Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Nhận biết tập nói - Đề tài: Bản thân em
- Cháu nhận biết được một số bộ phận của cơ thể bản thân mình , tên của mình , giới tính .
- Cháu nói được về bản thân mình (mắt , mũi, miệng ), nói tên, sở thích của bé, nói to, rõ
- Cháu biết giữ gìn thân thể , quần áo sạch sẽ, chơi không đánh bạn , không giành ĐC của bạn.
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2011 NHẬN BIẾT TẬP NÓI ĐỀ TÀI : BẢN THÂN EM I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết được một số bộ phận của cơ thể bản thân mình , tên của mình , giới tính . - Cháu nói được về bản thân mình (mắt , mũi, miệng…), nói tên, sở thích của bé, nói to, rõ - Cháu biết giữ gìn thân thể , quần áo sạch sẽ, chơi không đánh bạn , không giành ĐC của bạn.. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: cháu học trong lớp - Đồ dùng: Tranh, giá để tranh, búp bê. III. Tổ chức hoạt động: ☻Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài Cô mở nhạc cho cháu nghe hát bài “Em búp bê” cháu vừa hát vừa đi quanh phòng theo nhịp bài hát ( 2 lần ) ☻Hoạt động 2: Cho cháu khám phá về bản thân Cô giới thiệu tranh em bé cho trẻ xem - Bé trai: Đầu có mắt, mũi, miệng, lỗ tai, bé trai tóc ngắn, không đeo bông tai. Mình có tay, chân. Bé trai mặc quần ngắn, áo thun, thích chơi đá bóng, kéo xe - Bé gái: Đầu có mắt, mũi, miệng, lỗ tai, bé gái tóc dài, có đeo bông tai. Mình có tay, chân. Bé gái mặc áo đầm, thích chơi búp bê - Cho trẻ tự nói về bản thân trẻ : - Cô củng cố lại bài, chú ý cháu yếu, động viên cháu nói to, rỏ *Giáo dục cháu biết giữ gìn bản thân sạch sẽ, chơi hòa đồng cùng bạn. ☻Hoạt động 3: Hát múa bài “Ồ sao bé không lắc” Cô giới thiệu tên bài VĐTN Ồ sao bé không lắc Cô làm trước cho cả lớp xem 1 lần Cô mở nhạc bài hát : Ồ sao bé không lắc Cô cháu cùng múa hát vận động theo nhịp bài hát ồ sao bé không lắc ( 2 à 3 lần ) Cô hỏi tên bái VĐTN mà cô cháu mình vừa thực hiện Cô nhận xét tuyên dương buổi học .... Khen trẻ ... và một số trẻ cần cố gắng hơn ở lần học sau.Kết thúc giờ học Lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 6 tháng 9 năm 2011 VẬN ĐỘNG ĐỀ TÀI : ĐI THEO ĐƯỜNG NGOẰN NGOÈO I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết được con đường ngoằn ngèo và nói được tên VĐ : Đi theo đường ngoằn ngèo - Cháu biết giữ thăng bằng cơ thể , phối hợp mắt, chân, đi bình thường về phía trước trong con đường ngoằn ngoèo, Thực hiện được BTPTC tay đẹp , và TCVĐ : Đuổi bắt cô - Khi chơi không chen lấn xô đẩy bạn , vâng lời cô. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Cháu học trong lớp. - Đồ dùng: Trống lắc, máy hát.Đồ chơi ( Gấu , bóng …) III. Tổ chức hoạt động: ☻Hoạt động 1: Khởi động Cô cho cháu đi theo nhịp trống lắc đi chậm, nhanh, chậm theo cô (2 vòng) quanh lớp học ☻Hoạt động 2: Trọng động *BTPTC: Tay em - ĐT 1: Giấu tay. Cô hỏi: Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói: Tay đẹp đây. Tập 3-4 lần. - ĐT 2: Đồng hồ tích tắc. 2 tay cầm 2 vành tai. Cô nói: Đồng hồ kêu tích tắc. Trẻ làm động tác nghiêng qua phải, trái. Tập 3-4 lần. - ĐT 3: Hái hoa. Cô nói: Hái hoa. Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa rồi đứng lên. Tập 3-4 lần. *VĐCB: Đi theo đường ngoằn ngoèo +Giới thiệu bài: Cô cho cháu chơi trò chơi “ Trời tối trời sang” cô lấy ra 1 số đồ chơi và hỏi cháu có muốn đến lấy đồ chơi đó không? Vậy bây giờ cô cháu mình sẽ đi trong con đường ngoằn ngèo này để đến lấy đồ chơi nhé . +Cô vừa làm mẫu vừa giải thích: cô đứng trước vạch cô 2,3 cô nhìn về phía trước đầu không cúi , cô đi bình thường về phía trước trong con đường ngoằn ngèo , cô đi không chạm vào con đường , cô đi hết con đường rồi cô lấy đồ chơi đem về tặng cho bạn búp bê , các bạn khen cô đi . - Cô mời 1.2 trẻ thực hiện thử ( Cô động viên khuyến khích trẻ làm chậm , đúng động tác - Cô cho từng cháu thực hiện ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ …) - Cô cho tốp 3-4 cháu thực hiện. Cô động viên cháu thực hiện theo đúng yêu cầu của cô. - Cô cho cháu yếu thực hiện lại cùng cô. Cô khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện vận động. - Cô hỏi lại tên bài, cô làm lại 1 lần. - Cô nhận xét, tuyên dương. *TCVĐ: Đuổi bắt cô - Cô giới thiệu tên trò chơi đuổi bắt cô - Cách chơi. Cô bế búp bê, cô động viên trẻ chạy đuổi theo cô. - Cô cháu cùng chơi ( động viên cháu tham gia chơi. Cho cháu chơi 3-4 lần ) - cô hỏi lại tên trò chơi. ☻Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cô và cháu đi, hít thở nhẹ nhàng theo cô quanh sàn tập *Nhận xét, giáo dục trẻ. Lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 7 tháng 9 năm 2011 ÂM NHẠC NGHE HÁT: EM BÚP BÊ (TT) VĐTN: CÙNG MÚA VUI I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nói được tên bài hát ( Em búp bê ) - Cháu biết chú ý lắng nghe, biết thể hiện cảm xúc cùng cô theo giai điệu bài hát (Em búp bê) và thích thú vận động theo nhịp bài hát (Cùng múa vui). - Cháu học ngoan. Biết yêu thương vâng lời ông bà, cha mẹ. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Cháu học trong lớp. - Đồ dùng: Máy hát, đĩa nhạc, búp bê. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Nghe hát “Em búp bê” + Ổn định tổ chức: Cô cho cháu đi quanh lớp hát bài “Đi chơi”. Cô cho búp bê xuất hiện, cô trò chuyện gợi ý hỏi trẻ: Ai đây? Đặc điểm của búp bê. Vậy hôm nay cô có bài hát Em búp bê rất hay. Bây giờ cô hát cho các con nghe nhé! + Cô hát cho cháu nghe 2 lần. Cô hát chậm, rõ ràng, diễn cảm đến hết bài hát. Cô cho cả lớp nói tên bài hát cùng cô, cô giải thích nội dung bài hát. Sau đó cô mở máy hát cho cháu nghe, khuyến khích trẻ thể hiện cử chỉ điệu bộ minh họa theo bài hát. + Cô mở nhac : Các con nghe bé Xuân Mai hát nhé ……. ( 1 lần ) + Cô hỏi trẻ tên bài hát và hát lại cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa. + Cô cho cháu chơi trò chơi “Giấu tay” 1-2 lần . Hoạt động 2: VĐTN “Cùng múa vui” + Cô giới thiệu tên bài cùng múa vui +cô mở máy hát và vận động mẫu cho cháu xem 1 lần. Cô giải thích nội dung bài hát. - Cả lớp hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát 3-4 lần. - Cô động viên, khuyến khích cháu tích cực tham gia vận động cùng cô. - Cô hỏi lại tên bài *Nhận xét, giáo dục trẻ. Lưu Ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày 8 tháng 9 năm 2011 THƠ ĐỀ TÀI : BẠN MỚI I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nói được tên bài thơ và biết được nội dung bài thơ bạn mới phải yêu thương và chơi với bạn . - Cháu đọc thơ cùng cô , thể hiện cảm xúc qua nội dung câu thơ. Cháu hát và vận động theo nhạc bài “Đi nhà trẻ”. - Cháu chú ý trong giờ học, chơi ngoan với bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: trẻ học trong lớp. - Đồ dùng: tranh bé và các bạn, máy hát, đĩa nhạc. III. Tổ chức hoạt động: ☻Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài Cô cho trẻ xem tranh các bạn, cô hỏi: ai đây? Các con đi học có vui không? Có nhiều bạn mới không? Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài thơ rất hay, đó là bài thơ “Bạn mới”. ☻Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc bài thơ “Bạn mới” Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần, cô đọc chậm, diễn cảm. Cô giải thích nội dung bài thơ Cô cho cả lớp đọc theo cô 2-3 lần. Cô đàm thoại cùng trẻ: - Bài thơ nói về ai? - Bạn mới đến trường thì sao? - Em phải làm gì? - Cô khen như thế nào? Cô mời cá nhân, tốp ( 2-3 cháu ) đọc theo cô. Cô động viên cháu đọc theo cô đến hết bài. Cô chú ý rèn cháu yếu và cho cháu đọc lại cùng cô. Cô hỏi lại tên bài thơ ( Bạn mới ) Cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô 1 lần ☻Hoạt động 3: VĐTN bài “Đi nhà trẻ” Cô giới thiệu tên bài hát. Cô mở máy hát, cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Đi nhà trẻ” 1-2 lần. Cô động viên cháu hát và vận động nhịp nhàng cùng cô. * Nhận xét, giáo dục trẻ Lưu Ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2011 XẾP HÌNH ĐỀ TÀI : XẾP CHỒNG 3- 4 KHỐI I. Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết được khối dùng để xếp hình ( Xếp chồng ) - Cháu khéo léo biết xếp 3 - 4 khối gỗ chồng khít lên nhau. Cháu hát và vận động theo bài “Tay thơm tay ngoan” - Cháu chú ý trong giờ học, chơi hòa đồng với bạn, thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: trẻ học trong lớp - Đồ dùng: + Cô: Khối gỗ vuông, khối gỗ tam giác, máy hát, đĩa nhạc, búp bê, tranh ngôi nhà, rổ. + Trẻ: Mỗi trẻ 3-4 khối gỗ, rổ. III. Tổ chức hoạt động: ☻Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài Cô, cháu cùng hát và đi quanh lớp bài hát “Đi chơi”. Đi đến nhà búp bê, cô nói: - Hôm qua trời mưa, gió rất to đã làm sập nhà của búp bê mất rồi. Vậy hôm nay cô cháu mình xây lại nhà mới tặng cho bạn búp bê nhé! ☻Hoạt động2: Dạy cháu xếp chồng Cô cho cháu xem tranh ngôi nhà cao tầng, cô hỏi trẻ: Đây là gì? Cô xếp cho trẻ xem 2 lần , cô vừa làm cô vừa giải thích (Cô lấy từng khối gỗ vuông xếp chồng lên nhau, cô sửa lại cho ngay ngắn không làm đổ các con khen cô đi . Cô cho 1-2 cháu lên xếp cho các bạn cùng xem, cô chú ý quan sát sửa sai. Cô cho các cháu xếp chồng ( 3à4 lần ) Cô khuyến khích mỗi trẻ lấy đồ dùng và ngồi xếp. Trong lúc trẻ xếp, cô quan sát đàm thoại cùng trẻ: - Con đang xếp gì? Để làm gì? Cô hỏi lại tên bài, cô xếp lại 1 lần. GD cháu học xong biết giúp cô thu dọn đồ chơi đúng nơi qui định. ☻Hoạt động 3: VĐTN bài hát “ Tay thơm tay ngoan”. Cô giới thiệu tên bài hát, cô mở máy hát và vận động mẫu cho cháu xem 1 lần. Cô giải thích nội dung bài hát. Cô mở máy hát, khuyến khích cháu hát và vận động theo nhịp bài hát 2-3 lần.Cô hỏi lại tên bài hát. * Nhận xét, giáo dục trẻ. Lưu Ý : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- giao an t9.doc