Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Giao thông đường bộ - Nguyễn Thị Sa

 Nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành buổi sáng, để trẻ được vui chơi thoải mái và được quan sát.

 + Trẻ biết nhận xét gọi tên, biết đặc điểm nổi bật ( cấu tạo, nơi hoạt động, cách sử dụng ) của xe đạp và xe đạp điện.

 +Trẻ thích thú tham gia trò chơi, thông qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản tốt chiếc xe đạp của gia đình. Khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông.

 Trẻ đoàn kết hứng thú tích cực tham gia hoạt động ngoài trời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12863 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Giao thông đường bộ - Nguyễn Thị Sa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.TUY HÒA
TRƯỜNG MẦM NON HƯỚNG DƯƠNG
***
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tuy hòa, ngày 18/03/2015
Chủ đề : Giao thông
Chủ đề nhánh : Giao thông đường bộ
Hoạt động có chủ đích : Quan sát một xe đạp, xe đạp điện.
Lớp : Mẫu giáo lớn A
Thời gian ; 35 – 40 phút
Ngày dạy : 18 – 03 – 2015
SVTT : Nguyễn Thị Sa
GVHD : Trinh Thị Hoàng Điệp
Tuy hòa, ngày 18/03/2015
I/ Mục đích yêu cầu :
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành buổi sáng, để trẻ được vui chơi thoải mái và được quan sát.
+ Trẻ biết nhận xét gọi tên, biết đặc điểm nổi bật ( cấu tạo, nơi hoạt động, cách sử dụng ) của xe đạp và xe đạp điện.
 +Trẻ thích thú tham gia trò chơi, thông qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản tốt chiếc xe đạp của gia đình. Khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông.
Trẻ đoàn kết hứng thú tích cực tham gia hoạt động ngoài trời.
II/ Nội dung hoạt động: 
Hoạt động quan sát có chủ đích : Quan sát xe đạp và xe đạp điện.
Hoạt động tập thể : Bánh xe quay
 : Giả tiếng động cơ của các phương tiện giao thông.
3. Hoạt động tự do : Trẻ chơi với đồ chơi trên sân và một số đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn.
III/ Chẩn bị :
Đội 1: Xe đạp điện.
Đội 2 : Xe đạp.
Xe đạp, xe đạp điện.
Một số đồ chơi : Các loại xe, máy bay, chong chóng, bóng, giấy màu,
IV/ Tổ chức hoạt động :
1/ Dặn dò trẻ trước khi ra sân:
Dặn trẻ mang giày dép, quần áo, đầu tóc gọn gàng. Khi chơi không được chen lấn xô đẩy bạn, không dành đồ chơi với bạn. khi nghe tiếng xắc xô phải tập trung lại bên cô.
Cô dắt trẻ đi dạo chơi trên sân trường, cho trẻ khám phá xung quanh bé có những gì mới lạ ?
2/ Quá trình hoạt động:
a/ Hoạt động có chủ đích: Quan sát xe đạp và xe đạp điện.
chia trẻ thành 2 nhóm, một nhóm quan sát xe đạp, một nhóm quan sát xe đạp điện. Yêu cầu mỗi đội quan sát xem xe đó là xe gì, đặc điểm của xe đó. Sau đó trả lời cho các bạn biết, nhóm còn lại bổ sung ý kiến gì khác cho nhóm của bạn mình.
Hằng ngày các cháu có thấy xe đạp và xe đạp điện là phương tiện giao thông chạy ở đâu không ?
Vậy xe đạp điện chạy được bằng gì ?
Còn xe đạp muốn chạy được thì chúng ta phải làm gì ?
Xe đạp có mấy bánh ?
Khi đi xe đạp chúng ta đi bên nào ?
Xe đạp với xe đạp điện xe nào chạy nhanh hơn ?
Xe đạp điện khi chạy có đội mũ bảo hiểm không ?
Công dụng của xe đạp và xe đạp điện là gì ?
Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đối với xe đạp điện và xe máy chạy rất nhanh nên khi đi chúng ta phải đội mũ bảo hiểm. khi ngồi sau xe các cháu phải ôm chặt người ngồi trước, không thò chân vào bánh xe.
b/ Hoạt động tập thể:
Trò chơi : “ Bánh xe quay ’’
Luật chơi : Khi chơi các con nắm chặt tay nhau không được rời tay ra, chú ý nghe theo hiệu lệnh của cô, nếu bạn nào chơi sai thì bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi : Chia trẻ làm hai nhóm không đều nhau, một nhóm ít bạn hơn nhóm kia 5-6 bạn. Xếp hai nhóm thành hai vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô) trẻ cầm tay nhau, chạy theo hai vòng tròn, hai nhóm chạy ngược chiều nhau, làm thành 2 bánh xe quay. Khi cô đọc bánh xe quay quay chầm chậm thì trẻ chạy chậm, khi cô đọc bánh xe quay quay nhanh nhanh thì trẻ chạy nhanh. Khi cô nói dừng lại thì trẻ đứng lại.
 Cho trẻ 2 – 3 lần, sau mỗi lần chơi cô đổi chiều quay cho trẻ khỏi bị chóng mặt.
Trò chơi thứ 2 : Giả tiếng kêu động cơ của các phương tiện giao thông.
Luật chơi : Khi chơi các con phải chú ý nghe theo hiệu lệnh của cô, nếu bạn nào thực hiện không đúng theo hiệu lệnh của cô thì bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi : Trẻ đi theo một vòng tròn, khi nghe cô nói tên một phương tiện giao thông thì trẻ giả tiếng động cơ của phương tiện giao thông đó. Cô lần lược nói một số tên phương tiện giáo thông để trẻ giả tiếng kêu.
c/ Chơi tự do:
cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường và một số đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẵn.
3/ Nhận xét sau khi chơi :
Cô đến các nhóm chơi để nhận xét.
Cô tuyên dương trẻ.
Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân trước khi vào lớp.
....***

File đính kèm:

  • dochoat dong ngoai troi(1).doc
Giáo Án Liên Quan