Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Một số con vật sống trong rừng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số con vật
sống trong rừng.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những con vật nguy hiểm.
II. Chuẩn bi:
- Đồ dùng của cô: Tranh con Voi, con Hổ, con Khỉ, con Nai.
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô một số con vật sống trong rừng.
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 18 Từ ngày: 22/12 đến 26/12/2014 ------------------***************----------------- Ngày soạn: 20/12/2014 Dạy thứ hai: 22/12/2014 * PTNT ( MTXQ ): Một số con vật sống trong rừng ( voi, khỉ, nai, hổ...) I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số con vật sống trong rừng. - Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết phòng tránh những con vật nguy hiểm. II. Chuẩn bi: - Đồ dùng của cô: Tranh con Voi, con Hổ, con Khỉ, con Nai. - Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô một số con vật sống trong rừng. III. Phương pháp tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài hát “ Đố bạn” - Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát và về chủ đề 2. Hoạt động học tập : a. Quan sát, đàm thoại: - Cô đọc câu đố về con Voi: “ Bốn chân như bốn cột nhà ……………………………. Trong rừng thích sống với nhau thành đàn”. - Cô đưa tranh con Voi ra cho trẻ quan sát và đàm thoại: + Cô có tranh con gì đây? + Con Voi có mấy phần, đó là những phần nào? + Phần đầu có những gì? ( mắt, tai, vòi, ngà) + Phần mình có gì? ( Chân) + Đuôi của voi thế nào? + Thức ăn của voi là gì? + Voi lµ con vËt sèng ë ®©u? - Cô tóm tắt các nội dung đàm thoại và giáo dục trẻ biết bảo vệ chúng khi được đến thăm vườn bách thú… * Quan sát tranh khỉ + Cô có tranh về hình ảnh con vật gì đây? + Quan sát tranh con thấy con khỉ có đặc điểm gì? + Khỉ có mấy phần? + Phần đầu, mình có gì + Phần đuôi thì thế nào? + Con khỉ thường sống ở đâu? + Khỉ thường ăn thức ăn gì? - Khỉ là loài động vật nhanh nhẹn, thích leo trèo, chúng sống với nhau theo bầy đàn, khỉ có 3 phần, phần đầu có 2 mắt, mũi, 2 tai, phần mình có 4 chân, và phần đuôi có đuôi dài, có bộ lông mượt màu vàng, khỉ thích ăn chuối, hoa quả… - Tương tự cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về con ( nai, Hổ), c« đưa lÇn lựît tõng tranh ra cho trẻ quan sát và đàm thoại. * Củng cố- giáo dục- liên hệ. vËt hiÒn lµnh... C« cñng cè l¹i. * Trò chơi “Tìm lô tô theo yêu cầu của cô” - Cô nêu cách chơi: Cô đọc câu đố hoặc nói 1 đặc điểm nổi bật của con vật đó trẻ sẽ chọn trong rổ con vật mà cô yêu cầu và giơ lên nói tên con vật đó - Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần - Cô củng cố, hỏi lại tên trò chơi * Trò chơi: “ Về đúng chuồng” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô con vật trẻ vừa đi lại, vừa hát khi nghe hiệu lệnh trẻ sẽ chạy nhanh về chuồng có hình con vật giống với lô tô trẻ cầm trên tay, trẻ nào về nhầm chuồng sẽ bị thua. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hỏi trẻ tên trò chơi 3. Kết thúc: Cô củng cố, giáo dục trẻ. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ giải đố. - Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi. - Trẻ l¾ng nghe. - TrÎ quan s¸t tranh và đàm thoại cùng cô. - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ nghe. - Trẻ tham gia trò chơi. - Trẻ nghe! - Trẻ nghe cô - Trẻ tham gia trò chơi. Trẻ nghe! -------------************--------- Ngày soạn: 21/ 12/ 2014 Dạy thứ 3: 23/12/ 2014 * PTTM ( T¹o h×nh ): Tô màu bức tranh con gấu ( MÉu) I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cách phối hợp màu để tô màu cho bức tranh được đẹp, có thẩm mỹ, và hài hòa - Rèn kỹ năng tô màu để tạo ra một sản phẩm đẹp, biết tô màu cho bức tranh không bị chờm ra ngoài. -Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật sống trong rừng II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: Tranh mẫu đã tô màu. Tranh con gấu chưa tô màu. Bót s¸p. * Đồ dùng của trẻ: Tranh con gấu chưa tô màu, Bút sáp III. Tiến trình thực hiện: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ đọc thơ “ Gấu qua cầu” . - Trò chuyện với trẻ về néi dung bµi h¸t và về chủ đề. - Giáo dục trẻ yêu quý những con vËt sống trong rừng 2. Hoạt động học. - Giới thiệu bài: Tô màu bức tranh con gấu a. Cho trẻ quan sát tranh của cô: - Cô đưa tranh vẽ con gấu ra cho trẻ quan sát và đàm thoại : + Cô có tranh vẽ gì đây? + Con gấu gồm có những phần gì? + Phần đầu có gì? + Phần mình có gì? + Con gấu sống ở đâu? Gấu thường ăn gì các con? + Gấu là con vật hiền lành hay hung dữ? - Cô tóm tắt lời của trẻ - Cô đưa tranh tô mẫu con gấu cho trẻ quan sát : + Cô có bức tranh vẽ gì? + Con Gấu có mấy phần? Phần đầu có gì? (Tai, mắt, mũi, ....) Phần mình có gì? ( 4 chân) + Con gấu cô tô màu gì?( màu nâu) + Bố cục bức tranh như thế nào? b. Cô làm mẫu: - Trước khi tô cô cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 ngón tay để tô được con gấu cô chọn bút màu nâu trước tiên cô tô phần đầu con gấu tiến đến cô tô phần mình cuồi cùng là cô tô đuôi của con gấu. Các co nhớ là tô màu ở phía trong của đường viền khung, để bức tranh đẹp hơn cô tô nền màu xanh, tô màu không chờm màu ra ngoài nhé. c. Trẻ thực hiện - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút để tô màu. - Cô khuyến khích trẻ tô màu khéo léo. d. Nhận xét sản phẩm: - Chưng bày sản phẩm quan sát và nhận xét: + Cho trẻ lên giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn. + Cô nhận xét chung chú ý cả 3 đối tượng * Củng cố - giáo dục - Trẻ hát đúng nhịp - Lắng nghe cô - Biết tên bài -Trẻ quan sát, trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát cô tô màu - Trẻ tô màu bức tranh con gấu - Trẻ trng bµy. - Trẻ nhận xét - Trẻ l¾ng nghe cô nhận xét -Trẻ ttrả lời. Ngày soạn: 22/ 12/ 2014 Dạy thứ 4: 24/12/ 2014 Phát triển thẩm mĩ: Âm nhạc Hát – Vận động: Đố bạn Nghe hát:Chú voi con ở bản Đôn Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, nhớ tên bài hát “Đố bạn”, vận động đúng theo bài hát với sự hướng dẫn của cô. - Rèn luyện kỹ năng vận động trong âm nhạc của trẻ, phát triển năng khiếu, cảm thụ âm nhạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý trong giờ học và biết bảo vệ các loài động vật. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tranh minh họa bài hát: Đố bạn, chú voi con ở bản Đôn, 5 chiếc vòng cho trẻ chơi trò chơi. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Họat động của trẻ. 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Gấu qua cầu” - Cô trò chuyện với trẻ về động vật sống trong rừng. - Cô củng cố, giáo dục trẻ. 2. Hoạt động học tâp: a. Giới thiệu, hát mẫu - Cô giới thiệu bài hát “ Đố bạn” nhạc sĩ Hồng Ngọc sáng tác. - Cô cho trẻ quan sát tranh nội dung bài hát, cô đàm thoại với trẻ nội dung bức tranh. - Cô hát lần 1: Hát đúng giai điệu bài hát. + Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả? * Giảng nội dung: Qua bài hát, tác giả cho chúng ta thấy được rất nhiều con vật sống trong rừng như con khỉ, con voi, con gấu, hươu sao, mỗi con vật đều có những đặc điểm riêng khác nhau: Gấu và Voi là con vật có dáng đi phục phịch, nặng nề còn khỉ thì nhanh nhẹn. Tất cả các con vật đó đều rất đáng yêu đấy. - Cô hát lần 2: kết hợp làm động tác minh hoạ. - Cô hát lần 3 khuyến khích trẻ hát cùng cô - Cô cho trẻ hát cùng cô 2 lần, - Trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Dạy vận động múa minh hoạ theo bài hát. - Cô hát + Vận động mẫu 2 lần, phân tích từng động tác ở lần 2: + Động tác 1: “Trèo cây...con gì?” Hai tay nắm hờ trước mặt quay tay tròn. + Động tác 2: “ Đầu đội...Hươu sao” Hai tay xòe, các ngón tay khép lại đặt lên đầu, nghiêng người sang 2 bên. + Động tác 3: “ Hai tai...Voi con” Hai tay đặt ngang tai vẫy tay giả làm tai con voi, chân nhún nhảy. + Động tác 4: “Trông xem...thế kia” 1tay chống hông, tay còn lại chỉ về phía trước rồi đổi tay luân phiên nhau. + Động tác 5: “ Phục phịch....Gấu đen” Hai tay dang hai bên đập tay nhẹ ở hai bên đùi tạo tiếng động phục phịch đồng thời chân giậm tại chỗ. - Cô cho trẻ múa vận động cùng cô 2 lần. - Cho trẻ tự hát, múa 2 lần sau đó cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Khi trẻ thực hiện cô quan sát chú ý sửa sai cho trẻ. - Củng cố hỏi lại tên bài hát, giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật sống trong rừng. b. Nghe hát: “ Chú voi con ở bản Đôn” Sáng tác Phạm Tuyên - Cô giới thiệu tên bài hát tác giả. Cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh minh họa nội dung bài hát - Cô hát lần 1: Đúng lời và giai điệu của bài hát. * Giảng nội dung: Bài hát hát về chú voi con sống ở bản Đôn khi còn nhỏ chú voi con rất ham ăn và ham chơi nhưng khi lớn lên chú biết giúp đỡ con người kéo gỗ, làm nhiều công việc khác. Và Voi con ở bản Đôn đều rất được mọi người yêu quý đấy. - Cô hát lần 2: Kết hợp làm động tác minh hoạ. - Lần 3: Cô mở nhạc khuyến khích trẻ hát theo - Cô củng cố, hỏi tên bài nghe hát, giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật sống trong rừng. c. Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô có 5 cái vòng và mời 6 trẻ lên chơi, vừa đi vừa hát khi bài hát kết thúc ai đứng được vào vòng sẽ thắng, sau mỗi lần chơi cô cất đi 1 cái vòng, khi chỉ còn lại 1 cái vòng cuối cùng ai nhanh đứng được vào vòng sẽ là người nhanh nhất. - Cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô động viên trẻ kịp thời. - Củng cố, hỏi tên trò chơi, nhận xét giờ chơi. 3. Kết thúc: Cho trẻ ra chơi. - Trẻ trò chuyện - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô - Trẻ hát theo yêu cầu của cô - Trẻ quan sát cô - Quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ hát vận động cùng cô. - Trẻ hát và vận động - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát theo nhạc - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. -------------***************--------- Ngày soạn: 23/ 12/ 2014 Dạy thứ 5: 25/12/ 2014 * PTNN ( V¨n häc ): Thơ : Gấu qua cầu I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc thơ,hiểu nội dung bài thơ và nhớ được tên bài thơ, tên tác giả. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ. - Giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ, nhường nhịn nhau. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tranh minh họa nội dung bài thơ “Gấu qua cầu”. III. Phương pháp tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ cùng hát bài “ Đố bạn” - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát cũng như các con vật sống trong rừng. 2.Hoạt động học tập: - Cô giới thiệu bài. - Đọc thơ lần 1: Diễn cảm bằng lời. * Giảng nội dung: Bài thơ nói về việc qua cầu của hai bạn gấu, chiếc cầu thì bé tẹo hai bạn không thể qua cầu cùng một lúc nhưng cũng không chịu nhường nhịn nhau ai cũng muốn qua cầu trước thế là hai bạn đứng cãi nhau mãi và cuối cùng là được chú nhái bén hòa giải để cả 2 cùng qua được cầu đấy - Cô cho trẻ quan sát và đàn thoại tranh vẽ nội dung bài thơ. - Đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh minh họa. * Trích dẫn làm rõ ý - 6 câu thơ đầu : Hai gấu con xinh xắn ................................. Cãi nhau mãi không thôi. - Những câu thơ này cho ta thấy 2 chú gấu con xinh xắn cãi nhau để cùng qua một chiếc cầu bé. - 6 câu thơ tiếp: “ Chú nhái bén đang bơi ................................... Thì có anh ngã chết” - Đây là những câu thơ cho ta thấy chú nhái bén đã khuyên nhủ hai chú gấu con phải nhường nhịn nhau. - 4 câu thơ cuối: Bây giờ phải đoàn kết ................................... Cả hai cùng qua được. - Những câu thơ còn lại là hình ảnh của chú nhái bén đã khuyên hai bạn gấu đoàn kết cõng nhau để cùng qua được cầu. * Giải thích tù khó: “ Đoàn kết” là sự yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc nhau, không cãi nhau. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho trẻ đọc thơ theo cô 2 lần - Cho trẻ tự đọc thơ 2- 3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Cô bao quát sửa sai. * Đàm thoại: - Các con vừa được đọc bài thơ tên là gì? - Hai bạn gấu đã làm gì kgi gặp nhau trên cầu? - Hai bạn gấu đang cãi nhau thì ai xuất hiện? - Chú nhái bén đã nói gì với hai bạn gấu? - Cuối cùng 2 bạn gấu có qua được cầu không? * Củng cố-giáo dục- liên hệ. - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và đàm thoại - Trẻ nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe. - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ tự đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. -------------***********------------ Ngày soạn: 24/ 12/ 2014 Ngày dạy: T6/ 26/ 12/ 2014 PTTC: Thể dục Chuyền bóng bên phải bên trái I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết chuyền bóng sang 2 bên trái và bên phải của bản thân. - Giúp trẻ có khả năng nhanh nhẹn khéo léo trong vận động. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể thật khỏe mạnh… II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: - Bóng nhựa 2. Chuẩn bị cho trẻ:- Bóng nhỏ III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động trò chuyện: - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề. Hướng trẻ vào bài 2. Hoạt động học tập: a. Khởi động . - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn và thực hiện các kiểu đi và tách thành 2 hàng ngang. b. Bài tập phát triển chung. Cô cho trẻ tập nhịp điệu bài “con cào cào ” 3 - 4 lần. c. Vận động cơ bản: Cô giới thiệu tên bài tập: “ Chuyền bóng bên phải, bên trái ”. - Cô làm mẫu lần 1 : Hoàn thiện động tác - Cô làm mẫu lần 2 : phân tích TTCB bạn đầu hàng 2 tay cầm quả bóng khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng chuyền bóng bên tay phải cho bạn đứng bên cạnh rồi cứ thế các bạn chuyền bóng cho bạn đứng cuối hàng bạn cuối hàng tiếp tục chuyền bên trái cho bạn đứng bên cạnh đến bạn đầu hàng. - Cô làm mẫu lần 3 - Cô cho một hàng lên tập mẫu lại cô quan sát sửa sai cho trẻ. * Trẻ thực hiện. - Cô cho từng hàng thực hiện lần lượt. - Cho 2 hàng thi đua nhau tập - Nhắc trẻ tập đúng, động viên , khích lệ trẻ, sửa sai cho trẻ. * Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động cơ bản. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thẻ lớn lên và khoẻ mạnh. * Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Cô cho hai trẻ cầm tay nhau để làm chuồng, và một bạn làm cáo, 1 số bạn làm thỏ đi chơi vừa đi vừa hát khi nghe thấy hiệu lệnh “có cáo” thì bạn làm cáo đuổi thỏ và các bạn thỏ phải nhanh chân chạy vào chuồng bạn nào không tìm được chuồng của mình thì sẽ bị cáo bắt. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Củng cố - giáo dục 3.Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng sân - Trò chuyện cùng cô - Thực hiện đi theo yêu cầu của cô và tách làm hai hàng - Tập cùng cô - Chú ý - Chú ý - Quan sát cô làm mẫu và hiểu cách tập. - Chú ý quan sát - Trẻ thực hiện -Thi đua nhau tập luyện - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi ---------------************----------- * PTNT ( To¸n ): Ôn so sánh to nhỏ của hai đối tượng I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết so sánh, nhận biết sự khác nhau về kích thước to, nhỏ của ba đối tượng. - Phát triển kỹ năng quan sát ở trẻ. Qua trò chơi “T×m con vËt” giúp trẻ phản xạ nhanh. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Các con vật như voi, thỏ. - Đồ dùng của trẻ: Các con vật voi, thỏ..Tranh lô tô về các con vật: voi, gấu , thỏ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò truyện. - Cho trẻ hát bài “ Đố bạn”. - Trò truyện về nội dung bài hát, trẻ kể về một số con vật sống trong rừng. 2. Hoạt động học: a. Ôn So sánh to, nhỏ của ba đối tượng: - Cô phát đồ dùng cho trẻ. Hỏi trẻ trong rổ có gì? - Cô yêu cầu trẻ xếp 2 con vật ra bảng cùng cô (xếp phía bên trái bằng nhau) và nhận xét về 2 con vật đó. Hai con vật đó có điểm gì khác nhau? + Voi và Thỏ con nào to hơn? Con nào bé hơn? (®Æt con voi trước con thỏ và ngược lại để trẻ so sánh và nhận xét). - Tại sao con lại biết con voi to hơn con thỏ? Con thỏ lại nhỏ hơn con voi? - Cô cho trẻ nói con voi lớn hơn, con Thỏ nhỏ hơn. - Củng cố: Hỏi trẻ tên bài học ? - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống trong rừng b. Luyện tập: * Ch¬i trß ch¬i : “ T×m con vËt”. Cách chơi: Khi cô nói tên con vật có kích thước to hơn cháu tìm tranh con voi giơ lên và nói: “Con voi to hơn”. Khi cô nói tên con vật có kích thước nhỏ trẻ tìm giơ lên và nói. - Cô cho trẻ chơi: Sau mỗi lượt chơi cô nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ. - Củng cố, giáo dục: Cô hỏi trẻ tên trò chơi, nhận xét * Trò chơi: Tìm đúng Chuồng Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô voi và thỏ nhiệm vụ của mỗi bạn là tìm đúng chuồng tương ứng với lô tô mà các con cầm trên tay, bạn nào không tìm đúng chuồng của mình thì sẽ bị phật là nhảy lò cò về đúng chuồng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Củng cố - nhận xét trò chơi * Kết thúc : Củng cố - giáo dục – liên hệ - Trẻ hát . - Cùng trò chuyện về chủ đề -Trẻ trả lời. - TrÎ tr¶ lêi. - Trẻ so sánh. - Trẻ so sánh. - Trẻ nghe. - Trẻ nghe. - TrÎ chơi. - Nói tên trò chơi. - Trẻ lắng nghe Ban giám hiệu duyệt ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ke hoach ngay tuan 18.doc