Giáo án mầm non lớp Chồi - Truyện: Sóc nhí và mùa đông - Đề tài: Dạy trẻ đóng kịch

Mục đích yêu cầu:

1. Kiến Thức:

- Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện

- Trẻ nhớ được trình tự và diễn biến hành động của các nhân vật trong chuyện.

- Trẻ có thể đóng vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật.

2. Kỹ Năng:

- Trẻ nói được lời của các nhân vật trong truyện một cách diễn cảm, biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, lời nói hành động của các nhân vật trong truyện

- Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi của cô.

- Rèn kỹ năng đóng vai, diễn đạt lời nói của vai trẻ đóng.

- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.

3. Thái Độ:

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết quan tâm chăm sóc mọi người, giáo dục trẻ yêu và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Truyện: Sóc nhí và mùa đông - Đề tài: Dạy trẻ đóng kịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON ĐÌNH XUYÊN
GIÁO ÁN 
LÀM QUEN VĂN HỌC
Truyện: “Sóc nhí và mùa đông”
Đề tài: Dạy trẻ đóng kịch
Lứa tuổi : MGN (4-5 tuổi)
Thời gian: 25-30 phút
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hằng
 NĂM HỌC 2018 - 2019
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến Thức: 
- Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện
- Trẻ nhớ được trình tự và diễn biến hành động của các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ có thể đóng vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật.
2. Kỹ Năng:
- Trẻ nói được lời của các nhân vật trong truyện một cách diễn cảm, biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, lời nói hành động của các nhân vật trong truyện
- Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi của cô.
- Rèn kỹ năng đóng vai, diễn đạt lời nói của vai trẻ đóng.
- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái Độ: 
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết quan tâm chăm sóc mọi người, giáo dục trẻ yêu và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án
- Rối dẹt: Sóc con, chị Quýt, bác Phong, ông Thông.
- Trang trí khung cảnh khu rừng.
- Nhạc bài hát: + Ta đi vào rừng xanh, Em yêu cây xanh.
 + Nhạc trong vở kịch
- Mô hình, sa bàn câu truyện “Bạn Sóc nhí và mùa đông”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục, dụng cụ của các nhân vật trong truyện để trẻ đóng kịch
- Mỗi trẻ một nhân vật dối bàn tay.
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu khách, chào khách.
- Ở hôm nay bên kia khu rừng có gì mà đẹp thế nhỉ, chúng mình cùng sang đó xem đi.
- Cô cùng trẻ xem 1 đoạn hoạt cảnh :
+ Sóc nhí: Mùa đông đến rồi, trời lạnh quá, mình đã thay bộ quần áo ấmấm thật đấy, không biết những người bạn cây của mình họ đã chuẩn bị những gì cho mùa đông, mình phải đi thăm các bạn ấy mới được.
+ Chị Quýt: Lá là la, lá lá là la.
+ Sóc nhí: Chị Quýt ơi, chị đã chuẩn bị những gì để đón mùa đông?
+ Chị Quýt: Chị đã chuẩn bị từ lâu rồi,em xem chị đã thay chiếc áo bông rất dày đây này. Em thấy áo của chị có đẹp không? Ơ, ở đây nhiều các bạn nhỏ thế nhỉ, chị em mình cùng xuống dưới với các bạn đi.
- Chị quýt và sóc nhí chào các bạn? Các bạn ơi, các bạn có nhớ chị quýt và sóc nhí là nhân vật trong câu chuyện nào không ?
- Bây giờ, chị mời các em nhẹ nhàng về chỗ, cùng gặp lại các nhân vật trong câu chuyện: “Sóc nhí và mùa đông ” nào!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
2.1. Cô kể chuyện bằng rối dẹt:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong chuyện có những ai?
2.2. Cùng cô kể lại truyện (Kết hợp đàm thoại + trích dẫn lời thoại).
- Cô kể trích dẫn: “ Mùa đông đã đến tiết trời giá rét”
+ Bất chợt, Sóc con nhớ đến ai?
+ Sóc ra khỏi nhà và gặp ai?
+ Sóc đã nói gì với chị Quýt? ( 2- 3 trẻ, cả lớp nói)
+ Chị Quýt đã trả lời như thế nào? ( 1-2 trẻ, tổ nói)
( Cô nhắc trẻ thể hiện giọng Sóc: Nhẹ nhàng, tình cảm giọng chị Quýt: cao, trong)
- Cô trích dẫn: Sóc con nhìn xuống, quả thật có một lớp rơm rạ màu vàng quấn xung quanh cây Quýt nó nhìn thấy một cây Phong. 
 + Sóc hỏi cây Phong như thế nào?( 2-3 trẻ, tổ nói)
 + Bác Phong nhìn sóc con cười và nói gì? (2-3 trẻ, cả lớp nói)
(Cô nhắc trẻ thể hiện giọng bác Phong: Trầm ấm, cởi mở)
-Cô trích dẫn: Sóc con đi tiếp  rừng thông.
+ Sóc lại gặp ai nhỉ?
+ Sóc nói gì với ông Thông? (1-2 trẻ, tổ nói)
+ Ông Thông trả lời sóc như thế nào?( 1-2 trẻ,cả lớp nói )
(Cô nhắc trẻ thể hiện giọng ông Thông: ồm ồm) 
+ Qua câu chuyện các con thấy, Sóc nhí là con vật như thế nào? Vì sao?
+ Giáo dục trẻ: Sóc con sống rất tình cảm, luôn quan tâm đến các bạn cây trong rừng, chúng ta hãy noi gương bạn Sóc con, luôn canh giữ, bảo vệ từng cái cây, từng bông hoa xung quanh mình, không làm tổn hại đến chúng. Chính nhờ có cây cối, cỏ hoa tô điểm cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp đấy! 
2.3.Cùng cô kể lại truyện:
- Cô thấy các con kể chuyện cùng cô rất là giỏi, cô thưởng cho chúng mình trò chơi “Lồng tiếng nhân vật”? Để chơi được trò chơi này cô đã chuẩn bị các con rối rất ngộ nghĩnh ai yêu nhân vật nào lấy nhân vật đó và nói lời thoại diễn cảm cho phù hợp với nhân vật đó nhé.
+ Trẻ về chỗ và diễn rối.
- Cô thấy các diễn viên lồng tiếng nhân vật, thật là xuất sắc cô khen các con. Câu truyện “Sóc nhí và mùa đông” thật hay và ý nghĩa phải không nào? Bây giờ các con có muốn xem các bạn lớp mình hóa thân thành các nhân vật trong vở kịch không, cô cháu mình lên xe buýt để đến nhà hát kịch trung ương nào!
2.4. Trẻ đóng kịch:
- Cô cho trẻ nhận vai diễn.
- Cô tổ chức cho trẻ lên đóng kịch, cô hướng dẫn bao quát và giúp đỡ trẻ trong quá trình đóng.
- Cảm ơn nhà hát kịch trung ương đã tạo điều kiện cho các bé thể hiện vai diễn của mình một cách xuất sắc, vở kịch dưới sự tham gia của bé lớp nhỡ 1 : Bạn Công Bảo trong vai Sóc con, Bạn Ngọc Anh trong vai chị Quýt, bạn Thu Thảo trong vai bác Phong và bạn Khúc gia Bảo trong vai ông Thông già. Các bé hãy nổ tràng pháo tay để khen ngợi các bạn của mình nào. 
- Các con ạ, bạn Sóc nhí và cây cối trong rừng đều có những chuẩn bị riêng cho mình để trải qua một mùa đông giá buốt, thế các con đã chuẩn bị cho mình những gì khi mùa đông tới?( Áo ấm,mũ, tất, găng tay)
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét, động viên trẻ, kết thúc chuyển hoạt động.
- Vở kịch “ Bạn Sóc nhí và mùa đông” đã kết thúc bài học của cô cháu mình ngày hôm nay, chúc ban giám khảo và các bé lớp nhỡ 1, có một mùa đông ấm áp, hạnh phúc bên gia đình.
- Các con khoanh tay chào các cô nào!
-Trẻ chào khách
- Trẻ lắng nghe cô
-Trẻ xem hoạt cảnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước
- Trẻ thể hiện giọng
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời và thể hiện giọng
- Trẻ trả lời và thể hiện giọng
- Trẻ trả lời và thể hiện giọng
- Sống tình cảm và chu đáo ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chọn vai diễn
- Trẻ diễn kịch
Kịch bản truyện: sóc nhí và mùa đông
* Cảnh 1: Tuyết rơi (trên nền nhạc gió rít, dữ dội)
- Sóc con: Đang ngồi trong nhà, nhìn ra ngoài cửa sổ và nói: Ôi mùa đông đến rồi, không biết các bạn cây của mình có mặc áo ấm để mặc chưa nhỉ. Mình phải đi thăm các bạn mới được.
Sóc con đứng lên, Mặc áo đi ra khỏi nhà:(sóc nói) Mình sẽ đến nhà chị quýt trước
* Cảnh 2: Sóc con đến nhà chị quýt ( trên nền nhạc)
- Đến cửa nhà: 
- Sóc nói : Chị quýt ơi chị có nhà không? 
- Chị quýt nói : Sóc đấy à! Em vào nhà chị chơi. ( Chị quýt mời thỏ uống nước)
- Sóc nói : Chị quýt ơi, mùa đông đến rồi. Chị đã chuẩn bị gì để đón mùa đông?
- Chị quýt nói: Chị chuẩn bị từ lâu rối, em xem chiếc áo bông mới của chị có đẹp không?
- Sóc : Chị có áo mới đẹp thế , chắc ấm lắm chị nhỉ.
- Quýt: ừ áo của chị ấm lắm sóc ạ.
- Sóc: Thôi em chào chị em phải đi thăm bác Phong đây. 
* Cảnh 3: Sóc con đến nhà bác Phong ( nhạc nền)( bác phong đang dọn tuyết ở sân)
- Sóc: Cháu chào Bác Phong ạ!
- Bác Phong: Bác chào sóc con.
- Sóc: Bác Phong ơi! Trời lạnh thế này sao bác mặc ít áo thế?Làm sao bác chịu được gió và bão tuyết?
- Bác Phong: Lá của bác nhả ra hơi nước, khi mùa thu tới, lã sẽ dụng hết, như vậy sẽ không lo bị mất nước và không bị đông cứng khi mùa đông tới.
- Sóc: Cháu hiểu rồi bác ạ! Cháu chào bác để đi thăm ông Thông đây ạ!
Cảnh 3: Nhà ông thông ( Bác thông đang trang trí cây)
Sóc: Cháu chào ông thông a!
Thông: Ông chào sóc!
Sóc: Ông thông ơi! Sao trời lạnh thế này ông không mặc áo? Lá của ông cũng không rụng? Ông có thấy lạnh không?
Thông: Vì da của ông rất dày và thô cứng nên có thể chịu đựng sự giá lạnh, trên người ông là những chiếc lá nhỏ hình kim, nên mất rất ít hơi nước, như vậy là ông trải qua mùa đông an toàn rồi.
Sóc: Ôi vậy à ông? Cháu chào ông cháu đi về đây ạ.
Sóc vừa đi vừa ngắm cây cối tròn rừng và nói: Vậy là tất cả các bạn cây của mình đều có chuẩn bị riêng cho mình để trải qua mùa đông. Mình sẽ rủ các bạn của mình cùng đón giáng sinh vậy.
- 3 cô con gái: Vâng ạ!
- Bà mẹ: Trưa rồi, phải về nhà cho các cô con gái của mình ăn cơm thôi!
(Bà mẹ về nhà dọn cơm cho các con ăn)
- 3 cô con gái: A! Mẹ về rồi!
- Bà mẹ: Ăn cơm thôi các con.
- Cô út: Con mời mẹ ăn ạ!
- Bà mẹ: Thôi, các con ăn đi. Mẹ không đói.
Các cô con gái ăn xong bà mẹ mang bát đi rửa, các con lên giường nằm ngủ. Bà mẹ cầm quạt nan quạt cho các con ngủ. (Trên nền nhạc bài: “Con yêu mẹ”)
* Cảnh 2: Ba cô con gái lần lượt đi lấy chồng (trên nền nhạc đám cưới)
- Cô cả: Mẹ ở nhà mạnh khỏe nhé! Con đi đây!
- Cô hai: Con chào mẹ! Con đi đây!
- Cô út (Ôm lấy mẹ, khóc): Mẹ ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe mẹ nhé! Có việc gì mẹ nhớ gửi thư cho con nha! (trên nền nhạc “Mẹ yêu ơi”)
* Cảnh 3: Bà mẹ đổ bệnh nhờ Sóc con đưa thư cho các cô con gái!
- Sóc: Chào các bạn! Mình là Sóc con, mình ở với bà cụ. Từ ngày đi lấy chồng 3 cô con gái chưa bao giờ về thăm bà cụ. Hôm nay bà cụ bị ốm, mình phải vào nấu cháo cho bà cụ ăn đây! Chào các bạn nhé! (Sóc đi vào)
- Bà mẹ (Nằm trên giường): Sao mình nhớ các con của mình thế nhỉ? Giá như có chúng ở đây thì tốt biết mấy!
- Sóc (bê bát cháo đi ra):Bà ơi, Bà ăn đi cho nóng!
- Bà mẹ: Sóc con khôn ngoan, Sóc hãy đưa thư này cho các con ta và nói với chúng rằng ta đang ốm, hãy về thăm ta ngay Sóc nhé!
- Sóc: Vâng ạ!
* Cảnh 4: Sóc đến nhà 3 cô con gái (trên nền nhạc nhanh)
- Sóc: Ôi! Mình khát nước quá! (Cúi xuống uống nước). Thôi mình phải đi ngay mới được! Các bạn ơi các bạn có biết nhà của cô Cả ở đâu không? Cảm ơn các bạn nhé!
- Sóc: A, chị cả kia rồi! Chị cả ơi, mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị, chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.
- Chị cả: Thật à Sóc! Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn thế! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
- Sóc: Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu suốt đời đi!
Sóc vừa dứt lời Chị cả quay 1 vòng đi vào, 1 bạn đóng là rùa từ trong nhà bò 1 vòng quanh lớp rồi đi vào (trên nền nhạc biến hình)
- Sóc: Chị hai ơi! Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
- Chị hai: Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
- Sóc: Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời đi.
- Chị hai: Ôi đau đầu quá! Đau đầu quá! (Biến thành con nhện). Mình chẳng biết thương mẹ gì cả! Ôi xấu hổ quá! Xấu hổ quá! (bò vào)
- Sóc: Các bạn ơi! Các bạn thấy chị cả và chị hai có thương mẹ không nhỉ? Vậy thì mình phải tìm đến nhà chị út mới được! Thôi mình phải đi đây, muộn mất!
- Sóc: A chị út đây rồi! Chị út ơi, mẹ chị đang ốm đấy, chị hãy về nhà ngay, mẹ chị muốn gặp chị!
- Chị út: Ôi! Mẹ chị ốm à! Phải về thăm mẹ ngay thôi!
(Cô út về ôm trầm lấy mẹ khóc – trên nền nhạc “Gặp mẹ trong mơ”)
- Bà mẹ: Út! Con về rồi à? Mẹ nhớ con lắm!
- Chị út: Con cũng nhớ mẹ nhiều lắm! Mẹ phải mau khỏe bệnh mẹ nhé!
- Sóc: Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Sau này cô sẽ sống thật hạnh phúc!
 Giáo án: Hội giảng 20- 11
Cho trẻ làm quen với văn học.
Chủ đề: Thực vật
Bài dạy: Truyện Sóc nhí và mùa đông.
Thể loại: Dạy trẻ kể lại chuyện
Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi.
Thời gian: 30 - 35 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Ngọc.
Ngày dạy: 09/ 11/ 2016
Mục đích – yêu cầu
Kiến thức
Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện
Trẻ nhớ được trình tự và diễn biến hành động của các nhân vật trong chuyện.
Trẻ biết kể lại truyện dưới các hình thức kể nối tiếp cùng cô.
Kỹ năng.
Trẻ nói được lời của các nhân vật trong truyện một cách diễn cảm.
Trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, lời nói hành động của các nhân vật trong truyện.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng đủ ý.
Kể chuyện nối tiếp, kể chuyện theo đoạn,theo hình ảnh.
Thái độ.
Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ cây xanh và môi trường sống.
II. Chuẩn bị.
Địa điểm: Trong lớp.
Đồ dùng.
Phông dán tranh mô hình cây xanh.
Sân khấu.
Giá treo tranh
Tranh truyện: Sóc nhí và mùa đông.
Mô hình rối dẹt
Các con rối làm bằng găng tay, lọ sữa, túi đựng quà, hộp kẹo
Nhạc bài: Màu hoa. Ra vườn hoa.
III. Tiến hành
Hoạt đông của cô
Hoạt đông của trẻ
Ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài “ Màu hoa”
+Trong vườn có những màu hoa nào?
Cô bắt chước giọng của Sóc nhí: “ Chị Quýt ơi, chị đã chuẩn bị những gì để đón mùa đông 
chưa?
+ Đó là câu nói của ai? Trong truyện nào?
Hôm nay cô sẽ đưa các con đến thế giới cổ tích gặp lại các nhân vật trong câu chuyện “ Sóc nhí và mùa đông” nhé.
Phương pháp, hình thức tổ chức.
Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ minh họa.
+ Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
+ Trong truỵện có những ai?
Cô kể lần 2 hình thức dối dẹt.
Cô kể trích dẫn: “ Mùa đông đến tiết trời giá rét”
+ Bất chợt Sóc nhí nhớ đến ai?
+ Sóc ra khỏi nhà Sóc gặp ai?
+ Sóc đã nói gì với chị Quýt.( 2- 3 trẻ, cả lớp nói}
+ Chị Quýt đã trả lời như thế nào? ( 1-2 trẻ, cả lớp nói}
 Chúng mình cùng bắt chước giọng của Sóc và Chi Quýt nào.
Cô trích dẫn: Sóc con nhìn từ đầu xuống quả thật có một lớp rơm rạ màu vàng quấn xung quanh cây Quýt nó nhìn thấy cây Phong 
 + Sóc hỏi cây Phong như thế nào?( 2-3 trẻ, cả lớp nói}
 + Bác Phong trả lời Sóc thế nào? (2-3 trẻ, cả lóp nói}
Chúng mình cùng bắt chươc giọng của Sóc và bác Phong nào?
Cô trích dẫn: Sóc con đi tiếp  rừng thông.
+ Sóc gặp ai nhỉ?
+ Sóc nói gì với ông Thông? (1-2 trẻ, cả lóp nói}
+ Ông Thông trả lời sóc như thế nào?
( 1-2 trẻ, cả lớp )
Cho trẻ bắt chước giong của Sóc và ông Thông 
+ Trong câu chuyện Sóc là con vật như thế nào? Vì sao?
+ Giáo dục trẻ: Các con ạ tác hại của môi trường là do con người gây ra, người thì chặt phá rừng, người thì làm ô nhiễm môi trường nước,ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mọi vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải trông nhiều cây xanh để môi trường xanh sach hơn nhé.Sóc con rất chú ý đến cây cối trong rừng đúng không nào. Chúng ta hãy học tập Sóc con nhé.
Và tiếp theo xin mời các bé đến với trò chơi “Lồng tiếng nhân vật”? Để chơi được trò chơi này cô đã chuẩn bị các con rối rất ngỗ nghĩnh ai yêu nhân vật nào lấy nhân vật đó và nói lời thoại diễn cảm cho phù hợp với nhân vật đó nhé.
Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ.
+Giọng Sóc như thế nào?
+Chị Quýt thì sao?
+Giọng của bác Phong thế nào nhỉ?
+Giọng của ông Thông thì sao?
Trẻ về chỗ và diễn rối.
Cô nhận xét vừa rồi cô thấy các diễn viên nhí lồng tiếng các nhân vật thật là xuất sắc cô khen các con.
 Và tiếp theo trò chơi thứ 2 có tên gọi “ kể chuyên theo tranh” trong trò chơi này yêu cầu các con chia thành 4 đội.
Trên tay cô có 4 bức tranh minh họa cho truyện “ Sóc nhí và mùa đông” mỗi đội sẽ cử đại diện 1 bạn lên chọn bất kỳ 1 bức tranh mang về đội của mình và phải thảo luận xem nội dung bức tranh kể về điều gì và cử đại diện 1 bạn lên kể. Thời gian thảo luận là 1 phút. Các con đã sẵn sang chưa.
Cho trẻ lấy tranh và thảo luận.
Cho trẻ mang tranh lên và sắp xếp theo thứ tự cho trẻ kể.
Cô nhận xét: Cô thấy đại diện các đội lên kể giọng kể rất hay và đúng với nội dung bức tranh mà các đội đã chọn cô thưởng mỗi đội 1 bông hoa. 
Và sau đây còn 1 phần quà hấp dẫn dành cho bạn có giọng kể hay nhất. Ai có thể kể diễn cảm câu chuyện “ Sóc nhí và mùa đông” cho các cô và các bạn cùng nghe nào.
Cô mời 1 trẻ lên kể ( có hình ảnh minh họa)
Cô nhận xét và khen trẻ.
Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Ra vườn hoa”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem cô diễn rối
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ bắt chước,
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ bắt chước.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lấy đồ dùng và diễn.
-Trẻ chia thành 4 đội
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ thảo luận
- Trẻ kể 
- Trẻ lắng nghe.
- 1 trẻ lên kể

File đính kèm:

  • docgiao_an_hang_thi_1_51020209.doc
Giáo Án Liên Quan