Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: Khám phá - Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng - Năm học 2021-2022 - Nghiêm Thị Trang

1. Kiến thức:

- Giới thiệu cho trẻ biết : Múa rối bóng.

- Trẻ biết các loại hình múa rối bóng: Rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người.

- Trẻ có những hiểu biết về nghệ thuật múa rối bóng: Là sử dụng đèn chiếu lên các con rối, phông nền trắng, đèn chiếu

- Trẻ biết loại hình múa rối bóng là múa rối cạn.

- Trẻ biết thêm nhiều loại hình múa rối khác: Rối mặt nạ, rối dây, rối tay, rối ngón tay.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phán đoán, suy luận, ghi nhớ có chủ định ( thông qua các bài tập tương tác trên phần mềm)

- Có 1 số kỹ năng học tập trực tiếp, tự học, thao tác trên máy tính.

- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay qua trò chơi.

- Trẻ trải nghiệm diễn bóng rối.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tìm hiểu về nghệ thuật rối bóng, Trẻ yêu thích nghệ thuật rối bóng.

Hào hứng tham gia các hoạt động trên bài giảng.

- Trẻ yêu quý, quý trọng nghề múa rối.

 

doc9 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/11/2024 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: Khám phá - Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng - Năm học 2021-2022 - Nghiêm Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT
MÚA RỐI BÓNG
Hoạt động khám phá/ Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi )
 CC BY/CCBY _ SA
 Tác giả: Nghiêm Thị Trang
 Email: nghiemtrang10788@gmail.com
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Dịch Vọng.
 Ngõ 49 Trần Đăng Ninh_Dịch Vọng
Cầu Giấy_ Hà Nội
Cầu Giấy, tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG MẦM NON DỊCH VỌNG
LĨNH VỰC/MÔN: LVNT/Khám phá
KHỐI LỚP: Mẫu giáo nhỡ 
Họ tên giáo viên: Nghiêm Thị Trang
TÊN BÀI GIẢNG: Tìm hiểu về 
nghệ thuật múa rối bóng

Số điện thoại di động của GV: 038 303 2141
Số tiết của bài dạy: 1 tiết

I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 
- Giới thiệu cho trẻ biết : Múa rối bóng.
- Trẻ biết các loại hình múa rối bóng: Rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người.
- Trẻ có những hiểu biết về nghệ thuật múa rối bóng: Là sử dụng đèn chiếu lên các con rối, phông nền trắng, đèn chiếu
- Trẻ biết loại hình múa rối bóng là múa rối cạn.
- Trẻ biết thêm nhiều loại hình múa rối khác: Rối mặt nạ, rối dây, rối tay, rối ngón tay.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phán đoán, suy luận, ghi nhớ có chủ định ( thông qua các bài tập tương tác trên phần mềm)
- Có 1 số kỹ năng học tập trực tiếp, tự học, thao tác trên máy tính.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay qua trò chơi.
- Trẻ trải nghiệm diễn bóng rối.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tìm hiểu về nghệ thuật rối bóng, Trẻ yêu thích nghệ thuật rối bóng.
Hào hứng tham gia các hoạt động trên bài giảng.
- Trẻ yêu quý, quý trọng nghề múa rối.
II. Yêu cầu của bài dạy:

11. Về kiến thức của học sinh
a. Kiến thức về CNTT:
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
b. Kiến thức chung về môn học:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lý thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau nội dung lý thuyết.
2. Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học
a. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng: 
+ Máy tính; Máy quay phim; Máy ghi âm 
+ Các đoạn video clip tư liệu về Múa rối bóng.
+ Các đoạn video lời dẫn của cô 
- Phần mềm: 
+ Sử dụng phần mềm ISPRING SUITE 9
+ Sử dụng phần mềm Camtasia Studio 8 để biên tập các đoạn video
+ Sử dụng phần mềm Total Video Converter để đổi đuôi video 
b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác:

III. Chuẩn bị cho bài giảng:
Chuẩn bị của Giáo viên:
- Máy tính, máy quay phim, máy ghi âm
- Các tài liệu khác.
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
- Máy tính, đèn, tấm vải trắng hoặc bức tường trắng.
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng 

NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA HỌC SINH
Giới thiệu dẫn nhập
Slide 1
Trang bìa
Trẻ xem
Slide 2
Mục đích yêu cầu
Trẻ xem
Slide 3
Video cô nói:
- Cô xin chào các con. Cô tên là cô Trang. Cô mang đến 1 điều rất thú vị. Trước khi vào bài học, cô và con cùng vận động 1 bài hát với điệu nhạc Chicken dance.
- Nào con cùng đứng lên vận động với cô nào.
Trẻ xem và nghe cô nói.
Slide 4 
Video Chicken dance
Trẻ vận động theo nhạc.
Slide 5
Video cô nói:
- Các con vừa vận động bài chicken dance rất vui và thích thú đúng không nào.
- Con đã bao giờ nhìn vào cái bóng của bản thân trên bức tường trước mặt chưa?
- Đó chính là 1 bộ môn nghệ thuật múa rối bóng nói riêng và nghệ thuật múa rối nói chung đấy con ạ.
- Và hôm nay cô sẽ cùng con tìm hiểu về nghệ thuật múa rối bóng nhé.
Trẻ nghe cô nói.
Phương pháp hình thức tổ chức
Slide 6
Video múa rối bóng.
Trẻ xem video
Slide 7
Video cô nói:
- Trong đoạn video vừa xem nói về môn nghệ thuật múa rối bóng và cách sử dụng rối bóng đấy. Con vừa xem có rối bóng que, rối bóng người và rối bóng tay.
- Rối bóng là loại hình múa rối cạn đấy các con ạ.

Trẻ xem và nghe cô nói.
Slide 8
Câu hỏi: Con vừa xem được video gì?
1. Rối bóng.
2. Rối nước.
Trẻ tương tác trả lời
Slide 9
Câu hỏi: Qua đoạn video vừa xem, con thấy có những loại hình múa rối bóng nào?
1. Rối bóng que.
2. Rối nước.
3. Rối bóng người.
4. Rối bóng tay.
Con hãy chọn phương án đúng và nhấn vào ô số 1 nhé.
Trẻ tương tác trả lời
Slide 10
Câu hỏi: Rối bóng là loại hình múa rối cạn. Đúng hay sai?
1. Đúng.
2. Sai.
Trẻ tương tác trả lời
Slide 11

 Video cô nói:
- Có nhiều loại hình múa rối khác nhau nhưng chủ yếu là: rối bóng tay, rối bóng bóng que, rối bóng người.
- Rối bóng tay: sử dụng cử động của tay.
- Rối bóng người: sử dụng cử động của cơ thể.
- Rối bóng que: sử dụng các hình nhân vật có sẵn gắn vào que để biểu diễn.
Trẻ nghe cô nói.
Slide 12
Trẻ xem video cách sử dụng múa rối bóng. 
Cô nói : Để tạo nên sân khấu diễn rối bóng người ta sử dụng đèn chiếu lên mảnh vải màu trắng, phía sau sân khấu người múa rối sẽ sử dụng các con rối: rối que, rối dẹt, rối tay, hoặc các cử động của cơ thể người kết hợp với ánh sáng tạo ra bóng.
Trẻ xem

Slide 13
Rối bóng là môn nghệ thuật biểu diễn trước ánh đèn và biểu diễn trên cạn. Đúng hay sai?
1. Đúng
2. Sai
Trẻ tương tác trả lời
Slide 14
Câu hỏi: Rối bóng que, rối bóng tay, rối bóng người có đặc điểm gì khác nhau?
1. Rối bóng tay: Sử dụng cử động của tay
2. Rối bóng người: sử dụng cử động của cơ thể
3. Rối bóng que: sử dụng hình nhân vật có sẵn gắn vào que để biểu diễn
4. Biểu diễn trước ánh đèn
Con hãy chọn đáp án đúng và chọn ô số 1 để trả lời nhé.
Trẻ tương tác
Slide 15
Để tạo sân khấu diễn rối người ta cần những gì ?
1.Tấm vải trắng
2.Đèn.
3.Con rối.
4. Gấu bông
Trẻ tương tác
Slide 16
Khi biểu diễn múa rối bóng người nghệ sĩ cần chú ý điều gì?
1.Biểu diễn trước ánh đèn.
2.Biểu diễn sau ánh đèn.
Trẻ tương tác.
Slide 17
Video cô nói: Có nhiều loại hình múa rối bóng khác nhau những: Rối bóng que, rối bóng người, rối bóng tay đều sử dụng đèn chiếu vào để tạo bóng trên phông nền trắng và đều gọi chung là nghệ thuật múa rối bóng đấy các con ah.
Trẻ xem và nghe cô nói.
Slide 18
- Mở rộng: Ngoài múa rối bóng ra, con còn biết những loại hình múa rối nào khác không?
- Ngoài ra còn có: rối mặt nạ, rối dây, rối tay, rối ngón tay,
- Chúng đều chung 1 đặc điểm là múa rối cạn đấy.
Trẻ nghe
Slide 19
Qua bài học hôm nay con được tìm hiểu về những loại hình rối bóng nào?
1. Rối bóng que
2. Rối bóng người
3. Rối nước
4. Rối bóng tay
Con hãy chọn phương án nào con cho là đúng và chọn vào nút số 1 để trả lời nhé.
Trẻ tương tác
Slide 20
Trò chơi 1: Nhanh tay nhanh mắt.
Cách chơi: Trên màn hình của cô có rất nhiều câu chuyện được diễn bằng rối bóng. Các con hãy chọn những câu chuyện rối bóng cạn nhé.
1. Chú dê đen
2. Cô bé quàng khăn đỏ
3. Cáo, thỏ và gà trống
4. Dê con nhanh trí
5. Một ngày mới bắt đầu
Con hãy chọn phương án đúng và chọn vào nút số 1 để trả lời nhé.
Trẻ nghe cách chơi.
Slide 21
Trò chơi 2: Thử tài bé yêu.
Cách chơi: Trên màn hình của cô có rất nhiều hình ảnh và bóng của các hình ảnh. Con hãy nối đúng hình ảnh và bóng củ chúng nhé.

Trẻ nghe 
Slide 22
Hãy nối đúng hình ảnh với bóng của hình ảnh.
Cô bé quàng khăn đỏ
Bóng cô bé quàng khăn đỏ
Bóng nhổ củ cải
Chuyện “Nhổ củ cải”
Múa Bale
Bóng múa Bale
	 Bóp bột 
Bóng hình con chó bằng tay
Làm hình con chó bằng tay
Bóng con hươu bằng tay
Làm con hươu bừng tay
 	 
Trẻ nối các Hình ảnh vói bóng của các hình ảnh với nhau.
Slide 23
Trò chơi 3: Múa rối bóng tay.
Đôi bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn và đáng yêu đâu hết rồi.
Với sự sáng tạo của đôi bàn tay con có thể tạo ra 1 trò chơi đấy.
Con hãy nhờ bố mẹ chuẩn bị 1 chiếc để di chuyển ánh sáng, 1 tấm vải trắng hoặc 1 bức tường trắng.
Và bây giờ cô và con bắt đầu thôi.
Trẻ nghe cách chơi
Slide 24
Video cô hướng dẫn múa rối bóng tay các con vât: con gà, con chó, con trâu, con ốc sên, con chim.
Trẻ xem và tương tác theo cô. 
Slide 25
Trẻ nghe chuyện: Một ngày mới bắt đầu ( múa rối bóng tay)
Trẻ nghe truyện.
Kết thúc
Slide 26
Qua bài học hôm nay các con đã biết thêm 1 loại hình nghệ thuật mới: Múa rối bóng. Rất đơn giản nhưng lại sáng tạo và hấp dẫn đúng không nào.
Vậy các con có muốn trở thành những nghệ sĩ múa rối tài ba không? Các con hãy cùng bố mẹ tạo ra 1 sân khấu rối bóng nhé.
Bài học đến đây là kết thúc rồi cô xin chào và hẹn gặp lại các con ở những bài học sau nhé.
Xin chào.

Trẻ xem và nghe video.
Slide 27
Tư liệu xây dựng bài giảng
1. Tham khảo và tải phim, bài hát từ youtobe.com
2. Hình ảnhđược sử dụng trên nguồn: 
Google.com
3. Tham khảo tài liệu giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Sử dụng phần mềm ISPRING SUITE 9
5. Sử dụng phần mềm Camtasia studio 8 để biên tập các đoạn video.
6. Sử dụng violet.vn và goole.com.vn để sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Tài liệu sử dụng bài giảng
1. Tham khảo và tải phim, bài hát từ youtobe.com
2. Hình ảnhđược sử dụng trên nguồn: 
Google.com
3. Tham khảo tài liệu giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo.
4. Sử dụng phần mềm ISPRING SUITE 9
5. Sử dụng phần mềm Camtasia studio 8 để biên tập các đoạn video.
6. Sử dụng violet.vn và goole.com.vn để sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.

VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy 
- Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng giúp tạo hứng thú cho trẻ.
- Các giáo viên có cơ hội làm quen tiếp cận và phát huy khả năng công nghệ thông tin của mình, giúp nội dung bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, trực quan. Từ đó kích thích sự yêu nghề từ giáo viên và tinh thần ham học hỏi của trẻ.
- Nhờ có CNTT mà giáo viên tiếp cận được với nguồn tư liệu mở vô cùng phong phú, đa dạng.
- Việc cho trẻ học với CNTT từ sớm giúp trẻ hình thành nhận thức, dễ dàng tiếp cận với những cách học hiện đại ở cấp học cao hơn. Bên cạnh đó nó còn tạo nên môi trường phát triển toàn diện cho trẻ, góp phần hình thành tư duy công nghệ, tạo dựng nguồn hành tranh vững chắc cho tương lai.
- CNTT giúp giáo viên thiết kế ra những bài giảng trực quan, sinh động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Không chỉ nghe, nhìn, học sinh còn được thực hành nội dung bài học thông qua những câu hỏi tương tác. Từ đó, giúp phát triển ở trẻ cả giác quan lẫn nhân cách.
- Mỗi giờ học sẽ là giờ phút khám phá đầy thú vị của cả cô và trò, chứ không còn cứng nhắc, khiên cưỡng như trước.
- Không những thế, UDCNTT còn là bước đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các trường. Theo đó, nhà trường và giáo viên không phải in, phô tô tài liệu giảng dạy quá nhiều. Công việc của giáo viên cũng được giảm tải đáng kể, giúp tiết kiệm công sức.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_hoat_dong_kham_pha_tim_hieu_ve_nghe.doc
Giáo Án Liên Quan