Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Toán: Gộp hai nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4

1.Hoạt đông 1:

 - Đọc bài thơ “Lên bốn”

 - Các bạn vừa đọc bài thơ gì?

 - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con gộp hai nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4

 2.Hoạt động 2:

 - Cô cho trẻ lặp lại tên đề tài

 * Ôn tập đếm trên đối tượng trong phạm vi 4:

 - Cô cho trẻ lên gắn tranh lô tô về mặt trời lên bảng

 - Cô chỉ vào từng tranh mặt trời cho trẻ đếm

 - Cô mời trẻ lên gắn số thứ tự tương ứng với số lượng tranh đã gắn

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 60599 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Toán: Gộp hai nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012
 TOÁN: GỘP HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM PHẠM VI 4
I.Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4
 - Luyện khả năng gộp nhóm và đếm
 - Trẻ vâng lời cô, tích cực tham gia hoạt động
II,Chuẩn bị :
 - Tranh lô tô về mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, các số thứ tự 1,2,3,4
III.Tổ chức hoạt động:
 1.Hoạt đông 1 :
 - Đọc bài thơ “Lên bốn”
 - Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
 - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con gộp hai nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4
 2.Hoạt động 2:
 - Cô cho trẻ lặp lại tên đề tài
 * Ôn tập đếm trên đối tượng trong phạm vi 4:
 - Cô cho trẻ lên gắn tranh lô tô về mặt trời lên bảng 
 - Cô chỉ vào từng tranh mặt trời cho trẻ đếm
 - Cô mời trẻ lên gắn số thứ tự tương ứng với số lượng tranh đã gắn 
 * Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và đếm phạm vi 4 :
 - Cô có bao nhiêu tranh lô tô mặt trăng?
 - Cô thêm vào đó bao nhiêu tranh nữa cô được 4 tranh lô tô mặt trăng?
 - Vậy cô gắn chữ số mấy vào đây?
 - Cô có bao nhiêu cách gộp số lượng 4?
 - Tiếp tục bên này cô có bao nhiêu tranh lô tô ngôi sao? Để cho số ngôi sao này bằng với số ngôi sao thì cô phải làm sao?
 - Cô thêm vào mấy tranh lô tô ngôi sao?
 - Vậy bây giờ 2 nhóm tranh lô tô mặt trăng và tranh lô tô ngôi sao của cô bằng nhau chưa? Và bằng mấy?
 - Để cho nhóm này bằng nhóm kia cô có chữ số mấy gắn vào?
 - Cho cả lớp nhắc lại cùng cô 2 – 3 lần, và làm động tác mô phỏng số 4 trên không.
 3. Hoạt động 3:Luyện tập: Tìm số tương ứng với vật
 - Cách chơi: Cô cho 2 trẻ lên lấy số và vật tương ứng với nhau: ví dụ : 1 trẻ lấy 4 miếng xốp bitit và 1 trẻ lấy chữ số 4. (Chơi 3 - 4 lần)
 - Cho cả lớp chơi trò chơi “Chiếc túi kì diệu”
 - Cách chơi: Cô đưa ra 1 số loại đồ dùng đồ chơi và hỏi trẻ đồ chơi ấy tên gì? Sau đó, cô yêu cầu trẻ tìm trong túi 1 loại đồ dùng đồ chơi mà cô yêu cầu trẻ phải lấy đúng mà không được nhìn vào trong túi và phải gọi đúng tên của đồ dùng đồ chơi đó.
 - Ai tìm không được sẽ phạm luật và sẽ bị phạt. Khuyến khích trẻ thi đua xem ai tìm nhanh. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
 * Nhận xét của giáo viên:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba, ngày 14 tháng 02 năm 2012
 TOÁN: ĐO DUNG TÍCH BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ nhận biết được đơn vị đo (đong) chất lỏng là lít.. 
 - Biết tên gọi của 1 số chất lỏng thường gặp trong cuộc sống.
 - Giáo dục trẻ hoạt động tích cực cùng cô.
2.CHUẨN BỊ:
 - Cô: chai 1 lít (dầu ăn, nước mắm,…)
 - Trẻ: 1 số chai không 1 lít
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG 1: Hát “Cá vàng bơi”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì? Con cá sống ở đâu? 
 - Nước là dạng thể lỏng (dung tích) cô giới thiệu với các con đo dung tích người ta dùng đơn vị là lít.
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề (đo dung tích bằng 1 đơn vị đo) (2– 3 lần)
 HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết được chai, can có dung tích là 1 lít.
 - Trời tối – trời sáng. 
 - Các bạn nhìn xem cô có gì đây?
 - Chai dầu ăn này có dung tích là bao nhiêu?
 - Còn đây là chai gì đây? 
 - Chai nước suối này có dung tích là bao nhiêu?
 - Ngoài dầu ăn, nước suối là chất lỏng ra bạn nào kể tên cho cô 1 số chất là chất lỏng nữa?
 - Vậy để đo được chất lỏng thì người ta dùng đơn vị đo là gì?
 - Bây giờ cô mời 2 bạn lên đo cho cô 1 lít nước.
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 - Cả lớp thực hiện 
 - Cô chú ý bao quát lớp.
 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Vật gì biến mất
 - Cách chơi: Cô để 1 vài chai nước có tên gọi khác nhau và có đơn vị đo là 1 lít, sau đó cô dấu đi 1 chai và trẻ phải nói đúng tên chai nước gì và có đơn vị đo là bao nhiêu. Ai nói sai sẽ phạm luật và sẽ bị phạt. Khuyến khích trẻ thi đua xem ai tra lời nhanh và giỏi. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
 - Cô nhận xét:
 * LƯU Ý:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTOAN.doc
Giáo Án Liên Quan