Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: Steam - Đề tài: Chế tạo ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay - Năm học 2021-2022 - Lý Thị Thu Hoan

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cấu tạo cơ bản của ô tô: thân xe, bánh xe, trục xe.

- Trẻ biết hình dạng và dộ dài của một số bộ phận trên ô tô mình chế tạo.

- Trẻ biết ô tô chuyển động về phía trước nhờ tác dụng lực đẩy không khí trong quả bóng theo hướng ngược lại => Chuyển động phản lực

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, thảo luận và làm việc nhóm cùng anh chị, bố mẹ tại nhà.

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau (đã qua sử dụng) để tạo thành chiếc ô tô theo sáng tạo và tưởng tượng của trẻ.

- Trẻ biết sáng tạo trang trí ô tô của mình.

- Trẻ có kỹ năng thổi bóng, gắn các nguyên liệu khác nhau để tạo thành ô tô động cơ di chuyển được.

- Trẻ biết sử dụng ô tô động cơ bóng bay.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động qua video bài giảng của cô giáo gửi.

- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn và làm việc khi thực hiện sản phẩm.

- Biết sử dụng và giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.

 5 lĩnh vực có trong hoạt động Steam:

 S (Khoa học): Tìm hiểu cách một vật chuyển động bằng phản lực.

 T (Công nghệ): Sử dụng ipad, máy tính xem ảnh, video hoạt động của ô tô.

 E (Kĩ thuật): Quá trình trẻ sử dụng nguyên vật liệu để chế tạo ra ô tô động cơ bóng bay.

 A (Nghệ thuật): Trang trí ô tô.

 M (Toán): Hình dạng, bộ phận của ô tô, số lượng nguyên vật liệu sử dụng làm ô tô, đo độ dài bằng nhau để cắt làm trục bánh xe.

 

docx4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/11/2024 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hoạt động: Steam - Đề tài: Chế tạo ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay - Năm học 2021-2022 - Lý Thị Thu Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
Hoạt động Steam
 Đề tài: Chế tạo ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay
 Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
 Số lượng trẻ: Cả lớp
 	 Thời gian: 10-12 phút
	 Hình thức: Video bài giảng
 Ngày thực hiện: 25/10/2021
 Giáo viên: Lý Thị Thu Hoan
 Lớp: B4
 Trường: Mầm non 8/3
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cấu tạo cơ bản của ô tô: thân xe, bánh xe, trục xe...
- Trẻ biết hình dạng và dộ dài của một số bộ phận trên ô tô mình chế tạo.
- Trẻ biết ô tô chuyển động về phía trước nhờ tác dụng lực đẩy không khí trong quả bóng theo hướng ngược lại => Chuyển động phản lực 
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, thảo luận và làm việc nhóm cùng anh chị, bố mẹ tại nhà.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau (đã qua sử dụng) để tạo thành chiếc ô tô theo sáng tạo và tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết sáng tạo trang trí ô tô của mình.
- Trẻ có kỹ năng thổi bóng, gắn các nguyên liệu khác nhau để tạo thành ô tô động cơ di chuyển được.
- Trẻ biết sử dụng ô tô động cơ bóng bay.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động qua video bài giảng của cô giáo gửi.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn và làm việc khi thực hiện sản phẩm. 
- Biết sử dụng và giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.
5 lĩnh vực có trong hoạt động Steam:
S (Khoa học): Tìm hiểu cách một vật chuyển động bằng phản lực.
T (Công nghệ): Sử dụng ipad, máy tính xem ảnh, video hoạt động của ô tô.
E (Kĩ thuật): Quá trình trẻ sử dụng nguyên vật liệu để chế tạo ra ô tô động cơ bóng bay.
A (Nghệ thuật): Trang trí ô tô.
M (Toán): Hình dạng, bộ phận của ô tô, số lượng nguyên vật liệu sử dụng làm ô tô, đo độ dài bằng nhau để cắt làm trục bánh xe.
I. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Ô tô làm bằng các nguyên liệu đã qua sử dụng có gắn động cơ bóng bay.
- Ô tô phản lực làm bằng các nguyên liệu đã qua sử dụng có gắn dây chun và cánh quạt.
- Nhạc không lời 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Các nguyên vật liệu sẵn có xung quanh nhà trẻ, để trẻ tạo ra ô tô : Bóng bay, ống hút, bìa cattong, vỏ hộp sữa, lõi giấy, kẹp quần áo, nắp chai, que xiên, băng dính, kéo, bút màu...
III. Các bước tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô đọc câu đố: 
 “Quả gì xanh, đỏ, tím, vàng
 Kết chùm bay bổng nhịp nhàng trên không?”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cô cho trẻ xem quả bóng bay khi được bơm căng và lượng khí phóng ra từ quả bóng bay có để thổi bay được một số thứ nhẹ: tóc, giấy vụn
- Với quả bóng bay này, chúng mình cùng nghĩ xem có thể chế tạo ra đồ gì để di chuyển được nhờ không khí trong quả bóng phóng ra không nhỉ? 
* Tìm hiểu về chuyển động phản lực:
- Cô cho trẻ xem ô tô phản lực cô chế tạo từ các nguyên liệu đã qua sử dụng và bóng bay. 
* Đặt vấn đề kích thích trẻ tư duy:
- Vì sao ô tô của cô di chuyển được?
- Cô để trẻ trả lời, cô mới giải thích cho trẻ hiểu thế nào là chuyển động bằng phản lực:
+ Không khí trong quả bóng phóng ra phía sau thì ô tô sẽ chuyển động về phía trước. (Chuyển động theo hướng ngược lại của khí phóng ra từ quả bóng).
- Cô hướng dẫn trẻ làm ô tô bằng động cơ bóng bay.
* Cô khuyến khích trẻ trẻ tự chế tạo ô tô động cơ bóng bay tại nhà theo sự sáng tạo riêng của mình:
- Ngay bây giờ, các con hãy nhờ bố mẹ chuẩn bị cùng các con một số nguyên liệu sẵn có tại nhà để sáng tạo ra những chiếc ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay nhé!
* Hoạt động củng cố:
 - Cô giáo phối hợp với CMHS quay lại quá trình trẻ thiết kế và chế tạo ra ô tô động cơ bóng bay để gửi cho giáo viên.
- Quay clip trẻ trình bày về thiết kế của chiếc ô tô của mình (đồng thời cho ô tô di chuyển).
- Cô tổng hợp ý kiến của các nhóm và rút ra kết luận:
+ Bóng bay tròn và to sẽ nén và chứa nhiều không khí để tạo thêm lực đẩy cho ô tô chạy nhanh hơn và xa hơn.
+ Bánh xe tô sẽ chạy được khoảng cách xa hơn
+ Nếu gắn bóng ngược đầu, ô tô sẽ chạy giật lùi.
- Cô cho ô tô động cơ bóng bay chạy
* Mở rộng: Cô giới thiệu về ô tô phản lực làm bằng các nguyên liệu đã qua sử dụng có gắn dây chun và cánh quạt.
- Cô cho ô tô phản lực chạy thử.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ cùng cho ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay chạy.

- Trẻ giải câu đố
-Trẻ xem 
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô giải thích
-Clip trẻ thuyết trình
- Trẻ xem
- Trẻ cho ô tô phản lực bằng động cơ bóng bay chạy

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_hoat_dong_steam_de_tai_che_tao_o_to.docx