Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Phân biệt hình tròn, hình tam giác
Kiến thức
- Trẻ gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác.
- Biết đặc điểm khác nhau của hình tròn, hình tam giác(đường bao, các cạnh, các góc, lăn được, không lăn được): Hình tròn không có cạnh, không có góc và lăn được. Hình tam giác có góc và không lăn được. Giống nhau đều là hình học
Với cháu: Lê Thùy Dương
- Trẻ biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng so sánh 2 hình học(hình tròn, hình tam giác) theo 1-2 đặc điểm đặc trưng của hình thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá.
- Có kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra hình tròn, hình tam giác và sáng tạo ra đồ chơi từ hình tròn, hình tam giác.
- Có kỹ năng chơi trò chơi, tìm đồ vật có dạng hình tròn, hình tam giác gắn vào ô của có dạng hình tương ứng.
Với cháu:Lê Thùy Dương.
- Chọn, gọi tên được hình tròn, hình tam giác theo yêu cầu của cô.
- Chơi trò chơi lắp ghép hình với sự giúp đỡ của cô và các bạn.
3. Thái độ
- Biết hợp tác với cô với bạn, yêu thích tham gia hoạt động khám phá các hình học.
- Giáo dục trẻ quan tâm, chơi với bạn Thùy Dương
Với cháu: Lê Thùy Dương.
- Hợp tác với cô và các bạn trong thời gian học.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON LỆ CHI ===== óóó ===== GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC GIÁO ÁN: LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Phân biệt hình tròn, hình tam giác. Lứa tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30 phút. Số trẻ: 15-18 trẻ. Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Tú Ngày dạy: Trẻ khuyết tật: Lê Thùy Dương. Dạng tật: Chậm phát triển trí tuệ. Mức độ: Trung bình. Năm học: 2018-2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức - Trẻ gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác. - Biết đặc điểm khác nhau của hình tròn, hình tam giác(đường bao, các cạnh, các góc, lăn được, không lăn được): Hình tròn không có cạnh, không có góc và lăn được. Hình tam giác có góc và không lăn được. Giống nhau đều là hình học Với cháu: Lê Thùy Dương - Trẻ biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác. 2. Kỹ năng - Có kỹ năng so sánh 2 hình học(hình tròn, hình tam giác) theo 1-2 đặc điểm đặc trưng của hình thông qua hoạt động trải nghiệm khám phá. - Có kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra hình tròn, hình tam giác và sáng tạo ra đồ chơi từ hình tròn, hình tam giác. - Có kỹ năng chơi trò chơi, tìm đồ vật có dạng hình tròn, hình tam giác gắn vào ô của có dạng hình tương ứng. Với cháu:Lê Thùy Dương. - Chọn, gọi tên được hình tròn, hình tam giác theo yêu cầu của cô. - Chơi trò chơi lắp ghép hình với sự giúp đỡ của cô và các bạn. 3. Thái độ - Biết hợp tác với cô với bạn, yêu thích tham gia hoạt động khám phá các hình học. - Giáo dục trẻ quan tâm, chơi với bạn Thùy Dương Với cháu: Lê Thùy Dương. - Hợp tác với cô và các bạn trong thời gian học. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô. - Bài giảng điện tử. - Nhạc chơi trò chơi: nhạc không lời, nhạc tiếng anh. - Trang phục nhà ảo thụật. - Sân khấu mi ni biểu diễn ảo thuật. Nước làm bóng xà phòng, khung hình tròn, tam giác và các đồ dùng có dạng hình tròn tam giác, vuông, chữ nhật. - Que chỉ. 2. Đồ dùng của trẻ. - Hình tròn, hình tam giác để trẻ chơi. - 2 hộp đựng hình học để trẻ chơi: “Chiếc hộp bí mật” - Bảng bài tập cá nhân cho mỗi trẻ 1 bài. - Các nguyên vật liệu: kẽm sù,đề can, giấy ánh, băng dính xốp, trang phục và đồ dùng của trẻ như bờm, dây lưng, túi sách, mũ, váy để trẻ trang trí bằng các hình. - Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật các kích thước, các chất liệu. - 2 cái bảng có các ô cửa hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. 2 cổng hình tròn, 2 cổng hình tam giác, hình ảnh các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. 3. Điểm mạnh và điểm yếu của cháu Nguyễn Thùy Dương. * Điểm mạnh: - Trẻ khỏe mạnh, ăn ngủ tốt. - Cháu có thể lực tốt * Điểm yếu: - Khả năng tập trung chú ý còn hạn chế. - Trẻ chậm phát triển trí tuệ. - Cháu ít giao lưu với các bạn. III. CÁCH TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động của trẻ KT 1. Ổn định tổ chức - Cô giới thiệu khách. - Giới thiệu bé cùng thưởng thức “Chương trình biểu diễn nghệ thuật”. Nhà Ảo thuật đi vào và biểu diễn tiết mục ảo thuật. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 2.1 Ôn nhận biết, gọi tên hình tròn, hình tam giác - Nhà ảo thuật biểu diễn với bóng xà phòng. + Anh dùng gì để thổi bóng xà phòng? - Nhà ảo thuật làm ảo thuật đưa ra các hình. + Mở vạt áo có hình. + Rút trong túi có hình. - Cô giáo quan sát và hỏi cháu: Lê Thùy Dương - Hình gì đây? 2.2 Phân biệt hình tròn hình tam giác. - Tặng mỗi nhóm trẻ một hộp quà bí mật. Trong hộp quà có hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật để chơi trò chơi: “Chiếc hộp bí mật” * Trò chơi: “Chiếc hộp bí mật”(có các hình). - Cô chia lớp thành 2 nhóm trẻ, mỗi cô phụ trách 1 nhóm: Mỗi nhóm có 1 chiếc hộp đựng các hình học(hình tròn, tam giác, hình chữ nhật, hình vuông). * Lần 1: Chọn hình tròn. - Cho trẻ chơi với hình: Sờ đường bao cong, lăn hình. Với cháu Thùy Dương: Em có hình gì? - Các em chơi với hình các em thấy thế nào? - Cô chốt lại: Hình tròn có đường bao cong nên lăn được. * Lần 2: Lấy hình tam giác. - Em có hình gì? Với cháu Thùy Dương: Hình gì đây? - Em đếm xem hình tam giác có bao nhiêu cạnh? - Sờ 3 cạnh em thấy thế nào? - Hình tam giác có mấy góc? - Hình tam giác có lăn được không? - Cho trẻ thử lăn và trả lời. - Vì sao hình tam giác không lăn được? - Cô chốt lại: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc,có đường bao thẳng nên không lăn được. - Đội 1 lấy hình tròn. - Đội 2 lấy hình tam giác. - Chơi ghép đôi: Một bạn có hình tròn ghép với 1 bạn có hình tam giác và so sánh 2 hình. So sánh 2 hình: hình tròn, hình tam giác. - Cho cả lớp chơi trò chơi ghép đôi: Yêu cầu bạn có hình tam giác tìm về bạn có hình tròn(ngồi quay mặt vào nhau). Trẻ cùng nhau chơi, thảo luận, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 hình. - Cô quan tâm hơn đối với cặp đôi: Lê Thùy Dương. Nhắc trẻ cùng cặp với bạn hướng dẫn trẻ cùng chơi. - Cô hỏi trẻ: + Hình tròn, hình tam giác khác nhau ở điểm nào? + Đặc điểm giống nhau của hình tròn và hình tam giác ra sao? - Cô chốt lại trên máy: Khác nhau: + Hình tròn có đường bao cong và lăn được. + Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc và có đường bao thẳng và không lăn được. Giống nhau: Hình tròn và hình tam giác giống nhau là cả 2 hình đều là hình học. 2.3 Luyện tập củng cố. * Trò chơi 1: ‘‘Bé trổ tài”. - Chuẩn bị: Mỗi trẻ có 1 bảng và 1 hộp đồ chơi(ghép hình, bảng chun, que kem, hình rời để gắn, vặn nút chai, cúc, kim sa để tạo hình tròn, hình tam giác) để chơi - Cách chơi: Trẻ ghép hình tròn, hình tam giác từ que kem, dây chun, miếng ghép nhỏ, gắn các hình. - Nhận xét: Cô khen trẻ xếp được nhiều hình. Với cháu Thùy Dương: Con xếp hình gì? * Trò chơi 2: “ Nhanh mắt nhanh tay”. - Chuẩn bị: 2 bảng có các ô cửa là các hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, 2 cổng có dạng hình tròn, 2 cổng có dạng hình tam giác, hình ảnh các đồ vật có dạng hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. - Cách chơi: Chia cả lớp ra 2 đội, lần lượt từng bạn sẽ chọn đồ vật có dạng hình tròn, hình tam giác gắn vào các ô cửa có dạng hình tròn hình tam giác. Trẻ chọn đồ vật có dạng hình tròn sẽ chui qua cổng hình tròn, đồ dùng có dạng hình tam giác phải chui qua cổng hình tam giác. Thời gian chơi là 1 bản nhạc kết thúc bản nhạc đội nào tìm được nhiều đồ vật có dạng hình đội đó sẽ chiến thắng. Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, mỗi bạn lên chơi chỉ lấy 1 hình. Trẻ chơi. Cô nhận xét kết quả chơi. - Với bạn Thùy Dương: Hình gì đấy Dương? * Trò chơi 3: “ Bé khéo tay”. Trẻ tạo hình tròn, hình tam giác từ các nguyên vật liệu: kẽm xù, ống nước, đề can, giấy ánh + Nhóm 1: Dùng hình tam giác, hình tròn để trang trí bờm, túi sách, váy, mũ + Nhóm 2: Tạo hình tròn, hình tam giác từ kẽm sù, ống nước để tạo thành đồ dùng như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai (Khi trẻ chơi cô mở nhạc nền) - Cô hỏi trẻ: Các hình và đồ dùng được làm từ các hình gì? - Cô hỏi Dương? Con dán hình gì? 3. Kết thúc: -Trẻ diễn thời trang với các đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu trên nền nhạc thời trang. - Nhận xét kết thúc. - Trẻ chào khách - Trẻ vỗ tay - Hình tròn, hình tam giác. - Trẻ về nhóm. -Hình tròn ạ! - Trẻ Sờ đường bao, lăn hình. - Hình tròn có đường bao cong, lăn được. - Hình tam giác ạ! - 3 cạnh ạ! - Sờ 3 cạnh thẳng ạ! - Hình tam giác có 3 góc. - Không lăn được ạ! - Trẻ lăn hình. - Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc,có đường bao thẳng nên không lăn được. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lấy hình tròn, hình tam giác. - Trẻ chơi trò chơi ghép đôi. - Trẻ thảo luận cùng bạn và cô. - Hình tròn có đường bao cong và lăn được. Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc, có đường bao thẳng và không lăn được. - Hình tròn, hình tam giác đều là hình học. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ đứng theo nhóm chú ý lắng nghe cách chơi và tham gia trò chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Hình tròn, hình tam giác ạ!. -Trẻ diễn thời trang. - Trẻ cất đồ dùng giúp cô. - Trẻ chào khách - Trẻ vỗ tay - Hình tròn, hình tam giác . - Trẻ về nhóm cùng các bạn. - Hình tròn ạ! - Hình tròn ạ! - Hình tam giác ạ! - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lấy hình tam giác. - Trẻ chơi trò chơi ghép đôi dưới sự giúp đỡ của cô, bạn. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi với sự giúp đỡ của cô và các bạn. - Hình tam giác ạ! - Trẻ đứng chơi cùng bạn theo nhóm. -Hình tròn ạ! - Dương về nhóm chơi mà mình thích và không đi lang thang. - Hình tròn ạ! -Trẻ diễn thời trang cùng bạn. - Trẻ cất đồ dùng cùng bạn.
File đính kèm:
- lopmgnlqvt3112201915_214202017(1).doc