Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình

1. Vệ sinh:

- Cô đến sớm 15 phút, vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ. Mở cửa thông thoáng lớp học, vệ sinh xung quanh lớp.

2. Đón trẻ:

- Đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Hướng trẻ vào các góc chơi.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

- Ổn định tổ chức chuẩn bị vào hoạt động trong ngày.

 

doc84 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4977 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I: 
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( Tuần 4)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thực hiện từ ngày 17 = > 21/ 11/ 2014
THỨ 2 
 Ngày soạn: 15/ 11/ 2014
 Ngày giảng: 17/ 11/2014
A. VỆ SINH - ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
 (Thực hiện trong 1 tuần )	
1. Vệ sinh:
- Cô đến sớm 15 phút, vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ. Mở cửa thông thoáng lớp học, vệ sinh xung quanh lớp.
2. Đón trẻ:
- Đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng vào nơi quy định. 
- Hướng trẻ vào các góc chơi.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Ổn định tổ chức chuẩn bị vào hoạt động trong ngày.
* Trò chyện sáng: Thích chăm sóc con vật quen thuộc gần gũi hàng ngày ( LVPT: TC & KNXH) 
- Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật quen thuộc trong gia đình
- Cô nói cho trẻ biết tên và đặc điểm, hình dáng nổi bật của một số con vật nuôi quen thuộc như: Con chó, mèo, lơn gà trâu bò....
- Ở gia đình các cháu có những con gì kể cho cô và các bạn nghe nào
- Hàng ngày ai cho gà nhà cháu ăn?
- Sao cháu lại hay cho gà ăn? ( Cháu thích)
- Ngoài con gà ra cháu còn thích chăm sóc con gì nữa? ( Trẻ kể tên) Và hỏi vài trẻ
- Thế còn bạn quân cháu thích chăm sóc con vật gì nuôi trong gia đình cháu?
- Cháu chăm sóc con chó như thế nào? ( Cho ăn)
- Sao cháu lai thích cho con chó cún ăn? ( Trẻ trả lời)
- Hỏi các trẻ khác tương tự.
- Giáo dục trẻ: Các cháu tất cả những con vật mà gia đình chúng ta nuôi chúng đều có ích cho cuộc sống của con người chúng ta nên các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng nhớ chưa nào.
3. Điểm danh:
- Cô theo dõi trẻ từng tháng tuần.
- Trẻ biết được vị trí ngồi của mình của bạn.
- Cô gọi tên và chấm vào sổ theo dõi hàng ngày của trẻ.
* Trò chuyện với trẻ về hai ngày nghỉ 
+ Cô trò chuyện trao đổi với trẻ về hai ngày nghỉ vừa qua ( Trò chuyện vào ngày thứ 2)
- Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ vừa qua ở nhà các cháu đã làm được những công việc gì giúp đỡ bố mẹ ? 
+ Cháu nào được bố mẹ cho đi chơi ? 
+ Cháu đi chơi ở đâu ? 
+ Cháu có ngoan và nghe lời bố mẹ không?
+ Cháu đã làm được những công việc gì giúp đỡ bố mẹ?
- Muốn được bố mẹ cho đi chơi các cháu phải làm gì?
- Cô mời trẻ kể, gợi ý hướng dẫn giúp đỡ để trẻ kể.
- Động viên khen trẻ kịp thời.
- Cô kể cho trẻ nghe những việc cô làm trong 2 ngày nghỉ .
=> Giáo dục: Ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan, vâng lời ông bà, bố, mẹ, làm những công việc nhỏ vừa sức để giúp đỡ cho gia đình, khi đến lớp phải ngoan nghe lời cô giáo, giúp đỡ cô cất dọn đồ chơi.
* Trò chuyện về chủ đề: Một số con vật sống trong gia đình ( Thứ 3, 4, 5, 6 )
- Cô và trẻ trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Ở Nhà các cháu có nuôi những con gì?
- Mời trẻ kể
- Những con gì có 2 chân?
- Nuôi để là gì?
- Chúng được gọi là nhóm gì?
- Những con gì có 4 chân ?
- Nuôi để làm gì?
- Những con vật có 4 chân gọi là nhóm gì?
- Hằng ngày cháu thường làm gì với những con vật trong gia đình?
=> Cô chốt lại: Tất cả những con vật mà cá cháu vừa kể được chia làm hai nhóm những con có hai chân và đẻ trứng gọi là gia cầm, còn nhom con có 4 chân và đẻ con con được gọi là nhóm gia súc cả hai nhóm gia súc và gia cầm đều được nuôi ở trong gia đình và đều có ích cho con người. 
Giáo dục trẻ: Nên các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình nhớ chưa nào.
4. Thể dục sáng .
a. Mục đích:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng , tắm nắng chống bệnh còi xương .
- Trẻ tập các động tác phát triển chung , giúp cơ thể phát triển toàn diện.
- Trẻ tâp thành thạo các động tác theo cô.
- Tạo tâm lý thoải mái chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
b. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ .
- Cô thuộc các động tác bài tập phát triển chung. 
- Trẻ quần áo, giầy dép gọn gàng, tâm lý thoải mái.
c. Tiến hành:
* Ổn định tổ chức lớp.
- Cho trẻ xếp hàng.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ.
* Hoạt động 1: Bé khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng má ngoài bàn chân, đi thường, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về 2 hàng dọc.
- Cho trẻ điểm số 1, 2 tách hàng, nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau quay.
* Hoạt động 2: Bé tập khéo
- Động tác hô hấp: Gà gáy; trẻ tập (2 lần)
- Động tác tay 1: Đưa tay dang ngang, gập khủy tay (Tập 2 lần x 8 nhịp)
- Động tác chân 3: Ngồi khụy gối (Tập 2 lần x 8 nhịp) 
- Động tác bụng 2: Hai tay giơ cao, cúi gập người về trước ngón tay chạm ngón chân (Tập 2 lần x 8 nhịp)
- Động tác bật 2: Bật dạng chân, khép chân tại chỗ (Tập 2 lần x 8 nhịp )
* Hoạt động 3: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Trò chơi '' Chim bay, cò bay''
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi 
- Cho trẻ chơi 2 lần 
- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ hứng thú với trò chơi
* Hoạt động 4: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: THỂ CHẤT
HĐ: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI BÊN TRÁI 
TRÒ CHƠI: NHẢY TIẾP SỨC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ 3 T: Biết chuyền bóng theo cô và các bạn
- Trẻ 4 T: Biết chuyền bóng bên phải, bên trái theo cô và các bạn
- Trẻ 5 T: Trẻ biết cách chuyền bóng bên phải, bên trái liên tục chuyền khéo léo không làm rơi bóng, biết chơi trò chơi. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bắt bóng bằng hai tay và không ôm bóng vào người 
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn khéo léo
3. Ngôn ngữ: 
- Trẻ trả lời được rõ ràng và lưu loát
4. Giáo dục:
- Giáo dục trật tự trong giờ học, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
- 2 quả bóng
- Băng nhạc trống lắc, rổ đựng bóng, vòng thể dục
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Bé khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi khom lưng, đi dậm chân, chạy chậm, chạy nhanh, nhanh hơn, chạy chậm, về đội hình hai hàng dọc tập hợp sau đó cho trẻ tập đội hình, đội ngũ, điểm số tách tàng, đứng nghiêm nghỉ quay các phía. 
* Hoạt động 1: Bé tập khéo
* Động tác tay : 
- TTCB: đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời tay cầm vòng đưa thẳng ra phía trước
- N2: hai tay cầm vòng gập vào ngực
- N3,5,7: như N1
- N4,6,8: như N2
* Động tác chân: 
- TTCB:  đứng thẳng chân khép , tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi
- N1:  chân phải bước lên một bước hai tay cầm vòng đưa thẳng ra phía trước 
- N2: chân phải khuỵu chân trái thẳng, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước 
- N3: chân phải không khuỵu gối về N1
- N4: về TTCB
* Động tác lườn : 
- TTCB: đứng thẳng hai tay để xuôi vòng đặt dước đất
- N1: tay chống hông bước chân phải sang bên rộng bằng vai
- N2: tay chống hông quay người sang phải 900
- N3: về N1
- N4: về TTCB
- N5,6,7,8: đổi chân như trên
* Động tác bật : Bật chân sáo
- TTCB:  tay cầm vòng để xuôi
- N1: bật chân phải trước hai tay cầm vòng để ra trước
- N2: đổi chân tay cầm vòng để cuôi
- N3, 5, 7: như N1
- N4, 6, 8: về N2 
* Hoạt động 3: Ai chuyền khéo
- Chúng mình thấy đây cô có rổ gì?
- Quả bóng có dạng khối gì? Màu gì?
- Trên quả bóng có chữ cái và chữ số nào? 
- Hôm nay chúng mình cùng thi đua nhau chuyền bóng bên phải bên trái xem đội nào chuyền thật khéo và nhanh hơn nhé.
- Để thực hiện đúng và đẹp các bạn xem hai cô chuyền trước nhé 
- Lần 1: Không phân tích
- Lần 2: Phân tích
- TTCB: Cô thực đứng trước cầm bóng bằng hai tay để bóng ngang trước ngực, khi có hiệu lệnh chuyền cô thực chuyền bóng sang bên phải ra sau cho cô lan, cô lan đón bóng bằng hai tay và chuyền tiếp cho cô phơn, cô phơn đón bóng bằng hai tay sau đó chạy lên đầu hàng, chuyền bóng sáng phía trái cho cô thực đứng sau cô phơn như chuyền bên phải. Khi chuyền bóng bằng hai tay  đưa thẳng ngang bên hông của mình, không xoay cả người và ôm bóng vào lồng ngực
- Các cháu thấy các cô chuyền bóng có giỏi không?
- Lớp mình có muốn chuyền như các cô không
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện 2 - 3 lần. Cô sửa sai khuyến khích trẻ.
- Có thể cho trẻ thực hiện dước hình thức thi đua
- Cô nhận xét và hỏi lại tên bài vận động
* Hoạt động 4: Bé vui chơi
- TCVĐ: Nhảy tiếp sức
+ Cách chơi:
- Cho trẻ xếp 2 hàng dọc trước vạch chuẩn, khi nghe hiệu lệnh cháu thứ 1 của cả 2 hàng nhảy liên tiếp vào vòng lên đến ống cờ đổi cây cờ khác, rồi chạy nhanh về đưa cờ cho bạn kế tiếp. Bạn tiếp tục như thế cho đến hết hàng. 
+ Luật chơi: 
- Hàng nào xong trước và đổi đúng cờ là thắng.
- Trò chơi được bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Hỏi lại tên trò chơi 
- Nhận xét và tuyên dương
* Hoạt động 4: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân 
* Kết thúc: Chuyển hoạt động khác
- Trẻ đi các kiểu đi
- Thực hiện 3l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Rổ bóng ại
- Khối cầu, màu đỏ, xanh ạ
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát cô chuyền
- Trẻ nghe và quan sát
- Có ạ
- Có ạ
- Trẻ chuyền 
- Trẻ thi đua
- Trẻ nhắc lại vận động chuyền bắt bóng bên phải bên trái
- Trẻ đứng hai hàng dọc
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ nhắc cách chơi 
- Trẻ hít thở  nhẹ nhàng
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: ( Thực hiện trong 1 tuần )
1. Quan Sát: Con gà
2. TCVĐ: Mèo và chim sẻ
3. Chơi tự do: Dùng que vẽ con gà
a. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ được khám phá thế giới xung quanh.
- Trẻ quan sát và biết tên, đặc điểm nổi bật và lợi ích của con gà
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi đoàn kết, nhẹ nhàng.
- Biết chơi trò chơi “ Mèo và chim sẻ”, nắm được cách chơi luật chơi.
- Nhằm phát triển thể lực, phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.
- Trẻ hứng thú chơi tự do ngoài trời.
b. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Một đàn gà ở ngoài sân
- Tâm sinh lý trẻ thoải mái.
- 1 số câu hỏi để hỏi trẻ.
c. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Bé khám phá
* Trước khi quan sát
- Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời " Quan sát con gà".
- Chơi trò chơi “ Mèo và chim sẻ”
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi đi quan sát chơi đúng khu vực quan sát. 
* Trong khi quan sát.
- Quan sát con gà.
- Cô dẫn trẻ ra quan sát con gà, sau đó cho trẻ thảo luận, nhận xét về những gì mà trẻ biết.
- Cho trẻ nêu nhận xét về một số bộ phận của con gà.
- Cô cho trẻ quan sát và nêu được những gì trẻ nhìn thấy.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý: 
+ Các con đang quan sát gì?
+ Con gà trống có những bộ phận gì?
+ Những bộ phận của con gà có tác dụng gì?
+ Gà là động vật sống ở đâu ?
+ Gà là động vật mấy chân?
+ Gà đẻ con hay đẻ trứng?
+ Con gà gì đẻ được trứng 
+ Gà mái trông như thế nào?
+ Gà mái có đẻ trứng không?
+ Gà trống có đẻ được trứng không? 
+ Gà con như thề nào?
+ Nuôi gà để làm gì?
- Động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời.
- Cho trẻ hát bài “ Đàn gà trong sân”.
* Sau khi quan sát
+ Củng cố: Hỏi tên buổi quan sát
- Cô hỏi nội dung buổi hoat động ngoài trời.
- Cô nhận xét chung buổi hoạt động.
- Nhận xét trẻ ngoan, chưa ngoan để khuyến khích trẻ kịp thời.
+ Giáo dục:Trẻ biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi trong gia đình
* Hoạt động 2: Bé đua tài
+ TCVĐ: Mèo và chim sẻ
+ Cách chơi:
- Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3 - 4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện.
+ Luật chơi:
- Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. 
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 
- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ hứng thú với trò chơi.
- Hỏi tên trò chơi.
- Nhận xét sau khi chơi
* Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ dùng que vẽ con gà trên sân.
- Trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC: ( Thực hiện trong 1 tuần)
1. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
2. Góc học tập: Bé chơi với số 6, 7 ( LVPT: Nhận thức)
3. Góc nghệ thuật: DH – VĐ: Vì sao con mèo rửa mặt( LVPT: Thẩm mỹ)
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thể hiện vai trò của mình trong góc chơi, biết chia sẻ công việc với mọi người. 
- Trẻ ôn lại 1 số bài đã học, trẻ biết hát và vận động theo nhạc bài " Vì sao con mèo rửa mặt"
b. Chuẩn bị:
1. Góc xây dựng: Nhà, cây cối, gạch, cổng, hàng rào con vật nuôi trong gia đình.......
2. Góc học tập: Thẻ số 6, 7 và một số con vật nuôi trong gia đình
3. Góc nghệ thuật: Xắc xô, dụng cụ âm nhạc
c. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Giới thiệu góc chơi
- Cô giới thiệu chủ đề chơi: ( Động vật).
- Cô cho trẻ nhắc lại tên các góc chơi.
- Cô giới thiệu các góc chơi, nội dung các trò chơi trong các góc chơi.
1. Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi
2. Góc học tập: Bé chơi với số 6, 7
3. Góc nghệ thuật: Hát và vận động bài " Vì sao con mèo rửa mặt"
- Cô cho trẻ nhận nhóm chơi mà trẻ thích.
- Cô cho trẻ bầu nhóm trưởng nhóm chơi.
- Trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mà trẻ đã nhận.
* Hoạt động 2: Quá trình chơi:
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
- Khi trẻ về góc chơi cô hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
- Khi trẻ chơi cô đi quan sát trẻ trong các góc chơi gợi hỏi trẻ về nội dung buổi chơi để kịp thời uốn nắn, sửa sai và gợi ý cho trẻ trong quá trình chơi của trẻ.
- Cô luôn động viên các cháu mạnh dạn trao đổi ý kiến với bạn trong quá trình chơi.
- Cô nhận xét chung các nhóm chơi, khen những trẻ chơi ngoan, chơi tốt và động viên những trẻ chơi chưa ngoan cần cố gắng hơn trong các giờ chơi sau.
3. Sau khi chơi:
- Cô cho tất cả trẻ về góc xây dựng để giới thiệu vai chơi của góc mình 
- Cô nhận xét chung giờ chơi của cả lớp.
- Cho trẻ về các góc cất dọn đồ chơi.
- Cho cả lớp hát bài: '' Vì sao con mèo rửa mặt''.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi.
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA: ( Thực hiện trong 1 tuần)
1. Vệ sinh:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân mặt, mũi, chân, tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng 
2. Ăn trưa: 
- Cho trẻ ăn hết suất, hợp vệ sinh, ăn đủ các chất dinh dưỡng
3. Ngủ trưa: 
- Cho trẻ ngủ đúng tư thế, ngủ đủ giấc
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cho trẻ tập thể dục chống mệt mỏi với trò chơi “ Gieo hạt nẩy mầm” (2 lần)
- Cho trẻ làm quen với bài mới trong chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ làm quen theo nhiều hình thức
- Theo tập thể, nhóm, cá nhân
+ TCVĐ: Mèo và chim sẻ
+ Cách chơi:
- Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3 - 4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện.
+ Luật chơi:
- Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. 
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần 
- Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ hứng thú với trò chơi.
- Hỏi tên trò chơi.
- Nhận xét sau khi chơi
G. VỆ SINH- NÊU GƯƠNG –TRẢ TRẺ ( Thực hiện trong 1 tuần)
1. Vệ sinh:
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân mặt mũi, chân tay sạch sẽ đầu tóc gọn gàng .
2. Nêu gương:
- Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô cho trẻ nhận xét về mình, về bạn 
- Cô nhận xét chung sau đó cho trẻ ngoan lên cắm cờ
3. Trả trẻ:
- Don dép đồ chơi
- Cho trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân của trẻ
- Trẻ ra về lễ phép vui vẻ chào bố mẹ, chào cô. 
- Cô don dẹp phòng học sạch sẽ trước khi ra về. 
....................................................................o0o....................................................................
THỨ 3
Ngày soạn: 23/ 11/ 2014
Ngày dạy: 25/ 11/ 2014
A. VỆ SINH - ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
 ( Đã soạn đầu tuần)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “ CHÚ DÊ ĐEN”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức
- Trẻ 3 T: Được nghe cô kể truyện biết tên truyện, tên tác giả 
- Trẻ 4 T: Biết tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện
- Trẻ 5 T: Hiểu được nội dung truyện nhớ tên các nhân vật trong truyên. Dê là động vật đẻ con.
2. Kĩ năng:
- Trả lời câu hỏi lưu loát, rõ ràng.
- Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định và biết lắng nghe
3. Ngôn ngữ: 
- Cung cấp và mở rộng vốn từ cho trẻ: 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
4. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện
- Giáo dục trẻ biết dũng cảm,mạnh dạn tự tin trong lời nói.
II. CHUẨN BỊ: 
- Địa điểm: Tại lớp học
- Đồ dùng: Tranh minh họa theo nội dung câu truyện.
- Xác định giọng kể: Giọng dê trắng run sợ,giọng chú sói hung ác,giọng dê trắng bình tĩnh dũng cảm.
- Hệ thống câu hỏi: Cô đặt câu hỏi theo nội dung trình tự câu truyện. 
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu truyện gì? Do ai sáng tác?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Dê trắng đi vào rừng để làm gì?
+ Dê trắng đi vào rừng bất chợt có con gì tới?
+ Chó sói quát dê trắng như thế nào?
+ Dê trắng trả lời ra sao?
+ Dê đen đi vào rừng để làm gì?
+ Khi dê đen gặp chó sói đã hỏi dê đen như thế nào?
+ Dê đen trả lời sói ra sao ?
+ Chó sói tỏ ra như thế nào khi dê đen trả lời một cách mạnh dạn tự tin?
+ Trong chuyện cháu thích nhất nhân vật nào?
+ Vì sao cháu thích?
+ Nếu cháu là dê trắng cháu sẽ làm gì khi gặp sói?
+ Qua câu chuyện chúng mình học được điều gì?
- NDTH: Hát (Chú voi con)
III. TIẾN HÀNH:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Bé vui hát
- Cô cho trẻ hát bài( Gà trống mèo con và cún con ).
- Trẻ hát và trò truyện cùng cô về nội dung bài hát và chủ đề.
- Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật .
2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện
+ Cô giới thiệu bài và kể diễn cảm.
- Cô kể diễn cảm lần 1: Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện ( Chú dê đen). Của tác giả:
- Cô kể diễn cảm lần 2: ( Kết hợp cho trẻ xem tranh ).
3. Hoạt động 3: Bé biết gì về dê đen,dê trắng trong truyện.
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu truyện gì? Do ai sáng tác.
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Dê trắng đi vào rừng để làm gì?
+ Dê trắng đi vào rừng bất chợt có con gì tới?
+ Chó sói quát dê trắng như thế nào?
+ Dê trắng trả lời ra sao?
+ Vì sao dê trắng bị chó sói ăn thịt?
+ Dê đen đi vào rừng để làm gì?
+ Khi dê đen gặp chó sói ,sói đã hỏi dê đen như thế nào?
+ Dê đen trả lời sói ra sao ?
+ Chó sói tỏ ra như thế nào khi dê đen trả lời một cách mạnh dạn tự tin?
+ Trong chuyện cháu thích nhất nhân vật nào?
+ Vì sao cháu thích?
+ Nếu cháu là dê trắng cháu sẽ làm gì khi gặp sói?
+ Qua câu chuyện chúng mình học được điều gì?
* Các cháu thấy nội dung câu chuyện ntn.
- Các cháu ạ, qua câu chuyện muốn nói đến sự dũng cảm gan dạ,tự tin ở chính mình mà dê đen đã đuổi được chó sói hung ác vaò rừng.
+ Lần 3:
- Cô mời trẻ lên kể từng đoạn theo tranh cùng cô.
+ Qua câu truyện này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
* Giáo dục trẻ luôn dũng cảm mạnh dạn tự tin.
4. Hoạt động 4: Bé tập làm họa sỹ.
+ Kết thúc: Vẽ nhân vật trẻ thích.
- Trẻ hát và trò truyện cùng cô
 -Trẻ nghe cô giáo dục
-Trẻ nghe cô kể truyện diễn cảm
-Trẻ nghe cô kể truyện diễn cảm
-Trẻ trả lời ( Chú dê đen )
- Dê đen,dê trắng, chó sói
- Đi tìm lá non...,nước suối mát...
- Gặp chó sói
- Dê kia mày đi đâu
- Tôi đi tìm lá non...nước suối mát ...
- Dê trắng run sợ khi gặp chó sói.
- Đi tìm lá non ............
- Dê kia mày đi đâu
- Tao đi tìm đứa nào hay gây sự
- Chó sói tỏ ra sợ sệt chạy thẳng vào rừng?
- Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô giảng nộ dung câu truyện
-Trẻ kể truyện cùng cô
-Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô giáo dục
-Trẻ thực hiện
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ( Đã soạn đầu tuần)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC ( Đã soạn đầu tuần)
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA: ( Đã soạn đầu tuần)
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cho trẻ tập thể dục chống mệt mỏi với trò chơi “ Gieo hạt nẩy mầm” (2 lần)
- Cho trẻ ôn lại bài cũ trong chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ ôn theo nhiều hình thức
- Theo tập thể, nhóm, cá nhân.
* TCVĐ: Mèo bắt chuột

File đính kèm:

  • docgiao an mam non.doc
Giáo Án Liên Quan