Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Năm học 2020-2021

88. Trẻ có khả năng phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, các kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

- Trẻ có khả năng vẽ phối hợp các nét thẳng, xiêng, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc, bố cục.

- Trẻ có khả năng xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.

- Trẻ có khả năng làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

 

doc8 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
LỚP: CHỒI 3
NĂM HỌC: 2020-2021
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẾ CHẤT
Phát triển vận động
Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
1. Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
+ Hô hấp: Hít vào thở ra.
+ Tay:
 ▪ Đưa 2 tay ra phía trước-sau và vỗ vào nhau. 
+ Lưng, bụng, lườn:
 ▪ Nghiêng người sang bên.
+ Chân:
 ▪ Đứng, 1 chân nâng cao-gập gối.
- HĐ học: Trẻ tập thể dục sáng cùng cô
Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
2. Trẻ giữ được thăng bằng khi cơ thể thực hiện vận động.
+ Đi và chạy 
 ▪ Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
+ LG:
 ▪ Đi dích dắc qua 4-5 vật
 ▪ Chạy 15m trong khoảng 10 giây.
 ▪ Đi thăng bằng trên ghế thể dục. 
- HĐ học:
 ▪ Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- HĐ chơi (HĐNT):
+ Thi đua đi thăng bằng trên ghế thể dục lấy đồ chơi về cho đội
+ Chạy 15m trong khoảng 10 giây.
+ Đi dích dắc qua 4-5 vật
3. Trẻ có khả năng kiểm soát được vận động.
4. Trẻ có khả năng phối hợp tay mắt trong vận động.
5. Trẻ thể hiện nhanh mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.
Thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt
6. Trẻ thực hiện được các vận động cuộn -xoay tròn cổ tay; gập mở các ngón tay.
+ Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối
+ Gập giấy.
+ Lắp ghép hình. 
+ Xé, cắt đường thẳng. 
+ Cắt đường tròn đường kính 5cm. 
+ Tô, vẽ hình.
+ Cài, cởi nút áo, xâu, buộc dây.
- HĐ học:
+ Vẽ tô màu hoa vườn trường.
+ Nặn quà tặng bạn.
+ Dán con lật đật.
-HĐ chơi:
+ Xây dựng TMN
+ Lắp ghép hàng rào
+ Lắp ghép cây xanh
- Chơi hoạt động theo ý thích:
+ Dạy cho trẻ cách cài, cởi nút áo.
+ Dạy cho trẻ cách kéo, mở dây kéo.
7. Trẻ phối hợp được cử động bàn tay ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động: Vẽ, cắt, xây dựng lắp ráp, đan tết...
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
11. Cân nặng, chiều cao của trẻ nằm trong kênh A.
- Cân nặng: Trẻ trai: 14.4 - 23.5 kg.
 Trẻ gái: 13.8 - 23.2 kg.
- Chiều cao: Trẻ trai: 100.7 - 119.1 cm.
 Trẻ gái: 99.5 - 117.2 cm.
- HĐ ăn, ngủ/ ngày:
 + Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
Vệ sinh cá nhân
12. Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhỡ.
- Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng . Tự lau mặt , đánh răng.
-Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết, biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Trẻ biết làm việc cùng bạn trong nhóm lớp và tập thể.
- Biết tập chải răng đúng qui trình, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, khi tay bẩn, khi đi vệ sinh xong, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Trẻ chọn quần áo phù hợp thời tiết, thoải mái khi đến lớp, biết tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn, biết cách cởi, mặc quần áo, cách xếp quần áo ngay ngắn, gọn gàng. 
- Trẻ thể hiện sự thân thiện, hòa thuận, phối hợp cùng nhóm bạn hoàn thành công việc đơn giản, tuân thủ sự phân công cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe ý kiến của người khác.
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh:
+ Trẻ rửa tay bằng xà phòng
+ Trẻ rửa mặt, đánh răng sau khi ăn, sau khi ngủ dậy
+ Trẻ thay quần áo khi bị ướt, bẩn khi được nhắc nhở
- Chơi hoạt động theo ý thích:
+ Bài 1: Dạy trẻ biết tại sao răng quan trọng?
13. Trẻ có khả năng tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, đổ thức ăn
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, đổ thức ăn
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh
+ Trẻ cầm muỗng bằng tay phải và xúc cơm ăn gọn gàng, không rơi vãi
Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
Bảo vệ môi trường
14. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống.
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn nhai kỹ.
- Chấp nhận ăn rau và nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã, biết ăn chín uống chín.
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh
+ Trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn
+ Ăn được các loại thức ăn khi ở trường
+ Giáo dục trẻ không uống nước lã, biết ăn chín uống chín.
15. Trẻ thực hiện được một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhỡ.
-Trẻ biết tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
-Trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể , vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Biết vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép giày khi đi học.
- Biết tham gia vệ sinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, tham gia làm vệ sinh , lau chùi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi..
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, bỏ rác đúng nơi quy định.
- HĐ lao động:
+ Trẻ nhặt rác, bỏ rác vào thùng 
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Giáo dục trẻ giữ vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép giày khi đi học
Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh
16. Trẻ nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
-Trẻ nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng... là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch.
-Trẻ nhận ra được những nơi ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
HĐ học:
+ Hướng dẫn sử dụng các thiết bị và đồ dùng chung của trường-Lớp.
+ Khám phá các khu vực trong trường MN
HĐ chơi:
+ Dạo chơi trong trường
+ Trò chơi: Tìm, nối, tô màu những vật dụng nguy hiểm....
+ Xem tranh, video về các vật sắc nhọn không nên nghịch
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Khám phá khoa học
Đồ vật (Đồ dùng, đồ chơi)
20.Trẻ biết được một số đồ dùng đồ chơi ở trường lớp.
-Nhận biết đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ chơi.
-Trẻ nhận ra một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc.
- Trẻ biết so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu.
- HĐ học
+ Trò chuyện với trẻ về trường MN của bé
+ Trò chuyện về 1 số đồ dùng đồ chơi trong trường MN
- HĐ chơi:
+ Đi dạo, quan sát các khu vựa trong trường
- HĐ lao động:
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Biến đổi khí hậu
27.Trẻ có khả năng nhận vai chơi và thực hiện vai chơi của mình
- Cô cho trẻ tham gia chơi ở góc phân vai để trẻ tự thỏa thuận vai chơi của mình
- HĐ chơi
+ Trò chơi: gia đình, bán hàng, cô giáo
Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Nhận biết số đếm và số lượng
28. Trẻ biết quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi “Bao nhiêu?”, “Là số mấy?”, ...
- Hỏi “Bao nhiêu?”, “Là số mấy?” ... khi nhìn thấy các chữ số, số lượng ở xung quanh.
- Nhận biết nhóm có số lượng 1, nhận biết số 1.
- Nhận biết đếm nhóm có số lượng 2, nhận biết chữ số 2.
- Thêm bớt trong phạm vi 2.
- So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 bằng các cách khác nhau và nói được: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Biết đếm và nhận biết số lượng 2, biết trật tự từ 1 đến 2.
- HĐ học:
+ Nhận biết nhóm có số lượng 1, nhận biết số 1.
+ Nhận biết nhóm có số lượng 2, nhận biết chữ số 2.
+ Thêm bớt trong phạm vi 2. đặt số tương ứng
- HĐ chơi
Vui chơi góc học tập
29. Trẻ có khả năng đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
32. Trẻ sử dụng được các số từ 1 đến 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.
Khám phá xã hội
Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng
43. Trẻ nói được tên và địa chỉ của trường, lớp và nói được tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.
- Trẻ nhận biết tên, địa chỉ trường, lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
- HĐ học: 
+ Trò chuyện với trẻ về trường MN của bé.
- Chơi ngoài trời:
+ Trò chuyện với trẻ về các bạn mới trong lớp.
- Hđ chơi: 
 + Trò chơi Ai đoán giỏi, Bao nhiêu bạn hát, Ai đang hát
 + Vui chơi góc phân vai
- Hđ ăn, ngủ, vệ sinh: Biết mình là bạn trai- bạn gái khi cô mời đi ăn, đi vệ sinh
44. Trẻ nói được tên một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.
- Trẻ nhận biết họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
- Biết nhận vai và thực hiện vai chơi.
Nhận biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh
46. Trẻ kể được tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội.
- Nhận biết đặc điểm nổi bật của Ngày khai giảng, Quốc Khánh 2/9
- Hđ chơi: 
+ Trò chuyện về trường mầm non, ngày hội đến trường
 + Cho trẻ biết ngày 2/ 9 là ngày Quốc Khánh nước CHXHCNVN
+ Xem tranh ảnh về ngày khai giảng, quốc khánh.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
56. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Trẻ hiểu nội dung và thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
- HĐ học
+ Dạy trẻ đọc thơ: Bạn mới, Bé tới trường.
- HĐ chơi:
+ Hát, đọc thơ khi BDVN
- HĐ đón trẻ (LG GD TGĐĐ HCM)
+ Cho trẻ đọc: Năm điều Bác Hồ dạy.
57. Trẻ có khả năng kể chuyện có mở đầu, kết thúc.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, lắng nghe kể chuyện, bắt chước được giọng nói, điệu bộ trong câu chuyện và kể lại đoạn truyện hay câu chuyện
- HĐ học
+ Kể chuyện: Vì sao bé Huy nín khóc
- HĐ đón trẻ (LG GD TGĐĐ HCM)
+ Kể chuyện: Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng
58. Trẻ có khả năng bắt chước giọng nói, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.
-Nghe, sử dụng các từ biểu cảm
-Đóng kịch
Làm quen với việc đọc - viết
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
61. Trẻ biết chọn sách để xem.
-Trẻ biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa (“Đọc vẹt”).
- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
- HĐ chơi: 
+ Chơi ở góc HT-TV: Trẻ lật sách thành thạo và nói được nội dung tranh mà trẻ đang xem.
62. Trẻ biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh
-Trẻ nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh
-Trẻ kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
- HĐ học
+ Kể chuyện: Vì sao bé Huy nín khóc
- HĐ chơi: 
+ Chơi ở góc HT-TV: Xem sách, Kể chuyện sáng tạo
64. Trẻ có khả năng nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống: Nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm.
- Trẻ làm quen một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường cho người đi bộ, ...).
HĐ học:
+ Hướng dẫn sử dụng các thiết bị và đồ dùng của trường- lớp.
+ Khám phá các khu vực trong trường MN
HĐ chơi:
+ Dạo chơi trong trường
+ Trò chơi: tìm, nối, tô màu những nơi nguy hiểm....
+ Xem tranh, video về một số ký hiệu nhà vệ sinh, cẩm lửa, nơi nguy hiểm,...
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
Phát triển tình cảm
Thể hiện sự tự tin, tự lực
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
68. Trẻ có thể tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
- Biết làm việc cá nhân và phối hợp với bạn.
- HĐ học: Phối hợp tốt với bạn khi chơi trò chơi tập thể
- HĐ chơi: Chơi, hoạt động ở các góc
69. Trẻ yêu thích, cố gắng hoàn thành công việc được giao 
- Yêu thích lao động và biết lao động tự phục vụ. (Trực nhật, dọn đồ chơi).
- HĐ chơi: Thu dọn đồ chơi khi chơi xong
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh: Trải nệm gối khi ngủ, sắp xếp ghế khi ăn.
Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh
Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
75. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình.
- Biết thực hiện một số quy tắc trong xã hội gần gũi với trẻ (Ở lớp, gia đình và nơi công cộng): Để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường.
- HĐ học:
+ Vâng lời cô
+ Chào hỏi khi ra vào lớp
+ Chào ba mẹ khi đi học, khi về nhà
- HĐ chơi
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
76. Trẻ sử dụng được lời nói và cử chỉ lễ phép.
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- Nhận biết phân biệt hành vi đúng - sai, tốt - xấu.
- HĐ học:
+ Dạ thưa khi trả lời cô
- HĐ chơi: 
+ Vui chơi trật tự, không giành đồ chơi, không đánh bạn
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh:
+ Không chọc phá bạn khi ngủ
77. Trẻ hiểu được phải chú ý nghe khi cô, bạn nói.
- Lắng nghe ý kiến của người khác.
- HĐ học:
+ Tham gia học tốt
+ Chú ý trả lời đúng câu hỏi của cô
- HĐ chơi:
+ Thực hiện đúng yêu cầu của cô
+ Phối hợp tốt với bạn khi chơi
- Trật tự chờ đến lượt.
78. Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhỡ.
- Trật tự chờ đến lượt.
79. Trẻ có khả năng trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (Chơi, trực nhật, ...)
- Quan tâm giúp đỡ bạn, hợp tác với bạn khi chơi, trực nhật.
- HĐ chơi: 
+ Vui chơi các góc
- HĐ ăn, ngủ, vệ sinh: Trải nệm gối khi ngủ, sắp xếp ghế khi ăn.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật
83.Trẻ biết bộc lộ cảm xúc khi nghe nhạc
-Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật.
- HĐ học
+ Dạy hát: Trường chúng cháu là trường MN” 
+ VĐMH: “Vui đến trường”.
+ BDVN.
+ Dạy trẻ đọc thơ: Bạn mới, Bé tới trường.
- HĐ chơi:
+ Biểu diễn văn nghệ
85.Trẻ chú ý nghe nhạc, vận động theo nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể chuyện.
-Trẻ chú ý nghe, thích thú (Hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
86. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ ...
- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (Nhạc thiếu nhi, dân ca).
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Thể hiện cảm xúc qua giọng hát, cử chỉ, điệu bộ.
- HĐ học
+ Dạy hát: Trường chúng cháu là trường MN” 
+ VĐMH: “Vui đến trường”.
+ Biểu diễn văn nghệ.
- HĐ chơi:
+ Biểu diễn văn nghệ
87. Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (Vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
88. Trẻ có khả năng phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, các kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
- Trẻ có khả năng vẽ phối hợp các nét thẳng, xiêng, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc, bố cục.
- Trẻ có khả năng xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.
- Trẻ có khả năng làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, các kỹ năng xếp hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.
- Biết vẽ, dán để tạo ra những sản phẩm phù hợp với độ tuổi.
- HĐ học
+ Vẽ tô màu hoa vườn trường
+ Nặn quà tặng bạn
+ Dán con lật đật
- HĐ chơi: 
+ Tô màu tranh trường mầm non
+ Trang trí đồ chơi
+ Tô và cắt dán tranh làm bộ sưu tập
89. Trẻ nhận xét được các sản phẩm tạo hình về màu sắc đường nét hình dáng.
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc đường nét hình dáng/ đường nét.
- HĐ học:
+ Chọn sản phẩm mình thích và nêu được nhận xét

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_13025395.doc
Giáo Án Liên Quan