Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 - Trẻ biết có nhiều loại động vật sống dưới nước, phân biệt được đặc điểm, ích lợi sinh sản của một số con vật sống dưới nước.

- Gọi đúng tên một số loài cá và kể được một số bộ phận chính bên ngoài, đặc điểm, môi trường sống, sinh sản của cá.

- Trẻ biết ích lợi của một số con vật sống dưới nước đối đời sống và sức khoẻ của con người.

 b. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh đặc điểm của một số con vật sống dưới nước.

 - Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, diễn đạt những hiểu biết của mình về một số con vật sống dưới nước.

- Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết cho trẻ.

c. Thái độ:

 - Trẻ biết cách chăm sóc cá, giữ gìn môi trường ao, hồ, sông, biển không bị ô nhiễm để đàn cá phát triển.

 - Đảm bảo an toàn khi đến gần ao, hồ

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5825 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH:
“ Động vật sống dưới nước”1 Tuần
Từ 20/12 đến 24/12/2010
Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Trẻ biết có nhiều loại động vật sống dưới nước, phân biệt được đặc điểm, ích lợi sinh sản của một số con vật sống dưới nước.
- Gọi đúng tên một số loài cá và kể được một số bộ phận chính bên ngoài, đặc điểm, môi trường sống, sinh sản của cá.
- Trẻ biết ích lợi của một số con vật sống dưới nước đối đời sống và sức khoẻ của con người. 
 b. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh đặc điểm của một số con vật sống dưới nước.
 - Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, diễn đạt những hiểu biết của mình về một số con vật sống dưới nước.
- Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết cho trẻ.
c. Thái độ:
	- Trẻ biết cách chăm sóc cá, giữ gìn môi trường ao, hồ, sông, biển không bị ô nhiễm để đàn cá phát triển.
	- Đảm bảo an toàn khi đến gần ao, hồ
2. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- HĐVĐ: túi cát.
- HĐ KPKH: Tranh, ảnh, lô tô về các con vật sống dưới nước.
- HĐ Tạo hình: Tranh mẫu, giấy màu, hồ dán
- HĐ LQVH: Tranh thơ “ Nàng tiên ốc”.
- HĐ AN: Đàn ooc gan, đĩa nhạc, xắc xô, thanh gõ
* Chuẩn bị của trẻ:
- Trẻ có đầy đủ những đồ dùng phục vụ cho học tập như: bàn ghế, bút.
- Lô tô của trẻ về các con vật sống dưới nước
3. KẾ HOẠCH TUẦN
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
TDS
- Hô hấp 5: Gà gáy ...ò ó o
- Tay vai 4: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
- Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
- Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
HĐHCCĐ
Hoạt động 
Vận động:
Trèo lên xuống thang. Chạy nhấc cao đùi.
Hoạt động
KPKH:
Con rùa.
Hoạt động
Tạo hình:
Xé dán hình con cá 
Hoạt động
LQVH: Thơ:
“ Nàng tiên ốc” (Thanh Nhàn)
Hoạt động
AN:
- Hát, vỗ tay theo TTC “ Cá vàng bơi”
- Nghe hát: “ Bà còng đi chợ”
- TCAN: “Sol Mi”.
HĐNT
- QS bể cá.
- TCVĐ: 
+ Bắt chước tạo dáng
+Mèo đuổi chuột.
- QS con tôm.
- TCVĐ:
+ Chim bay, cò bay
+Cáo và thỏ
- QS con cua.
- TCVĐ:
+Bốn mùa
+Rồng rắn lên mây.
- QS thời tiết.
- TCVĐ: 
+ Bàn tay.
+ Bắt vịt trên cạn
- QS con ếch.
- TCVĐ: 
+Con thỏ
+ Chuyền bi.
HĐG
* Góc phân vai: Cửa hàng bán hải sản, cửa hàng bán các con vật sống dưới nước, nấu ăn.
* Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh các con vật sống dưới nước; làm đồ chơi; chơi, hoạt động theo ý thích: cắt, dán, nặn hình các con vật sống dưới nước; chơi trò chơi: phòng triển lãm tranh về các con vật sống dưới nước. Hát, làm động tác minh hoạ các bài hát về các con vật sống dưới nước, đọc thơ, ca dao, đồng dao.
* Góc sách: Xem sách tranh về các con vật sống dưới nước, xem ảnh, kể chuyện về các con vật sống dưới nước, ích lợi của chúng, kể chuyện sáng tạo theo tranh, làm sách tranh về các con vật sống dưới nước.
* Góc xây dựng: Xây ao thả cá.
HĐC
Tổ chức trò chơi dân gian: “Ném vòng cổ chai”.
Ca múa hát tập thể
LQBT: “Nàng tiên ốc” (Thanh Nhàn)
Xem băng đĩa về các con vật sống dưới nước.
Nhận xét, tuyên dương, phát phiếu bé ngoan.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 20/12/2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
vận động:
Trèo lên xuống thang. Chạy nhấc cao đùi.
- Trẻ nhớ tên bài tập. Biết trèo lên xuống thang và chạy nhấc cao đùi.
- Rèn luyện tính khéo léo, dẻo dai và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Trẻ biết đoàn kết, tự giác trong tập luyện.
- Xắc xô.
- Đội hình cho trẻ.
- Sân tập bằng phẳng, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Phấn.
* HĐ1: Luyện các kiểu đi:
- Cho trẻ đi vòng tròn và hát bài “ Một đoàn tàu” kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô: Tàu lên dốc, xuống dốc, tàu chạy chậm, tàu chạy nhanh, tau đi bình thường, tàu sắp về ga, tàu về ga.
- Trẻ về 4 tổ. 
* HĐ2: Bài tập phát triển chung:
Cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung
- Hô hấp 5: Máy bay ùù
- Tay vai 4: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
- Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân, tay chống sau, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
- Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
* HĐ3: VĐCB: 
- Cô giới thiệu tên bài tập: Hôm nay, cô cháu mình cùng thực hiện bài tập: Trèo lên xuống thang, chạy nhấc cao đùi.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
- Bây giờ, lớp mình cùng thực hiện vận động trèo lên xuống thang.
- Cô làm mẫu: 
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
Lần 2: Cô vừa làm mẫu kết hợp giải thích: Hai tay vịn vào thành cầu thang, chân bước lên các bậc cầu thang, luân phiên chân nọ tay kia.
Lần 3: Cô làm nhanh toàn bộ động tác.
- Gọi 1-2 trẻ lên làm mẫu.
- Trẻ thực hiện bài tập: Trẻ đứng ở đầu hàng trèo lên xuống thang sau đó về đứng ở cuối hàng. Lần lượt cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Tiếp theo lớp mình sẽ cùng thi chạy nhấc cao 
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
đùi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chạy.
- Gọi 1-2 trẻ lên chạy thử.
- Chia trẻ thành hai đội thi chạy nhấc cao đùi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ4: TCVĐ: Mèo và chim sẽ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Kiểm tra, nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ5: Hồi tĩnh
- Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ vừa làm động tác chim vẫy cánh vừa hát bài “ Chim mẹ, chim con”.
HĐNT:
+HĐCĐ: QS bể cá
+ TCVĐ
- Bắt chước tạo dáng
- Mèo đuổi chuột
+ Chơi tự do.
- Trẻ biết nêu nhận xét về đặc điểm của bể cá.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước. Biết đảm bảo an toàn khi đến gần bể, ao, hồ.
- Xắc xô
- Hột hạt, lá cây khô.
- 1 cành lá.
 - 1 mũ chóp kín hình mèo.
- Đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Bé cùng quan sát:
+ Cho trẻ vừa đi ra sân vừa hát bài: “ Cá vàng bơi”. Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói tới con gì?
- Cá vàng thường được nuôi ở đâu? ( Trong bể, bình).
- Cô cho trẻ đến bên bể cá và hỏi: Đây là gì? 
( Bể cá). 
+ Cô cho trẻ chia nhóm để quan sát bể cá. Sau đó tập trung trẻ lại và đàm thoại:
- Các con vừa được quan sát con gì?
- Bể cá có đặc điểm như thế nào?
- Trong bể có nuôi những con gì?
- Ngoài các loại cá, trong bể còn có gì nữa?
- Bể cá dùng để làm gì?
- Để các con vật sống trong bể có thể sống, chúng ta phải làm gì?
- Cô cùng trẻ cho cá ăn.
- Khi đến bên bể cá (ao, hồ), các con phải như thế nào?
Cô lồng ghép giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước, biết đảm bảo an toàn khi đến bên bể cá, ao hồ
* HĐ2: Thi xem ai nhanh
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ " Bắt chước tạo dáng”, “ Mèo đuổi chuột?”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Cho trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
* HĐ3: Bé thích chơi gì?
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
HĐC:
Tổ chức trò chơi dân gian “ Nhảy dây”.
- Giúp trẻ có thể chơi thành thạo trò chơi dân gian 
“ Nhảy dây”.
- Trẻ có thể tham gia chơi tích cực, sôi nổi.
- Phấn
- sỏi
* HĐ1: Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
- Hôm nay, cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi “ Nhảy dây”.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
* HĐ 2: Trẻ cùng chơi:
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chia thành nhiều nhóm nhỏ để chơi
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3 ngày 21/12/2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
KPKH:
Con rùa
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, thức ăn, sinh sản, MTS của con rùa. Biết được một số con vật sống dưới nước.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạnh lạc, biết sử dụng các trạng thái biểu lộ cảm xúc khi miêu tả các con vật mà trẻ biết.
- Hai con rùa thật cho trẻ quan sát.
- Thiết kế bài giảng trên phần mềm PP.
- Chuẩn bị một số thức ăn của rùa.
- Các mai rùa cho trẻ đeo để vận động theo nhạc.
- Tranh con rùa cho trẻ chơi trò chơi.
* HĐ1: Bé vui múa hát
- Hát và vận động theo nhạc bài: “ Rì rà rì rà”.
Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói tới con gì?
- Hỏi trẻ :Con biết gì về con rùa ?
- Hôm nay cô cháu mình cùng khám phá về con rùa.
*HĐ2: Bé cùng khám phá
- Cô cho trẻ chia thành hai nhóm để quan sát con rùa.
- Sau đó các nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình về tên gọi, đặc điểm cấu tạo, thức ăn, sinh sản của rùa.
- Cho trẻ về 3 tổ để đưa ra ý kiến của nhóm mình:
+ Các con vừa được quan sát con gì?
+ Con rùa có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
+ Đầu, mai, thân rùa như thế nào?
+ Vì sao mai rùa lại cứng?
+ Khi ta chạm vào rùa thì con rùa như thế nào? Vì sao nó lại thu mình vào trong chiếc mai?
+ Rùa sống ở đâu?
+ Rùa ăn những thức ăn gì?
+ Rùa sinh sản như thế nào?
Cô khái quát lại những kiến thức về cấu tạo, thức ăn, sinh sản của rùa cho trẻ khắc sâu hơn.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về các hoạt động, các loại thức ăn và tập tính sinh sản của rùa.
*HĐ3: Bé thử tài
+ Trò chơi 1: “Thi xem đội nào nhanh”
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi của trò chơi: 
+ Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm. Mỗi nhóm cử ra 4 bạn chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ cho các bạn chơi. Nhiệm vụ của mỗi đội là từng bạn lên gắn những mảnh rời thành hình con rùa.
+ Luật chơi: Trong vòng 3 phút, đội nào gắn nhanh, gắn đúng và đẹp thì sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
+ Trò chơi 2: “ Bé tập làm chú rùa”
- Cô phát cho mỗi trẻ một mai rùa, cho trẻ đeo vào sau lưng, tập làm rùa bò theo bài hát “ Rì rà rì rầm”.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
HĐNT:
+HĐCĐ
QS con tôm
+TCVĐ:
-Chim bay, cò bay 
- Cáo và thỏ
+ Chơi tự do
- Trẻ biết đặc điểm và lợi ích của con tôm.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi do cô tổ chức.
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước.
- Xắc xô, 
- Phấn, lá cây, hột hạt, đồ dùng chăm sóc cây.
- Sỏi
- Thuyền giấy.
* HĐ1: Bé cùng quan sát: 
- Cho trẻ đi ra sân đến gần chậu tôm.
- Cho trẻ chia nhóm để quan sát con tôm. Sau đó, cô tập trung trẻ lại để đàm thoại:
- Các con vừa được quan sát con gì?
- Con tôm có đặc điểm như thế nào?
- Con tôm sống ở đâu?
- Thức ăn của tôm là gì?
- Người ta nuôi tôm để làm gì?
- Để tôm chóng lớn các con phải làm gì?
Cô lồng ghép giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước.
* HĐ2: Bé cùng chơi TCVĐ:
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ: “ Chim bay, cò bay”, “ Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ3: Bé thích chơi gì?
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
HĐC:
* Ca múa hát tập thể.
- Bước đầu giúp trẻ hát, múa những bài hát có nội dung về các con vật sống dưới 
- Hệ thống những bài hát đã học.
- Hệ thống 
* HĐ1: Những chú cá vàng.
- Bé cùng hát và vận động theo nhạc bài: “ Cá vàng bơi”. Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì?
- Cá vàng sống ở đâu?
- Các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa?
- Bạn nào biết những bài hát nói về các con vật sống dưới nước.
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
nước.
- Rèn khả năng về âm nhạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước.
câu hỏi đàm thoại.
- Cô đóng vai người dẫn chương trình.
Hôm nay, lớp mình cùng múa hát những bài hát nói về các con vật sống dưới nước.
* HĐ2: Bé vui múa hát
- Cho trẻ múa, hát dưới nhiều hình thức như: tổ, nhóm, cá nhân, bạn nam, bạn nữvới các bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề như: Cá vàng bơi, Bà cồng, Rì rà rì rầm
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 4 ngày 22/12/2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động tạo hình
Xé dán hình con cá (M)
- Trẻ biết xé lượn cong 2 đầu hình chữ nhật để tạo thành hình con cá, dán thêm một số chi tiết tạo dáng đặc điểm nổi bật về con cá gồm mắt, vây đuôivà phết hồ đều để dán. Biết trình bày bố cục cân đối trên bức tranh. PT sự chú ý, óc tưởng tượng cho trẻ.
- Luyện trẻ kỷ năng xé dán đã học: Xé lượn cung.
- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc con vật, biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch
- Tranh xé dán mẫu.
- Vở tạo hình, giấy màu, hồ dán, bàn ghế đủ cho trẻ
- Khăn lau, một số đồ dùng khác.
*HĐ 1: Cho trẻ hát+VĐ “Cá vàng bơi”. Trò chuyện với trẻ về bài hát, về con cá.
*HĐ 2: Quan sát mẫu:
- Cô cho trẻ QS tranh xé dán hình con cá. Cho trẻ nhận xét đặc điểm nổi bật: Con cá được xé dán bằng giấy màu, có đầu, mình, đuôi, mắt, vâySau đó cô khái quát lại và GD trẻ biết chăm sóc con cá, biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch cho cá sinh sống.
*HĐ 3: Xé dán mẫu.: Cô gấp đôi mảnh giấy màu hình chữ nhật, xé lượn cung và phết hồ ở mặt sau để dán lên bức tranh làm mình cá. Sau đó cô dùng bút vẽ thêm các chi tiết như mắt, mang, miệng, vây, đuôi
- Cho 1-2 trẻ nhắc lại cách xé dán
*HĐ 4: Trẻ thực hiện
- Cô quan sát, động viên trẻ xé dán theo mẫu.
- Giúp đỡ những trẻ gặp lúng túng
*HĐ 5: Nhân xét sản phẩm
- Cho trẻ tự nhận xét bài lẫn nhau.
- Cô nhận xét kết quả, sản phẩm đạt được của trẻ, nhận xét quá trình thực hiện của trẻ.
*HĐ 6: Thu dọn đồ dùng.
- Chuyễn hoạt động
- Cho trẻ hát múa về chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội, làm chú bộ đội, màu áo chú bộ đôi
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HĐNT:
+HĐCĐ
QS con cua
+TCVĐ: 
- Bốn mùa
-Rồng 
rắn lên mây
+ Chơi tự do
- Trẻ biết nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của con cua?
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi do cô tổ chức.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ bể cá, biết cách chăm sóc cá.
- Xắc xô, 
- Phấn, lá cây, hột hạt, đồ dùng chăm sóc cây.
- Thức ăn cho cá.
* HĐ1: Bé cùng quan sát:
- Cô đố trẻ: “ Con gì tám cẳng hai càng
 Không đi mà lại bò ngang giữa đường”
 ( Con cua).
- Giao nhiệm vụ cho trẻ: Hôm nay, cô sẽ cho lớp mình được đi quan sát con cua.
- Cho trẻ chia nhóm để quan sát con cua. Sau đó, cô tập trung trẻ lại để đàm thoại:
Các con vừa được quan sát con gì?
Con cua có đặc điểm như thế nào?
Con cua ăn những thức ăn gì?
Con cua sống ở đâu?
 Cua có lợi ích như thế nào?
* HĐ2: Bé cùng vui chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ: “ Bốn mùa”, 
“ Rồng rắn lên mây”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ3: Bé thích chơi gì?
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động
HĐC:
* LQ bài thơ: 
“ Nàng tiên ốc.”
Thanh Nhàn)
- Bước đầu giúp trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.
- Rèn khả năng đọc thơ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
- Cô đọc thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
* HĐ1: Đố bé con gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh các con vật sống dưới nước và đoán xem đó là con vật gì? ( Con cua, con tôm, con rùa, con ốc).
- Các con vật này sống ở đâu?
- Hôm nay, cô sẽ cho các con làm quen với một bài thơ nói về con ốc. Đó là bài thơ: “ Nàng tiên ốc” do nhà thơ Vân Lâm sáng tác.
* HĐ2: Bé cùng đọc thơ
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe ( 2lần)
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô khuyến khích trẻ đọc nhẩm thơ theo cô.
- Cho trẻ chơi trò chơi làm con ốc và vừa đọc thơ.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 5 ngày 23/12/2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
LQVH: Thơ:
“Nàng tiên ốc”
 (Thanh Nhàn)
- Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả , đọc thơ diễn cảm và hiểu được nội dung bài thơ
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm 
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
- Tranh thể hiện nội dung bài thơ.
- Các bức tranh thể hiện nội dung bài thơ cho trẻ chơi trò chơi.
* HĐ1: Bé thử đoán xem?
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ô cửa kỳ diệu”. Đàm thoại: 
- Ô cửa kỳ diệu hôm nay là hình ảnh gì?
- Hình ảnh nàng tiên và bà cụ có trong bài thơ nào mà cô đã cho các con làm quen? 
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Hôm nay, cô sẽ đọc lại bài thơ này cho lớp mình cùng nghe.
* HĐ2: Bé đọc thơ hay
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
+ Lần 1: cô đọc thơ diễn cảm không sử dụng tranh.
+ Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp sử dụng tranh minh hoạ.
- Đàm thoại nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Bà già nghèo đã bắt được con gì?
+ Bà đã làm gì với con ốc?
+ Chuyện gì đã xảy ra kể từ khi bà nuôi con ốc?
+ Thấy chuyện lạ, bà già đã làm gì?
+ Bà trông thấy điều gì?
+ Từ đó, bà già và cô gái như thế nào?
- Dạy trẻ đọc thơ: 
+ Cho cả lớp đọc thơ diễn cảm.
+ Gọi tổ đọc thơ, các bạn nam. bạn nữ đọc thơ.
+ Đọc thơ theo hiệu lệnh của cô.
+ Gọi cá nhân trẻ đọc thơ.
- Cô nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho trẻ.
* HĐ3: Bé trổ tài
- Trò chơi: “ Ghép tranh”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử ra 4 bạn chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ cho các bạn chơi bằng cách đọc thơ “ Nàng tiên 
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
ốc”. Nhiệm vụ của mỗi đội là gắn những bức tranh thể hiện nội dung của bài thơ.
+ Luật chơi: Sau hai lần đọc thơ, đội nào gắn đúng, gắn nhanh thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
HĐNT:
+HĐCĐ
QS thời tiết và dạo chơi sân trường.
+ TCVĐ: 
 - Bàn tay.
- Bắt vịt trên cạn
+ Chơi tự do
- Trẻ biết phát hiện những thay đổi của thời tiết. Biết dấu hiệu đặc trưng về thời tiết giữa các mùa.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi do cô tổ chức.
- Giáo dục trẻ biết cách ăn mặc, chăm sóc sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
- Xắc xô, 
- Phấn, lá cây, hột hạt, đồ dùng chăm sóc cây.
* HĐ1: Bé cùng dạo chơi
- Cô dặn dò, nhắc nhở trẻ chuẩn bị trang phục gọn gàng trước khi ra sân.
- Giao nhiệm vụ cho trẻ: Hôm nay, cô sẽ cho lớp mình được đi quan sát thời tiết và dạo chơi sân trường.
- Cho trẻ vừa đi ra sân vừa hát bài: “ Trời nắng, trời mưa”. 
- Cho trẻ chia nhóm để quan sát bầu trời, khám phá về nhữnh thay đổi của thời tiết. Sau đó, cô tập trung trẻ lại để đàm thoại:
Con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
Bầu trời ra sao?
Bây giờ là mùa gì?
Các con hãy cho cô biết thời tiết của các mùa khác nhau như thế nào?
Con thích mùa nào? Vì sao?
Mùa hè thì chúng ta nên ăn mặc như thế nào? Nên ăn những món ăn gì?
Cô khái quát lại và lồng ghép giáo dục trẻ biết ăn mặc và bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
* HĐ2: Bé cùng chơi TCVĐ
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ: “ Bàn tay”, “ Bắt vịt trên cạn”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* HĐ3: Bé thích chơi gì?
- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích.
- Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức.
- Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động.
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HĐC:
Xem băng đĩa về các con vật sống dưới nước.
- Trẻ xem và hiểu nội dung của băng đĩa: Biết được đặc điểm, lợi ích, thức ăn, cách sinh sản, cách kiếm mồi của các con vật sống dưới nước.
- Ti vi
- Băng đĩa về các con vật sống dưới nước.
* HĐ1: Cô giới thiệu về băng mà trẻ sắp xem:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ Rong và cá”. Đàm thoại:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói tới điều gì?
+ Cá sống ở đâu?
+ Các con hãy kể tên các con vật sống dưới nước.
- Hôm nay cô sẽ cho các con cùng xem băng nói về các con vật sống dưới nước.
* HĐ2: Cho trẻ xem:
- Cô mở băng cho trẻ xem
- Nhắc nhở trẻ giữ trật tự trong khi xem.
* HĐ3: Đàm thoại nội dung vừa xem
- Các con vừa được xem gì?
- Hãy kể tên các con vật sống dưới nước?
- Các con vật đó có đặc điểm như thế nào? 
( cá, tôm, cua, rùa)
- Chúng ăn những loại thức ăn gì?
- Chúng sinh sản 

File đính kèm:

  • docCHU DE DV DUOI NUOC.doc
Giáo Án Liên Quan