Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Bàn tay kỳ diệu

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

 1. Kiến thức :

 - Trẻ biết in hình bàn tay ở các kiểu và vẽ thêm các hình tròn, nét xiên, nét cong tô các màu sắc khác nhau bằng màu sáp, màu nước để tạo hình các con vật.

- Trẻ biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình

 2. Kỹ năng :

 - Trẻ có kỹ năng in ấn, chọn màu.

 - Rèn kỹ năng vẽ các hình tròn, nét thẳng, nét xiên và tô màu .

3. Giáo dục :

- Trẻ yêu quý, giữ gìn vệ sinh cho đôi bàn tay của mình.

- Trẻ tập trung, sáng tạo vào bài của mình

- Hứng thú tham gia hoạt động

 

docx12 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Bàn tay kỳ diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Chủ đề: B¶n th©n
Đề tài: Bàn tay kỳ diệu
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Số lượng: 25 trẻ
Thời gian: 25- 30phút
Ngày dạy: 31/10/2019
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết in hình bàn tay ở các kiểu và vẽ thêm các hình tròn, nét xiên, nét cong  tô các màu sắc khác nhau bằng màu sáp, màu nước để tạo hình các con vật.
- Trẻ biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình
 2. Kỹ năng :
 - Trẻ có kỹ năng in ấn, chọn màu.
 - Rèn kỹ năng vẽ các hình tròn, nét thẳng, nét xiên và tô màu . 
3. Giáo dục :
- Trẻ yêu quý, giữ gìn vệ sinh cho đôi bàn tay của mình.
- Trẻ tập trung, sáng tạo vào bài của mình
- Hứng thú tham gia hoạt động
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng của cô:
- Mô hình diễn rối bóng.
- 3 tranh mẫu của cô:
+ Tranh 1: In hình bàn tay tạo hình con cá.
+ Tranh 2: In hình bàn tay tạo hình con ốc sên.
+ Tranh 3: In hình bàn tay tạo hình con công.
- Nhạc không lời bài: Năm ngón tay ngoan, bàn tay bé xíu.
 2. Đồ dùng của trẻ:
- Bàn trẻ ngồi
- Bút màu sáp, màu nước,giấy màu, hồ 
III. TiÕn hµnh
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức.
- Các con ơi lại đây với cô nào!
- Giới thiệu khách: Hôm nay có BGH nhà trường đến dự với lớp mình xem lớp mình học có giỏi có ngoan không! Các con chào các cô nào!
+ Hôm nay cô cháu mình cùng đến rạp chiếu bóng để thưởng thức 1 môn nghệ thuật rất đặc sắc, các con có thích không?
+ Cho trẻ ngồi xem cô tạo bóng các con vật từ đôi bàn tay.
+ Các con vừa được xem các nghệ sĩ tạo các ra các con vật từ gì?
+ Tay đẹp của các con đâu? Bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn nghe, đôi bàn tay xinh của mình làm được những gì nào?
=> Đúng rồi các con ạ! Đôi tay của chúng mình có rất nhiều lợi ích đó là: Để xúc cơm, cầm bút vẽ, tô màu, múa đẹp, đánh đàn, hay diễn rối ngón tay, múa bóng bằng tay...
- Vậy chúng mình làm gì để bảo vệ đôi tay?
=> Giáo dục trẻ giữ gìn đôi bàn tay, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh.
- Ngoài những lợi ích của vừa kể trên thì còn rất nhiều điều kỳ diệu mà các con chưa biết hết, để biết điều kì diệu đó là gì thì mời các con chúng ta hãy cùng tìm hiểu với Cô Hằng nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
2.1. Quan sát tranh mẫu:
* Tranh 1: In hình bàn tay tạo hình con cá.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Ai giỏi nhận ra điều đặc biệt ở bức tranh này?
+ Các con đoán xem cô đã vẽ bức tranh này như thế nào?
=>Cô đặt úp bàn tay nằm ngang trên trang giấy, sau đó cô dùng bút in từ trái sang phải theo hình bàn tay và cô sẽ vẽ đường cong để phân biệt phần đầu và phần mình, sau đó các con vẽ mắt, vẽ vây cho con cá. 
+ Ai có nhận xét về bố cục bức tranh đàn cá nào? Vì sao cô lại vẽ được con cá to, con cá nhỏ từ đôi bàn tay của mình?
+À, con cá to là cô đã in bàn tay của mình, còn con cá nhỏ hơn cô đã in hình bàn tay của chị Bông đấy các con ạ, và để bức tranh thêm sinh động thì cô vẽ thêm những gì nhỉ?
+ Cô tô màu bức tranh như thế nào?
* Tranh 2: In hình bàn tay tạo hình con ốc sên.
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Để vẽ được những con ốc sên thì bàn tay của cô phải như thế nào? 
+ Ai có nhận xét gì về cách vẽ con cá và con ốc sên? Khi vẽ bàn tay của cô phải đặt như thế nào nhỉ? ( Vẽ con cá thì cô đặt úp lên trang giấy và các ngón tay cô xòe ra còn vẽ ốc sên thì bàn tay của cô nắm lại, chỉ xòe ngón cái thôi).
+ Để bức tranh thêm sống động, cô làm gì?	
=> Để vẽ được những con ốc sên từ bàn tay, các con nắm bàn tay lại, chỉ xòe ngón cái ra làm đầu ốc sên, sau đó đăt lên mặt tờ giấy. Sau đó in nét cong theo hình bàn tay, và vẽ thêm mắt, râu cho con ốc sên. Để bức tranh thêm sống động cô dán thêm đám mây, cây cỏ.
*Tranh 3: In hình bàn tay tạo hình con công.
+ Các con nhìn thấy gì?
+ Các con hãy quan sát thật tinh xem cô vẽ con công như thế nào?
+ Để vẽ được con công các con phải vẽ đầy đủ các bộ phận của nó: có đầu, có thân mình, có đuôi nữa.
+ Phần đầu của con công được vẽ ở ngón tay nào?
+ Phía trên đầu nó có gì nữa?
+ Mắt được vẽ bằng 1 nét chấm tròn nhỏ trên ngón tay cái, những ngón tay còn lại sẽ làm đuôi.
+ Bạn nào còn phát hiện ra điều gì ở bức tranh này nữa? 
À! Con công được vẽ ở giữa tờ giấy và được tô bằng nhiều màu sắc khác nhau rất là sặc sỡ. 
* Mở rộng: Ngoài các bức tranh trên thì cô còn sưu tầm được những bức tranh khác rất đẹp.
- Cho trẻ quan sát tranh mở rộng
Gợi ý trẻ dán thêm cỏ cây, hoa lá, đám mây, ông mặt trời cho bức tranh đẹp hơn.
- Các con thấy không? Rất đơn giản thôi, chỉ cần đặt ngang hoặc đặt dọc hay nắm lại bàn tay lên giấy, cầm bút in hình bàn tay, sau đó chúng mình thỏa sức sáng tạo với rất nhiều cách khác nhau để tạo nên những con vật ngộ nghĩnh. 
2.2.Hỏi ý tưởng của trẻ
- Hôm nay con sẽ vẽ gì?
- Con vẽ như thế nào?
- Giáo dục trẻ cách ngồi, cách cầm bút và chọn màu: Để vẽ đẹp thì các con phải có tư thế ngồi đúng, ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, chân vuông góc với mặt đất và mặt bàn, cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, ngón tay giữa đỡ ở phía dưới.
- Và các con nhớ thời gian làm bài là 1 bản nhạc, khi nào cô lắc xắc xô có nghĩa là thời gian đã hết chúng mình hãy mang bài đi trưng bày nhé! 
2.3. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về vị trí thực hiện
- Cô đi từng nhóm quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
2.4.Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
Trẻ cùng cô quan sát các sản phẩm trẻ làm và nhận xét bài của bạn, giới thiệu về bài của mình và đặt tên cho sản phẩm: Đây là các bức tranh mà các con vừa làm.
- Các con thích sản phẩm nào nhất?
+ Bức tranh này vẽ gì? 
+ Con đã dùng kỹ thuật gì để tạo lên bức tranh này?
+ Bức tranh này con đặt tên là gì?
- Cô hướng trẻ vào bài vẽ đẹp nhất:
+ Đây là bài vẽ của ai? Con lên giới thiệu cách làm cho các bạn cùng biết nào?
- Sau một thời gian ngắn, bằng đôi bàn tay nhỏ bé của mình các con đã tạo lên các tác phẩm nghệ thuật rất ấn tường, chắc hẳn bố mẹ sẽ rất vui khi chiều nay cô sẽ cho các con mang về nhà nhờ bố mẹ đóng khung để treo ở góc học tập của chúng mình nhé.
3. Kết thúc:
- Vừa rồi các con đã có trải nghiệm rất thú vị với đôi bàn tay xinh xắn của mình , bây giờ cô cháu mình cùng nhau chăm sóc đôi bàn tay với bài dân vũ rửa tay nhé!
- Chào khách kết thúc giờ học.
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Chủ đề: Động vật 
Đề tài: Tạo hình con vật từ hình tròn.
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Số lượng: 25 trẻ
Thời gian: 25- 30phút
Ngày dạy: 31/10/2019
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết chọn và sắp các hình tròn to, nhỏ khác nhau và dán để tạo hình các con vật ngộ nghĩnh.
- Trẻ biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho bức tranh thêm đẹp,thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình.
 2. Kỹ năng :
 - Trẻ có kỹ năng sắp xếp, kỹ năng gấp đôi hình tròn.
 - Trẻ có kỹ năng bôi hồ và dán . 
3. Giáo dục :
- Trẻ yêu quý các con vật.
- Trẻ tập trung, tưởng tượng, và sáng tạo vào bài của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng của cô:
- 3 tranh mẫu của cô:
+ Tranh 1: 2 chú vịt con ngộ nghĩnh.
+ Tranh 2: Đàn cá bơi lội.
+ Tranh 3: Voi biểu diễn xiếc.
- Nhạc không lời bài: Đàn vịt con, chú voi con ở Bản Đôn, cá vàng bơi.
 2. Đồ dùng của trẻ:
- Bàn trẻ ngồi
- Khung tranh, hình tròn có kích thước,màu sắc khác nhau, hồ dán, khăn lau tay.
III. TiÕn hµnh
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức.
- Các con ơi lại đây với cô nào!
- Giới thiệu khách: Hôm nay có các cô trong BGH nhà trường đến dự với lớp mình, xem chúng mình học có giỏi có ngoan không! Các con khoanh tay chào các cô nào.
-Hôm nay, lớp chúng mình tổ chức hội thi “Tài năng nhí”, các con có muốn tham gia không? BTC đã bật mí chủ đề của hội thi đấy, nhưng các con phải trả lời đúng các câu đố sau, các con lắng nghe nhé: Con gì “ vít, vít” mẹ ơi
 Lông vàng óng mượt
 Lội ao rất tài. 
Câu đố tiếp theo: Con gì có 4 chân to
 Cái vòi hút nước
 Phun mưa lên trời.
- Các con đoán xem chủ đề của hội thi liên quan đến gì?
- Các con hãy nổ 1 tràng pháo tay chào đón người đồng hành của chúng ta, cô Thu Hằng.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
- Xin kính chào các vị khách quý, chào mừng các bé đến với hội thi “ Tài năng nhí 2019”, hội thi gồm 3 phần: 
 Phần 1: Hiểu biết
 Phần 2: Tài năng
 Phần 3: Tài năng tỏa sáng.
* Cô cháu mình cùng bước vào phần thi đầu tiên mang tên “ Hiểu biết”, ở phần thi này các con sẽ được thể hiện hiểu biết của mình trong lĩnh vực hội họa qua việc trả lời các câu hỏi mà BTC đưa ra.
+ Cô có gì đây hả các con?
+ Các bức tranh có gì đặc biệt?
+ Đó là hình những con vật gì?
+ Các con thấy các con vật có đáng yêu không?
- Bức tranh 1: 2 chú vịt con.
+ Con vịt có những bộ phận gì? 
+ Các bộ phận đó được tạo ra như thế nào? Từ hình gì?
+ Đầu và mình con vịt cô chọn hình tròn gì?
+ Chân, cánh và mỏ được tạo ra như nào?
=> À đúng rồi các con ạ, để dán được hình con vịt, cô lấy 1 hình tròn to làm mình, 1 hình tròn nhỏ hơn dán lên phía trên hình tròn to làm đầu, 2 chân, 2cánh và chiếc mỏ xinh xắn được cô tạo ra bằng cách gấp đôi hình tròn lại dán lên, cô dán 1 hình tròn nhỏ xíu màu đen làm mắt.
-Tranh 2: Đàn cá bơi lội.
+ Các con có biết vì sao cô đặt tên cho bức tranh là “Đàn cá bơi lội” không?
+ Chúng mình làm động tác cá bơi cùng với cô nào.
+ Ai có nhận xét về màu sắc các chú cá này nào?
+ Các chú cá được tạo ra từ những hình tròn màu gì? Cô làm như thế nào?
=> Từ các hình tròn nhiều màu sắc, cô gấp đôi hình tròn lại, tạo ra đàn cá bơi với đủ sắc màu rực rỡ. 
- Tranh 3: Voi biểu diễn xiếc.
+ Con voi có to không nhỉ?
+ Trong tranh, chú voi đang làm gì?
+ Tranh con voi được cô sắp xếp và dán như thế nào?
+ Chú voi dùng vòi để hất bóng, nên quả bóng ở phía nào của con voi?
=> Bức tranh voi, được cô dán trên khổ giấy ngang, chính giữa tờ giấy. Cái mình của con voi cô dán bằng hình tròn to, chân và vòi tạo lên từ những hình tròn nhỏ nhất gấp đôi lại. Voi đang hất bóng nên cô dán quả bóng ở phía trước con voi. Để bức tranh hài hoà, đẹp mắt, cô xếp ngay ngăn, cân đối rồi mới bôi hồ để dán.
- Ai giỏi nói cho cô và các bạn biết điểm chung của 3 bức tranh này nào? Nó được tạo ra từ các hình gì?
- Để các bức tranh đẹp hơn, cô vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, đám mây, ông mặt trời.
*Vừa rồi, các con đã thể hiện phần thi “ Hiểu biết” rất xuất sắc, tất cả các con đều xứng đáng bước vào phần thi “ Tài năng”, ở phần thi này các thí sinh sẽ thỏa sức sáng tạo những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu từ những hình tròn.
 - Hôm nay con sẽ tạo hình con gì?
- Con sẽ làm như thế nào? ( Hỏi 2-3 trẻ).
- Để tạo hình con vật đẹp, các con nhớ phải chọn hình tròn có màu phù hợp, xếp ngay ngắn, cân đối rồi mới bôi hồ và dán nhé! Dán xong, các con lau tay vào khăn không bôi bẩn ra bàn, lên quần áo các con nhớ chưa.
- Và thời gian làm bài là 1 bản nhạc, khi nào cô lắc xắc xô có nghĩa là thời gian đã hết, các thí sinh mang bài đi trưng bày nhé! 
- Xin mời các thí sinh hãy vào vị trí của mình.
(Cô đi từng nhóm quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện)
- Thời gian đã hết, xin mời các thí sinh mang sản phẩm của mình lên trưng bày nào.
* Qua khoảng thời gian ngắn tập trung cao độ, các thí sinh đã nhanh chóng trải qua phần thi “Tài năng”, bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần thi cuối cùng “ Tài năng tỏa sáng” để chọn ra những sản phẩm đẹp.
- Chúng mình cùng quan sát bức tranh mà các bạn vừa làm.
+ Cho trẻ lên giới thiệu bài của mình:
+ Bức tranh này tạo hình con gì? 
+ Conđược tạo lên từ hình gì?
+ Bức tranh này con đặt tên là gì?
- Các con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- Sau một thời gian ngắn, bằng đôi bàn khéo léo, các con đã tạo lên các tác phẩm nghệ thuật rất ấn tượng, tất cả các con đều xứng đáng là những “ Tài năng nhí” của lớp MGNB1, chắc hẳn bố mẹ sẽ rất vui khi chiều nay cô sẽ cho các con mang bài về nhà nhờ bố mẹ đóng khung để treo ở góc học tập của chúng mình nhé.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ vận động theo bài “ Babby Shart”.
- Chào khách kết thúc giờ học.
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Con vật ạ.
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Các bức tranh ạ
Có hình con vật ạ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Hình tròn ạ
Hình tròn to ạ
Gấp đôi hình tròn nhỏ ạ
Trẻ trả lời
Vì có nhiều con cá ạ
Nhiều màu, sặc sỡ ạ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Voi đá bóng ạ
Xếp giữa trang giấy ạ.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_in_hinh_con_vat_tu_ban_tay_1_116202016.docx
Giáo Án Liên Quan