Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề truyền thống của địa phương - Nguyễn Thị Thùy

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc lời bài hát.

- Trẻ hát đúng giai điệu và biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”

- Trẻ hiểu được nội dung của bài nghe hát.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi

- Trẻ biết được 1 số nghề trong xã hội và sản phẩm của nghề đó

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”

- Kỹ năng quan sát, liên tưởng, kỹ năng biểu diễn.

3. Thái độ

- Trẻ yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân và tôn trọng các nghề trong xã hội

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9675 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề truyền thống của địa phương - Nguyễn Thị Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động giáo dục âm nhạc
Chủ đề: Nghề truyền thống của địa phương
Đề tài:NDTT: Hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài 
“ Cháu yêu cô chú công nhân”
NDKH: Nghe: “ Ngày mùa”
TCÂN: Cảm thụ âm nhạc
Lứa tuổi: 5 -6 tuổi
Thời gian: 30 -35 phút
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy
Ngày thực hiện: 8/12/2014
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc lời bài hát.
- Trẻ hát đúng giai điệu và biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Trẻ hiểu được nội dung của bài nghe hát.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
- Trẻ biết được 1 số nghề trong xã hội và sản phẩm của nghề đó
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Kỹ năng quan sát, liên tưởng, kỹ năng biểu diễn.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân và tôn trọng các nghề trong xã hội
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Các dụng cụ gõ đệm: phách , xắc xô,
- Nhạc bài hát:” cháu yêu cô chú công nhân”, “ngày mùa”, nhạc trò chơi,..
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ
Các con ơi! Hôm nay lớp mình rất vinh dự đã được bác  đến thăm . Chúng mình cùng khoanh tay đẹp chào bác nào.
À các con ơi chúng mình đang học trong chủ điểm gì nhỉ?
Bạn nào giỏi có thể kể tên các nghề mà mình biết cho cô và cả lớp nghe nào!
- À trong xã hội có rất nhiều các ngành nghề khác nhau.Thế ước mơ sau này lớn lên các con sẽ thích làm nghề gì? 
- Để ước mơ của mình thành hiện thực các con phải làm gì?
2. Nội dung bài học
*HĐ1: Hát + vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con ạ! Cô biết 1 bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ dành cho các cô, các chú công nhân đấy! chúng mình cùng lẵng nghe xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé.
- Các con có biết đó là giai điệu của bài hát gì không? Và bài hát này do ai sáng tác? Các con thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Cô mời chúng cùng hát bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô thấy chúng mình hát bài hát này rất hay rồi, nhưng bài hát sẽ hay hơn nữa khi có thêm những động tác vận động minh họa. Bạn nào có ý tưởng vận động cho bài hát này nào( mới 2-3 trẻ nêu ý tưởng của mình)
- À!các bạn đã có những ý tưởng minh họa cho bài hát này rất là hay đấy. Cô Thùy cũng nghĩ ra 1 cách vận động minh họa cho bài hát này, đó là vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm” chúng mình có muốn cùng cô học cách vỗ tay này không?
- Để có thể vỗ tay tốt các con cùng chú ý quan sát cô vỗ nhé
+ Lần 1( không nhạc): cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát. Cô hỏi trẻ tên vận động?
+ Lần 2( vỗ theo nhạc): các con cùng chú ý quan sát cô vỗ thêm 1 lần nữa nhé, lần này cô sẽ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm trên nền nhạc giai điệu của bài hát.
-Cô vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát gì?
- Bây giờ cô mời chúng mình cùng vỗ tay với cô nhé. (Cho trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Hôm nay đến tham dự thi tài có các bác thợ xây, các bác thợ mộc và cả các bác thợ may. Các nhóm thợ sẽ cùng nhau thi xem nhóm nào giỏi hơn. Từng nhóm thợ sẽ đứng lên thể hiện bằng những dụng cụ âm nhạc mà nhóm mình thích và khi thể hiên xong phần thi của đội mình chúng mình nhẹ nhàng cất đồ dùng vào rổ của mình nhé ( mời từng nhóm lên lấy dụng cụ và thực hiện, cô quan sát sửa sai cho trẻ)
- Cô thấy các tổ , tổ nào cũng đều thể hiện rất là tốt cô khen cả lớp mình nào.
- Bây giờ cô mời các bạn trai (gái) đứng lên biểu diễn nào!
( cô mời lần lượt từng nhóm nên thực hiện, cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ)
- Cô thấy 2 đội cùng cố gắng thể hiện rất là tốt. bây giờ cô sẽ mời đại diện của 3 tổ lên thể hiện tặng cô và các bạn nào.
- Cô thấy bạn. hát và vận động rất giỏi cô mời bạn lên biểu diễn tặng cô và các bạn nào.( mời 1-2 trẻ lên thực hiện)
* HĐ2: Nghe hát: “ Ngày mùa” – Văn Cao
- Cô thấy chúng mình học rất là ngoan và giỏi nên cô muốn thưởng cho chúng mình 1 bài hát, đó là bài “ Ngày mùa” dô nhạc sĩ Văn Cao sáng tác chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé!
+ Lần 1 cô hát cùng nhạc thể hiện tình cảm qua cử chỉ điệu bộ. 
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? 
Cảm nhận về giai điệu của bài hát?
=>Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về niềm vui của các bác nông dân khi được mùa dù trong hoàn cảnh bom đạn khốc liệt của thời chiến tranh nhưng các bác vẫn rất vui vẻ yêu đời khi cầm trên tay những bống lúa chin vàng đó là những thành quả của các bác sau những ngày lao động vất vả đấy các con ạ!
=> Giáo dục trẻ: Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều các ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng có ích và có ý nghĩa rấtquan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy các con phải biết ơn kính trọng những người lao động, phải biết giữ gìn các sản phẩm mà người lao động làm ra.
+ lần 2: Các con hãy thưởng thức lại giai điệu mượt mà êm ái nhẹ nhàng của bài hát qua sự thể hiện của cô và cô lệ nhé. ( cô hát và múa minh họa bài hát)
+ Lần 3 cho trẻ nghe qua băng đĩa và cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình theo ý thích
*HĐ3: Trò chơi: Cảm thụ âm nhạc
- Các con ơi! Chúng mình vừa hòa chung vào không khí vui sướng phấn khởi cùng với các bác nông dân khi được mùa rồi, bây giờ cô có 1 trò chơi rất thú vị muốn chơi cùng với chúng mình, chúng mình cùng tham gia chơi với cô nhé!
- Trò chơi có tên: “ Cảm thụ âm nhạc” 
Chúng mình sẽ vận động theo ý thích của chúng mình, khi tiếng nhạc chậm thì chúng mình vận động nhẹ nhàng, êm ái còn khi tiếng nhạc nhanh thí chúng mình vận động nhanh , sôi nổi theo giai điệu bản nhạc nhé
3.Kêt thúc
- C¸c con ¬i, giê ©m nh¹c cña líp m×nh h«m nay ®Õn ®©y lµ hÕt råi. B¹n nµo giái nh¾c l¹i cho c« biÕt giê h«m nay con ®­îc häc vç tay theo tiÕt tÊu chËm bµi h¸t g×? §­îc nghe h¸t bµi g×?
- Chúng mình cùng đọc bài thơ “ bé làm bao nhiêu nghề’ và ra chơi nào.
Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
Trẻ lắng nghe và trả lời cô
Trẻ nêu ý tưởng của mình
Trẻ quan sát cô làm
Trẻ thực hiện
Trẻ lấy đồ dùng và thể hiện
Trẻ lắng nghe cô hát và trả lời các câu hỏi của cô 
Trẻ hửng ứng cùng với cô
Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi và chơi cùng cô
Trẻ đọc bài thơ và ra ngoài chơi
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN THANH THÙY
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài:NDTT: Hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài 
“ Cháu yêu cô chú công nhân”
NDKH: Nghe: “ Ngày mùa”
TCÂN: Cảm thụ âm nhạc
Lứa tuổi: 5 -6 tuổi
Thời gian: 30 -35 phút
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy
Ngày thực hiện: 8/12/2014
Năm học: 2014 -2015

File đính kèm:

  • docday tre vo tay tiet tau cham bai chau yeu co chu cong nhan.doc