Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Kế hoạch mở và đóng chủ đề nhánh - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Cô đưa câu hỏi: Được lên lớp chồi 1 các con có thích không?
- Vào lớp các con được làm những gì?
- Lớp mình có bao nhiêu tổ?
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết
- Các bạn có biết lớp mình có bao nhiêu bạn gái? Bao nhiêu bạn trai?
- Có những góc chơi gì? Con thích chơi góc chơi nào nhất?
- Khi đi học các con có được ăn quà vặt không?
- Các con phải làm như thế nào để trở thành bé ngoan nè!
KẾ HOẠCH MỞ VÀ ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH TUẦN 1: 05/09 – 09/09/2011 * MỤC ĐÍCH: - Trẻ biết được tên trường, lớp học. - Biết được tên gọi các góc và đồ chơi trong góc. - Trẻ tích cực hứng thú tham gia. * TIẾN HÀNH: I. MỞ CHỦ ĐỀ : 1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú Cô đưa câu hỏi: Được lên lớp chồi 1 các con có thích không? Vào lớp các con được làm những gì? Lớp mình có bao nhiêu tổ? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết - Các bạn có biết lớp mình có bao nhiêu bạn gái? Bao nhiêu bạn trai? - Có những góc chơi gì? Con thích chơi góc chơi nào nhất? - Khi đi học các con có được ăn quà vặt không? - Các con phải làm như thế nào để trở thành bé ngoan nè! II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2011 KHÁM PHÁ: Trò chuyện về lớp học của bé I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được tên lớp, tên cô giáo dạy lớp đó. - Trẻ biết được tên các góc chơi, tên gọi những đồ dùng dụng cụ mô phỏng trong góc. - GD trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi cẩn thận, biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi với bạn trong khi chơi. II/. CHUẨN BỊ: - Cô: Chuẩn bị đầy đủ các đồng dùng đồ chơi ở các góc - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện - Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Các bạn vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? - Trường của mình có tên là gì? - Các bạn được đi học các bạn có vui không? - Bây giờ chúng ta cùng nhau trò chuyện về lớp học của bé nhé.( cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần) Hoạt động 2: - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!” - Cô đố các bạn lớp mình có tên là lớp gì? Ba cô giáo từng cô tên là gì? - Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm, lớp nhắc lại. - Các bạn quan sát xem trong lớp của mình có gì nè? Bạn nào hãy kể tên các góc chơi của lớp? - Góc phân vai có bao nhiêu góc chơi nhỏ? Trong đó có những loại đồ chơi nào? Gọi tên? - Các con thấy đồ chơi trong lớp mình ra sao? - Các bạn có thích không? - Con hãy nêu cảm nghĩ của con như thế nào về lớp của mình? - Cô cũng thấy rất là vui khi dạy các bạn cô mong rằng tất cả các bạn hãy cố gắng hợp tác làm việc cùng cô trong suốt 1 năm học này, cô cám ơn rất nhiều. - GD trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi cẩn thận, biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi với bạn trong khi chơi. Hoạt động 3: Chơi “con thỏ” - Khi cô nói uống nước mà cô làm chuôi vào hang bạn nào làm theo cô thì bị phạm luật và chờ bị phạt. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. *Tạo sản phẩm: Cho cháu vào góc chơi. III. HOẠT ĐỘNG GÓC * XÂY DỰNG: Xây trường mầm non, xây lớp học * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn ý tưởng xây dựng mô hình - Rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh. - Thể hiện tinh thần tập thể * Chuẩn bị: - Khối gỗ, các khối bitit, đồ chơi lắp ráp, hoa, cây xanh, xe bằng gỗ. - Mô hình trường, lớp học. * Gợi ý hoạt động: - Gợi ý trẻ quan sát hôm nay trong lớp các bạn phát hiện góc chơi nào lạ? - Xây trường, lớp học thì cô phải xây như thế nào? Cô chơi cùng trẻ. * PHÂN VAI: Nấu ăn gia đình * Yêu cầu: - Trẻ biết cùng nhau thoả thuận về nhận vai chơi. - Rèn kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. - Biết thực hiện 1 số thao tác trong nấu ăn. * Chuẩn bị: - 1 cái bàn, 4- 5 cái ghế ngồi làm bàn ăn cơm, trẻ tự sử dụng đồ thay thế trong góc để nấu ăn và dọn lên bàn mời gia đình cùng ăn cơm. * Gợi ý hướng dẫn: - Gợi ý trẻ định nấu món ăn như thế nào? - Cách sử dụng những dụng cụ trong góc. * GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ, tô màu 1 số loại tranh về trường, lớp học. Hát, biểu diễn các bài hát về lớp học của bé. * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn những bài hát về trường, lớp MN. - Rèn hát rõ lời, đúng giai điệu. Rèn kỹ năng tô màu. - Vui chơi có nề nếp. * Chuẩn bị: - Băng nhạc, nhạc cụ. Giấy A4, bút màu, hình ảnh, tranh rỗng về trường lớp MN. * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn tranh mẫu trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC HỌC TẬP: Phân nhóm cái bàn 4 chân- cái ghế 4 chân nhưng có chỗ dựa, sắp xếp theo quy tắc 1- 1. Kể chuyện theo tranh. * Yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng bài tập - Phát triển ngôn ngữ. * Chuẩn bị: - Các biểu bảng bài tập trong góc * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn bài tập trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC THIÊN NHIÊN: Xé vụn lá cây dán theo hình mẫu trường, lớp học. * Yêu cầu: - Trẻ biết dùng lá cây xé vụn tạo thành hình trường, lớp học. - Rèn kỹ năng xé dán - GD biết giữ môi trường sạch sẽ. * Chuẩn bị: - Lá cây, giấy A4, keo, tranh mẫu * Gợi ý hướng dẫn: - Trẻ vào góc tự xem tranh thực hiện. IV. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: 1. Cô và trẻ cùng chuẩn bị: - Cô dùng câu hỏi gợi mở giúp trẻ thảo luận: + Chọn sản phẩm nào trưng bày? + Khách mời là ai? + Trình diễn những tiết mục nào? + Ai sẽ giới thiệu chương trình? + Tặng quà gì cho khách mời? 2. Tiến hành: Dự kiến chương trình 1.Hoạt động 1: Giao lưu khách mời - Vỗ tay chào mừng, hát “Chào mừng cô” - Giới thiệu khách mời: Cô THANH là hiệu phó chuyên môn của trường MG Hưng Phú. Tuyên bố lý do: Tổ chức tổng kết chủ đề “Lớp học của bé” Giao lưu khách mời: Cô bao nhiêu tuổi? Nhà cô ở đâu? Công việc của cô có vất vả không? Điều cô thích nhất là gì? 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: +Nhóm 1: Giới thiệu tranh tô màu về trường lớp mầm non +Nhóm 2: Giới thiệu album lớp học của bé. +Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm cắt dán trường mầm non. 3. Hoạt động 3: - Hát và vận động gõ theo nhịp bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm Non” - Song ca: Vui đến trường - Đọc thơ: Bạn mới KẾ HOẠCH MỞ VÀ ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH TUẦN 2: 12/09 – 16/09/2011 * MỤC ĐÍCH: - Trẻ biết được tết trung thu là ngày hội của các cháu. - Biết được tên gọi của 1 số loại bánh trung thu và lồng đèn. - Trẻ tích cực hứng thú tham gia. * TIẾN HÀNH: I. MỞ CHỦ ĐỀ : 1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú Đàm thoại cùng trẻ về Bé vui trung thu Hỏi trẻ : Con thấy ở ngoài đường có gì lạ? Ngoài ra con còn thấy cái gì nữa? Khi đến ngày tết trung thu các con làm gì? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết - Thường con thấy trong ngày đó ba mẹ mua những loại bánh gì? - Ngoài bánh ra, các con còn được ba mẹ mùa quà gì mà các con thích nhất nè? Đó là những loại đèn nào? - Con phải làm thế nào để chờ đón ngày vui đó? II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2011 KHÁM PHÁ: Trò chuyện về tết trung thu I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được ngày Tết trung thu là ngày hội đốt lồng đèn của các cháu. - Trẻ được bố mẹ mua lồng đèn để chơi, mua bánh để cúng nhân ngày này . - GD trẻ lòng biết ơn, kính trọng, vâng lời đối với gia đình và người xưa. II/. CHUẨN BỊ: - Cô: Các bức tranh về ngày tết trung thu. - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện - Hát “Đêm trung thu” - Các bạn vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? - Trong đêm trung thu thì các bạn nhìn thấy ai? - Trong ngày tết trung thu các bạn có vui không? - Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bé vui trung thu nhé.( cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần) Hoạt động 2: - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!” - Cô lần lượt đưa những bức tranh, cháu nói lên cảm xúc của mình qua từng bức tranh. - Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại. - Các bạn thấy các bức tranh của cô như thế nào? - Các bạn đó đang làm gì vậy? - Lồng đèn trong tranh thì như thế nào? - Các bạn nhỏ có vui không? - Còn riêng các bạn thì các bạn thấy thế nào? - Cô cũng thấy mình rất là vui để chào đón ngày tết này. - GD trẻ lòng biết ơn, kính trọng, vâng lời đối với gia đình và người xưa. Hoạt động 3: Chơi “Hoa nở, hoa tàn” - Khi cô nói hoa nở mà cô đưa ra hoa tàn bạn nào làm theo cô thì bị phạm luật và chờ bị phạt. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. *Tạo sản phẩm: Cho cháu vào góc vẽ lại những bức tranh theo ý thích của trẻ. III. HOẠT ĐỘNG GÓC * XÂY DỰNG: Xây chợ bán bánh trung thu. * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn ý tưởng xây dựng mô hình - Rèn kỹ năng lắp ghép mô hình chợ bán bánh - Thể hiện tinh thần tập thể * Chuẩn bị: - Khối gỗ, các khối bitit, đồ chơi lắp ráp, hoa, cây xanh, xe bằng gỗ. - Mô hình trường, lớp học. * Gợi ý hướng dẫn: - Gợi ý trẻ xem tranh mô hình trường lớp, cô chơi cùng trẻ. * PHÂN VAI: Đón tết trung thu * Yêu cầu: - Trẻ biết cùng nhau thoả thuận về nhận vai chơi. - Rèn hành vi khi chơi cùng bạn. - Biết thực hiện 1 số thao tác trong nấu nướng. * Chuẩn bị: - 1 cái bàn, 4- 5 cái ghế ngồi làm bàn ăn bánh, trẻ tự sử dụng đồ thay thế trong góc để làm bánh và dọn lên bàn mời gia đình cùng ăn bánh. * Gợi ý hoạt động: - Gợi ý trẻ quan sát hôm nay trong lớp các bạn phát hiện góc chơi nào lạ? - Gợi ý trẻ cách làm bánh như thế nào? * GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ, tô màu 1 số loại bánh trung thu. Hát, biểu diễn các bài hát về bé vui trung thu. * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn những bài hát về ngày trung thu. - Rèn hát rõ lời, đúng giai điệu. Rèn kỹ năng tô màu. - Vui chơi có nề nếp. * Chuẩn bị: - Băng nhạc, nhạc cụ. Giấy A4, bút màu, hình ảnh, tranh rỗng về ngày trung thu. * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn tranh mẫu trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC HỌC TẬP: Phân nhóm bánh hình tròn- Bánh hình vuông, sắp xếp theo quy tắc 1- 1. Kể chuyện theo tranh. * Yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng bài tập - Phát triển ngôn ngữ. * Chuẩn bị: - Các biểu bảng bài tập trong góc * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn bài tập trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC THIÊN NHIÊN: Xé vụn lá cây dán theo hình mẫu bánh trung thu. * Yêu cầu: - Trẻ biết dùng lá cây xé vụn tạo thành hình cái bánh. - Rèn kỹ năng xé dán - GD biết bảo vệ cây cảnh trong sân trường.. * Chuẩn bị: - Lá cây, giấy A4, keo, tranh mẫu * Gợi ý hướng dẫn: - Trẻ vào góc tự xem tranh thực hiện. IV. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: 1. Cô và trẻ cùng chuẩn bị: - Cô dùng câu hỏi gợi mở giúp trẻ thảo luận: + Chọn sản phẩm nào trưng bày? + Khách mời là ai? + Trình diễn những tiết mục nào? + Ai sẽ giới thiệu chương trình? + Tặng quà gì cho khách mời? 2. Tiến hành: Dự kiến chương trình 1.Hoạt động 1: Giao lưu khách mời - Vỗ tay chào mừng, hát “Chào mừng cô” - Cô giới thiệu khách mời: Cô THANH là hiệu phó chuyên môn của trường MG Hưng Phú. - Tuyên bố lý do: Tổ chức tổng kết chủ đề “Bé vui trung thu” Giao lưu khách mời: + Cô bao nhiêu tuổi? + Nhà cô ở đâu? + Công việc của cô có vất vả không? + Điều cô thích nhất là gì? 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: +Nhóm 1: Giới thiệu tranh vẽ đêm trăng +Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm viết tay của các bạn +Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm nặn bánh trung thu. 3. Hoạt động 3: - Nhóm hát và vận động gõ theo phách “Đêm trung thu” - Song ca: Ngày vui của bé - Đọc thơ: Trăng sáng - Kể truyện: Gà tơ đi học - Tặng quà khách mời. KẾ HOẠCH MỞ VÀ ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH TUẦN 3: 19/09 – 23/09/2011 * MỤC ĐÍCH: - Trẻ biết được tên và trang phục của cô cấp dưỡng. - Biết được tên gọi 1 số món ăn hằng ngày. - Trẻ tích cực hứng thú tham gia. * TIẾN HÀNH: I. MỞ CHỦ ĐỀ : 1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú Đàm thoại cùng trẻ về Cô cấp dưỡng Hỏi trẻ : Con đến trường ai là người nấu món ngon con ăn? Ngoài ra các con còn ăn những món tráng miệng gì nữa? Khi đến trường gặp cô các con phải làm gì? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết - Thường ngày con thấy cô cấp dưỡng làm những công việc gì? - Con làm gì để giúp các cô đó? - Con phải làm thế nào để cô giáo và mẹ được vui lòng? II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Thứ hai, ngày 13 tháng 09 năm 2010 KHÁM PHÁ: Trò chuyện về cô cấp dưỡng 1/Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi các cô, công việc của các cô… - Cũng cố vốn từ của trẻ, luyện kỹ năng vẽ của trẻ. Rèn luyện trí nhớ của trẻ - Giáo dục trẻ biết kính yêu, vâng lời, tôn trọng các cô cấp dưỡng 2/Chuẩn Bị - Đồ dùng của cô: Tranh ảnh các loại đồ chơi ngoài trời (cầu tuột, xích đu, bập bênh ) Các khu vực sân trường - Đồ dùng của cháu: Sách, báo, tạp chí, hồ, kéo . 3Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề -Cho cả lớp nghe bài “ Cô đi nuôi dạy trẻ” - Khi các bạn ăn sáng, ăn trưa và ăn xế ai là người nấu cho các bạn ăn? - Bạn nào cho cô biết tên các cô đó? - Ngoài ra trường ta còn có những ai nữa? - Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cô cấp dưỡng nhé.( cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần) *Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cô cấp dưỡng - Cho các cháu kể về công việc của các cô. - Trẻ gọi tên từng cô? - Đây là cô gì ? cô có đặc điểm gì? Cô có gương mặt ntn ? dáng cô ra sao? - Cô đến trường để làm gì? - Các con phải làm gì để cô vui lòng? - Khi các con gặp các cô đó thì các con làm NTN? các cô đó mặc trang phục ra sao? - Cô giáo dục trẻ phải vâng lời, kính yêu, tôn trọng các cô cấp dưỡng. *Hoạt động 3:Trò chơi *Trò chơi : Ai chọn đúng *Hoạt động 4:luyện tập - Chia trẻ thành 3 nhóm và phân công :Cắt hình, dán hình các cô cấp dưỡng - Cô theo dỏi và gợi ý trẻ thực hiện. - Cô nhận xét chung buổi học. III. HOẠT ĐỘNG GÓC * XÂY DỰNG: Trường, lớp học * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn ý tưởng xây dựng mô hình - Rèn khả năng chơi xong biết phụ cô cất đồ chơi lên kệ. - Thể hiện tinh thần tập thể * Chuẩn bị: - Khối gỗ, các khối bitit, đồ chơi lắp ráp, hoa, cây xanh, xe bằng gỗ. - Mô hình trường, lớp học. * Gợi ý hoạt động: - Gợi ý trẻ xem tranh mô hình trường lớp, cô chơi cùng trẻ. * PHÂN VAI: Cô cấp dưỡng * Yêu cầu: - Trẻ biết cùng nhau thoả thuận về nhận vai chơi. - Rèn kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. - Biết thực hiện 1 số thao tác trong nấu ăn. * Chuẩn bị: - 1 cái bàn nấu đồ ăn, 1 cái bàn để làm thức ăn sống, trẻ tự sử dụng đồ thay thế trong góc để nấu ăn và chia thức ăn cho từng nhóm lớp. * Gợi ý hoạt động: - Gợi ý trẻ quan sát hôm nay trong lớp các bạn phát hiện góc chơi nào lạ? - Gợi ý trẻ định nấu món ăn như thế nào? - Cách sử dụng những dụng cụ trong góc. * GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ, tô màu trang phục cô cấp dưỡng. Hát, biểu diễn các bài hát về cô giáo. * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn những bài hát về cô giáo. - Rèn hát rõ lời, đúng giai điệu. Rèn kỹ năng vẽ, tô màu. - Vui chơi có nề nếp. * Chuẩn bị: - Băng nhạc, nhạc cụ. Giấy A4, bút màu, vẽ trang phục cô cấp dưỡng. * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn tranh mẫu trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC HỌC TẬP: Phân biệt cao- Thấp, sắp xếp theo quy tắc 1- 1. Kể chuyện theo tranh. * Yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng bài tập - Phát triển ngôn ngữ. * Chuẩn bị: - Các biểu bảng bài tập trong góc * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn bài tập trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC THIÊN NHIÊN: Xé vụn lá cây dán theo hình quần áo. * Yêu cầu: - Trẻ biết dùng lá cây xé vụn tạo thành hình quần áo. - Rèn kỹ năng xé dán - GD biết giữ môi trường sạch sẽ. * Chuẩn bị: - Lá cây, giấy A4, keo, tranh mẫu * Gợi ý hướng dẫn: - Trẻ vào góc tự xem tranh thực hiện. IV. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: 1. Cô và trẻ cùng chuẩn bị: - Cô dùng câu hỏi gợi mở giúp trẻ thảo luận: + Chọn sản phẩm nào trưng bày? + Khách mời là ai? + Trình diễn những tiết mục nào? + Ai sẽ giới thiệu chương trình? + Tặng quà gì cho khách mời? 2. Tiến hành: Dự kiến chương trình 1.Hoạt động 1: Giao lưu khách mời - Vỗ tay chào mừng hát “Chào mừng cô” - Giới thiệu khách mời: Cô THANH là hiệu phó chuyên môn của trường MG Hưng Phú. Tuyên bố lý do: Tổ chức tổng kết chủ đề “Cô cấp dưỡng” Giao lưu khách mời: Cô bao nhiêu tuổi? Nhà cô ở đâu? Công việc của cô có vất vả không? Điều cô thích nhất là gì? 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm: +Nhóm 1: Giới thiệu tranh tô màu về cô cấp dưỡng +Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm viết tên cô cấp dưỡng +Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm vẽ trang phục (quần áo) cô cấp dưỡng. 3. Hoạt động 3: - Nhóm hát và vận bài hát “Vui đến trường” - Song ca: Trường chúng cháu đây là trường MN - Đọc thơ: Trăng sáng - Đóng kịch: Gà tơ đi học - Tặng quà cho khách KẾ HOẠCH MỞ VÀ ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH TUẦN 4: 24/09 – 28/09/2012 * MỤC ĐÍCH: - Trẻ biết được tên các góc chơi, tên đồ dùng đồ chơi trong góc. - Biết được công dụng và cách sử dung đồ dùng đồ chơi. - Trẻ tích cực hứng thú tham gia. * TIẾN HÀNH: I. MỞ CHỦ ĐỀ : 1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú Cô đưa câu hỏi: Được đến lớp các con có thích không? Vào lớp các con được làm những gì? Lớp mình có bao nhiêu bạn vắng? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết - Có những góc chơi gì? Con thích chơi góc chơi nào nhất? - Các góc chơi đó có những loại đồ dùng, đồ chơi nào? - Các con phải làm như thế nào để giữ gìn đồ chơi của lớp? II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Thứ hai, ngày 26 tháng 09 năm 2011 KHÁM PHÁ: Đồ dùng đồ chơi của lớp 1/Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tên gọi, phân loại đồ chơi theo chất liệu ,công dụng. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi vào các góc chơi. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. 2/Chuẩn Bị - Đồ dùng của cô :1 túi đựng đồ chơi (Chén, tô, lược, khăn, búp bê, xe, khối gỗ, ca…) - Đồ dùng của cháu :Tranh lô tô,viết màu giấy . - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi các kệ góc chơi của lớp. 3Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Trò chuyện: - Cho cả lớp nghe bài “Em chơi đu” - Các con vừa hát bài gì? - Nội dung bài hát nói về cái gì? - Ngoài xích đu ra con còn nhìn thấy có những đồ chơi nào nữa? - Bây giờ các con quan sát xem trong lớp mình có đồ dùng đồ chơi gì? *Hoạt động 2 :Truyền thụ kiến thức: - Cô đố các con trên tay cô cầm cái gì? (cái túi) Các con biết trong túi cô đựng cái gì không? Vậy cô cháu mình khám phá xem trong túi đựng cái gì nhé..? - Đây là cái gì ? Dùng để làm gì? Có màu gì? Được làm từ chất liệu gì ? (cái ca) *Tương tự cho trẻ nêu tên các đồ dùng khác mà cô chuẩn bị. - Cô mời 3 bạn lên phân cho cô đồ dùng nào dùng để ăn, uống, đồ dùng để chơi. - Cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. - Cho trẻ chơi cái gì biến mất. *Hoạt động 3:Luyện tập - củng cố *Cho trẻ chơi thi xem ai chọn đúng. - Cho trẻ lấy rổ về ngồi xung quanh, các con xem trong rổ có tranh gì? (Cháu QS). - Bay giờ cô nêu tên đồ dùng đồ chơi nào thì con tìm nhanh và giơ lên nhé hoặc cô giơ tranh nào thì con nêu tên đồ dùng đó lên nhé. - Cho cả lớp tham gia chơi 2 – 3 lần. - Cô quan sát và giúp cháu giơ đúng. + Ai kể nhiều điểm nhất - Cô cho các con chơi ai kể được nhiều đồ dùng đồ chơi nhiều nhất là thắng cuộc. *Hoạt động 4:Vẽ đồ dùng đồ chơi - Cô cho trẻ vào bàn vẽ lại đồ dùng hay đồ chơi mà các con thích.(Cô theo dõi các cháu thực hiện) - Cô nhận xét chung buổi học. III. HOẠT ĐỘNG GÓC * XÂY DỰNG: Lắp ghép trường, lớp học * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn ý tưởng xây dựng mô hình - Rèn khả năng biết bảo vệ đồ chơi của lớp. - Thể hiện tinh thần tập thể * Chuẩn bị: - Khối gỗ, các khối bitit, đồ chơi lắp ráp, hoa, cây xanh, xe bằng gỗ. - Mô hình trường, lớp học. * Gợi ý hoạt động: - Gợi ý trẻ quan sát hôm nay trong lớp các bạn phát hiện góc chơi nào lạ? - Lắp ghép trường, lớp học thì cô phải xây như thế nào? Cô chơi cùng trẻ. * PHÂN VAI: Nấu ăn gia đình * Yêu cầu: - Trẻ biết cùng nhau thoả thuận về nhận vai chơi. - Rèn kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. - Biết thực hiện 1 số thao tác trong nấu ăn. * Chuẩn bị: - 1 cái bàn, 4- 5 cái ghế ngồi làm bàn ăn cơm, trẻ tự sử dụng đồ thay thế trong góc để nấu ăn và dọn lên bàn mời gia đình cùng ăn cơm. * Gợi ý hướng dẫn: - Gợi ý trẻ định nấu món ăn như thế nào? - Cách sử dụng những dụng cụ trong góc. * GÓC NGHỆ THUẬT: Vẽ, tô màu 1 số loại tranh về ĐDĐC. Hát, biểu diễn các bài hát về ĐDĐC. * Yêu cầu: - Trẻ biết chọn những bài hát về ĐDĐC. - Rèn hát rõ lời, đúng giai điệu. Rèn kỹ năng tô màu. - Vui chơi có nề nếp. * Chuẩn bị: - Băng nhạc, nhạc cụ. Giấy A4, bút màu, hình ảnh, tranh rỗng về ĐDĐC. * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn tranh mẫu trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC HỌC TẬP: Phân nhóm cái tô – cái dĩa, sắp xếp theo quy tắc 1- 1. Kể chuyện theo tranh. * Yêu cầu: - Trẻ thực hiện đúng bài tập - Phát triển ngôn ngữ. * Chuẩn bị: - Các biểu bảng bài tập trong góc * Gợi ý hướng dẫn: - Gắn bài tập trong góc gợi ý trẻ thực hiện * GÓC THIÊN NHIÊN: Xé vụn lá cây dán theo hình ĐDĐC. * Yêu cầu: - Trẻ biết dùng lá cây xé vụn tạo thành hình ĐDĐC. - Rèn kỹ năng xé dán - GD biết tưới cây hằng ngày. * Chuẩn bị: - Lá cây,
File đính kèm:
- Mơ và đong CĐ.doc