Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Khám phá khoa học - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Gió

1, Kiến thức:

 - Trẻ nhận ra được gió từ các vật xung quanh ( từ cây, lá rơi .)

 - Trẻ mô tả được gió mạnh, gió nhẹ.(qua động tác, qua lời nói)

 - Trẻ nhận biết được khi nào có gió mạnh, gió nhẹ.

 - Trẻ nói được tác dụng và tác hại của gió với cuộc sống của con người

2, Kĩ năng.

 - Trẻ phân biệt được gió nhân tạo và gió tự nhiên.

 - Trẻ tạo ra được gió mạnh, gió nhẹ.

 - Trẻ nói đựoc câu rõ ràng mạch lạc

3, Thái độ.

 - Trẻ thích thú làm các động tác về gió mạnh gió nhẹ.

 - Có hành động phù hợp khi gặp gió.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 19018 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Khám phá khoa học - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Gió
Đối tượng dạy: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 - 30 phút
Người thực hiện: Nhóm 2 cụm 1 – 2 Thanh Oai 
I/ Mục đích yêu cầu:
1, Kiến thức:
 - Trẻ nhận ra được gió từ các vật xung quanh ( từ cây, lá rơi..)
 - Trẻ mô tả được gió mạnh, gió nhẹ.(qua động tác, qua lời nói)
 - Trẻ nhận biết được khi nào có gió mạnh, gió nhẹ.
 - Trẻ nói được tác dụng và tác hại của gió với cuộc sống của con người
2, Kĩ năng.
 - Trẻ phân biệt được gió nhân tạo và gió tự nhiên.
 - Trẻ tạo ra được gió mạnh, gió nhẹ.
 - Trẻ nói đựoc câu rõ ràng mạch lạc
3, Thái độ.
 - Trẻ thích thú làm các động tác về gió mạnh gió nhẹ.
 - Có hành động phù hợp khi gặp gió.
II/ Chuẩn bị: 
 - Đồ dùng của cô: giáo án điện tử (video về gió mạnh gió nhẹ, video về tác dụng, tác hại của gió), quạt nan, quạt giấy, quạt điện.
 - Đồ dùng của trẻ: chong chóng, giấy xé dải
III/ Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định gây hứng thú
2. Nội dung
a. Gió tự nhiên
- Cho trẻ ra sân quan sát:
+ Vì sao cây lại nghiêng? lá lại rụng?
+ Vì sao lá cờ lại bay?
Cô kết luận: Cờ bay, lá cây đung đưa là nhờ có gió, Gió này gọi là gió tự nhiên. Bây giờ cô con mình cùng vào lớp để tìm hiểu một loại gió nữa nhé.
b. Khám phá về gió nhân tạo:
* Thí nghiệm 1:
- Cô tạo tình huống: cô để giấy trên bàn, sau đó cô bật quạt => giấy rơi.
+ Ô, giấy của cô rơi hết rồi, tại sao giấy của cô lại rơi?
* Thí nghiệm 2: Tự tạo ra gió bằng các cách khác nhau
- Làm thế nào để có gió?
( trẻ cầm giấy, quạt, thổi, tay, áo ) => vật cứng thì gió mạnh hơn. lực tác động mạnh hơn thì gió mạnh hơn 
=> Cô kết luận: có thể tạo ra gió từ các đồ vật khác nhau
- Chúng mình có dùng tay cầm nắm được gió không?
- Các con có ngửi được gió không?
- Tai chúng ta có nghe đựơc gió không?
- Các con có nhìn được gió khôg?
- Các con thấy gió có lợi ích gì? (Cho trẻ xem hình ảnh tận dụng sức gió)
- Tác hại của gió? (Cho trẻ xem hình ảnh)
=> Cô kết luận: Gió có rất nhiều lợi ích (làm khô quấn áo, gió đưa hạt và phấn cho một số loại cây, gió làm mát và thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường không khí, làm một số vật tự chuyển động), nhưng gió cũng có tác hại, nếu gió to dễ làm đổ cây cố nhà cửa, hại hoa màu
* Giáo dục trẻ vào mùa đông khi có gió to phải mắc quần áo ấm. Khi có gió bão không đi ra ngoài đường.
3: Trò chơi:
- Cô cho trẻ chơi với chong chóng
lập bảng:
3. Kết thúc hoạt động: nhận xét, tuyên dương, khen trẻ:
Trẻ chơi
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ ch ơi

File đính kèm:

  • docKP gio.doc
Giáo Án Liên Quan