Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Động vật quanh bé - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước

I.Mục đích, yêu cầu :

- Trẻ biết tên và đặc điểm, ích lợi 1 số con vật sống dưới nước.

- Trẻ trả lời tròn câu, diễn đạt mạch lạc.

 - Trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường biển và ăn uống đầy đủ các loại hải sản để cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về một số động vật sống dưới nước.

- Đồ dùng của cháu: Lô tô các loài động vật.

- Tranh ảnh có các con vật sống dưới nước.

III. Tổ chức hoạt động

* Hoạt động 1 : hát bài “ cá vàng bơi”

- Các con vừa hát xong bài hát nói về con gì?

- Cá vàng là con vật sống ở đâu?

- Ngoài cá vàng ra các con còn biết con vật nào sống dưới nước nữa?

- Động vật sống dưới nước thì rât nhiều và phong phú nữa. Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu và khám phá xem ở dưới nước thì có những con vật nào sinh sống nhé.

 * Một số con vật sống dưới nước.

- Tìm hiểu con cá:

+ Trên màn hình cô có hình ảnh gì đây?

+ Bạn nào có nhận xét về con cá?

+ Con cá gồm mấy phần, đó là những phần nào? (phần đầu, phần thân, phần đuôi).

+ Phần đầu gồm những bộ phận nào?

+ Phần thân có gì? Phần đuôi?

+ Thế con cá sống ở đâu?Cá ăn gì?

 -> Đây là hình ảnh của con cá, con cá gồm 3 phần, phần đầu, phần thân, phần đuôi, ở phần đầu có mắt, miệng, mang, phần thân có vây, có vấy, phần đuôi có 1 cái đuôi.

 

docx63 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ điểm: Động vật quanh bé - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VẠN NINH
 TRƯỜNG MẦM NON VẠN PHƯỚC
 Chủ điểm	 : Động vật quanh bé 
 Lớp 	 : MG 4-5 tuổi B3 
 Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 06 đến ngày 31/03/ 2023 )
 Năm học : 2022- 2023
 C HỦ ĐIỂM ĐỘNG VẬT QUANH BÉ 
 Thời gian thực hiện 4 tuần 
 (Từ ngày 06 tháng 03 đến ngày 31 tháng 03 năm 2023)
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Hoạt động học và hoạt động khác trong ngày 
1 / Lĩnh vực phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
4. Trẻ biết đi, chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
 - Đi trên vạch kẽ sẵn trên sàn
- Đi trên ghế thể dục
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi khoảng 3m.
- Chạy dích dắc ( đổi hướng) theo vật chuẩn.
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Chạy dích dắc ( đổi hướng) theo vật chuẩn.
8. Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay
 - Ném trúng đích bằng 1 tay
 - Ném trúng đích bằng 1 tay
13. Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống (30- 35cm)
- Bật nhảy từ trên cao xuống (30- 35cm)
- Bật nhảy từ trên cao xuống (30- 35cm )
20 . Trẻ thực hiện đúng các vận động trong bài tập tổng hợp .
- Ném xa bằng 1 tay – Chạy chậm 60-80cm
- Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m trong khoảng 10 giây 
- Bật về phía trước – Ném trúng đích nằm ngang . 
- Bật về phía trước
 * Chơi hoạt động theo ý thích : 
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
 22. Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và các dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn. 
- Tên một số món ăn: Rau, cải xào; trứng chiên,..
- Những dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn: chiên, kho, canh
-Cho trẻ xem video đánh cách chế biến các món ăn . 
29. Trẻ nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm.ránh .
- Cách phòng tránh những hành động nguy hiểm như: không cười đùa khi ăn, uống, các quả có hạt, không ăn thức ăn thêu
- Dạy trẻ một số biểu hiện khi ốm và những kỹ năng phòng tránh 
33. Trẻ biết giữ gìn sức khỏe
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe: đánh răng sáng, tối; đội mũ khi đi nắng, mang tất khi trời lạnh, 
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
-Dạy trẻ tốt về giữ gìn sức khỏe: đánh răng sáng, tối; đội mũ khi đi nắng, mang tất khi trời lạnh, 
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
2.Lĩnh vực phát triển nhận thức
a) khám phá khoa học 
42. Có một số hiểu biết về con vật.
- Đặc điểm bên ngoài của con vật, ích lợi và tác hại đối với con người.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về các con vật .
46. Trẻ nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc. 
 - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống.
- Tạo một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống.
47. Trẻ biết phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu.
- Phân loại phương tiện giao thông theo 1-2 dấu hiệu.
- Phân loại con vật theo 1-2 dấu hiệu.
- Phân loại cây, hoa, quả theo 1-2 dấu hiệu.
* Trò chơi : Bắt cua , chim bối cá rình mồi , đúng sai . 
* Chơi hoạt động theo ý thích :
 - Xem hình ảnh và trò chuyện về điều kiện sống của con vật 
- Xem phim thế giới động vật 
- Xem phim, hình ảnh về thế giới động vật và trò chuyện 
- Làm bài tập đúng sai , xem phim về hành vi đúng , sai đối với các con vật .
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán . 
51. Trẻ có biểu tượng về số lượng trong phạm vi 5. 
- Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
* LQVT : -Đếm đến 4, nhận biết số lượng trong phạm vi 4 . Nhận biết số 4 
 53. Trẻ biết tách, gộp một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm nhỏ, đếm và nói kết quả. g ngày 
- Tách, gộp một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm nhỏ.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4 
55. Trẻ biết xếp tương ứng . 
- Xếp tương ứng 1-1 , ghép đôi . 
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1 , ghép đôi thông qua các trò chơi .
c) Khám phá xã hội 
68. Trẻ biết thể hiện cảm xúc , tình cảm đối với các ngày lễ hội , sự kiện văn hóa của quê hương đất nước . 
- Tên gọi , đặc điểm một số ngày lễ hội : Tết trung thu , Múa hát mừng xuân  các sự kiện văn hóa địa phương , đất nước .
- Thể hiện tình cảm , cảm xúc đối với ngày hội , ngày lễ , các sự kiện văn hóa của quê hương , đất nước . 
- Dạy cho trẻ biết được đặc điểm một số ngày lễ hội Tết trung thu , Múa hát mừng xuân  các sự kiện văn hóa địa phương , đất nước
- Thể hiện tình cảm , cảm xúc đối với ngày hội , ngày lễ , các sự kiện văn hóa của quê hương , đất nước .
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ . 
77. Trẻ sử dụng được các từ chỉ sự vật , hoạt động , đặc điểm
- Các từ chỉ sự vật , hoạt động , đặc điểm .
*LQVH 
- Truyện “ chú dê đen ” 
- Truyện “ Nòng nọc tìm mẹ ”
80. Trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Thơ : “ Đàn gà con ”
- Thơ “ Rong và cá ”
* Chơi hoạt động theo ý thích : 
- Đọc ca dao, đồng dao : con công hay múa, con cua mà có 2 càng .
- Dạy trẻ đọc thơ trong chủ điểm 
82. Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của các nhân vật trong truyện
 - Đóng kịch
* Chơi theo ý thích
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng – xã hội 
93.Trẻ có ý thức về bản thân .
- Tên , tuổi , giới tính , sở thích , khả năng của bản thân , nói được điều bé thích , không thích , những việc bé có thể làm được .
- Tôn trọng sự khác biệt , hòa hợp với những người khác . 
 * Chơi theo ý thích : 
- Giới thiệu tên , tuổi , giới tính , ngày sinh và sở thích riêng . 
108. Trẻ quan tâm chăm sóc con vật quen thuộc
- Bảo vệ, chăm sóc con vật
- Trò chuyện về những nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật và cách phòng tránh 
- Trò chuyện về ích lợi , tác hại của một số con trùng . Cách bảo vệ và diệt trừ .
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ .
a)Hoạt động âm nhạc 
 112. Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
 - Dạy hát : “ Chú voi con ở bản đôn ” 
* Chơi , hoạt động theo ý thích : Hát 1số bài hát : Ta đi vào rừng xanh , con bướm vàng, ngày vui 8/3 .
- Biểu diễn văn nghệ 
113. Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm
* Chơi theo ý thích :
- Sử dụng dụng cụ gõ đệm các bài hát 
- Nhún nhảy theo nhạc nhanh , chậm . 
115. Trẻ biết vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc ( Vỗ tay, dậm chân , nhún nhảy, múa)
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
- Hát và VĐTN : “ Gà trống, mèo con và cún con”
b) Tạo hình 
119.Trẻ biết phối hợp kỹ năng tô, vẽ (nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn) để tạo thành bức tranh có màu sắc, bố cục.
- Dạy trẻ sử dụng 1 số kỹ năng tô, vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
* Chơi ngoài trời : 
- Vẽ tự do trên sân trường 
* Chơi hoạt động ở các góc 
- Góc nghệ thuật : Vẽ tranh theo chủ đề 
* Chơi hoạt động theo ý thích : Vẽ theo ý thích 
120. Trẻ biết xé, cắt theo đường thẳng, đường congvà dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.
- Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng xé, cắt theo đường thẳng, đường congvà dán thành sản phẩm.
- Xé dán đàn cá 
* Chơi hoạt động theo ý thích 
 CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU
I. Đồ dùng học liệu:
- Tranh động vật sống trong nhà.
- Tranh động vật sống trong rừng.
- Tranh động vật sống dưới nước.
- Tranh một số côn trùng.
- Tranh ảnh và đồ chơi các loại đồ dùng trong gia đình: Đồ dùng bằng nhựa, bằng gỗ, đồ dùng nấu ăn, đồ dùng uống
- Tranh poto các con vật cho trẻ tô màu
- Cá nhựa cần câu.
- Các loại sách báo, tạp chí củ.
- Giấy vẽ, bút phẩm màu, giấy màu
- Hồ dán, đất nặn, kéo
- Hột hạt các loại: mày ốc, vỏ ốc, chai keo nhựa, họp sữa chua, bìa nhựa cứng
- Các loại vật liệu có sẳn: Giấy loại, vải vụn, len vụn các màu
- Một số thực phẩm cua cá tôm nhựa, các loại có sẳn ở địa phương.
- Đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Xoang, nồi chảo thìa bát đũa, ca cốc chénphương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
- Bộ đồ chơi xây dựng, hàng rào, cây xanh, khối gỗ, gạch nhựa, bộ lắp ráp, bể đựng nước
- Đồ chơi ngoài trời: Ô ăn quan, ném vòng vào chai, nhảy bao bố
- Giáo án điện tử : Truyện “ chú dê đen ”
 Thơ “ Rong và cá ”
- Ti vi đầu đĩa nhạc cụ âm nhạc, xắc xô
- Máy tính.
II. Đóng góp của phụ huynh:
- Hình ảnh, tranh về chủ điểm lịch củ các nguyên vật liệu củ để sử dụng các hoạt động. 
- Hộp thuốc lá, lon, len, phế liệu.
- Giấy thùng, một số đồ dùng đã dùng của học sinh.
 ***************************
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
 Động vật nuôi trong nhà 
Thực hiện: ( Từ ngày 06/03 đến ngày 10/03/ 2023)
 Lớp Mẫu giáo B3 . GV : Phan Ngọc Anh Thư 
 Thứ 
Hoạt động 
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Đón trẻ giới thiệu, trò chuyện về ngày 8 tháng 3 
-Trò chuyện về cac loài động vật nuôi trong nhà 
- Trò chuyện về cách vận động , thức ăn, sinh sản của con vịt 
- Xem tranh, trò chuyện về ích lợi và thức ăn của con mèo 
- Trò chuyện với trẻ về một số thực phẩm bổ dưỡng từ động vật như : thịt, trứng, sữa, mật ong có lợi cho sức khỏe.
1. Khởi động : Cô cùng trẻ đi , chạy kết hợp các kiểu chân khác nhau theo hiệu lệnh của cô 
2. Trọng động: Tập BTPTC
- Hô hấp: thổi bóng bay.
- ĐT Tay: tay đưa ra trước gập trước ngực (2lx4n ) 
- ĐT Bụng: Đứng xoay người sang 2 bên ( 2lx4n )
- ĐT Chân: đứng đưa một chân ra trước lên cao ( 2lx4n ) 
- ĐT Bật : Nhảy tách chân khép chân ( 2l x 4n )
Hồi tỉnh: đi lắc tay tự nhiên , hít thở nhẹ nhàng.
Thứ hai tập với bài hát: “ con cào cào”
Hoạt động học 
Bật về phía trước 
Tìm hiểu một số con vật nuôi trong nhà 
Làm thiệp tặng mẹ 
 Thơ : “ Đàn gà con ” .
Hát và VĐTN “ Gà trống mèo con và cún con ”
Chơi hoạt động ở các góc 
Xây dựng: xây trang trại chăn nuôi 
*Phân vai: Chơi bố, mẹ đi chợ, cho bé ăn, cô bán hàng, bác sĩ 
*Âm nhạc: Hát, múa tóp ca, song ca
*Tạo hình: Can, tô, vẽ các phương tiện giao thông
*Học tập: Đếm, nối các con vật theo nhóm, viết số theo khả năng 
*Sách: Cắt dán các con vật làm album
*Khám phá: làm thí nghiệm các màu tan trong nước 
Chơi hoạt động ngoài trời 
*Quan sát tranh vẽ con vật nuôi trong gia đình
* Chơi:
- Thi ai chọn đúng
- Lộn cầu vồng
*Chơi tự do
* Quan sát con chó.
* Chơi:
- Bò qua cổng. 
- Ăn ô quan
*Chơi tự do
 * Xem tranh và trò chuyện về sự phát triển của con gà.
* Chơi:
- Trèo lên ghế. 
- Lộn cầu vồng
*Chơi tự do
*Chơi:
- Tìm nhà cho con vật 
- Dung dăng dung dẻ 
*Chơi tự do
* Nhặt lá rơi làm con mèo 
* Chơi:
-Ai nhanh hơn
-Rồng rắn lên mây
*Chơi tự do
Ăn ngủ
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn
- Cô giới thiệu về các món ăn cho trẻ
- Nhắc nhở trẻ khi ăn mời cô, mời bạn. 
- Khi ngồi ăn không được nói chuyện, biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn 
- Cô động viên trẻ ăn hết suất ăn của mình . 
- Trẻ nhận biết được các đồ dùng và chỗ ngủ của mình.
 Chơi hoạt động theo ý thích.
-Thể dục chông mệt mỏi : Sao bé không lắc 
- Xem phim thế giới động vật.
- Giải câu đố về: con gà, con vịt, con lợn.
- Xem video và trò chuyện về sự phát triển của con gà
- Thực hiện vở LQVT 
- Thực hiện vở tạo hình
- Làm tranh chủ điểm
- Chơi lo tô dinh dưỡng theo yêu cầu 
- Đọc truyện, kể chuyện cho trẻ nghe
- Giải câu đố về các con vật 
- Mèo và chim sẻ, lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
 Trả trẻ.
-Vệ sinh trả trẻ. Nhắc trẻ chào cô trước khi ra về và chào ông bà-bố mẹ- anh chị.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ ở lớp.
 Thứ hai, ngày 06 tháng 03 năm 2023
 GDTC: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC 
I-Mục đích yêu cầu :
- Trẻ bật được về phía trước
 	- Trẻ biết dùng sức mạnh của chân bật mạnh liên tục về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
 	 - Trẻ có thái độ tập trung , mạnh dạn , chú ý tham gia vào giờ học 
 	II. Chuẩn bị.
 	- Đồ dùng của cô: xắc xô, nhạc . 
 	- Đồ dùng trẻ : Quần áo thoải mái, gọn gang
 	 -Phấn
 X X X X X X X
 X X X X X X X
 	 	III. Tổ chức hoạt động :
 	* Hoạt động 1: Khởi động
 - Cho các cháu chạy vòng tròn các kiểu chân.
 	 * Hoạt động 2: Trọng động
a. BTPTC:
 	 - Tay: Hai tay dang ngang gập trên vai (2l x 4n)
 	 - Bụng: Hai tay chống cúi gập người xuống (2l x 4n)
 	 - Chân: Ngồi xổm đứng lên (3l x 4n)
 	 - Bật: Bật tách chân, khép chân (3l x 4n)
 @Vận động cơ bản: Bật liên tục về phía trước.
* Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích:
+ Tư thế chuẩn bị đứng TTCB trước vạch, tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “ bật” cô khuỵu gối lấy đà chân hơi kiễng và bật về phía trước, bật nhẹ nhàng và tiếp đất bằng đầu bàn chân, bật xong quay về cuối hàng.
- Lần 3: Cô nhấn mạnh những động tác khó
- Cô mời 1- 2 trẻ lên thực hiện, quan sát trẻ thực hiện (sửa sai nếu có)
* Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Lần lượt trẻ lên thực hiện theo hiệu lệnh của cô, 2 trẻ/lần, cô quan sát bao quát lớp và chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Lần 2: Cô tổ chức cho trẻ thi đua xem nhóm nào bật nhanh nhất.
* Trò chơi: bật qua suối nhỏ
- Cách chơi: lần lượt từng thành viên của hai đội sẽ bật qua suối chuyển quả về giỏ của đội mình.Mỗi bạn chỉ được lấy 1 quả. Bạn lấy được quả để vào giỏ mới đến lượt bạn tiếp theo lên,Hết thời gian đội nào chuyển được nhiều quả hơn là đội thắng.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ lây được 1 quả 
- Đội nào lấy được nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng .
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Nhận xét, tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh: Trẻ đi vung tay tự nhiên, hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc hoạt động : Nhận xét tuyên dương trẻ .
 ****************************************
*Đánh giá hàng ngày : 
....
 Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2023
 KPXH: TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ 
I. Mục đích, yêu cầu 
	- Trẻ biết tên và đặc điểm, ích lợi 1 số con vật nuôi trong gia đình
	- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
	- Trẻ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về một số động vật sống trong gia đình.
- Đồ dùng của cháu: Lô tô các con vật nuôi trong gia đình (Con gà, con vịt, con chó, con mèo,...)
- Tranh ảnh có các con vật nuôi trong gia đình.
- Bốn ngôi nhà có hình các con vật.
III. Tổ chức hoạt động      
*Hoạt động 1 : Cho trẻ hát và vận động theo bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến các con vật nào?
- Các con vật này sống ở đâu?
* Một số con vật nuôi trong gia đình.
-  Tìm hiểu con gà trống:
+ Các con thấy con gà trống như thế nào?
+ Có những bộ phận nào?
+ Con gà có mấy cái chân?
+ Gà có mấy cánh?
+ Con gà thường ăn gì?
+ Chúng mình có biết con gà thường đứng ở đâu để gáy không?
+ Gà là động vật đẻ gì? 
+ Con gà trống được nuôi ở đâu? Ngoài gà trống ra còn gà gì nữa?
+ Người ta nuôi gà để làm gì?
+ Cô khái quát: gà là động vật đẻ trứng, thuộc nhóm gia cầm.
-  Tìm hiểu con vịt:
+ Con có nhận xét gì về con vịt?
+ Vịt có những bộ phận nào?
+ Vì sao con vịt bơi được ở dưới nước? 
+ Vịt là động vật đẻ gì? 
+ Con vịt được nuôi ở đâu? Nuôi vịt để làm gì?
+ Cô khái quát: Những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, 2 cánh, có lông, đẻ trứng còn có tên gọi chung là gia cầm.
 - Tìm hiểu con mèo:
+ Nhà bạn nào nuôi mèo?
+ Mèo kêu như thế nào?
+ Con mèo có những bộ phận nào?
+ Mèo có mấy chân?
+ Mèo thích ăn gì nhất?
+ Mèo là động vật đẻ gì? 
+ Mèo được nuôi ở đâu? Nuôi mèo để làm gì?
+ Vì sao con mèo lại đi lại nhẹ nhàng để đi bắt chuột?
+ Tìm hiểu con chó:
- Tìm hiểu con chó: cô tạo âm thanh “ Gâu...gâu...gâu...”
+ Đố cả lớp đó là tiếng con gì?
-Cô đưa con chó ra cho trẻ quan sát:
+ Chó có những bộ phận nào?
+ Cả lớp biết sở thích của chó là ăn gì không?
+Chó được nuôi ở đâu? Chó có ích lợi gì?
- Cô khái quát:Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con có tên gọi chung là Gia súc.
- Mở rộng:Trâu, bò, lợn, thỏ, dê,..
- So sánh con gà và con vịt
 + Khác nhau: Con gà có cái mào đỏ, đuôi dài và chân có cựa, không bơi được dưới nước,tiếng kêu khác nhau,.con vịt không có mào, đuôi ngắn, chân có màng nên bơi được dưới nước.
+ Giống  nhau: Con gà và con vịt đều là động vật được nuôi ở trong gia đình, đều là động vật đẻ trứng, có 2 chân, 2 cánh và đẻ trứng, được gọi chung là gia cầm.
 - So sánh con mèo và con chó.
+ Khác nhau: Mèo đuôi dài hơn đuôi chó, chân mèo có móng vuốt nhọn và sắc vì vậy mèo có thể leo trèo được. Không những thế mèo còn bắt chuột được nữa - Chó đuôi ngắn hơn, chân chó không có móng vuốt nhọn bằng móng vuốt chân mèo. Chó to hơn mèo và thường hay canh gác nhà.
+ Giống  nhau: Mèo và chó đều được nuôi trong gia đình, đều có 4 chân, đẻ con và được gọi chung là gia súc.
* Cô giáo dục: Phải giúp bố mẹ cho chúng ăn hàng ngày vì những con vật ấy cho mình thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, để các con cao lớn hơn, thông minh hơn, mốo cũn biết bắt chuột, chú canh gác nhà,nên các con phải biết yêu quý, chăm sóc các loại động vật trong gia đình (Cho ăn uống đầy đủ, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay bằng xà phòng,..)
* Chơi trò chơi
 	Trò chơi 1: “Giơ nhanh đọc đúng”
- Giới thiệu trò chơi: Cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Phát mỗi trẻ 1 rổ lô tô các con vật, cô yêu cầu tìm con vật nào thì chọn nhanh và giơ lên cho dúng (Cô có thể nói đặc điểm hoặc tiếng kêu... trẻ tìm theo yêu cầu củ cô)
+ Lật chơi: Khi nào có hiệu lệnh mới được tìm, tìm sai tìm lại.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
 Trò chơi 2: “Về đúng chuồng”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô có 6 chuồng, ở mỗi chuồng có dán hình ảnh của một số con vật ( chó, mèo, gà, vịt, lợn, bò) cô phát cho các trẻ mỗi bạn một lô tô hình ảnh con gà, vịt, chó, mèo. Trẻ  đi vòng tròn vừa đi vừa hát các bài hát trong chủ điểm động vật, khi nhạc dừng lại, bạn nào có lô tô hình ảnh tương ứng với hình ảnh ở chuồng nào  thì phải về đúng chuồng đó. 
+ Luật chơi: Nếu bạn nào về chuồng sai bạn đó phải nhảy lò cò xung quanh lớp.
- Chơi lần 2 cho trẻ đổi lô tô, cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô kiểm tra kết quả chơi, khen ngợi trẻ.
*Kết thúc hoạt động : Nhận xét tuyên dương .
 *******************************************
* Đánh giá hàng ngày
 ..
 Thứ tư, ngày 08 tháng 03 năm 2023
 TH : LÀM THIỆP TẶNG MẸ 
I.Mục đích, yêu cầu 
- Trẻ biết trang trí, làm thiệp tặng bà, mẹ, cô giáo, chị gái và các bạn gái.
- Trẻ cắt dán được các hình đơn giản 
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động 
II – Chuẩn bị : 
+Đồ dùng của cô:
– 3 loại thiệp
– Nhạc bài: “Quà 8/3”, “Ngày vui 8/3”, “Bông hoa mừng cô”
+Đồ dùng của trẻ:
– Kéo, giấy màu các loại, giấy nhún, bìa màu, keo, bút màu, kim tuyến,.
III- Tổ chức hoạt động :
* Hoạt động 1 
- Cô và trẻ hát bài “ Ngày vui mùng 8/3 ”
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về ngày gì?
+ Ngày mùng 8/3 là ngày gì?  
*Dẫn dắt giới thiệu vào bài : 
Tấm thiệp thứ nhất: Đây là tấm thiệp cô dùng để tặng cho bà của mình.
– Tấm thiệp này được cô trang trí như thế nào?
+ Tấm thiệp thứ 2: Còn đây là tấm thiệp cô sẽ dành tặng cho mẹ của mình.
Bạn nào có nhận xét gì về tấm thiệp này?
+ Tấm thiệp thứ 3: Dành  tặng cho cô giáo
 Một màu vàng rực rỡ
 Đính hoa tím xinh xinh
 Con chúc mừng cô giáo
 Ngày mồng tám tháng ba
– Con thấy tấm thiệp này như thế nào?
Và tấm thiệp này còn một điều rất đặc biệt chúng mình cùng xem.
– Cho trẻ nhận xét bên trong tấm thiệp
– Những tấm thiệp này có đặc điểm gì giống nhau?
 * Hỏi ý tưởng của trẻ:
Ngoài những tấm thiệp cô vừa cho các con làm quen, các con còn biết những tấm thiệp nào nữa?
Con sẽ làm tấm thiệp như thế nào? Dành tặng cho ai?
Các con có thể trang trí nhiều hình ảnh khác nhau để thể hiện trong tấm thiệp của mình tùy theo sở thích của các con.
Cô đã chuẩ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_diem_dong_vat_quanh_be_nam_hoc.docx