Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật

Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở như tụ rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo khi bị ướt, tự cầm bát, thìa và xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.

doc50 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7275 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT”
Thời gian thực hiện: 5 tuần
Từ ngày 22/ 12/ 2014 đến ngày 23/ 01/ 2015
T.T
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GHI CHÚ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 1
Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
- Tập các vận động cơ bản: 
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+ Đập và bắt bóng tại chỗ.
+ Bật – Nhảy từ trên cao xuống (Cao 30 – 35 cm)
+ Bò chui qua cổng.
+ Chạy chậm 60 – 80 mét
- Hoạt động học
MT 2
Biết phối hợp tay – mắt trong các vận động
MT 3
Thể hiện khả năng nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập
MT 4
Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở như tụ rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo khi bị ướt, tự cầm bát, thìa và xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
MT 5
Trẻ có 1 số hành vi tốt trong ăn uống như biết mời cô, mời bạn, ăn từ tốn, nhai kĩ…..
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 6
Trẻ nhận biết đặc điểm bên ngoài của con vật quen thuộc, biết được lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với con người.
- Khám phá khoa học:
+ Tìm hiểu một số loại chim
+ Thám hiểm rừng xanh cùng bé
+ Khám phá một số loại cá
- Làm quen với Toán:
+ So sánh phân biệt hình vuông và hình chữ nhật
+ So sánh, phân biệt hình tròn và hình tam giác.
- Hoạt động học
- Hoạt động học
MT 7
Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 con vật
MT 8
Trẻ biết phân loại các con vật theo 1 – 2 dấu hiệu.
MT 9
Trẻ biết cách quan sát từ đó phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống.
MT
10
Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật.
MT
11
Trẻ biết cách so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT 12
Trẻ biết cách đọc thơ, ca, hò, vè về động vật.
- Thơ:
+ Chim Én_Nhược Thủy
+ Nai con_Dương Thuấn
+ Cá ngủ_Sưu tầm
- Truyện:
+ Gà trống và Vịt_Theo truyện dân gian Châu Phi (Huy Đàn dịch)
+ Kì nhông chơi trốn tìm_Đức Tiến
Hoạt động học
MT 13
Trẻ biết kể lại truyện đã được nghe.
MT 14
Trẻ biết cách phát âm các tiếng có chứa các âm khó
MT 15
Nhận dạng được chữ i, t, c
MT 16
Trẻ biết cách giữ gìn và bảo vệ sách.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI
MT 17
Trẻ biết chú ý lắng nghe khi cô và bạn nói
+ Bé chơi cùng bạn
+ Cảm ơn và xin lỗi
+ Dạy trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề qua truyện “Dê con nhanh trí”
+ Dạy trẻ biết quý trọng tình bạn qua truyện “Cô chủ không biết quý trọng tình bạn”
+ Giải quyết mâu thuẫn, xung đột
Hoạt động học
Hoạt động lao động
MT 18
Thích chăm sóc các con vật thân thuộc
MT 19
Trẻ biết cố gắng hoàn thành công việc được giao
MT 20
Trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
MT 21
Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc
- Tạo hình:
+ Xé dán quả trứng gà
+ Vẽ con bọ dừa
- Âm nhạc:
+ Dạy hát: Con chim non_N&L Lý Trọng
+ Vận động: Cá vàng bơi_N&L Hà Hải
+ Dạy hát: Chú voi con ở bản Đôn_Phạm Tuyên
Hoạt động học
MT 22
Biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa
MT 23
Trẻ biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục
MT 24
Biết cách nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
*Môi trường giáo dục:
1. Môi trường vật chất:
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng học:
- Trang trí phòng học đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với chủ đề động vật
- Treo tranh chủ đề và chủ đề nhánh để thể hiện các mục tiêu giáo dục trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn với trẻ
- Các góc chơi thường xuyên của trẻ gồm 5 góc, cô giáo cần chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi cũng như nguyên vật liệu đa dạng, phong phú.
- Chuẩn bị truyện tranh, lô tô, album về các loài động vật
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Lau dọn sạch sẽ các đồ chơi ngoài trời
- Chuẩn bị cát, nước, sỏi để trẻ tham gia chơi ngoài trời
- Sân bãi sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát cho trẻ hoạt động
2. Môi trường xã hội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải thân thiện, gần gũi với trẻ, luôn nêu gương cho trẻ trong mọi hoạt động từ đó tạo thuận lợi cho trẻ trong việc học tập các kĩ năng xã hội.
- Tạo điều kiện để trẻ được thường xuyên giao tiếp với bạn bè, với cô và những người xung quanh.
- Cô tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ cũng như về chủ đề mà trẻ đang học để từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Xét duyệt của Ban giám hiệu	 Người lập kế hoạch
	Vi Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH “MỘT SỐ LOÀI CHIM”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 22/ 12/ 2014 đến ngày 26/ 12/ 2014
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
- Trẻ khởi động và tập earobic bài Dân vũ rửa tay
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát Tháng 12
- Động tác tay:
+ N1: 2 tay sang ngang. 
+ N2: 2 tay gập vào vai. 
+ N3 giống N1 (4L/8N). 
+ N4: Về TTCB
- Động tác lưng bụng: 
+ N1: 2 tay đưa lên cao. 
+ N2: Cúi người xuống, chân thẳng, 2 tay chạm vào mũi bàn chân. 
+ N3: giống N1. 
+ N4: Về TTCB
- Động tác chân: 
+ N1: Hai tay sang ngang đồng thời kiễng chân. 
+ N2: Hai chân khuỵu xuống, 2 tay song song trước mặt. 
+ N3: Giống N2. 
+ N4: Về TTCB
- Động tác bật: 
+ N1: 2 chân bật tách đồng thời 2 tay sang ngang. 
+ N2: 2 tay đưa cao qua đầu vỗ vào nhau đồng thời 2 chân khép. 
+ N3 giống N1. 
+ N4: Về TTCB
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
PTNT
“KPKH”
Tìm hiểu một số loại chim
PTTC
Ném trúng đích bằng 1 tay
PTTM
Dạy hát:
“Con chim non”_N&L Lý Trọng
PTNN
Thơ “Chim Én”
(Nhược Thủy)
PTTC-KNXH
Bé chơi cùng bạn
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
Góc phân vai: Cửa hàng bán thức ăn gia súc
Góc âm nhạc: Hát múa về các con vật
Góc học tập: Xem sách, tranh ảnh về các loài chim
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh và tưới nước
Hoạt động chơi ngoài trời
Trò chơi vận động: 
Trò chơi học tập: 
Trò chơi dân gian: Câu ếch
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ các con vật trên sân trường.
Ăn, ngủ
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ, xếp gối.
- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
- Cô động viên, nhắc nhở để trẻ ăn nhanh và ăn hết suất của mình.
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, mắc màn, đắp chăn cho trẻ khi trẻ ngủ.
Chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ
Chim én
Chim sâu
Chim vành khuyên
Con gà
Con chó
Con mèo
Con voi
Con gấu
Con khỉ
Cá chép
Cá lóc
Cá trê
Ôn lại những từ đã học trong tuần
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
- Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề động vật
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của trẻ.
Trả trẻ
- Cô nhắc trẻ sửa soạn trang phục, đầu tóc gọn gàng.
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp
Xét duyệt của chuyên môn	 Người lập kế hoạch
	 Vi Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ (Chơi vào thứ 2, 4, 6)
- Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn ở sân làm tổ của chim sẻ
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ phải bay thật nhanh về tổ của mình. Mèo chỉ được bắt các con chim ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Chọn 1 cháu làm mèo ngồi ở góc sân, cách tổ chim sẻ khoảng 3 – 4 mét, các trẻ khác làm chim sẻ. Các con chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu chích, chích, chích, khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu meo, meo, meo thì các con chim sẻ bay nhanh về tổ của mình, tức là vào vòng tròn. Con nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi.
Trò chơi tiếp tục khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần chim sẻ nhảy khoảng 30 giây thì cho mèo xuất hiện
Trò chơi dân gian: Câu ếch (Chơi vào thứ 3, 5)
- Chuẩn bị: 1 cần câu ếch là một chiếc que dài khoảng 1 mét có buộc 1 sợi dây, đầu dây buộc 1 miếng giấy gấp nhỏ để có thể hất trúng ếch ở dưới ao.
- Luật chơi: Trẻ nào bị dây câu chạm vào người sẽ phải thay thế người đi câu ếch. Ếch đã nhảy vào ao thì người câu ếch không được câu nữa.
- Cách chơi: cô và trẻ cùng đọc thuộc bài đồng dao câu ếch
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
Chọn 1 trẻ đứng ngoài vòng tròn khoảng 1 – 2 mét, tay cầm cần câu đóng vai người câu ếch, các trẻ khác đứng vào vòng tròn làm ếch.
Ếch ở dưới ao vừa hát lời đồng dao vừa nhảy ra ngoài ao. Người đi câu ếch khéo léo dùng cần câu đuổi theo để câu ếch, dây câu chạm vào ếch nào thì ếch đó phải thay đổi vai chơi và trở thành người đi câu ếch.
Trò chơi học tập: Đố biết con gì (Chơi vào thứ 2, 3, 4, 5, 6)
- Cách chơi: Cô làm động tác mô phỏng vận động của các con vật kết hợp với những tiếng kêu của chúng và để trẻ biết đó là con gì. Ví dụ: Vịt đi lạch bạch và kêu cạc cạc cạc, gà trống gáy ò ó o….trẻ theo dõi và đoán đúng tên con vật. Ai đoán đúng tên con vật sẽ được lên mô phỏng những con vật mà mình biết để các bạn khác theo dõi và đoán tên.
Chơi tự do: (Chơi vào thứ 2, 3, 4, 5, 6)
Chơi với đồ chơi ngoài trời, dùng phấn vẽ các con vật trên sân trường.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Trò chơi
Các bước tiến hành
Thỏa thuận, bàn bạc trước khi chơi
Thực hiện quá trình chơi
Kết thúc trò chơi
Góc xây dựng
Xây vườn bách thú
(Thứ 2, 4, 6)
- Cô gợi ý cho trẻ về nội dung của góc chơi hôm nay là xây vườn bách thú
- Hỏi trẻ: Để xây được công viên thì cần những vật liệu gì? Xây cái gì trước? Bạn nào sẽ làm Đội trưởng? Công việc của đội trưởng là gì?....
- Khi chơi với nhau các bạn phải chơi như thế nào?...
- Cô cho trẻ tự chọn góc chơi và để trẻ chơi theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý giúp trẻ thực hiện xây công trình của mình bằng cách trò chuyện, hỏi trẻ đồng thời hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô đến góc nhận xét về công trình trẻ xây còn thiếu gì, những gì xây chưa hợp lí, trong quá trình chơi trẻ chơi như thế nào…
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng.
Góc phân vai
Cửa hàng bán thức ăn gia súc
(Thứ 3, 5)
- Cô hướng trẻ đến góc phân vai, cho trẻ kể tên ở góc có những đồ chơi gì…dẫn dắt vào nội dung chơi và giao nhiệm vụ.
- Cho trẻ xung phong làm người bán và người mua
- Gợi ý để trẻ nói lên 
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết 
- Cô cho trẻ tự về góc chơi.
- Hướng dẫn trẻ cách chơi, cách nói chuyện, xưng hô với nhau cho phù hợp.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ trong khi chơi
- Cô đến góc phân vai và nhận xét quá trình chơi của trẻ.
- Khen những trẻ chơi tốt, động viên trẻ chơi chưa đạt
- Cho trẻ cất đồ dùng gọn gàng
Góc học tập
Xem sách, tranh ảnh về các loài chim
(Thứ 2, 4, 6)
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ trong góc chơi.
- Cho trẻ tự nhận góc chơi
- Nhắc trẻ chơi đoàn kết
- Cho trẻ về góc chơi.
- Cô có thể ngồi xem tranh và trò chuyện cùng trẻ, hướng dẫn trẻ cách giở sách và cách xem sách.
- Cô nhận xét góc chơi của trẻ
- cho trẻ cất đồ dùng, bàn , ghế…
Góc âm nhạc
Hát về các con vật
(Thứ 2, 3, 4, 5, 6)
- Cô cho trẻ kể tên một số bài hát quen thuộc về các con vật mà trẻ biết.
- Gợi ý cho trẻ cách múa hát, cách vận động theo nhạc.
- Phân công 1 trẻ có năng khiếu làm đội trưởng để hướng dẫn các bạn.
- Cô cho trẻ về góc chơi, mở nhạc giúp trẻ và cho trẻ cùng múa hát.
- Cô khuyến khích trẻ chọn cho mình những dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích để vận động.
- Cô có thể để trẻ tự nhận xét về góc chơi của trẻ.
- Tuyên dương những trẻ vận động đẹp và đúng nhạc, động viên các bạn còn yếu.
- Cho trẻ dọn dẹp góc chơi 
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh, dọn dẹp vệ sinh
(Thứ 3, 5)
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ ở góc thiên nhiên.
- Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây gồm những công việc gì, làm như thế nào…
- Cô cho trẻ về góc chơi
- Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây, nhắc trẻ không bẻ cành, ngắt hoa…
- Cô nhận xét góc chơi
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi 
Thứ 2 ngày 22 tháng 12 năm 2014
{{{{{{{
Hoạt động học
KPKH“NHỮNG BẠN CÔNG XINH XẮN”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ có một số kiến thức về loài công: tên gọi, hình dáng, màu sắc, điểm khác biệt giữa công trống và công mái…
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh.
- Phát triển vận động tinh và vận động thô, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe và phối hợp với bạn trong các hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ loài chim công cũng như các loại chim khác, không chọc phá tổ chim.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Hình, phim, một số bức tranh về loài công.
- Các thẻ có màu và số.
Máy tính
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- các con ơi, các con lại đây với cô nào.
- Cô có cái này cho các con nghe nè, các con hãy chú ý nghe.
- Trẻ nghe bạn công giới thiệu (trẻ trả lời tự do)
Hoạt động 2:
- Cho trẻ: Xem hình (phim) những bạn công xinh đẹp. 
- Trò chuyện với trẻ:
 + Con thấy các bạn công có màu sắc như thế nào?
 + Đuôi của bạn ấy ra sao? 
 + Công trống và công mái khác nhau ở điểm nào?
 + Bạn công trống hay bạn công mái có đuôi dài hơn?
 + Trên đầu bạn công có gì?
 + Chim công sống ở đâu?
Chuyển tiếp :Các bạn công phải về để chuẩn bị đi tham dự lễ hội múa, chúng ta cùng nhau đọc bài đồng dao để tạm biệt bạn nào.
(Trẻ vừa đọc vừa làm động tác giống chim công: múa, rụt cổ vào, xoè cánh ra) 
- Các con à, đã sắp đến giờ các bạn công đi tham dự lễ hội múa, nhưng các bạn không biết sửa sang lại chiếc đuôi của mình như thế nào cho đẹp hơn, các con có muốn giúp các bạn ấy không?
- Trẻ chơi theo đội, cùng nhau trang trí đuôi công theo yêu cầu.
Cô sẽ chuẩn bị những hình rời: một mặt là màu sắc khác nhau, một mặt là các số từ 1-10.
Chuẩn bị vài bức tranh về con công, phần đuôi công có các hình tròn nhỏ (hoặc oval) có số, nhưng chưa có màu sắc.
Trẻ bắt nhóm với nhau thành 2 hoặc 3 đội.
Khi nghe hiệu lệnh của cô, từng trẻ sẽ chạy lên lấy một hình rời, gắn (dán) vào bất kỳ vị trí (điểm nào) trên đuôi công có số trùng với số ở thẻ mà trẻ lựa được, cho đến khi các điểm trên đuôi công kín hết và tạo thành một cái đuôi hoàn chỉnh đầy màu sắc.
Trẻ này gắn xong chạy về, trẻ khác mới được lên gắn tiếp.
Một trẻ không được phép lắp một lúc 2 thẻ.
Cuối cùng, đội nào lắp xong trước và đúng số là đội chiến thắng.
Hoạt động 3:
 Kết thúc giờ học, cô và trẻ cùng vận động theo bài hát Con công nó múa.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
	2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
	3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 3 ngày 23 tháng 12 năm 2014
{{{{{{{
Hoạt động học
“NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG MỘT TAY”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ kỹ năng vận động ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay. Khi ném trẻ biết đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng chân với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào đích.
2. Kỹ năng:
- Phát triển các tố chất vận động, phát triển cơ tay cơ chân và khả năng định hướng trong không gian.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, chú ý lắng nghe cô và thực hiện đúng yêu cầu của cô.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát, thực hành, 
II. Chuẩn bị:
- Túi cát, vòng thể dục, nhạc, trống lắc hoặc xắc xô.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
- Trẻ hát đọc thơ “Chim Én”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh là các loài chim
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài chim
- Dẫn dắt giới thiệu bài
Hoạt động 2:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác khởi động như cho trẻ đi tay chống hông và đi kết hợp với các kiểu chân trên nền nhạc bài hát “Con chim non”.
- Sau đó về đội hình 4 hàng dọc. 
2. Trọng động: 
Cô cho trẻ chuyển đội hình thành 4 hàng ngang và tập trên nền nhạc bài hát “Con chim chích”
* BTPTC: 	 
 - Tay: N1:	 Đưa 2 tay lên cao, chân dang rộng bằng vai. 
 	N2:	Đưa 2 tay ra phía trước, bàn tay úp
N3:	Đưa tay sang ngang, bàn tay úp.	
N4: 	Về TTCB (6 lần/ 4 nhịp)	
 - Lưng: N1:	Đứng thẳng, 2 tay chống hông
	N2: 	Quay người sang trái 
	N3: 	Quay người sang phải
	 N4:	Về TTCB. (4 lần/ 4 nhịp)
 - Chân: N1: Đứng hai tay chống hông 
Thực hiện bật tại chỗ (4 lần/ 4 nhịp)	
* Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng 1 tay
- Cô cho trẻ chuyển về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cho trẻ đọc lại tên vận động 
+ Lần 1: Cô làm mẫu.
+ Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giới thiệu cho trẻ biết cách thực hiện: 
	Tư thế chuẩn bị: Cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đồng thời giơ tay cầm túi cát ngang tầm mắt, mắt nhìn thẳng vào đích. Khi có hiệu lệnh cô gập khủy tay và ném mạnh vào đích. Sau đó nhẹ nhàng lên nhặt túi cát về rồi xuống cuối hàng đứng.
- Cô vừa thực hiện xong vận động gì vậy cả lớp
	 Trẻ làm thử sửa sai: Cô mời 2 trẻ lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cả lớp quan sát bạn thực hiện và nhận xét bạn làm.
- Bây giờ cô sẽ cho các con thực hiện, khi tới lượt mình các con lên cho nhanh, nhắm kỹ và ném trúng đích nha.
	 Lớp thực hiện: Cô tổ chức cho mỗi trẻ thực hiện 2 lần, những trẻ yếu có thể thực hiện nhiều hơn.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ kịp thời.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát trẻ tốt, động viên những trẻ còn nhút nhát. 
	Trò chơi: Cáo và Thỏ
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Hoạt động 3:
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
	Cả lớp đọc thơ Giữa vòng gió thơm và đi vào lớp 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
	2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
	3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 4 ngày 24 tháng 12 năm 2014
{{{{{{{
Hoạt động học
DẠY HÁT “CON CHIM NON” _ Nhạc và lời: Hoàng Long
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát trước đám đông để trẻ thêm mạnh dạn, tự tin.
3. Thái độ: 
- Trẻ biết chú ý nghe cô hát và tỏ ra thích thú với bài hát, yêu thích môn học.
4. Phương pháp theo dõi:
- Trực quan, thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Một chiếc ấm thật
- Giấy A4, bút chì, màu cho trẻ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
Cô cho trẻ đọc thơ Chim én
Trò chuyện với trẻ về các loài chim
Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các loài chim.
Hoạt động 2:
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả cho trẻ nghe.
Cô hát mẫu 1 lần
Cô vừa hát xong bài hát gì? Do ai sáng tác?
Cô hát mẫu lần 2 với nhạc
Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về chú chim non đang đậu trên cành cao và hót véo von, bạn nhỏ trong bài hát rất là yêu mến chú chim non ấy vì mỗi khi chú chim hót thì bạn ấy nghe và cảm thấy rất là vui đó các con ạ. Các con thì sao, các con có yêu quý các chú chim không?
Vậy để bảo vệ các chú chim các con phải làm gì?
Nếu nhà các con nuôi chim thì các con nhớ cho chim ăn đầy đủ và không được chọc phá chúng nhớ chưa nào? Khi thấy tổ chim các con không được phá tổ chim mà hãy để chúng sinh sống nha.
Các con có muốn xem cô múa bài này không?
Cô múa hát cho trẻ xem
Cô dạy hát từng câu cho cả lớp 2, 3 lần
Cho cả lớp hát 2 lần
Cho tổ, nhóm, c

File đính kèm:

  • docgiao an dong vat lop choi hay.doc