Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Đôi bàn chân của bé

Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết mỗi người có 2 chân, 2 chân là một trong những bộ phận của cơ thể.

- Trẻ biết 2 bàn chân giúp con người giữ thăng bằng, đi lại, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và cảm nhận được cứng mềm, thô rát của các vật xung quanh qua tiếp xúc da dưới lòng bàn chân.

2. Kỹ năng:

- Giúp trẻ rèn luyện kĩ năng khéo léo của đôi chân trong các hoạt động hàng ngày.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ tự hào về đôi chân xinh của mình, có ý thức giữ gìn đôi chân, biết chăm sóc cơ thể, chăm sóc đôi chân sạch sẽ, thích các hoạt động rèn luyện sự cứng cáp, rắn chắc và khéo léo của đôi chân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 4718 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Đôi bàn chân của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Tên đề tài: Đôi bàn chân của bé
Đối tượng dạy: Trẻ MGB 4-5 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy : Nguyễn Thị Hồng
\
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết mỗi người có 2 chân, 2 chân là một trong những bộ phận của cơ thể.
- Trẻ biết 2 bàn chân giúp con người giữ thăng bằng, đi lại, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và cảm nhận được cứng mềm, thô rát của các vật xung quanh qua tiếp xúc da dưới lòng bàn chân.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ rèn luyện kĩ năng khéo léo của đôi chân trong các hoạt động hàng ngày.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tự hào về đôi chân xinh của mình, có ý thức giữ gìn đôi chân, biết chăm sóc cơ thể, chăm sóc đôi chân sạch sẽ, thích các hoạt động rèn luyện sự cứng cáp, rắn chắc và khéo léo của đôi chân.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Hình ảnh các bộ phận: mu bàn chân, lòng bàn chân, gót chân, ngón chân, móng chân.
- Con đường làm bằng sỏi, nhung, đá lạnh.
- Hình ảnh các bạn đá cầu, nhảy dây, đá bóng, múa, khiêu vũ.
- Một số hình ảnh khuyết tật đôi chân phải đi bằng tay, ngồi xe lăn
- Nhạc bài: Rềnh rềnh ràng ràng, đường và chân, chicken dance.
2. Đồ dùng cuả trẻ
- Giấy, màu nước, khăn mùa, khăn lau chân.
- Lô tô giày cho trẻ chơi trò chơi.
III. Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:
- Hôm nay lớp chúng mình rất vui được đón các cô, các bác đến thăm và dự giờ đấy!Các con hãy khoanh tay chào các cô nào.
- Cô và các con cùng hát bài hát: “Rềnh rềnh ràng ràng để tặng các cô nhé. 
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Chân dùng để làm gì?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* HĐ1: Tìm hiểu về đôi bàn chân
- Bạn nào biết, phần nào của đôi chân tiếp đất ? Và ngày hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu rõ hơn về đôi bàn chân nhé.
- Cho trẻ quan sát đôi bàn chân.
+ Bàn chân gồm có những bộ phận nào?
+ Cho trẻ quan sát bộ phận của bàn chân trên màn hình ( mu bàn chân, gót chân, lòng, bàn chân, ngón chân, móng chân ) 
+ Một bàn chân có mấy ngón chân?
+ Các con hãy nhìn lên màn hình và đếm cùng cô nào!
- Một bàn chân có 5 ngón: Ngón chân cái, ngón chân trỏ, ngón chân giữa, ngón chân áp út và ngón chân út.
+ Ai có nhận xét gì về các ngón chân này nhỉ? Các ngón chân như thế nào với nhau?
+ Trên đầu ngón chân còn có gì?
- Móng chân rất nhanh dài và là nơi ẩn náu của các con vi khuẩn, vì thế chúng mình phải nhờ bố mẹ cắt ngắn móng chân thường xuyên nhé!
 - Trò chơi, trò chơi: trẻ chơi trò chơi bằng bàn chân theo hiệu lệnh của cô.
=> Các cử động của ngón chân giúp cho chúng ta đi không bị ngã khi tiếp xúc với bề mặt bị trơn các ngón chân sẽ bấm chặt xuống đất để giữ thăng bằng.
* HĐ2: Trải nghiệm và cảm nhận của đôi bàn .
- Cô đã tạo ra 3 con đường: Con đường làm bằng nhung, con đường làm bằng đá sỏi, con đường làm bằng đá lạnh. Các con đã sẵn sằng trải nghiệm với các con đường của cô chưa? Xin mời các con.
+ Ai có nhận xét gì khi đi trên con đường của cô nào?
+ Bạn nào có nhận xét gì về con đường đá lạnh?
+ Còn con đường làm bằng đá sỏi thì sao?
=> Nhờ có tiếp xúc da của bàn chân mà các con có thể cảm nhận được sự êm ái, ghồ ghề, đau nhói, lạnh buốt mà chúng mình vừa đi qua đấy. Đôi bàn chân của chúng ta thật kỳ diệu phải không nào?
* Tác dụng của đôi bàn chân:
- Vậy đôi bàn chân có tác dụng gì với chúng ta?
+ Đi.
+ Đứng lên ngồi xuống
+ Nhảy cao, bật xa
+ Chạy tại chỗ
+ Đứng một chân
KL: Bàn chân giúp cơ thể chúng ta giữ thăng bằng và đi lại, chạy nhảy, di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy mà đôi chân rất quan trọng các con ạ. Đôi chân giúp con người rất nhiều. ( bạn nhỏ đi xe đạp, trượt băng nghệ thuật, đá bóng, nhảy dây nghệ thuật)
- Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như không còn đôi bàn chân? 
- Trong cuộc sống có rất nhiều người thiếu may mắn và mất đi đôi chân của họ, nhưng không vì thế mà họ buồn, tự ti , họ luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống cảu mình, và nhiều người còn trở thành vận động viên của những bộ môn dành cho người khuyết tật đấy.
( cho trẻ xem hình ảnh một số người khuyết tật đôi chân phải đi bằng tay, ngồi xe lăn,)
- Vì vậy hằng ngày các con phải làm gì để giữ gìn bảo vệ đôi bàn chân?
=> GD: Để bảo vệ đôi chân các con phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao. Hằng ngày phải rửa chân sạch sẽ, khi đi ra đường phải đi giày, dép. 
* HĐ3: Luyện tập củng cố
- TC1: “ Bàn chân kỳ diệu” : 
+ Cách chơi: Các con ạ, nghệ thuật tạo hình bằng đôi bàn chân còn có thể tạo ra những tác phẩm sáng tạo, đẹp mắt nữa . Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều giấy và màu nước. Và ngay sau đây chúng mình sẽ thỏa sức sáng tạo với đôi bàn chân của mình bằng màu nước nhé!
+ Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
+ Trẻ chơi theo nhóm.
- Trò chơi 2: “Tìm đôi tặng bạn”
Để chơi được trò chơi này cô mời các con chia làm 2 đội
 +Cách chơi: Cô có 2 bảng chơi với hình ảnh bạn trai, bạn gái. Nhiệm vụ của các con là hãy tìm những đôi giày, đôi dép, để tặng các bạn sao cho phù hợp. 
+ Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được gắn 1 chiếc, bạn sau lên tìm đúng chiếc còn lại gắn cho đủ 1 đôi. Luật chơi theo luật tiếp sức. Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào gắn được đúng và nhiều nhất đội đó giành chiến thắng.
+ Tổ chức cho trẻ chơi.
3. Kết thúc
-Nhận xét tuyên dương và chuyển hoạt động khác.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi theo hiệu lệnh.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
Năm học :2017-2018 

File đính kèm:

  • docban_chan_203201913.doc