Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề : Nghề nghiệp. Đề tài: Truyện Người làm vườn và các con trai - Năm học 2021- 2022 - Nông Thị Hà
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn trẻ cách nói câu hoàn chỉnh.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ và chăm chỉ lao động để trở thành những em bé ngoan.
II. CHUẨN BỊ
- Cái cuốc.
- Giáo án điện tử
- Nhạc bài hát “Mời anh lên tàu lửa”
- Khung rối, rối các nhân vật ( Người bố và ba cậu con trai)
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021 - 2022 Hoạt động: Làm quen văn học Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Truyện: “Người làm vườn và các con trai” Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi Thời gian: 25 - 30 phút. Người dạy + soạn: Nông Thị Hà Ngày dạy: 22/11/2021 Đơn vị: Trường Mầm non Thị Hoa MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện - Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn trẻ cách nói câu hoàn chỉnh. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ và chăm chỉ lao động để trở thành những em bé ngoan. CHUẨN BỊ - Cái cuốc. - Giáo án điện tử - Nhạc bài hát “Mời anh lên tàu lửa” - Khung rối, rối các nhân vật ( Người bố và ba cậu con trai) CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Gây hứng thú. - “Xúm xít, xúm xít”. Các con ơi lại đây với cô nào. Được biết lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô đã giành cho lớp mình một điều bất ngờ đấy. Các con hãy chú ý lắng nghe nhé. - Lão nông dân vác cái Cuốc xuất hiện gọi tìm các con: Các con ơi! Các con ơi! - Chúng mình có nghe thấy tiếng gì không? - Ai gọi đó? - Chào các cháu các cháu có thấy các con trai của lão đâu không? - Thôi ông đi đây. - Ai vừa đi qua lớp chúng ta? Ông lão đi đâu? - Ông tìm các con để làm gì? -> Để biết ông lão tìm các con để làm gì chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện nhé. Nội dung a. Cô kể chuyện: * Lần 1: Cô kể bằng lời có điệu bộ minh họa - Cô vừa kể câu truyện có tên là gì? -> Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian dùng cách nói ẩn dụ để nói thì được gọi là truyện ngụ ngôn. Câu truyện “Người làm vườn và các con trai” được tuyển tập từ truyện cổ tích, sách trẻ em. => Câu truyện nói về các con trai khi bố mất, làm theo lời bố dặn chăm chỉ đào đất tìm hũ vàng. Chăm chỉ lao động và thành quả thu hoạch rất nhiều nho. Các con trai nhận ra rằng công sức lao động mới chính là hũ vàng không bao giờ hết đấy các con ạ. - Để câu truyện “Người làm vườn và các con trai” thêm sinh động, hấp dẫn, cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình và lắng nghe cô kể câu truyện nhé * Lần 2: Cô kể truyện qua hình ảnh minh họa. b. Đàm thoại trích dẫn - Câu truyện cô vừa kể có tên là gì? (Cô cho trẻ nhắc lại tên truyện) - Trong câu truyện có những nhân vật nào? (Cho trẻ xem các nhân vật trong truyện, đọc tên các nhân vật) - Lão nông dân là người như thế nào? - Còn các con lão là người như thế nào? - Một hôm người cha đã nói gì với các con? -> Trích dẫn: “ Ngày xưa......đừng bỏ chúng con” - Sau khi cha mất các cậu con trai đã làm gì? - Các cậu con trai có tìm thấy gì không? - Cô cùng trẻ quốc đất, xới đất.... -> Trích dẫn: “Ba cậu con trai tưởng rằng.....kho báu ở đâu nhỉ” - Vườn nho như thế nào? - Họ đã trở thành người như thế nào? - Họ đã hiểu ra điều gì? -> Trích dẫn: “ Đúng lúc đó....ôi nhiều nho quá” * Lần 3: Cho trẻ nghe cô kể qua rối các nhân vật “ Người làm vườn và các con trai”. - Cô thấy các con học bài rất giỏi, rất ngoan rồi. Giờ cô thưởng cho các con đến rạp múa rối để chúng mình cùng nghe lại câu truyện “Người làm vườn và các con trai” nhé. Chúng mình cùng xếp hàng làm đoàn tàu để đến rạp múa rối nào. Đi theo nhạc bài hát “Mời anh lên tàu lửa” đến rạp múa rối. - Đến rạp múa rối rồi, bây giờ các con hãy ngồi đẹp để chúng mình cùng nghe câu truyện “ Người làm vườn và các con trai” nhé. - Câu truyện đến đây là kết thúc rồi. - Qua câu truyện các con học được điều gì? -> Giáo dục: Các con à, nếu các con chăm chỉ lao động thì sẽ không lo không có của cải. Chúng mình hãy biết giúp đỡ bố mẹ và chăm chỉ lao động nhé. Có như vậy mới là những em bé ngoan. Kết thúc - Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? - Hôm nay cô thấy các con học bài cũng rất ngoan và giỏi. Cô khen cả lớp mình nào, giờ học truyện của chúng mình đến đây là kết thúc rồi hẹn gặp lại các con trong những giờ học truyện tiếp theo. - Trẻ lắng nghe cô. - Trẻ quan sát - Có ạ - Lão nông dân - Không thấy đâu ông ơi. - Vẫy tay chào. - Ông lão, đi tìm con - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Vâng ạ - Lắng nghe cô - Người làm vườn và các con trai - Lắng nghe cô - Lắng nghe cô giảng nội dung câu truyện - Vâng ạ - Quan sát và lắng nghe cô - Người làm vườn và các con trai - Trẻ đọc tên truyện - Ông lão, 3 người con trai - Trẻ quan sát và gọi tên - Lão nông dân là người chăm chỉ - Các con lão đều lười biếng và chẳng chịu làm gì cả. - Ta ốm nặng chắc không qua khỏi. Ta đã để lại cho các con một kho báu chôn ở dưới đất trong khu vườn. - Đào xới khu vườn tìm kho báu. - Không tìm thấy gì cả - Trẻ làm động tác quốc đất, xới đất... - Tươi tốt, trái sum suê - Giàu có - Không có kho báu nào cả, chính sức lao động mới là kho báu không bao giờ cạn - Trẻ làm đoàn tàu đi cùng cô. - Trẻ quan sát và lắng nghe cô kể truyện qua rối - Vỗ tay - Phải chăm chỉ, chịu khó thì mới có của cải. - Lắng nghe cô. - Người làm vườn và các con trai - Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_truyen_ng.docx