ đặt câu hỏi so sánh theo cặp và cùng khám phá sự khác nhau và giống nhau của từng cặp PTGT
Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình.
Trẻ trả lời
Trẻ đưa ra câu trả lời và giải thích cho câu trả lời đó.
Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi và tham gia chơi cùng bạn.
Trẻ đưa ra phương án lựa chọn và giải thích.

File đính kèm:

  • docMột số Phuong tien giao thong ( lop lon).doc
Giáo Án Liên Quan