Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại rau

- Biết tên gọi của một số loại cây và các bộ phận: Rễ, thân, lá.

- Phát triển khả năng quan sát, tính tò mò, ham hiểu biết về một số con vật.

- Phát triển khả năng so sánh, phán đoán, nhận xét đặc điểm giống nhau, khác nhau rõ nét của 2 loại cây.

- Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần chăm sóc, bảo vệ.

- Quan sát, so sánh được sự giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 loại rau.

- Biết có nhiều loại rau, cách ăn rau khác nhau( Nấu chin, ăn sống).

- Biết tên gọi, đặc điểm rõ nét, lợi ích của một số loại quả, rau

- Trẻ biết nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc bảo vệ; Biết cách ăn quả: Rửa sạch. Gọt vỏ, bỏ hạt

- Trẻ nhận biết nhóm số lượng 5, nhận biết chữ số 5, thêm bớt tạo nhóm số lượng trong phạm vi 5.

 

doc36 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9091 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại rau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
(Thực hiện 6 tuần: Từ ngày 26/01/2015 đến hết ngày 13/03/2015)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ phát triển các vận động cơ bản.
- Phát triển sự phối hợp vận động cùng các giác quan trong vận động.
- Phát triển vận động khéo léo qua các bài vận động cơ bản, các trò chơi.
- Trẻ sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc thiên nhiên với môi trường.
- Trẻ biết nhóm thực phẩm giàu chất VTM và khoáng chất mang lại nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. 
2. Phát triển nhận thức:
- Biết tên gọi của một số loại cây và các bộ phận: Rễ, thân, lá.
- Phát triển khả năng quan sát, tính tò mò, ham hiểu biết về một số con vật.
- Phát triển khả năng so sánh, phán đoán, nhận xét đặc điểm giống nhau, khác nhau rõ nét của 2 loại cây. 
- Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần chăm sóc, bảo vệ.
- Quan sát, so sánh được sự giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2 loại rau.
- Biết có nhiều loại rau, cách ăn rau khác nhau( Nấu chin, ăn sống).
- Biết tên gọi, đặc điểm rõ nét, lợi ích của một số loại quả, rau…
- Trẻ biết nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc bảo vệ; Biết cách ăn quả: Rửa sạch. Gọt vỏ, bỏ hạt…
- Trẻ nhận biết nhóm số lượng 5, nhận biết chữ số 5, thêm bớt tạo nhóm số lượng trong phạm vi 5. 
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng…của các loại rau, củ, quả, cây.
- Biết nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về chủ đề: "Thế giới thực vật".
- Biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi mạch lạc, biết đọc thơ, kể chuyện về các con vật.
- Cung cấp và củng cố thêm vốn từ cho trẻ.
- Biết diễn đạt yêu cầu mong muốn của mình bằng lời nói.
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.
- Có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống: Chăm sóc, bảo vệ cây xanh cảnh quan thiên nhiên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường ( Không vứt rác bừa bãi).
5. Phát triển thẩm mỹ: 
- Biết đường nét màu sắc…để tạo ra những sản phẩm tạo hình (Vẽ, nặn, cắt dán…) để trang trí quanh lớp.
- Biết yêu thiên nhiên cảnh đẹp quanh mình.
II. MẠNG NỘI DUNG
- Tên gọi các loại quả.
- Ích lợi của các loại quả về giá trị dinh dưỡng.
- Biết cách ăn quả: Rửa sạch bỏ vỏ, bỏ hạt…
- Biết cách bảo quản một số loại quả.
 - Tên gọi một số loại cây.
 - Các bộ phận của cây.
 - Sự giống nhau và khác nhau. 
 - Nơi sống, sự phát triển của cây.
 - cách chăm sóc bảo vệ cây.
MỘT SỐ LOẠI RAU
CÂY XANH
TẾT NGUYÊN ĐÁN
THẾ GIỚI
THỰC VẬT
MỘT SỐ LOẠI HOA
NGÀY 8-3
MỘT SỐ LOẠI QUẢ
- Biết tên gọi các loại hoa.
- Biết ích lợi các loại hoa.
- Biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa.
- Biết so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa 2 loại hoa.
 - Biết tên gọi các loại rau.
 - Ích lợi của các loại rau.
 - Cách sử dụng các loại rau
 - Cách bảo quản.
 - Cách sơ chế một số loại rau biến 
NHÁNH I: MỘT SỐ LOẠI RAU
(Thời gian thực hiện 01 tuần: Từ ngày 02/02 đến ngày 06/ 02/ 2014)
A - MẠNG HOẠT ĐỘNG
Các bài thể dục, vận động 
- Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu chất VTM và các khoáng chất.
- TCVĐ: Kéo co, thi xem ai nhanh, chuyển hoa vào công viên…
Dinh dưỡng
 - Trò chuyện về các loại rau xanh thường sử dụng hàng ngày. Giáo dục trẻ ăn đày đủ các loại rau xanh để có đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Khám phá khoa học
- Trò chuyện về một số loại rau.
Làm quen với toán
- Thêm bớt số lượng trong phạm vi 4.
MỘT SỐ LOẠI RAU
 PHÁT TRIỂN
 THẨM MỸ
PHÁT TRIỂN
TC - XH
PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
văn học
- Kể chuyện: “Bí con thoát nạn”. “Chú đỗ con”
- Thơ: “Bắp cải xanh”.
- Đọc đồng dao, ca dao theo chủ đề thực vật.
Âm nhạc
- Hát vân động “ Bầu bí” 
Tạo hình
- Vẽ các loại rau ăn củ. Cắt dán, tô màu tranh ảnh các loại quả.
- Nặn, các loại rau củ.
- TCĐV: Cô cấp dưỡng chế biến các món ăn tử rau xanh, cô bán hàng bấn các mặt hàng phục vụ mọi người, bác sĩ...
- TCXD: Khu nông trại trồng các loại rau củ.
-TCVĐ: Thi xem ai nhanh. 
- TCHT: Chiếc hộp kỳ lạ.
- TCDG: Trồng nụ trồng hoa.
KẾ HOẠCH TUẦN II
(Thời gian từ ngày 02/2 đến 06/02 năm 2015)
Dạy chính: Hà Thị Thuyên – Dạy phụ: Đinh Thị Lý.
HĐ
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THẮ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN
TRẺ
- Đón trẻ, hướng trẻ cất đồ, cùng trẻ trò chuyện, xem tranh ảnh chủ đề.
- Điêm danh.
- Thể dục sáng.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC CÓ
CHỦ
ĐÍCH
 PTNT
- "Trò chuyện về một số loại rau"
PTNT
 - Thêm bớt số lượng trong phạm vi 4.
PTNN
Kể chuyện:
“Chú đỗ con” chất.
PTTM
Tạo hình: “Vẽ các loại rau, củ” (Đề tài)
PTTC
- Tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu chất VTM và các khoáng
H . Đ
NGOÀI
TRỜI
- QS: Quả bí đỏ.
- TC: Thi chuyển rau củ.
- CTD có chủ đích.
- QS: Rau 
su hào.
- TC: Thi xem ai nhanh.
- CTD có chủ đích.
- QS: Rau súp lơ.
- TC: Thi chuyển hạt rau.
- CTD có chủ đích.
- QS: Rau bắp cải.
- TC: Thi chọn rau củ.
- CTD có chủ đích.
- QS: Vườn rau.
- TC: Thi chuyển nước.
- CTD có chủ đích.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc xây dựng: Khu nông trại trồng rau. 
2. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán các loại rau, thư viện bán tranh ảnh sách báo về các loại rau…
3. Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh, hát, múa, đọc thơ về các loại rau.
4. Thư viện - Sách: Xem sách, tranh truyện, thơ …về các loại rau.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, góc thiên nhiên của lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Dạy hát: “Bầu bí”.
- TC: Thi chuyển rau.
- Hoạt động tự chọn theo góc.
- Dạy thơ: “Bắp cải xanh”.
- Trò chơi: Bé thi tài.
- Hoạt động tự chọn.
- K chuyện: “Bí con thoát nạn”
- TC: Đố và giải đố về chủ đề.
- Hoạt động tự chọn.
- Cho trẻ thực hiện vở “BLQVT”
- TC: Chiếc hộp kỳ lạ.
- Hoạt động tự chọn theo góc
- Biểu diễn văn nghệ .
- Tuyên dương bé ngoan.
- Chơi tự do ở các góc
Duyệt kế hoạch: .....................................................................................................................
B - HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
PHÂN VAI
- Trẻ thực hiện thao tác vai qua vai: Các cô bác trồng và chăm sóc rau. Cô cấp dưỡng, mẹ, con, người bán hàng… qua cử chỉ, hành động, lời nói, 
- Trẻ xưng hô vai và giao lưu các nhóm.
- Đoàn kết khi chơi
- Bộ nấu ăn, Rau, củ, quả sách, bàn, ghế, bút màu, bút chì,…
- Đồ chơi gia đình, bán hàng, nấu ăn, bộ rau củ..…
1. Thoả thuận: Trẻ quyết định trò chơi, nhóm chơi, góc chơi, vai chơi.
2. Quá trình chơi: Cô chơi cùng trẻ ở các góc:
+ Xây dựng lắp ghép hàng rào, khung khu nông trại .
+ Góc phân vai: Cô nấu ăn chế biến các món ăn, nhân viên bán hàng phục vụ khách; Gia đình; bác sỹ..
+ Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh về các loại rau, tập văn nghệ khánh thành khu nông trại.
- Hướng dẫn trẻ chơi, quan sát giúp đỡ trẻ, tạo tình huống để trẻ giao lưu giữa các nhóm…
3. Kết thúc chơi: 
- Kết thúc nhận xét các nhóm nhỏ, sau đó thăm công trình xây dựng.
- Nghe chủ công trình xây dựng giới thiệu công trình.
- Cho trẻ nhận xét công trình xây dựng, bổ xung cho bạn.
- Cô nhận xét bổ xung cho từng nhóm chơi, tuyên dương trẻ.
- Tuyên bố khánh thành công trình.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Thu đồ dùng, đồ chơi.
XÂY DỰNG
- Trẻ biết sử dụng: Ống nút, Mảnh ghép, khối gỗ, viên gạch, thảm cỏ,… để lắp ghép khu nông trại trồng các loại rau.
- Trẻ hứng thú, đoàn kết, giao lưu các nhóm.
- Đồ chơi lắp ghép, cây xanh, thảm cỏ, sỏi cây hoa, …
- Một số hộp, vỏ sò, ốc, ống nút, hột hạt… 
GÓC NGHỆ THUẬT
- Trẻ vẽ, tô màu tranh, nặn về các loại rau, củ.
- Nghe nhạc, hát, múa, … các bài về chủ đề. 
- Gấy A4, bút màu, tranh vẽ về các loại rau, đất nặn, hột hạt…
GÓC THƯ VIỆN SÁCH
- Trẻ mở sách, trò truyện cùng bạn về nội dung tranh chuyện.
- Sách, tranh truyện, tranh thơ, ảnh, ...về các loại rau.
GÓC THIÊN NHIÊN
 - Thực hiện thao tác sóc cây, cắt tỉa, lau lá cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh góc thiên nhiên.
- Chơi với nước, cát: Tập đóng khuân cát.
- Bồn cây, bình tưới cây, dụng cụ làm vườn học sinh sử dụng được…
- Cát, nước, khuân đóng…
THỂ DỤC SÁNG
TẬP VỚI BÀI: "BẦU BÍ"
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ tập cùng cô thực hiện đội hình đội ngũ, tập theo cô các động tác tay vai, chân, bụng, lườn, bật theo nhịp đếm, hoặc tập thực hiện các động tác kết hợp với giai điệu bài hát "Bầu bí".
 - Trẻ hứng thú thực hiện.
II. Chuẩn bị:
 - Cô tham khảo các cộng tác tập, vị trí tập, dày dép, đầu đĩa bài hát “Bầu bí”, xắc xô,… 
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Trò chuyện cùng trẻ về các loại rau.
1. Khởi động:
 - Cho trẻ đi các kiểu chân theo hiệu xắc xô, chuyển đội hình hai hàng ngang hoặc vòng tròn.
2.Trọng động:
 a. Bài tập phát triển chung:
 - Động tác tay vai: Tư thế chuẩn bị, hai tay đưa cao, hai chân ngang bằng vai.
 - Động tác chân: Hai tay đưa phía trước khuỵu gối.
 - Động tác bụng: Hai tay đưa cao cúi gập người tay chạm mũi chân.
 - Động tác lườn: Hai tay đưa phía trước quay nghiêng 90 độ hai bên.
 - Động tác bật: Bật chụm tách (10 lần)
b. Trò chơi: Gieo hạt; Cây cao, cỏ thấp ( 2, 3 lần)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
c. Hồi tĩnh: 
 - Đi nhẹ nhàng thở sâu (3, 4 vòng)
 - Nhận xét- tuyên dương trẻ
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ thực hiện đi các kiểu chân theo hiệu xắc xô, chuyển hai hang.
- Trẻ thực hiện tập.
- Động tác tay vai: Tư thế chuẩn bị, hai tay đưa cao, hai chân ngang bằng vai.
- Động tác chân: Hai tay đưa phía trước khuỵu gối.
- Động tác bụng: Hai tay đưa cao cúi gập người tay chạm mũi chân.
- Động tác lườn: Hai tay đưa phía trước quay nghiêng 90 độ hai bên.
- Động tác bật: Bật chụm tách.(10 lần)
- Tiến hành 
- Nghe cô giới thiệu tên TC.
- Nghe cô giới thiệu cách chơi.
 - Trẻ vừa đi vừa thở nhẹ nhàng (2 vòng)
- Nghe nhận xét
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN II
Thứ hai, ngày 02 tháng 02 năm 2015.
A. ĐÓN TRẺ: 	
 - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện cùng trẻ về các loại rau. 
 - Cho trẻ hoạt động tự do theo góc.
 - Thể dục sáng. 
B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC LOẠI RAU
I. Mục đích-Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ quan sát, nhận biết và phân biệt những được đặc điểm của một số loại rau: + Rau ăn lá rau ăn củ: Khoai tây, củ cà rốt, củ cải,... 
+ Rau ăn quả: Quả bí, quả cà chua,... và biết lợi ích của các loại rau.
+ Rau ăn lá, ăn hoa: Bắp cải, cải xanh, cải cúc, xúp lơ,... 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát, biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại rau. 
 - Phát triển ngôn ngữ, cung cấp từ cho trẻ về các loại rau.
3. Thái độ: 
- Biết chăm sóc bảo vệ rau, biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, biết giá trị dinh dưỡng của các loại rau đối với cơ thể con người. 
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Băng nhạc, bài hát, bài thơ về chủ đề TGTV.
- Một số loại rau thật cho trẻ quan sát: Bắp cải, củ cải, cà rốt, cà chua, cải cúc…
- Các ô cửa có dạng hình vuông, hình tròn, hình cn, hình tam giác được gắn các số từ 1-> 4.
- Một số loại rau củ bằng xốp, nhựa.
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
III. Tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú.
2. Nội dung chính
3.Kết thúc
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú:
- Cô giới thiệu chương trình “Khu vườn bí mật”
- Thành viên tham dự chương trình gồm 3 đội: Đội hoa Sen, hoa Cúc, hoa Hồng.
- Nội dung chương trình: “ Bé tìm hiểu về các loại rau”
2. Hoạt động 2: Tìm về một số loại rau:
- Cô giới thiệu các khu vườn bí mật có gắn số tự từ 1-> 4. Mỗi đội chọn một khu vườn bí mật. Để mở được cửa khu vườn của mình mỗi đội phải trả lời câu hỏi của ban tổ chức.
- Đội 1 chọn ô cửa số 1: Yêu cầu đọc thơ về rau bắp cải. 
* Rau bắp cải: 
 + Ai nhận xét về rau bắp cải? Lá có hình dáng gì? Các lớp lá được cấu tạo ntn?
 + Màu sắc của lá ntn? Các lớp lá cuộn lại ntn? Cải bắp có hình dạng ntn?
 + Rau bắp cải được chế biến thành những món ăn nào? 
 + Trước khi chế biến thành món ăn cần phải làm gì?
- Tương tự cho đội 2,3,4 khám phá ô cửa có củ cà rốt, rau cải cúc, quả su su. 
* So sánh rau cải bắp với củ cà rốt; rau cải cúc với quả su su.
- Các loại rau cung cấp chất gì cho cơ thể chúng ta?
- Vì sao phải ăn đủ rau xanh?
* Giáo dục trẻ: Muốn có nhiều rau sạch và ngon thì chúng mình phải làm gì?
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Phân loại rau:
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Hát: "Bắp cải xanh".
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ đọc thơ bắp cải xanh.
- Lá to tròn, bao thành bắp nhiều lớp,....
- Lá trong màu trắng, lá ngoài xanh,..
- Xào, nấu canh, dưa,...
- Rửa sạch,...
- Đội 2, 3, 4 tìm hiểu về cà rốt, rau cải cúc, quả su su.
- Trẻ so sánh.
- Các VTM và khoáng chất.
- Giúp tiêu hoá tốt.
- trẻ nghe cô giáo dục.
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
C - HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- QUAN SÁT: QUAN SÁT QUẢ BÍ ĐỎ.
- Trò chơi: Thi chuyển rau củ.
 - Chơi tự do: Nhóm vẽ, nhóm xếp hột hạt, nhóm cắt hình các loại rau củ,…
 I. Mục đích-Yêu cầu: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ quan sát nói đặc điểm đặc trưng của quả bí: Có dạng hồ lô, bổ ra có hạt, ruột màu vàng,…
 - Biết tác dụng của bí đối với đời sống con người.
 - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. . .
 2. Kĩ năng:
 - Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp, trao đổi, nhận xét, phán đoán...
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi trao đổi về quả bí. 
 - Thực hiện các trò chơi theo yêu cầu của cô.
 3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú trong quá trình quan sát về quả bí và chơi trò chơi. 
 - Trong giờ quan sát trẻ được vui chơi, phối hợp với các bạn trong nhóm.
 - Có ý thức bảo vệ các loại rau, không hái lá bẻ cành.
II. Chuẩn bị:
 *. Đồ dùng của cô và trẻ:
 - Vị trí quan sát, giấy, bút mầu, quả bí, đồ chơi các góc…
 - Trang phục mũ nón cho trẻ. 
III. Tiến hành: 
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
2. Nội dung chính
3. Kết thúc
* Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài “Bầu bí”.
- Cô và trẻ trò chuyện :
 + Bài hát nói về điều gi?
 + Bầu bí là rau ăn gì?
- Cô đưa quả bí và giới thiệu.
1. Quan sát: Quả bí đỏ:
- Hướng trẻ quan sát và trò chuyện:	
 + Chúng mình đang đứng ở đâu?
 + Phía trước các con có gì? 
 + Ai đưa ra ý kiến NX về quả bí?
 + Quả bí có đặc điểm gì?
 + Khi bổ ra bên trong quả bí có gì?
 + Hạt dùng làm gì?
 + Ngoài hạt bên trong quả bí còn có gì?
 + Phần thịt có màu gì? Dùng làm gì?
 + Ăn bí cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Cô giáo dục trẻ: 
2. Trò chơi : Thi chọn các loại rau củ.
 - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi...
 - Tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ
 - Nhận xét kết quả chơi. 
3. Chơi tự do: 
 - Cô giới thiệu nhóm chơi.
 - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. 
 - Nhận xét kết quả chơi. 
 - Cô và trẻ thu đồ dùng, đồ chơi
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trò chuyên cùng cô.
- Nói về trái bầu trái bí.
- Rau ăn củ, ăn lá.
- Trẻ quan sát, trò chuyện 
- Ngoài sảnh.
- Quả bí.
- To, giống hồ lô, cuống,..
- …
- Có hạt, …
- Làm giống, ăn,…
- Thịt…
- Màu vàng. Dùng để ăn?
- VTM và khoáng chất.
- Trẻ nghe cô giới thiệu …
- Trẻ chơi trò chơi.
- Nghe cô nhận xét.
- Trẻ nghe, chọn nhóm chơi.
- Trẻ chơi các nhóm.
- Trẻ nhận xét cùng cô.
- Trẻ thu đồ dùng cùng cô.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC : 
1. Góc xây dựng: Khu nông trại trồng rau. 
2. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán các loại rau, thư viện bán tranh ảnh sách báo về các loại rau…
3. Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh, hát, múa, đọc thơ về các loại rau.
4. Thư viện - Sách: Xem sách, tranh truyện, thơ …về các loại rau.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, góc thiên nhiên của lớp.
 - Trẻ chơi theo 5 góc: Thực hiện tập kỹ năng lắp ghép hàng rào, xây dựng khu nông trại. 
 - Tô màu, xem tranh... về các loại rau củ. 
E. VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
 - Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng tước khi ăn.
 - Giờ ăn: giới thiệu món ăn giao dục vệ sinh, dinh dưỡng.
 - Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 a. Cho trẻ vận động nhẹ sau khi ngủ dậy.
 b. Tổ chức ăn chiều.
 c. Tổ chức hoạt động.
- DẠY HÁT: “BẦU BÍ”.
- Trò chơi: Thi chuyển rau.
- Chơi tự do có chủ đích.
I. Mục đích-Yêu cầu:
 - Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, hiểu nội dung bài hát: Qua bài hát giúp trẻ biết chia sẻ, đoàn kết với bạn,
 - Luyện kỹ năng nhanh nhẹn, nhận biết về các loại rau củ.
 - Phát huy tích cực, chủ động chơi các nhóm, chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
 - Cô tham khảo hát: “Bầu bí”, nhạc bài hát.
 - Bản thân trẻ, đồ dùng đồ chơi các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Dạy hát: “Bầu bí”.
- Cô giới thiệu bài hát “Bầu bí”
- Cô hát cho trẻ nghe 1, 2 lần.
- Cô dạy trẻ hát theo cô từng câu một đến hết bài.
- Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát cùng cô với nhiều hình thức.
2. Trò chơi: Thi chuyển rau.
- Cô giới thiệu nhóm chơi.
 - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. 
 - Nhận xét kết quả chơi. 
 - Cô và trẻ thu đồ dùng, đồ chơi.
3. Hoạt động tự chọn theo góc.
- Giới thiệu góc chơi - trẻ vào góc chơi cô quan sát trẻ chơi
- Cô nhận xét - thu đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu và nghe cô hát.
- Trẻ hát theo cô.
- Trẻ chuyện về nội dung bài hát.
- Tập thể lớp hát.
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Nghe cô nhận xét.
- Trẻ chọn góc chơi.
- Trẻ nhận xét, thu dọn đồ dùng.
H. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
 - Vệ sinh sạch sẽ trước khi về
 - Tuyên dương bé ngoan- cắm cờ bé ngoan.
 - Trả trẻ.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số trẻ đên lớp: Số trẻ vắng: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba, ngày 03 tháng 02 năm 2015.
A. ĐÓN TRẺ: 	
 - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. 
 - Cho trẻ hoạt động tự do theo góc.
 - Điểm danh.
 - Thể dục sáng. 
B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
ÔN: THÊM BỚT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 4
I. Mục đích - yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết so sánh, nhận biết sự hơn kém nhau từ 1 đến 2 đối tượng qua 2 nhóm số lượng. Biết đếm đến 4, nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 4, nhận biết chữ số 4. 
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết xếp tương ứng 1 – 1 qua kỹ năng xếp chồng, kỹ năng đếm thành tiếng.
 - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, khả năng diễn đạt, nói to, rõ ràng.
 3. Thái độ:
 - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị:
 * Đồ dùng của trẻ: 
 - Mỗi trẻ 4 quả bí, 4 chiếc giỏ, thẻ số từ 2 -> 4.
 - Giấy A4 có hình ảnh 2 giỏ quả: 1 giỏ có 3 quả bí, giỏ có 4 quả bí; bút sáp màu, bàn ghế đúng quy cách cho trẻ
* Đồ dùng của cô:
 - Bí, giỏ có số lượng tương tự của trẻ nhưng kích thước lớn hơn. 
 - Mô hình vườn rau có các loại rau, củ có số lượng 3.
 - Nhạc bài hát về chủ đề.
III. Tiến hành:
Các
bước
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
2. Nội dung chính
3. Kết thúc
* Ổn định tổ chức – Trò chuyện về chủ điểm - Giới thiệu bài.
- Cô và trẻ hát bài: “Bầu bí”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
 + Chúng mình vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về điều gì?
 1. Ôn nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 4, Ôn nhận biết chữ số 4. 
- Cô giới thiệu cho trẻ đi đến vườn rau và đếm.
 + Nhóm rau cải bắp, rau su hào, củ cà rốt. 
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả kết hợp cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về các loại hoa và chọn số tương ứng. 
- Cô cho trẻ đọc chữ số 4 với nhiều hình thức.
2. Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự hơn kém nhau từ 1 đến 2 đơn vị với 2 nhóm số lượng.
- Cô cho trẻ nhận đồ dùng, về chỗ ngồi.
- Con hãy xếp 4 cái giỏ ra thành hàng ngang từ trái qua phải. 
- Cho trẻ đếm SL giỏ và khẳng định kết quả.
- Cho trẻ xếp 3 quả bí sao cho tương ứng bông hoa với số giỏ.
- Khi trẻ xếp cô bao quát trẻ.
- Cô cho trẻ đếm số hoa và KĐ kết quả?
 + Con NX gì về SL giỏ và SL bí?
 + Nhóm số lượng nào nhiều hơn?
 + Nhiều hơn là mấy? Nhóm SL nào ít hơn? Ít hơn là mấy? 
 + Phải làm thế nào để số lượng giỏ và số lượng bí bằng nhau? 
 + 3 quả bí thêm 1 quả bí bằng mấy quả bí?
- Cho trẻ đếm và khẳng định lại
 + Ngoài cách thêm bí, ai có cách nào khác để SL giỏ và SL bí bằng nhau?
 + Bốn giỏ bớt đi 1 giỏ bằng bao nhiêu giỏ?
- Cô cho trẻ thêm và bớt để 2 nhóm số lượng bằng nhau.
 + Con NX gì về nhóm SL giỏ và nhóm số lượng bí? Cùng bằng mấy?
- Cô cho trẻ nhận biết sự hơn kém 2 đơn vị trong phạm vi 4. 
3. Luyện tập: Tạo sự bằng nhau ở 2 n

File đính kèm:

  • docgiao an chu de mot so loai rau.doc
Giáo Án Liên Quan