Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Thám hiểm rừng xanh - Vũ Thị Nghĩa

* Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh :

- Cô đón cháu vào lớp cùng cháu trò chuyện về chủ đề bé sẽ học

- Cô gợi ý hỏi trẻ về các con vật sống trong rừng: trong lớp mình trang trí tranh các con vật sống ở đâu? Có những con vật gì? Con vật nào hiền? Con vật nào dữ?

- Cô trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khoẻ và sở thích của trẻ ở nhà

- Thực hiện “bé đến lớp”.

- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3984 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Thám hiểm rừng xanh - Vũ Thị Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Thám hiểm rừng xanh (1 tuần)
Tuần thứ 12: Thực hiện từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Điểm danh
* Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh :
- Cô đón cháu vào lớp cùng cháu trò chuyện về chủ đề bé sẽ học 
- Cô gợi ý hỏi trẻ về các con vật sống trong rừng: trong lớp mình trang trí tranh các con vật sống ở đâu? Có những con vật gì? Con vật nào hiền? Con vật nào dữ?
- Cô trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khoẻ và sở thích của trẻ ở nhà 
- Thực hiện “bé đến lớp”.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê.
Thể dục sáng
Khởi động: Cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy khác nhau 
 Trọng động: Các cháu tập các động tác theo nhạc
+ hô hấp 2 : " hít vào thật sâu, thở ra từ từ"
+ tay 2 : " đưa 2 tay ra phía trước- sau và vỗ vào nhau”
+ bụng 3: "đứng cúi người về phía trước
+ chân 2 : "đứng , 1 chân nâng cao- gập gối
+ bật 1: bật tiến lên phía trước
Hồi tĩnh: Hít thở theo nhạc .
Hoạt động học 
có chủ đích 
DH: Con voi.
NH: Chú voi con ở Bản Đôn
TCAN: Nghe nốt “ Do” nhảy vào lồng.
* Truyện: Cáo thỏ và gà trống.
Nặn con thỏ.
Chúa tể rừng xanh.
Bật chụm tách chân.
Đo độ dài 1 đối tượng bằng một đơn vị đo.
Nghỉ tết dương lịch 2015
Hoạt động 
ngoài trời
*Hoạt động có mục đích
*Trò chơi vận động
*Chơi tự do:
- Quan sát một số con vật ăn cỏ.
Bịt mắt bắt dê.
 Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
- Quan sát một số con vật ăn thịt.
Chó sói xấu tính.
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Trò chuyện về cách bảo vệ loài thú quí hiếm.
Gấu và người thợ săn.
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Nghỉ tết dương lịch 2015
Hoạt động góc
-Góc phân vai : Bác sĩ thú y, Cöûa haøng baùn thöùc aên cho caùc con thuù.
+Chuẩn bị: - Đồ dùng trong góc phân vai, một số hộp thuốc bằng nhựa và hộp giấy, viên thuốc bằng lõi cây khoai mì nhuộm nhiều màu, 
- Tiền bằng vé số,
- Vật thật: băng, gạc, băng cá nhân, bút, đèn pin nhỏ,
+Hướng dẫn cách chơi: - Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ.Cho trẻ tự chọn nhóm chơi, vai chơi. Trẻ tự thoả thuận cách chơi.
- Trẻ biết nhận vai, xưng vai, biết giao tiếp giữa các vai chơi, giữa người người làm bác sĩ với người làm công tác chăm sóc thú, biết liên kết với các góc khác khi chơi. 
-Góc xây dựng, lắp ghép: Thảo cầm viên, Khu bảo tồn động vật hoang dã .
+ Chuẩn bị: - Đồ dùng gỗ xây dựng, hộp sữa, lon sữa các loại hộp, cây, con vậtlắp ráp nhà, hàng rào, ...
+ Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.Không tranh giành nhau. Xây được mô hình có bố cục tương đối đẹp.
-Góc âm nhạc: Hát, múa về chủ đề : Nghề sản xuất.
+ Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ: trống lắc, đàn, phách tre,...và các phụ kiện cho trẻ hóa trang: Vòng hoa, bông tua,..
+ Hướng dẫn cách chơi: Giới thiệu cho trẻ biết về chủ đề chơi, hướng dẫn trẻ chọn các bài trong chủ đề, hứng thú cùng nhau tham gia.
-Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề nhánh: Thams hieemr ruwngf xanh.
+ Chuẩn bị: Tranh truyện, sách, hình ảnh chủ đề, hồ dán, hình ảnh cắt từ họa báo.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ gọi tên các hình ảnh trong tranh, kể chuyện theo tranh và cô cũng có thể kể cho trẻ nghe. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia, không gây ồn ào.
-Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, tô màu động vật sống trong rừng.
+ Chuẩn bị: Tranh tô màu,màu sáp, đất nặn, bút lông,...
+ Hướng dẫn cách chơi:Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề.
-Góc khám phá: Tạo nhóm số lượng 4, Đo chiều dài của các bang giấy bằng một đơn vị đo.
 + Chuẩn bị:các hình ảnh, bảng gài,...
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ chọn hoạt động mình muốn thực hiện,hướng dẫn trẻ cùng nhau làm tốt hoạt động mình đã chọn.
-Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp.
+ Chuẩn bị: Bình tưới, thau nước, sọt đựng rác, khăn lau, đồ chơi chăm sóc cây.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ quan sát goc thiên nhiên và nêu ích lợi của cây xanh, trẻ dùng các đồ dùng và cùng nhau chăm sóc cây. Cô giáo dục c/c một cách kịp thời.
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa – Ăn xế
Nhắc nhở cháu kĩ năng vệ sinh, tự phục vụ.
Nhắc cháu vệ sinh cẩn thận, gọn gàng không đùa giỡn và phải tiết kiệm nước.
Giờ ăn rèn trẻ thói quen mời trước khi ăn. Ăn hết suất, giờ ăn không nói chuyện.
Giờ ngủ rèn cháu nếp ngủ ngay ngắn, đúng giờ.
Ngủ dậy biết phụ giúp cô dọn đồ dùng, ăn xế hết suất, biết phụ dọn bàn, ghế trước và sau bữa ăn.
Thay quần áo gọn gàng.
Hoạt động chiều
-Tập đóng kịch: Cáo thỏ và gà trống.
TCHT: Ai nhanh nhất.
 Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loài vật quí hiếm, không lại gần và chọc ghẹo các con thú dữ
- Tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi Bé khéo tay: Cùng cô làm rối bìa và con vật trong rừng.
Nghỉ tết dương lịch 2015
Vệ sinh
Trả trẻ
Trao đổi với phụ huynh về thói quen trong ngày của cháu
Nhắc nhở phụ huynh đưa cháu đi học đúng giờ để tập TD sáng . 
Tiếp tục xin phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu mở để phục vụ cho chủ đề. Xin phụ huỳnh cho mườn hình gia đình cho c/c tham gia học tập trong chủ đề.
 Tổ trưởng chuyên môn	Giáo viên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Nội dung 
Đón trẻ
Trò chuyện
Điểm danh
Cô đón trẻ tận tay PH. Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
Nhắc trẻ thực hiện bảng theo dõi bé đến lớp, trò chuyện để c/c tự điểm danh xem bạn nào vắng.
Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong lớp mà trẻ thích chơi.
Điểm danh : Sĩ số: /
 Vắng:
Thể dục sáng 
Tập theo kế hoạc tuần.
Hoạt động học có chủ đích
DH: Con voi (CS )
NH: Chú voi con ở bản Đôn
TCAN: Nghe nốt “Do” nhảy vào chuồng.
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nắm được nội dung bài hát “ Con voi”. Chú ý và thích thú nghe hát “ Chú voi con ở Bản Đôn”
Trẻ hát rõ lời, hát đúng giai điệu bài hát. Trẻ thể hiện được cảm xúc khi biểu diễn theo bài hát.
Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc. Biết yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị:
: - Cô hát tốt 2 bài hát. Bài gỉang trên pp. Nhạc 2 bài hát: Con voi, chú voi con ở Bản Đôn, vòng thể dục cho c/c cùng chơi trò chơi âm nhạc.
Tích hợp: Trò chuyện về con Voi.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
- Cho cả lớp xem một đoạn clip ngắn về voi làm xiếc và trò chuyện với trẻ về nội dung của clip.
- Giới thiệu bài hát: Con Voi.
2/ Nội dung: 
Dạy hát: Con voi
Lần 1: Cô hát trọn vẹn cả bài hát.
Lần 2: Hát kết hợp minh họa vài động tác.
Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về đặc điểm của con voi có đôi tai to, cái vòi rất dài, thân hình thì to lớn, bệ vệ.
Cô hỏi trẻ:
+ C/c vừa nghe bài hát gì?
C/c có muốn làm những chú voi con không nào?
Vì đa số cháu thuộc rồi cô cho c/c hát cùng cô luân phiên lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa cho c/c hát đúng lời, đúng giáo điệu.
Cháu hát và vận động theo ý cháu để minh hoạ cho bài hát.
TCAN “Nghe nốt Do thỏ nhảy vào chuồng”.
Cô giới thiệu tên trò chơi.Cách chơi và hướng dẫn luật chơi cho trẻ nắm. 
Cho chơi thử.
Chơi thật.
Chơi lần cuối.
Nghe hát : “ Chú voi con ở Bản Đôn”
Cô giới thiệu bài hát.
Cho trẻ nghe 2 lần.
C/c thấy giai điệu bài hát này thế nào?
Trong bài hát nói lên điều gì?
G/d trẻ luôn biết yêu mến các con thú. Không chọc phá, không lại gần.
Cho trẻ nghe lần nữa. Khuyến khích trẻ vận động theo giai điệu bài hát.
3/ Kết thúc:
Nhận xét hoạt động.
Cho trẻ hát lại bài hát: Con voi, và đi ra ngoài.
Trẻ hứng thú quan sát và trả lời câu hỏi.
Nghe cô giới thiệu
Trẻ nghe cô hát.
- Nghe và nắm được giai điệu bài hát. Nội dung bài hát.
Trẻ tham gia phát biểu.
Hứng thú hát theo nhiều hình thức, hát thuộc lời, đúng giai điệu.
Trẻ nghe cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ cùng hứng thú tham gia vào trò chơi.
Trẻ nghe cô hát cả bài
Trẻ vận động minh hoạ cùng cô.
Trẻ nghe cô nhận xét và hát bài hát.
Hoạt động học có chủ đích
Truyện: Cáo thỏ và gà trống.(CS )
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung truyện trả lời được các câu hỏi của cô,biết chó và gấu là người nhút nhát còn gà trống là người dũng cảm biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Củng cố kiến thức về một số loài động vật
 - Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Củng cố kĩ năng tô màu.
- GD trẻ biết sự tự tin, lòng dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn là những đức tính tốt
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung truyện
 - Máy tính, que chỉ, đĩa truyện Cáo, Thỏ và Gà trống
 - Hình ảnh một số con vật: chim bồ câu, chó ,mèo, gà trống, thỏ, cáo.
 - Cô thuộc và kể diễn cảm câu chuyện
 * Tích hợp : Ghép tranh kể chuyện. 
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định:
Chơi: Cáo và thỏ.
Hỏi lại nội dung của trò chơi.
- Giới thiệu câu chuyện: Cô biết có một câu chuyện cũng nói về một con Cáo rất gian ác, nó đã bắt nạt bạn Thỏ hiền lành, c/c có muốn biết con Cáo đã làm gì Thỏ và ai sẽ giúp đỡ bạn Thỏ không?
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Bé nghe kể chuyện
 - Cô kể diễn cảm lần 1: Cho trẻ xem rối que, kể xong cô hỏi:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
Giảng nội dung câu chuyện cho trẻ nắm.
 + cô giải thích: nhà bằng băng là khi mùa đông nhiệt độ thấp nước bị đóng băng lại thành từng khối giống như đá ở trong tủ lạnh, Cáo lười biếng không chịu lấy gỗ để làm nhà mà lấy luôn băng để làm nhà. Mùa xuân đến thời tiết ấm lên thế là nhà Cáo tan ra thành nước đấy.
Cô kể diễn cảm lần 2: Sử dụng hình ảnh trên máy, vừa kể cô vừa đặt tình huống hỏi trẻ :
- Không còn nhà để ở Cáo đã đi đâu? 
Cáo đã làm gì với Thỏ?
- Sau đó Thỏ đã gặp ai?
Cô kể tiếp câu chuyện cho đến hết.
-Cô cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”.
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại
 - Bầy Chó có đuổi được cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?
- Thỏ còn gặp ai nữa?
- Bác Gấu có đuổi được Cáo ra khỏi nhà không?vì sao?
- Cuối cùng ai đã đuổi được cáo đòi lại nhà cho Thỏ?
- Vì sao Gà Trống đuổi được Cáo?
- Nếu không có gà trống dũng cảm giúp đỡ thì điều gì sẽ xảy ra với nhà của thỏ?
Cô mời chúng mình cùng làm chú gà Trống đuổi Cáo gian ác giúp Thỏ nhé
( Cho trẻ làm động tác và đọc lời thơ:
Cúc cù cu cu
Ta vác hái trên vai
Đi tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay)
Các con vừa làm chú gà trống rất giỏi. Bây giờ cô đố các con biết qua câu chuyện này chúng mình học tập ở bạn Gà Trống đức tính gì?
-Các con kể chuyện rất hay ,vậy bạn nào đặt tên cho câu chuyện là gì?
-Các con đặt rất là nhiều tên cho câu chuyện,nhưng tác giả đã đặt tên cho câu chuyện này là “Cáo thỏ và gà trống”.
* Giáo dục: GD trẻ đức tính dũng cảm biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
2.3 Hoạt động 3: Bé tập đóng kịch.
Chúng mình cùng làm động tác gặt lúa với cô nào?
 -Cô chia lớp thành 4 tổ thi đua xem tổ nào ghép được tranh và kể được nội dung câu chuyện trong tranh.
-Cô cho trẻ trag trí.
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
- Cho c/c cùng hát: Con gà trống.
Trẻ chơi và tham gia trả lời câu hỏi của cô.
Trẻ lắng nghe 
Trẻ chú ý nghe và xem.
Trẻ trả lời.
Nghe và nắm nội dung câu chuyện.
Trẻ chú ý nghe. Chú ý tham gia trả lời câu hỏi.
Trẻ hứng thú tham gia .Mạnh dạn trả lời các câu hỏi.Nắm được nội dung câu chuyện.
đặt tên truyện.
Nghe cô giáo dục.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn hoạt động và hứng thú tham gia theo nhóm.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
Hoạt động
chuyển tiếp
Chơi: Tìm nhà.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích: - Quan sát một số con vật ăn cỏ.
+ Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành.
+ Trẻ tham quan và gọi tên các đồ dùng của cô đầu bếp trong trường.
+ Khuyến khích c/c hứng thú tham gia hoạt động cùng cô.
Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.
Trẻ hứng thú và mạnh dạn tham gia vào trò chơi cùng với sự bao quát hướng dẫn của cô.
Chơi tự do:
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động góc
Góc trọng tâm: Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu động vật sống trong rừng.
+ Yêu cầu: Trẻ biết vận dụng các kỹ năng vẽ , nặn, dán, tô màu đã học để tạo nên sản phẩm chủ đề theo yêu cầu . 
Góc kết hợp: -Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp.
 -Góc xây dựng, lắp ghép: Sở thú
 -Góc âm nhạc: hát về các con thú rừng.
 - Góc phân vai : Cöûa haøng baùn thöùc aên cho caùc con thuù.
Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ trưa
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.
- Cô giới thiệu thực đơn, Trẻ mời cô và bạn ăn cơm
- Trẻ ăn cô theo dõi nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không làm rơi vãi ra bàn, uốn nắn giúp đỡ trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
- Mở nhạc dân ca cho trẻ dễ ngủ, ngủ ngon giấc.
Hoạt động chiều
-Tập đóng kịch: Cáo thỏ và gà trống.
+ Giới thiệu hoạt động làm đồ dùng.
+ Cô tạo hứng thú cho trẻ cùng tham gia vào hoạt động: Tô màu, vẽ, dán tranh chủ đề.
Chơi tự do trong các góc chơi.
Vệ sinh
Trả trẻ
Cho trẻ làm vệ sinh trước khi ra về. Kiểm tra đầu tóc, quần áo cho trẻ.
Trao đổi những vấn đề có liên quan đến trẻ trong ngày.
 Đánh giá hoạt động trong ngày:
Truyện: Cáo, thỏ và gà trống
Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó.
Bầy Chó hỏi Thỏ:
- Tại sao Thỏ khóc?
- Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu...
- Thỏ ơi , đừng khóc nữa - Bầy chó an ủi Thỏ - Chúng ta sẽ đuổi được Cáo đi, bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói:
- Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút ngay đi! 
Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra:
- Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!
Bầy Chó sợ quá chạy mất. 
Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi: 
- Tại sao Thỏ khóc?
- Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngồi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Huuuu
- Thỏ ơi đừng khóc nữa? Gấu nói - Ta sẽ đuổi được Cáo đi! 
- Không! Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được?
- Ðuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết. Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên : 
- Cáo cút ngay!
Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: 
- Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!
Gấu sợ quá chạy mất. 
Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con gà trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi:
- Tại sao Thỏ khóc?
- Làm sao tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tàn thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu, hu...
- Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo.
- Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì anh đuổi làm sao được!
- Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi!
Gà trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà trống cất tiếng hát:
Cúc cù cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay !
Cáo sợ quá bảo:
- Tôi đang mặc quần áo.
Gà trống lại hát:
Cúc cù cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay!
Cáo nói:
- Cho..cho tôi mặc áo bông đã!
Lần này thì gà quát lên:
Cúc cù cu
Ta vác hái trên vai
Ði tìm cáo gian ác
Cáo ở đâu ra ngay!
Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình. Và Gà trống trở thành bạn thân thiết của Thỏ.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Nội dung – hình thức tổ chức
Đón trẻ
Thể dục sáng 
Điểm danh 
Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định.
Trẻ chơi tự do tại góc chơi, cô trò chuyện với trẻ về chủ đề động vật trong rừng theo hiểu biết của trẻ.
Cho trẻ Vận động nhẹ: cáo và thỏ.
Điểm danh : Sĩ số: /
 Vắng:
Thể dục sáng
Tập theo nhạc với các động tác như kế hoạch tuần.
Hoạt động 
học 
có chủ đích
Hoạt động học có chủ đích
Chúa tể rừng xanh.(CS )
Mục đích yêu cầu:
-Cháu gọi đúng tên, đặc điểm rõ nét (màu sắc của lông, dáng đi,, hình dạng, vận động, thức ăn, sinh sản của con sư tử.
-Rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ phát âm chính xác, trả lời tròn câu, đủ ý mạch lạc, không nói ngọng nói lắp.
-Giáo dục cháu không chọc phá thú giữ ,biết bảo vệ các con thú quí hiếm
2. Chuẩn bị: 
- Máy tính , bài thiết kế ppt: loài sư tử, nhạc.
* Tích hợp : 
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
Hát : ta đi vào rừng xanh
 - Trong bài hát vừa rồi nhắc đến những con vật nào vậy? (nai, voi, gà rừng, chim) 
- C/c ơi! Không biết trong rừng còn có con vật gì nữa mình cùng xem nha. 
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu và khám phá. 
-A! trong rừng không chỉ có gấu, thỏ mà trong rừng cịn cĩ lồi vật no nữa đây?
-Cho c/c cung xem clip về loài Sư Tử. Sau đó trò chuyện nêu nhận xét về loài sư tử.
-Con Sư tử trông như thế nào vậy ?
- Sư tử còn có gì nữa nào?
- Vì sao Sư tử được gọi là chúa tể rừng xanh?
-Món ăn thích nhất sư tử là gì vậy con? 
- Sư tử vồ mồi như thế nào?
-Thế sư tử là con thú hiền hay dữ?
Cho c/c cùng xem lại clip một lần nữa.
-> Khái quát: C/ c biết không Sư tử là một con vật to khoẻ có đôi mắt rất tinh, hàm răng nanh của sư tử rất nhọn và sắc còn bộ lông dy thể hiện sự oai nghiêm hung giữ của chúa tể rừng xanh. Sư tử còn có móng vuốt sắc nhọn là vũ khí sắc bén để sư tử vồ lấy con mồi. 
2.2 Hoạt động 2: Sư tử và Cọp.
 Cô và các con vừa cùng tìm hiểu về một số đồ dùng để ăn và để uống rồi. Bây giờ, cô đố các con biết: sư tử và con cọp có điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Khác: Đặc điểm bên ngoài: Màu lông, bờm, 
+ Giống: Đều là những con vật sống trong rừng có bản tính hung dữ, thích ăn thịt sống.
-Ngoài con sư tử c/c còn biết con vật nào cũng thuộc nhóm con thú dữ?
2.3 Hoạt động 3: 
Trò chơi: ai nhanh hơn?
Trẻ chia nhóm và cử ra mỗi nhóm 5 bạn lên thi ghép tranh con sư tử, nhóm nào ghép nhanh và đúng là đội chiến thắng.
Trả lời nhanh:
Mỗi đội sẽ lần lượt kể ra các đặc điểm nổi bật của con sư tử, mỗi lần kể đúng sẽ được tặng một con thú, yêu cầu không được nhắc lại những gì bạn đã kể. Hết thời gian, đội nào có nhiều thú là đội chiến thắng.
Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3/ Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân
Cho c/c cùng hát theo nhạc bài hát: Con voi.
Trẻ hát cùng cô.
-Trẻ mạnh dạn trả lời.
Trẻ nghe cô giới thiệu.
Trẻ chú ý quan sát và nêu ý kiến của mình theo những gọi mở của cô và theo ý trẻ.
Xem clip lần nữa.
Nghe cô giáo dục.
Trẻ suy nghĩ và trả lời được sự giống và khác nhau của cọp và sư tử. 
Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi. Hứng thú tham gia và chơi tốt theo yêu cầu cô đưa ra.
Nghe cô nhận xét và hát theo nhạc.
Hoạt động học có chủ đích
Nặn con thỏ.(CS )
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được con thỏ, biết tạo hình con Thỏ qua các kỹ năng nặn.
- Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý cho trẻ. Rèn luyện khéo léo cho đôi tay của học sinh
- Giáo dục trẻ tính tỉ mỉ, không nghich phá đất sét.
2. Chuẩn bị:
Mô hình kép con thỏ.Hình con thỏ. Mô hìnhvườn thỏ. Đất nặn.
Bảng lớn.
Con thỏ bằng đất nặn lớn.
Bảng con, Khăn ướt. Đất nặn.
- Cho trẻ: Đất nặn, bảng con, khay nhựa, khăn lau tay.
Tích hợp: Trò chuyện về con thỏ.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
- Cho cả lớp hát “Chú thỏ con”
- Trò chuyện với trẻ về con thỏ.
+ Giới thiệu đề tài: Nặn con thỏ.
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1:Quan sát và đàm thoại.
- Trò chuyện về con thỏ thật.
- Cho trẻ quan sát các mẫu nặn con thỏ của cô.
Cô trình bày cách nặn cho trẻ nghe.
 Trước khi nặn con phải nhào đất thật mềm và dẻo.Sau đố con chia đát thành 3 phần: 1 phần lớn nhất để nặn mình thỏ, phần lớn nhỏ hơn để nặn đầu thỏ, phần cuối cùng nặn tai và đuôi thỏ.
 Trước tiên cô lấy phần đất lớn nhất xoay tròn xoay cho thật trò và láng mịn.Tiếp theo cô sẽ làm đầu thỏ vớ

File đính kèm:

  • docKH TUAN 2.doc
Giáo Án Liên Quan