Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Dán con lật đật
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Kiến thức: Trẻ dán được con lật đật theo mẫu và theo yêu cầu của cô.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp và dán các hình tròn to, nhỏ thành con lật đật.
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh dán con lật đật
- Giấy A4, hồ dán, giấy màu, các hình tròn to, nhỏđược cắt sẵn.
- Một con lật đật.
TUẦN 6 : Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Phát triển thẩm mĩ: - Tạo hình: Dán con lật đật ( Mẫu ) I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Kiến thức: Trẻ dán được con lật đật theo mẫu và theo yêu cầu của cô. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp và dán các hình tròn to, nhỏ thành con lật đật. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, của bạn. II. CHUẨN BỊ - Tranh dán con lật đật - Giấy A4, hồ dán, giấy màu, các hình tròn to, nhỏđược cắt sẵn. - Một con lật đật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài " cháu đi mẫu giáo" - Các con vừa hát bài gì? 2. Hoạt động 2: - Các con ơi có một bạn nhỏ đến thăm lớp mình đấy, các con nhìn xem bạn nhỏ đó là ai nào? - Lật đật được làm bằng những hình gì? - Đầu và mình lật đật như thế nào? Phần nào to hơn? phần nào bé hơn? - Tay lật đật như thế nào? - Bây giờ cô sẽ dạy các con dán con lật đật nhé. * Tranh mẫu. - Cô đưa tranh mẫu cô dán sẵn ra - Đây là tranh gì? Cô làm thế nào để có tranh này? - Đầu, mình, tay con lật đật là hình gì? - Các hình tròn như thế nào với nhau? Có bằng nhau không? Hình nào lớn nhất? - Hình tròn to nhất có màu gì? - Hình tròn to nhất dán ở dưới để làm gì? - Hình tròn nhỏ hơn dán ở trên để làm gì? - Hai hình tròn nhỏ dán 2 bên để làm gì? => Các con ạ! Con lật đật được cắt bằng các hình tròn, các hình tròn to, nhỏ, không bằng nhau. Hình tròn to nhất làm thân con lật đật, hình tròn nhỏ hơn làm đầu, 2 hình tròn nhỏ nhất cô dán ở 2 bên làm 2 tay.Ngoài ra cô còn vẽ thêm mắt , mũi ,miệng cho lật đật nữa. - Các con có muốn dán con lật đật giống như cô không? * Cô làm mẫu: vừa làm vừa giải thích. - Cô cầm hình tròn to nhất bằng tay trái, tay phải cô cầm hồ dán, phết nhẹ vào mấtu của hình tròn, cô miết hồ cho đều, sau đó dán hìn tròn xuống giấy.Cô dán tiếp hình tròn nhỏ hơn để làm đầu lật đật. - Để dán tay cho lật đật, cô cần máy hình tròn. - Cô dán2 tay lật đật vào đâu? - Cô đã dán xong con lật đật. Để cho con lật đật thêm đẹp, thêm sinh, cô dùng bút chì vẽ thêm mắt, mũi, mồm cho lật đật. * Trẻ thực hiện. - Khi trẻ thực hiện cô quan sát , giúp đỡ trẻ không làm được. - Cô nhắc lại cách vẽ mắt mũi, mồm cho lật đật. 3. Hoạt động 3: nhận xét , đánh giá sản phẩm - Cho trẻ lên treo tranh của mình. - Cho trẻ tự nhận xét bài của mình, của bạn - Cô nhận xét 2 - 3 bài đẹp. - Cô động viên trẻ chưa làm xong và cho trẻ hoàn thiện vào thời gian khác. - Cô nhận xét chung 4. Hoạt động 4: cho trẻ ra chơi - trẻ hát - cháu đi mẫu giáo - bạn lật đật - hình tròn - phần mình to hơn - 2 hình tròn nhỏ nhất - trẻ quan sát - cô cắt và dán - hình tron - trẻ trả lời - Trẻ trả lời - làm thân - làm đầu - làm tay - trẻ quan sát cô làm mẫu - Có ạ - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Vào hai bên con lật đật - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - trẻ treo tranh của mình - trẻ tự nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2011.doc