Giáo án mầm non lớp chồi - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Thơ: Làm nghề như bố
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về nghề nghiệp của bố, ước mơ được làm nghề như bố. Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ: Làm nghề như bố.
- Trẻ biết hát, đọc song loan bài thơ: Làm nghề như bố.
2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết làm điệu bộ minh hoạ theo bài thơ: Làm nghề như bố, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ đọc được thơ kết hợp nhạc cụ song loan, hát theo sự phổ nhạc của cô bài thơ: Làm nghề như bố
3. Thái độ:
- Thông qua nội dung bài thơ trẻ yêu mến bố mẹ, quý trọng người lao động.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG VĂN .000.. GIÁO ÁN ( Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường) Chủ đề: Nghề nghiệp Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen văn học Đề tài: Thơ: “Làm nghề như bố” Độ tuổi: 4– 5 tuổi ( Lớp nhỡ 4) Thời gian: 25 – 30 phút Người dạy: Phan Thị Lan Ngày dạy: 23/11/2018 Năm học: 2018 – 2019 GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Thơ: Làm nghề như bố Thời gian: 25-30 phút Ngày dạy: 23/11/2018 Đề tài: Thơ: Làm nghề như bố I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về nghề nghiệp của bố, ước mơ được làm nghề như bố. Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ: Làm nghề như bố. - Trẻ biết hát, đọc song loan bài thơ: Làm nghề như bố. 2. Kĩ năng: - Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết làm điệu bộ minh hoạ theo bài thơ: Làm nghề như bố, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. - Trẻ đọc được thơ kết hợp nhạc cụ song loan, hát theo sự phổ nhạc của cô bài thơ: Làm nghề như bố 3. Thái độ: - Thông qua nội dung bài thơ trẻ yêu mến bố mẹ, quý trọng người lao động. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô - Tranh minh họa nội dung bài thơ: Làm nghề như bố - Cô thuộc thơ: Làm nghề như bố. - Ti vi, máy vi tính. - Phổ nhạc bài: Làm nghề như bố, dụng cụ âm nhạc: Song loan * Đồ dùng của trẻ: - Chuẩn bị tâm thế vào hoạt động * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát: “Đi tàu lửa”. “Cháu yêu cô chú công nhân” * Nội dung lồng ghép: Chuyên đề phát triển vận động ( Trẻ chơi trò chơi, di chuyển trong quá trình hoạt động) III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định: - Xin chào các bạn tôi làm nghề lái tàu, hôm nay tôi ghé thăm các bạn. - Các bạn có thể hát cho tôi nghe một bài hát được không? - Cô mở nhạc cho trẻ hát: “Đi tàu lửa” và trẻ hát. - Ôi ! các bạn hát hay quá, tôi có một món quà muốn tặng các bạn. * Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm 1. Giới thiệu và đọc thơ: - Cô và trẻ cùng mở quà (Trong món quà chứa thiệp ghi bài thơ “Làm nghề như bố”) Đây là một bài thơ nói về bạn nhỏ muốn lớn lên sẽ làm nghề lái tàu như bố đó là bài thơ: “Làm nghề như bố” do cô Thu Quỳnh sưu tầm - Có bạn nào thuộc bài thơ này rồi. Ở lớp mình có một số bạn đã thuộc nhưng cũng có một số bạn chưa thuộc hôm nay cô cháu mình cùng học nha. - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm yêu mến và tự hào về nghề của bố, ước mơ được làm nghề như bố của bạn nhỏ trong bài thơ” - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh. 2. Trích dẫn và đàm thoại: - Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân về ngồi 3 tổ - Bạn nào có câu hỏi muốn hỏi cô và các bạn? - Đố các bạn bài thơ có tên là gì? Do ai sưu tầm? - Bạn xin trả lời bài thơ có tên là: “Làm nghề như bố” do cô Thu Quỳnh sưu tầm. - Cô đọc 2 câu thơ: Bố Tuấn lái tàu Bố Hùng đốt lửa - Có bạn nào có câu hỏi về 2 câu thơ này không? - Đố các bạn bố của Tuấn làm nghề gì? - Bạn xin trả lời bố Tuấn làm nghề lái tàu. - Bố của Hùng làm gì? Qua lắm vùng quê Hùng, Tuấn rất mê Làm nghề như bố - Cô vừa trích dẫn từng đoạn thơ và đàm thoại cùng trẻ. - Vì sao Hùng và Tuấn thích làm nghề như bố? - Vậy Hùng và Tuấn đã làm như thế nào? Cu Tuấn làm tàu Hùng làm người lái Thổi kèn lá chuối Cho tau rời ga Chạy khắp lòng nhà Tàu kêu: Thích! Thích - Bạn nào đã làm tàu? - Bạn nào làm người lái? - Hai bạn đã chơi như thế nào? - Thế các con có biết kèn lá chuối là gì không? Cô giải thích: Kèn lá chuối là một loại kèn trẻ em rất thích chơi quấn bằng lá chuối khi thổi phát ra âm thanh. - Khi lớn lên các cháu thích làm nghề gì? - Để ước mơ trở thành hiện thực thì ngay bây giờ các con phải như thế nào? - Cô giáo dục trẻ. 3. Dạy trẻ đọc thơ: - Cả lớp đọc thơ toàn bài (2 lần). - Trẻ đọc thơ nối tiếp. - Trẻ đọc to, nhỏ - Tổ, nhóm đọc. * Cô đọc thơ kết hợp gõ song loan - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô kết hợp gõ song loan ( 2 lần) - Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ cô gõ song loan * Cô và trẻ hát bài thơ: Làm nghề như bố ( 2 lần) - Lớp mình hôm nay học bài thơ gì? Do ai sưu tầm? *Hoạt động 3: Kết thúc: Trẻ nghỉ và đi ra ngoài. - Trẻ lắng nghe. - Vâng ạ. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ lắng nghe - Trẻ xung phong lên đọc - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe cô đọc. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hát về ngồi 3 tổ - Một trẻ đặt câu hỏi, một trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ đặt câu hỏi và 1 trẻ trả lời - Bố Hùng đốt lửa - Vì được qua lắm vùng quê - Bao nhiêu ghế nhỏ. Buộc níu vào nhau. - Tuấn làm tàu - Hùng làm người lái. - Thổi kèn lá chuối Cho tàu rời ga Chạy khắp lòng nhà Tàu kêu: Thích! Thích1 - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ kể - Học ngoan, giỏi, vâng lời cô giáo, ba mẹ. - Cả lớp đọc thơ cùng cô. - Trẻ đọc nối tiếp. - Tổ, nhóm đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ cùng cô -Trẻ đọc thơ - Trẻ hát cùng cô -“Làm nghề như bố” do cô Thu Quỳnh sưu tầm - Trẻ nghỉ
File đính kèm:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12560896.doc