Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Khám phá khoa học - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Khám phá đồ dùng ăn uống - Nguyễn Thị Hồng

- Bé biết đặc điểm, công dụng và các dạng khác nhau cũng như một số chất liệu khác nhau của một số đồ dùng trong ăn uống hàng ngày.

- Trẻ nói rỏ ràng tròn câu, mạnh dạng tự tin phát biểu.

- Phát triển sự sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi “ai tài thế”.

- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đồ dùng.

- Giáo dục cách bảo quản và cách sử dụng đồ dùng trong ăn uống

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12596 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Khám phá khoa học - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Khám phá đồ dùng ăn uống - Nguyễn Thị Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG 
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN LẬP
Đề tài: KPKH
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: 	khám phá đồ dùng ăn uống
Thời gian: 30 phút
Đối tượng: Lớp lá 
Số trẻ: 33 cháu 
Ngày dạy:: 22/10/2014
Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Đề tài: KPKH
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: khám phá đồ dùng ăn uống (chén –dĩa, đũa-muỗng)
Thời gian: 30 phút
Đối tượng: Lớp lá 
Số trẻ: 33 cháu 
Ngày dạy:: 22/10/2014
Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 
Mục đích – yêu cầu 
Bé biết đặc điểm, công dụng và các dạng khác nhau cũng như một số chất liệu khác nhau của một số đồ dùng trong ăn uống hàng ngày.
Trẻ nói rỏ ràng tròn câu, mạnh dạng tự tin phát biểu.
Phát triển sự sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi “ai tài thế”.
Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đồ dùng.
Giáo dục cách bảo quản và cách sử dụng đồ dùng trong ăn uống
Chuẩn bị:
Chén – dĩa, đũa - muỗng
Tranh Chén – dĩa, đũa - muỗng
Pp về các dạng của chén – dĩa, đũa – muỗng
Hình tròn nhỏ, hình tròn lớn, hình chữ nhật 
Gợi ý hoạt động:
Hoạt động 1:
Lắng nghe – lắng nghe
Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày
 (bát, đĩa)
Đố bé biết đó là cái gì?
Chén dĩa dùng để làm gì?
Hoạt động 2:
Hôm nay cô sẽ cho các con cùng khám phá về đồ dùng ăn uống.
Cô giới thiệu về đồ dùng để trẻ khám phá
Chia trẻ thành 4 đội và mời đại diện 4 đội lên bắt thăm sau đó cô cho trẻ về nhóm cùng thảo luận.
Hoạt động 3:
Sau thời gian 3phut mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên để nói về phần nhóm mình vừa thảo luận.
Sau khi trẻ của nhóm đã nói xong phần của mình cô cho trẻ các nhóm khác bổ xung hoặc hỏi để bạn của nhóm vừa thiết trình trả lời.
Cô gợi mở bằng câu hỏi để trẻ trả lời và giúp trẻ khắc sâu hơn
Đồ dùng đó để làm gì?
Đồ dùng đó được làm từ chất liệu gì?
Nếu đó là đồ dùng dễ vỡ chúng ta phải làm sao?
Làm thế nào để giữ vệ sinh đồ dùng ăn uống?
Nếu những đồ dùng đó bị bẩn mà đựng thức ăn khi ăn vào chuyện gì xảy ra?
Giáo dục trẻ một số dạng chén dĩa rất dễ vỡ nên khi sử dụng phải thật cẩn thận để tránh làm vỡ. đồ dùng ăn uống rất quan trọng giáo dục cháu phải biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng ăn uống.
Hoạt động 4
Cô cho trẻ xem pp trình chiếu các hình dạng và các chất liệu khác nhau để làm chén – dĩa, đũa – muỗng
Giáo dục cháu làm theo lời Bác dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ ba mẹ của mình
Hoạt động 4:
Cho trẻ chơi trò chơi “ai tài thế”
Cách chơi: chia trẻ thành 4 nhóm, ngồi xuống xếp thành 4 hàng dọc cùng nhau đua về đích. Và mõi nhóm chọn một tấm tranh sau đó sẽ sử dụng những hình mà cô đã chuẩn bị sẳn tranh trí cho những tấm tranh về dụng cụ ăn uống của mình.
Đội nào tạo thành những tấm tranh về dụng cụ trong bếp ngộ nghĩnh nhất là đội thắng cuộc.
	Nhận xét: kết thúc	GV
	Nguyễn Thị Hồng

File đính kèm:

  • docKPKH Gia dinh Dung cu trong bep 20141022.doc
Giáo Án Liên Quan