Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé - Năm học 2021-2022

- Ôn bài cũ, làm quen bài mới

- Dạy trẻ phải biết tiết kiệm năng lượng

- Chơi trò chơi: Chuyền bóng.

- Cho trẻ chơi theo ý thích cô gợi ý bao quát trẻ khi chơi.

- Cho trẻ cắm hoa bé ngoan cuối ngày.

TCTV: Cho trẻ nhắc lại tên bài học cũ, tên bài học mới, tên trò chơi. Đọc thơ cắm cờ.

- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

- Nhắc trẻ thưa chào lễ phép khi ra về.

TCTV: Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, người thân, chào các bạn

 

docx20 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 3
(Thời gian thực hiện từ ngày 01/11 đến ngày 5/11/ 2021)
Thời
gian
Hoạt
động
THỨ 2
01/11
THỨ 3
02/11
THỨ 4
03/11
THỨ 5
4/11
THỨ 6
5/11
Đón trẻ,chơi, thể dục sáng
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ và việc học hành của trẻ.
- Cô đón trẻ với tâm trạng vui vẻ, cởi mở tạo cho trẻ tâm trạng thích đến lớp,tự tin, mạnh dạn, biết chào cô, chào bố mẹ
TCTV: Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, người thân, chào các bạn
* Thể dục: Tập với nhạc
- Động tác 1: Hô hấp gà gáy
- Động tác 2: Tay vai
- Động tác 3: Chân
- Động tác 4: Lườn
- Động tác 5: Lưng bụng
- Động tác 6: Bật nhảy
- Cô cùng cháu tập erobic
- Hồi tĩnh
- Cho trẻ khám tay,rèn vệ sinh cho trẻ
Hoạt động học
 PTNT:
Trò chuyện một số đồ dùng trong gia đình bé 
PTTC:
Ném xa bằng 1 tay
PTTCXH:
Bé tiết kiệm điện
PTNN:
Thơ 
“ Cái bát xinh xinh”
PTTM:
Nặn cái đĩa
TCTV
- Cái bát, cái ly, đôi đũa, cái muỗng, cái tô
- Ném xa
Chân trước chân sau. Vạch xuất phát
-Tiết kiệm
- Cái quạt
- Nồi cơm điện
- Xinh xinh
- Nhà máy Bát Tràng
- Lăn tròn, ấn dẹt, làm lõm
Chơi hoạt động các góc
1. Góc phân vai: Chơi vai mẹ con, gia đình, bán hàng,...
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài trong chủ đề 
4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về bé và tô màu.
5. Góc vận động: Xâu vòng, ném bóng, đan dây,
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
TCTV: Cho trẻ làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: nghe, nói, .....): Mẹ đi chợ, mua rau, mua cá, tô màu,cây xanh, lau lá, xâu vòng...
Hoạt động dạo, chơi ngoài trời
1. Trò chơi học tập: Nhà ai nhà ai,...
2. Trò chơi vận động: Tung bóng, ai nhanh hơn,...
3. Trò chơi dân gian: Ô ăn quan,rồng rắn lên mây,....
4. Chơi tự do: Chơi với cát, nhặt lá trong sân, chơi với đồ chơi phát triển vận động
TCTV: Trong quá trình chơi ngoài trời trẻ được tăng cường tiếng Việt (làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: nghe, nói, .....), ví dụ:
- Cho trẻ nghe, nói luyện tập các từ: Nhà tôi, nhà ai, Tung bóng, Ô ăn quan, đọc đồng dao rồng rắn lên mây...
- Luyện tập một số câu và có từ đã biết khác trong các tình huống
phù hợp, thuận lợi.
Vệ sinh ăn, ngủ trưa
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Động viên trẻ ăn hết suất cơm.
- Tự rửa mặt và chải răng. 
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
TCTV: Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi ăn.
Hoạt động chiều
- Ôn bài cũ, làm quen bài mới
- Dạy trẻ phải biết tiết kiệm năng lượng
- Chơi trò chơi: Chuyền bóng.
- Cho trẻ chơi theo ý thích cô gợi ý bao quát trẻ khi chơi.
- Cho trẻ cắm hoa bé ngoan cuối ngày.
TCTV: Cho trẻ nhắc lại tên bài học cũ, tên bài học mới, tên trò chơi. Đọc thơ cắm cờ.
Trả trẻ
- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Nhắc trẻ thưa chào lễ phép khi ra về.
TCTV: Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, người thân, chào các bạn
Thứ 2 ngày 01 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình bé
I/ MỤC TIÊU
- Trẻ biết trong mỗi gia đình đều có đồ dùng để ăn, để uống, để mặt, để giải trí.
- Trẻ có kỹ năng, phân loại so sánh đồ dùng của gia đình.
- Trẻ biết giữ gìn và sử dụng đồ dùng hợp lý theo từng gia đình
II.CHUẨN BỊ
- Đồ dùng đầy đủ cho cô và trẻ
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Mở đầu
Tạo hứng thú
Giới thiệu đề tài
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát tranh đàm thoại về đồ dùng.
* Đồ dùng ăn 
- Đây là cái gì?
- Chén có dạng hình gì?
- Chén dùng để làm gì?
* Mở rộng: Nhiều loại chén khác nhau
* Đồ dùng để uống
- Đây là cái gì?
- Ly có dạng hình gì?
- Ly dùng để làm gì?
* Mở rộng: Nhiều loại ly khác nhau
* So sánh đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống
+ Giống nhau: đều là các đồ dùng trong gia đình và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau
+ Khác nhau: cái chén để dựng cơm ăn, còn cái ly dùng để uống nước. miệng cái chén to, miệng cái ly nhỏ
* Đồ dùng phục vụ giải trí
- Đây là cái gì?
- Ti vi có dạng hình gì?
- Ti vi dùng để làm gì?
* Mở rộng: Các đồ dùng giải trí khác như: đài, điện thoại
* So sánh đồ dùng ăn, uống và đồ dùng phục vụ giải trí
+ Giống nhau: đều là các đồ dùng trong gia đình đều phục vụ chúng ta.
+ Khác nhau: ti vi, dùng để xem phim, nghe nhạc để giả trí còn chén, ly dùng để ăng, uống.
Hoạt động 2: Bé luyện tập
- Chia nhóm thành ba đội chơi ngồi thành 3 nhóm. Các thành viên trong nhóm lấy cho mình một cái rổ có đựng các hình ảnh về đồ dùng. Nhiệm vụ của các nhóm là giơ hình theo yêu cầu của cô
Hoạt động 3: Thử tài bé yêu
- Trò chơi 1: Lấy đúng đồ dùng
+ Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
+ Tổ chưc cho trẻ chơi, cô khuyến khích trẻ
- Trò chơi 2: Bé trổ tài (Tô màu cái chén)
+ Tổ chức cho trẻ chơi. Cô quan sát động viên trẻ chơi
3.Kết thúc: Trẻ vận động ý thích theo nhạc
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
************$************
Thứ 3 ngày 02 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Ném xa bằng 1 tay 
I.MỤC TIÊU
 - Trẻ biết ném xa bằng 1 tay
 - Rèn sự khéo léo và linh hoạt của đôi tay 
- Trẻ yêu thể dục thể thao và chăn rèn luyện cơ thể
II.CHUẨN BỊ
- Nhạc, bông xù, vạch, túi cát
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Mở đầu
-Tạo hứng thú
-Giới thiệu đề tài
2. Nội dung hoạt động: 
Hoạt động 1: Bé cùng khởi động 
- Cô cùng cháu khởi động theo nhạc 
- Khởi động theo đội hình vòng tròn đi các kiểu đi khác nhau: đi bình thường, đi bằng cạnh bàn chân, đi bằng gót chân
 Hoạt động 2: Trọng động 
 a/Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay – vai
- Động tác chân
- Động tác lườn
- Động tác lưng – bụng
- Động tác bật chụm, tách chân
 b/Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay
- Mời một cháu lên thực hiện thử, cô cùng các bạn còn lại quan sát và sửa sai cho cháu
-Tổ chức cho cháu thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Nâng dần độ khó
+ Mời một cháu lên thực hiện thử cô cùng các bạn còn lại quan sát và sửa sai cho cháu.
+ Tổ chức cho cháu thực hiện theo khả năng của trẻ có cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Chơi trò chơi: Nhảy kẹp bóng
Hoạt động 3: Hồi tĩnh :
 - Cho trẻ hít thở sâu đi lại nhẹ nhàng vào lớp.
3. Kết thúc: cô cùng cháu vận động theo ý thích với nhạc 
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
************$************
Thứ 4 ngày 03 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Bé tiết kiệm điện
I. MỤC TIÊU
Trẻ biết được vai trò của điện đối với gia đình và cuộc sống của con người
Trẻ biết cách tiết kiệm điện trong gia đình
Phát triển ngôn ngữ
II.CHUẨN BỊ: Đồ dùng đầy đủ cho cô và trẻ
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Mở đầu
- Tạo hứng thú
- Giới thiệu đề tài
 2.Nội dung 
Hoạt động 1: Bé biết gì về vai trò của điện đối với con người chúng ta.
- Điện có vai trò rất quan trọng đối với con người chúng ta, điện giúp cho con người: nấu ăn, thắp sáng, quạt mát.... trong sản xuất giúp các cô công nhân may mặc, giúp trong sản xuất xi măng, sắt thép...
- Bé hãy kể một số đồ dùng trong gia đình mà sử dụng điện mới hoạt động được nào?
- Cô chiếu lần lượt các hình ảnh: ti vi, máy tính, tủ lạnh, ấm đun nước, bàn là, điện thoại, quạt điện...
 Hoạt động 2: Biện pháp tiết kiệm điện
- Các con suy nghĩ và tìm cách để làm một căn phòng sáng hơn mà không cần dùng điện.
- Khi mở tủ lạnh chúng mình nên mở lấy đồ và đóng lại ngay hay đợi một lát mới đóng? Vì sao?
- Các nhìn thấy 2 bạn trong phim đã làm gì? Như vậy đã tiết kiệm chưa?
- Khi trời không quá nóng chúng mình có nên bật quạt không? Vì sao? 
- Có nên bật hết tất cả các bóng đèn trong nhà khi chúng mình ngồi ăn cơm ở một phòng không? Vì sao?
Hoạt động 3: Trò chơi: 
- Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
Cho trẻ gấp quạt từ những tờ giấy báo đã sử dụng.
Trong thời gian nhất định đội nào gấp đuọc nhiều quạt hơn thì đội đó chiến thắng.
3.Kết thúc: Cả lớp cùng vận động theo nhạc
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
************$************ 
Thứ 5 ngày 4 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Thơ “Cái bát xinh xinh”
I. MỤC TIÊU
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ
Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm
Trẻ thích đọc thơ
II.CHUẨN BỊ
- Hình ảnh, giấy a4,...
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.Mở đầu
Tạo hứng thú
Giới thiệu đề tài
2. Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Bé nghe đọc thơ 
(Mời trẻ đọc thơ nếu trẻ chưa làm được cô tiến hành làm mẫu)
Lần 1 diễn cảm kết hợp điệu bộ cho cháu nghe.
Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì?
Lần 2 cô đọc qua tranh minh họa khuyến khích những cháu đã thuộc đọc cùng cô.
Giảng nội dung cho trẻ nghe
Giảng từ khó
Hoạt động 2: Bé trổ tài
Trẻ đàm thoại cùng cô
- Bài thơ có tên là gì?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Cái bát được làm từ gì?
- Cô giáo dục trẻ
Hoạt đông 3: Bé thể hiện tài năng
Mời một cháu thuộc thơ đọc cô chú ý sửa sai cho cháu, cho cháu đọc cùng cô và đọc cùng cô.
 Lớp đọc thơ theo cử chỉ điệu bộ.
Tổ thi đua nhau đọc thơ theo cường độ.
 Lớp đọc tiếp sức
Cá nhân đọc thơ theo ý thích
Trong quá trình trẻ đọc thơ cô bao quát sửa sai cho cháu kịp thời
Hoạt động 4: CTC: Họa sỹ tài ba
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
3. Kết thúc: Cô cùng cháu mở nhạc và vận động theo ý thích
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
************$************
Thứ 6 ngày 5 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Nặn cái đĩa
I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết nặn được cái dĩa
- Biết dùng các kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt, dàn mỏng... để nặn thành cái dĩa hoàn chỉnh
- Giáo dục cháu yêu quý, giữ gìn sản phẩm lao động, đồ dùng trong gia đình 
II.CHUẨN BỊ
 - 2 - 3 mẫu nặn của cô. Đất nặn, bảng, khăn lau tay cho trẻ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.Mở đầu
Tạo hứng thú
Giới thiệu đề tài
2.Nội dung hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại vật mẫu
- Cô cho trẻ chơi trò: Trời sáng- Trời tối!
- Cô cho trẻ quan sát cát đĩa nặn bằng đất nặn và đàm thoại:
+ Đây là cái gì?+ Làm bằng chất liệu gì?+ Cái đĩa gồm những bộ phận gì?
+ Lòng của cái đĩa như thế nào?
+ Đế đĩa ra sao?
- Ngoài cái đĩa cô vừa giới thiệu cho các con biết cô còn nặn thêm 2 mẫu khác nữa đấy. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ nặn và cho trẻ nêu ý tưởng 
giới thiệu bài học hôn nay là nặn cái đĩa! Trước khi nặn cô đặt câu hỏi để gợi mở cho trẻ
- Các con dùng chất liệu gì để nặn?
- Muốn nặn được cái đĩa trước tiên con phải làm sao?
- Con chia đất như thế nào?
- Con dùng kĩ năng gì để nặn?
- Còn đế đĩa con nặn như thế nào?
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
Đầu tiên, nhồi đất cho mềm và chia làm 2 phần: Phần to để nặn thân dĩa, phần nhỏ để nặn đế đĩa. Tiếp theo dùng kĩ năng xoay tròn, ấn lõm sau đó ấn bẹt dàn mỏng để tạo thành lòng dĩa và miệng dĩa dàn mỏng. Dùng hai ngón trỏ và ngón cái để điểu chỉnh miện dĩa... lăn dài phần đất nhỏ, sau đó bẻ cong và gắn vào phía dưới thân chén để tạo thành đế dĩa...Cuối cùng, trang trí họa tiết hoa, lá cho cái đĩa thật đẹp theo ý thích.
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
- Hỏi trẻ lại cách nặn cái đĩa
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện nặn
- Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Cô khuyến khích cháu nặn, trang trí thêm họa tiết cho đẹp..
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên kệ
- Quan sát trẻ chọn sản phẩm trẻ thích. Vì sao con thích?
- Cô nhận xét bổ sung sản phẩm.
- Giáo dục trẻ 
3.Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
************$************
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH BÉ
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 4
( Thời gian thực hiện từ ngày 08/11 đến ngày 12/11/ 2021)
 Thời 
 gian
Hoạt 
động
THỨ 2
8/11
THỨ 3
9/11
THỨ 4
10/11
THỨ 5
11/11
THỨ 6
12/11
Đón trẻ,chơi, thể dục sáng
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ và việc học hành của trẻ.
- Cô đón trẻ với tâm trạng vui vẻ, cởi mở tạo cho trẻ tâm trạng thích đến lớp,tự tin, mạnh dạn, biết chào cô, chào bố mẹ
TCTV: Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, người thân, chào các bạn
* Thể dục: Tập với nhạc
- Động tác 1: Hô hấp gà gáy
- Động tác 2: Tay vai
- Động tác 3: Chân
- Động tác 4: Lườn
- Động tác 5: Lưng bụng
- Động tác 6: Bật nhảy
- Cô cùng cháu tập erobic
- Hồi tĩnh
- Cho trẻ khám tay,rèn vệ sinh cho trẻ
Hoạt động học
PTNT:
Nhận biết một và nhiều
PTTC:
Chuyên bắt bóng qua đầu, qua chân
PTTM:
Hát+ gõ theo giai điệu “ Cả nhà thương nhau 
PTNN:
Truyện 
“ Gấu con chia quà”
PTTCXH:
Dạy trẻ nói lời “Cảm ơn- xin lỗi”
TCTV
- Một bạn
- Nhiều bạn
- Qua đầu, qua chân
- Đỡ bóng,
-Chuyền bóng
- Xắc xô, phách tre
Lẳng lặng, lanh chanh,
Cháu cảm ơn
-Tớ xin lỗi
Chơi hoạt động các góc
1. Góc phân vai: Chơi vai mẹ con, gia đình, bán hàng,...
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé
3. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài trong chủ đề 
4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về bé và tô màu.
5. Góc vận động: Xâu vòng, ném bóng, đan dây,
6. Góc thiên nhiên Chăm sóc cây xanh
TCTV: Cho trẻ làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: nghe, nói : Mẹ đi chợ, mua rau, mua cá, tô màu,cây xanh, lau lá, xâu vòng...
Hoạt động dạo, chơi ngoài trời
1. Trò chơi học tập: Nhà ai nhà ai,...
2. Trò chơi vận động: Tung bóng, ai nhanh hơn,...
3. Trò chơi dân gian: Kéo co, Mèo đuổi chuột
4. Chơi tự do: Chơi với cát, nhặt lá trong sân, chơi với đồ chơi phát triển vận động
TCTV: 
- Cho trẻ nghe, nói luyện tập các từ: Nhà tôi, nhà ai, Tung bóng, kéo co, đọc đồng dao Mèo đuổi chuột..
- Luyện tập một số câu và có từ đã biết khác trong các tình huống
phù hợp, thuận lợi.
Vệ sinh ăn, ngủ trưa
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Động viên trẻ ăn hết suất cơm.
- Tự rửa mặt và chải răng. 
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
TCTV: Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi ăn.
Hoạt động chiều
- Ôn bài cũ, làm quen bài mới
- Dạy trẻ phải biết tiết kiệm năng lượng
- Chơi trò chơi: Bật vào vòng
- Cho trẻ chơi theo ý thích cô gợi ý bao quát trẻ khi chơi.
- Cho trẻ cắm hoa bé ngoan cuối ngày.
TCTV: Cho trẻ nhắc lại tên bài học cũ, tên bài học mới, tên trò chơi. Đọc thơ cắm cờ.
Trả trẻ
- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Nhắc trẻ thưa chào lễ phép khi ra về.
TCTV: Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, người thân, chào các bạn
Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: LQVT: Nhận biết một và nhiều
I. MỤC TIÊU
- Trẻ nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng một và nhiều, biết gọi tên và màu sắc các nhóm đối tượng đó
- Trẻ có kỹ năng nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng một và nhiều. Trẻ nói đúng từ chỉ số lượng một và nhiều
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
Cái túi đựng, ly, muỗng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.Mở đầu: Gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: “Nào bạn ơi”- 
- Cô giới thiệu bài
2. Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Kết đôi”
- Cô nêu cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Nhận xét trẻ chơi
Hoạt động 2: Dạy kiến thức mới: Nhận biết 1 và nhiều
- Đến với trò chơi thứ 2, đó là trò chơi: Chiếc túi kì diệu
+ Các con nhìn xem cô đem đến cho lớp mình gì đây? 
+ Cô đang cầm mấy chiếc túi? 
- Cho trẻ đếm 1 – 1 chiếc túi
- Cô nói từ “1 chiếc túi” 2-3 lần
- Cô cho cả lớp nói: “1 chiếc túi”
- Cho tổ, cá nhân trẻ nhắc lại 
- Cô mời thêm 1 trẻ lên tiếp tục khám phá và lấy đồ vật ra.
+ Con lấy được cái gì? 
+ Con đang cầm mấy cái ly?
- Cô nói từ “1 cái ly”
- Cô cho cả lớp nói: “1 cái ly”
- Cho tổ, cá nhân trẻ nói từ 
+ Bây giờ bạn nào muốn lên khám phá chiếc túi bí mật nữa?
– Cô mời 1 trẻ lên sờ tay vào túi và lấy hết đồ vật ra.
+ Con lấy được gì? 
+ Vậy bây giờ mình có tất cả mấy cái muỗng? (1-2-3 cái muỗng)
- Cho trẻ đếm 3 – 3 cái muỗng
- Cô nói : “3 cái míc” còn được gọi là “Nhiều cái muỗng”
- Cô cho cả lớp nói: “Nhiều cái muỗng”
- Cho tổ, cá nhân trẻ nói từ “Nhiều cái muỗng”
- Cô mời 3 trẻ lên cầm muỗng.
+ Các con nhìn xem có mấy bạn cầm muỗng? (Nhiều bạn)
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhắc lại từ “Nhiều bạn”
- Cô chốt lại: Một có nghĩa là nhóm chỉ có duy nhất một đối tượng, còn nhiều có nghĩa là nhóm có từ 2-3 đối tượng trở lên.
- Hôm nay cô dạy các con nhận biết được gì? (Một và nhiều)
- Liện hệ xung quanh lớp
-Luyện tập: lấy theo yêu cầu của cô
Hoạt động 3: Trò chơi
Trò chơi 1: Khoang tròn nhóm 1 và nhiều
Trò chơi 2: Đi chợ mua theo yêu cầu của cô
3.Kết thúc.
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
****************************
Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Thể dục: Chuyền bóng qua đầu, qua chân
I. MỤC TIÊU
- Trẻ nhớ tên vận động “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” và biết cách chuyền bóng qua đầu, qua chân không làm rơi bóng.
- Biết chơi trò chơi “Vượt chướng ngại vật” đúng luật
- Rèn kĩ năng phối hợp nhịp nhàng giữa trẻ với trẻ khi luyện tập.
- Trẻ nghiêm túc, đoàn kết, hợp tác khi luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
-Bóng, cổng chui
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Mở đầu: ổn định, giới thiệu bài
2. Nội dung các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động 
- Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi thường bằng bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. Về đội hình 2 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động 
a. Bài tập phát triển chung
Tập theo giai điệu bài “Cả nhà thương nhau” cùng các động tác: Tay, Chân, bụng, bật nhảy (mỗi động tác 2 lần 8 nhịp)
Phần thi bắt đầu.
+ Động tác tay: Tay đưa ra trước, lên cao (Tập 2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác chân: Bước chân ra trước khuỵu gối (Tập 2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác lườn-bụng: Giơ 2 tay ra trước, sang ngang. (Tập 2 lần x 8 nhịp)
+ Động tác bật: Bật tại chỗ (Tập 2 lần x 8 nhịp)
b. Vận động cơ bản
- Với những quả bóng này các bạn có thể chơi gì?
- Giới thiệu bài vận động: “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” 
- Cô thực hiện mẫu lần 1: Không giải thích.
- Cô thực hiện lần 2: Phân tích, giảng giải.
- Lần lượt thực hiện
- Tổ chức thi đua giữa hai đội
c. Trò chơi vận động
Trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
Cô nêu cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
3.Kết thúc
Cô cùng trẻ dọn dẹp và cất đồ dùng
IV/ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ
****************************************
Thứ 4 ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tên hoạt động: Hát và gõ theo giai điệu “Cả nhà thương nhau”
I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.
- Rèn kỹ năng hát và vận động minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm, hát kết hợp với dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ biết quý trọng tình cảm gia đình. Biết yêu thương và kính trọng những người thân trong gia đình
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc không lời bài hát: Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, nhạc chơi trò chơi.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Mở đầu : Ổn định tổ chức – gây hứng thú – giới thiệu bài
Nội dung hoạt động
* Hoạt động 1: Trẻ hát, vận động bài hát: “Cả nhà thương nhau”
+ Cho cả lớp nghe nhạc và đoán tên bài hát.
Cho trẻ hát theo nhạc không lời
- Giảng nội dung bài hát
- Cho trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc theo lời bài hát “Cả nhà thương nhau”. Đội nào hát hay, hát to, Sử dụng dụng cụ âm nhạc giỏi sẽ được tặng 1 nốt nhạc.
+ Trẻ hát vận động minh họa theo tổ, nhóm, cá nhân
- Sau mỗi lần các tổ, nhóm thể hiện cô cho trẻ nhận xét
* Hoạt động 2: Nghe hát : Ba ngọn nến lung linh
Cô hát cho trẻ nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”, st: Ngọc Lễ
+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe, thể hiện tình cảm với bài hát
Giảng nội dung:
+ Lần 2: Cô hát, trẻ cùng hưởng ứng, cảm nhận giai điệu
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Nhảy theo điệu nhạc.
- Chúng ta cùng sang phần chơi thứ 3: Nhảy theo điệu nhạc. Cho trẻ tìm bạn kết đôi và nhảy theo điệu nhạc từ chậm tới nhanh.
- Trẻ chơi 1-2 lần
3. Kết thúc: Cho trẻ đứng lên hát: “Cả nhà thương nhau

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_do_dun.docx
Giáo Án Liên Quan