Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Tung bắt bóng với người đối diện

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân và rèn sự khéo léo cho đôi tay của trẻ.

- Trẻ biết tung bong cho bạn đối diện, bạn đối diện biết bắt bóng.

 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Mèo bắt chuột”.

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20024 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Tung bắt bóng với người đối diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: Thời gian thực hiện từ ngày 17/10 đến ngày 21/10/2011
Thứ 2, ngày 17/10/2011. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC 
 Đề tài: - Tung bắt bóng với người đối diện 
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân và rèn sự khéo léo cho đôi tay của trẻ.
- Trẻ biết tung bong cho bạn đối diện, bạn đối diện biết bắt bóng.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Mèo bắt chuột”.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Bóng đủ cho mỗi trẻ 1 quả
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang hai bên.
- Động tác phát triển cơ lưng bụng: Quay người sang phải sang trái.
- Động tác chân: Nhún chân.
- Bât: Bật tiến về phía trước
b, Vận động cơ bản: Tung và bắt bong cho người đối diện
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- Cô cầm bong bằng hai tay sau đó cô tung bong cho người đối diện mình, bạn đối diện phải dung 2 tay đỡ bong không để bong rơi xuống đất.
- Cô gọi 2t trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt 2 trẻ quay mặt vào nhau tập (Mỗi lần hai trẻ lên tập )
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Đi, chạy các kiểu chân.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quả quýt.
 - TCVĐ: Chó sói xấu tính.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả quýt, biết được các đặc điểm của quả quýt, ích lợi
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, nắm được cách chơi luật chơi của trò chơi:" Chó sói xấu tính".
- Giáo dục: Giáo dục trẻ chăm sóc ăn quả chín có chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớ, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, chơi đoàn kết với bạn, chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Chuẩn bị quả quýt cho trẻ quan sát.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: QSCMĐ: Quả quýt.
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng hoa quả. 
Hỏi trẻ:
+ Ở cửa hàng có bán những quả gì?
ð Cô cháu mình sẽ cùng mua một quả quýt về để quan sát nhé.
- Cô đưa quả quýt ra cho trẻ quan sát 1,2 phút. Cô hướng cho 2,3 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, hình dáng, màu sắc, ích lợi của quả quýt.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là quả quýt, quả quýt có dạng hình tròn, có màu vàng, vỏ quýt sần sùi, có mùi thơm.
- Ăn quả quýt có tác dụng gì nhỉ? 
- Trước khi ăn phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ ăn quả quýt có chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả, bóc vỏ và bỏ hạt
2. Hoạt động 2: : Trò chơi vận động:"Chó sói xấu tính".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe. 
- Trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Cất dọn đồ dùng.
TRÒ CHƠI MỚI: Chọn rau.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển kỹ năng phân loại, so sánh.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Chọn rau”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, chơi xong thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào nơi quy định.giáo dục trẻ ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
 - Một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả (bằng nhựa):Rau bắp cải, rau cải, củ cà rốt, củ su hào, quả đỗ, quả mướp
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao "Láu ngô là cô đậu nành". Hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài đồng dao gì?
+ Trong bài hát có nhắc tới những loại rau gì?
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được rất nhiều loại rau, có rau ăn củ, có rau ăn lá, rau ăn quả. Để cho các con chơi trò chơi "Chọn rau''.
* Cách chơi:
- Cô gọi 2, 3 bạn lên chơi, yêu cầu mỗi bạn chọn cho cô một loại rau (bạn chọn rau ăn củ, bạn chọn rau ăn lá, bạn chọn rau ăn quả). Chọn xong thì bạn đó gọi tên các loại rau đó lên cô và các bạn khác kiểm tra xem bạn chọn rau có đúng yêu cầu của cô không.
* Luật chơi:
- Ai chọn sai loại rau nhảy lò cò một vòng.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi mỗi lần hai hoặc 3 trẻ lên chơi, mỗi trẻ sẽ chọn một loại rau khác nhau.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh
- Đọc đồng dao.
- Trả lời 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 18/10/2011. 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Vẽ theo ý thích.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản và phối hợp các nét vẽ để tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích của trẻ.
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bông hoa, quả cam, củ cà rốt.
- Bút chì, sáp màu, giấy vẽ, giá treo tranh.
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô trò chuyện với trẻ về một số loại hoa, quả, rau, củ mà trẻ biết. Cho một vài trẻ tự kế theo sự hiểu biết của trẻ.
ð Cô củng cố lại và cung cấp cho trẻ biết thêm một số loại rau, củ, quả, hoa + Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
- Cô cũng đã chuẩn bị được một số bức tranh vẽ các loại hoa, quả, rau, củ các con cùng xem những bức tranh đó vẽ gì nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát – Đàm thoại một số bức tranh cô chuẩn bị:
* Tranh bông hoa:
- Cô cho trẻ “trốn cô”, cô treo tranh vẽ bông hoa. Hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh vẽ gì đây? 
- Cho 1,2 trẻ tự đưa ra nhận xét về tranh bông hoa.
ð Bức tranh của cô vẽ bông hoa, cô sử dụng nét cong tròn khép kín để vẽ nhụy hoa, cánh hoa vẽ bằng các nét cong sát nhau, cành hoa vẽ bằng nét xổ thẳng, lá hoa vẽ bằng hai nét cong nối vào nhau và tô bông hoa màu đỏ, lá hoa màu xanh.
* Tranh quả cam:
- Cô cho trẻ quan sát tranh quả cam, cho 1,2 trẻ đưa ra nhận xét về bức tranh.
ð Cô tổng hợp lại bức tranh này vẽ quả cam, quả cam được vẽ bằng nét cong tròn khép kín, cuống vẽ bằng nét xổ thẳng, lá vẽ bằng hai nét cong nối vào nhau. Tô màu quả cam màu vàng, lá cam màu xanh.
* Tranh củ cà rốt:
- Cô cho trẻ quan sát và tự nhận xét về tranh vẽ củ cà rốt.
ð Củ cà rốt có lá, có củ, củ cà rốt vẽ bằng hai nét hơi cong nối vào nhau phần trên củ cà rốt to, phần dưới nhỏ hơn, lá vẽ bằng các nét xiên và nét thẳng.
* Gợi hỏi ý tưởng của trẻ:
- Cô hỏi 2, 3 trẻ:
+ Con thích vẽ gì?
+ Con sẽ vẽ như thế nào?
- Cho trẻ nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi.
3. Hoạt động 3: Trẻ vẽ theo ý thích.
- Cô phát giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho trẻ vẽ.
- Trong khi trẻ vẽ cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang vẽ gì vậy?
+ Con vẽ như thế nào?
- Cô động viên, khen trẻ kịp thời.
4. Hoạt động 4: Nhận xét – Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho 1, 2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con vẽ được những gì?
- Cho 1,2 trẻ nhận xét bài của bạn?
+ Con thích bài nào nhất?
+ Bài của bạn vẽ được những gì?
+ Bạn tô màu có đẹp không?
- Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Màu hoa”, ra chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ vẽ.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ hát.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Mèo bắt chuột.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “mèo bắt chuột”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, mũ mèo, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Cho một bạn làm “mèo” Ngồi ở góc lớp, các bạn khác làm “chuột” bò ở trong “ổ” (trong vòng tròn), cô nói “chuột” đi kiếm ăn , các con “chuột” vừa bò đi vừa kêu “chít, chít”, khoảng 30 giây, “mèo” xuất hiện và kêu “meo, meo”, vừa bò và bắt “chuột”, các “con chuột” phải bò nhanh về “ổ” của mình, “con chuột” nào bò chậm sẽ bị “mèo” bắt được và bị ra ngoài một vòng chơi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Duyệt giáo án:
Ngày /10/2011.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 19/10/2011.
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 	Đề tài: - Rèn kỹ năng tổng hợp: Mời bạn ăn.
 - Nghe hát: Rửa mặt như mèo . 
 - TCAN: Nghe thấu hát tài.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.
- Trẻ hát và vận động vỗ tay theo nhịp, múa minh họa theo giai điệu bài hát “Mời bạn ăn”.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và thể hiện tình cảm khi nghe hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Nghe thấu hát tài”.
 - Củng cố cho trẻ khả năng biểu diễn một số bài hát trong chủ đề: 
 + Cái mũi.
 + Hãy xoay nào.
 + Nào! chúng ta cùng tập thể dục.
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học và chú ý học bài, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. Chuẩn bị: 
- Mũ hoa hồng, hoa sen, hoa cúc.
- Phách tre, xắc xô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- “Truyền tin, truyền tin”.
- Tin hôm nay có hội thi giọng hát hay của các loài hoa, chúng mình có muốn đi xem không nhỉ?
- Sau đây ban tổ chức xin giới thiệu các đội về dự hội thi hôm nay:
Xin giới thiệu đội: “Hoa hồng”
 “Hoa cúc”
 “Hoa sen”.
Đề nghị toàn bộ hội thi dành một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho ba đội về dự hội thi hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hát và vận động: Mời bạn ăn.
- Trước khi vào hội thi các đội hãy chú ý lắng nghe cô giáo xướng âm bằng âm đồ, rề, fa...là giai điệu của bài hát nào? 
- Cho trẻ nghe, nói tên bài hát, tên tác giả.
- Trước khi vào hội thi ban tổ chức yêu cầu ba đội hát để ban tổ chức kiểm tra xem các đội đã thực sự thuộc bài hát “Mời bạn ăn” chưa nhé.
* Nội dung thi thứ I: Thử tài biểu diễn.
- Các đội sẽ cùng biểu diễn bài hát “Mời bạn ăn” với phong cách là vừa hát vừa sử dụng nhạc cụ âm nhạc hoặc vận động minh họa theo lời bài hát. Sau khi các đội biểu diễn ban tổ chức sẽ chọn ra một đội biểu diễn hay nhất để tặng quà.
- Cô cho từng đội hát và biểu diễn nhạc cụ âm nhạc mà trẻ đã chọn, sau đó chọn ra đội biểu diễn hay nhất để tặng quà.
- Cho cả lớp hát và sử dụng nhạc cụ âm nhạc mà trẻ có 1 lần.
- Múa minh họa theo bài hát một lần.
* Nội dung thi thứ II: Thi giọng ca vàng.
- Mỗi đội cử một bạn lên hát và một nhóm ba bạn lên biểu diễn nhạc cụ, nhóm nào biểu diễn hay nhất sẽ được tặng quà.
- Qua phần biểu diễn ca khúc “Mời bạn ăn” của các đội ban tổ chức thấy rất hay, ban tổ chức nghe nói trong chủ đề(Bản thân) mà các đội đã được khám phá có rất nhiều bài hát nói về bản thânBan tổ chức muốn ba đội cùng hội ý và chọn ra một bài hát có nói về bản thân, sau đó sẽ biểu diễn bài hát đó.
- Cho 3 đội trưởng oản tù tì để tìm ra đội dành quyền hát trước.
- Cho 3 đội biểu diễn bài hát đã lựa chọn.
- Cô nhận xét phần thi của ba đội kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Nghe hát: Rửa mặt như mèo.
- Để góp vui với hội thi hôm nay, ban tổ chức xin gửi tới toàn thể hội thi bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, cô hát chậm, hát đúng giai điệu và thể hiện tình cảm của bài hát.
- Lần hai cô hát và kết hợp làm động tác minh họa cho trẻ xem.
- Sau đó cô tóm tắt nội dung của bài hát: Bài hát nói về chú mèo lười rửa mặt nên đã bị đau mắt
- Cô mở bài hát cho trẻ nghe qua đài cho trẻ hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Nghe thấu hát tài.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Bao quát hướng dẫn trẻ chơi,sửa sai cho trẻ
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
- Trả lời.
- Trẻ hát.
- Lần lượt từng đội hát và sử dụng nhạc cụ biểu diễn.
- Cả lớp hát và biểu diễn.
- Lần lượt từng đội cử đại diên lên hát.
- Oản tù tì.
- Các đội biểu diễn.
- Lắng nghe.
- Hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
	HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Rau bắp cải.
 - TCDG: Lộn cầu vồng
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên rau bắp cải, biết được các đặc điểm của rau bắp cải, ích lợi
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Lộn cầu vồng"
- Giáo dục: Cho trẻ biết ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh GD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Rau bắp cải.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho cả lớp đọc bài thơ: "Bắp cải xanh".
- Hỏi trẻ bài thỏ nói về rau gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát cây rau bắp cải.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Rau bắp cải.
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối - trời sáng” sau đó đưa rau bắp cải ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát rau bắp cải 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của rau bắp cải.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là rau bắp cải, lá rau bắp cải mọc xung quanh và cuộn chặt lại với nhau, lá ở ngoài màu xanh, lá ở bên trong non và màu trắng. Ăn rau bắp cải có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
- Trước khi ăn thì phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa sạch rau và nấu chín.
3. Hoạt động 3: Trò chơi dân gian:"Lộn cầu vồng".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Đọc thơ.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
- Thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ 5, ngày 20/10/2011.
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: So sánh sự giống và khác nhau hình vuông, hình tròn.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển nhận thức.
- Trẻ nhận biết gọi

File đính kèm:

  • docTuần 4 -7.doc
Giáo Án Liên Quan