Giáo án Mầm non lớp chồi - Tuần 30 - Chủ đề: "Bác hồ với các cháu thiếu nhi"
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Bác Hồ với các cháu thiếu nhi"
- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi.
- Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết làm nhiều việc tốt để dâng lên Bác nhân ngày sinh nhật Bác.
II. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về Bác Hồ.
Tuần 30. Chủ đề: "Bác Hồ với các cháu thiếu nhi " ----o0o--- Kế hoạch hoạt động góc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Bác Hồ với các cháu thiếu nhi" - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi. Thể hiện được vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Biết tạo mô hình chơi. - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết làm nhiều việc tốt để dâng lên Bác nhân ngày sinh nhật Bác. II. Chuẩn bị: - Các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về Bác Hồ. III. Hướng dẫn: - Thầy hướng dẫn, gợi ý hướng trẻ vào hoạt động theo các góc với nội dung cụ thể sau: 1. Góc: Âm nhạc: - Trẻ biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề " Bác Hồ với các cháu thiếu nhi". 2. Góc: Tạo hình: -Vẽ, cắt, dán, tô màu trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác. 4. Góc Văn học: - Đọc thơ, kể chuyện về Bác.../. Ngày dạy: Thứ hai ngày 06 tháng 4 năm 2009. Môn dạy: Trò chơi. Bài dạy: Xây dựng lăng Bác I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu biết về công trình lăng Bác là công trình thể hiện sự tôn kính, biết ơn của toàn thể nhân dân Việt Nam. - Trẻ hình dung được lăng Bác và xây dựng được mô hình lăng Bác bằng khả năng của mình. - Giáo dục trẻ lòng biết ơn Bác và làm theo lời Bác dạy... II. Chuẩn bị: - Đồ chơi: Gạch xây, các loại cây, len xanh làm thảm cỏ, hoa... - ảnh chụp lăng Bác( hoặc mô hình) III. Hướng dẫn: - Thầy giới thiệu tên trò chơi: " Xây dựng lăng Bác". - Thầy gợi ý, định hướng cho trẻ ý tưởng xây dựng mô hình lăng Bác. * Cách xây dựng: - Thầy cho trẻ quan sát ảnh chụp về lăng Bác để trẻ hình dung được hình dáng mô hình lăng, gợi ý trẻ quy trình xây dựng: Bắt đầu lấy gạch xếp thành móng, mỗi lượt thụt vào khoảng 2 -3 cm ( 4 bậc) sau đó xếp gạch thành hình vuông để được thân lăng và lợp mái cho gạch le đều 4 mặt để được mái của lăng. Sau đó dùng len xanh cắt nhỏ làm thảm cỏ, cây xanh, cột cờ... - 1 trẻ khá nhắc quy trình xây dựng. * Trẻ thực hiện . -Trẻ chơi, thầy chia trẻ thành 2 - 3 nhóm. - Kết thúc, thầy nhận xét chơi./. Môn dạy: MTXQ. Bài dạy: Xem tranh, ảnh về Bác Nội dung tích hợp: Âm nhạc + Văn học. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hiểu biết thêm về quá trình hoạt động cách mạng của Bác và những tình cảm Bác dành cho thiếu nhi. - Trẻ chú ý quan sát, trò chuyện cùng thầy qua nội dung từng tranh, ảnh, nêu được cảm xúc của mình sau khi xem tranh ảnh về Bác. - Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, làm theo lời Bác II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh tư liệu về Bác ( Kích thước phù hợp). III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Thầy hát cho trẻ nghe bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. * Trò chuyện: - Các con vừa được nghe thầy hát bài hát gì ? - Bài hát thể hiện tình cảm của ai với ai ? * Giới thiệu bài:..Xem tranh ảnh về Bác. 1. Quan sát, đàm thoại: - Thầy cho trẻ quan sát ảnh Bác ôm hôn cháu nhỏ. Hỏi trẻ: + Đây là ảnh chụp về Bác đang làm gì ? + Bác Hồ chụp ảnh chung với ai ? + Qua hình ảnh này con cảm nhận được Bác Hồ là người như thế nào ? + Các con có yêu quý, kính yêu Bác Hồ không ? + Kính yêu Bác Hồ con phải làm gì ? + Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ con phải làm gì ? + Các con đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy chưa ? - Thầy giới thiệu thêm về bối cảnh khi Bác Hồ chụp ảnh với cháu nhỏ. - Tương tự với bức ảnh, tranh : ảnh chụp các cháu thiếu nhi vào phủ Chủ tịch thăm Bác, Bác quàng khăn đỏ cho thiếu nhi...và đàm thoại cùng trẻ theo trình tự trên. * Mở rộng: + Ngoài những bức ảnh thầy đã giới thiệu, các con còn biết nhừng hình ảnh nào về Bác nữa không ? Con có thể kể cho cả lớp cùng biết được không ? - Thầy cho trẻ quan sát thêm về những hình ảnh Bác ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. - Thầy nói: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Bác rất yêu quý các cháu... * Củng cố - giáo dục: + Củng cố: Trẻ nhắc lại tên bài dạy. + Giáo dục: Trẻ biết vâng lời thầy, cô giáo, cha mẹ, ông bà để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ... Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát về chủ đề "Bác Hồ với các cháu thiếu nhi". + Góc: Văn học: Đọc thơ, kể chuyện về Bác - Trẻ nghe thầy hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ giới thiệu thêm những hình ảnh về Bác. - Trẻ quan sát, nghe thầy giới thiệu. - Trẻ nhắc lại tên bài học. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc. Ngày dạy: Thứ ba ngày 07 tháng 4 năm 2009 Môn dạy: Tạo hình. Bài dạy: Vẽ hoa mừng sinh nhật Bác (Đề tài) Nội dung tích hợp: Văn học + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng vẽ , tô màu hoa. Rèn sự khéo léo của đôi tay. - Trẻ vẽ, tô màu đúng kỹ năng (nét cong, tô màu mịn không tô chờm ra ngoài..), hoàn thiện được sản phẩm. - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, qua đó thể hiện tình cảm, lòng kính yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị: -Tranh mẫu: 2- 3 tranh. - Bút màu, giấy vẽ, vở Tạo hình, III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức. - Thầy đọc cho trẻ nghe bài thơ: ảnh Bác. * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Bài thơ về điều gì ? * Giới thiệu bài:Vẽ hoa mừng sinh nhật Bác 1.Trò chuyện về đề tài: - Để cho nhà thêm đẹp người ta thường trang trí nhà bằng gì? + Con thấy hoa có những màu gì ? + Hoa dùng để làm gì ? + Để có được hoa đẹp các con phải làm gì ? 2. Quan sát tranh gợi ý: - Thầy cho trẻ quan sát tranh 1 ( hoa hồng) + Đây là trah vẽ hoa gì ? + Hoa hồng màu gì ? + Bông hoa có mấy phần ? + Phần nhị ( nhụy) hoa màu gì ? + Phần cánh hoa màu gì? Vẽ như thé nào ? + Phần đài hoa màu gì ? Vẽ ra sao ? + Phần cành hoa vẽ như thế nào? Màu gì? + Phần lá có đặc điểm gì ? Tô màu như thế nào ? - Thầy tiếp tục đưa ra tranh 2 - 3 và đàm thoại cùng trẻ theo trình tự trên. - Thầy nói tóm tắt về kĩ năng vẽ hoa (nét cong, nét thẳng...) 3.Trẻ thực hiện: - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp. 4. Nhận xét sản phẩm: - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá. - Gọi trẻ nhận xét. + Con thích bài của bạn nào ? + Bài của bạn vẽ có đẹp không ? Vì sao? + Bạn tô màu đã mịn, đẹp chưa ? Vì sao ? +Theo con vẽ như thế nào là đẹp hơn nữa? - Thầy nhận xét chung. * Củng cố - Giáo dục: - Củng cố: Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất. - Giáo dục: Trẻ lòng tự hào, kính yêu Bác Hồ, quý trọng sản phẩm làm ra... * Hoạt động góc: + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Xây dựng: Xây dựng lăng Bác./. - Trẻ nghe thầy đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trò chuyện cùng thầy về đề tài. - Trẻ quan sát tranh gợi ý và trả lời câu hỏi của thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thưởng thức tranh. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ tư ngày 08 tháng 4 năm 2009. Môn dạy: Văn học. Bài dạy: Thơ: Bác Hồ của em Nội dung tích hợp: Âm nhạc+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ đọc đúng nhịp điệu của thơ, cảm nhận được nội dung bài thơ Bác Hồ của em. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ lòng kính trọng và biết ơn Bác Hồ... II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to. - Thầy thuộc bài thơ. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: -Trẻ hát bài hat " Em mơ gặp Bác Hồ": * Trò chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì ? -Trong mơ em bé mơ gặp ai ? * Giới thiệu bài:...Bác Hồ của em - Thầy đọc lần 1 ( Không tranh) * Giảng nội dung: Bài thơ thể hiện sự kính trọng và luôn luôn học tập theo những lời Bác dạy + Bài thơ nói lên điều gì ? - Thầy đọc lần 2 + tranh thơ chữ to. ( Thầy giới thiệu cách đọc) * Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó: - Thầy đọc 2 câu thơ đầu: " Khi em ra đời Đã không còn Bác" => Thế hệ các con khi sinh ra không còn trực tiếp nhìn thấy Bác Hồ nữa. + Các con chỉ biết về Bác qua những gì ? các con hãy lâưng nghe thầy đọc tiếp 8 câu thơ cuối: "Chỉ còn tiếng hát ... Mãi còn vang ngân" =>Các con chỉ biết về Bác Hồ qua những câu chuyện , bài thơ. Nhưng các cháu vẫn cảm tưởng như Bác vẫn còn, bởi những điều Bác dạy vẫn luôn được các háu học tập mỗi ngày. * Trẻ đọc thơ: - Trẻ đọc đồng thanh cùng thầy 2 lần. Thầy chỉ chữ 1 lần. - Trẻ đọc thơ theo tổ- nhóm- cá nhân. Thầy sửa sai, khuyến khích động viên trẻ đọc thơ hay. *. Đàm thoại: + Các con vừa học bài thơ gì ? Của nhà thơ nào ? + Bài thơ nói đến điều gì ? + Các con phải làm gì để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ ? * Củng cố: - 1 trẻ đọc thơ tặng cả lớp. - Giáo dục trẻ trẻ ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề. + Góc Xây dựng: Xây dựng lăng Bác./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ. -Trẻ trả lời câu hỏi của thầy - 1 trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. Ngày dạy: Thứ năm ngày 09 tháng 4 năm 2009. Môn dạy: Thể dục. Bài dạy: Đi, chạy bước qua chướng ngại vật Nội dung tích hợp: Âm nhạc + MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu. - Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đi, chạy bước qua chướng ngại vật. Rèn luyện sự khéo léo, động tác chính xác. - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập. Tập luyện, chơi trò chơi hứng thú, tự giác. - Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch. - Các khối hộp làm chướng ngại vật. - Kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ, III. Hướng dẫn: * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: Bác Hồ của em. * Trò chuyện: + Các con vừa đọc bài thơ gì ? + Bài thơ nói về ai ? 1. Khởi động: - Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu chở khách du lịch về thăm quê Bác, theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng ngang. 2. Trọng động: a/ Bài tập phát triển chung: -Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: " Nhớ ơn Bác " (2 lần) b/ Vận động cơ bản: - Trẻ đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau ( cách nhau 3m ) - Thầy giới thiệu tên bài tập: Đi, chạy bước qua chướng ngại vật - Thầy tập mẫu. + Lần 1: Làm mẫu - Không phân tích. + Lần 2: Làm mẫu - Phân tích. Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ đi, chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng, không cúi đầu, đến vạch chuẩn thứ 2 trẻ đi thật khéo léo bước qua chướng ngại vật (Khối hộp) không chạm chân vào khối hộp rồi đi về cuối hàng. + Lần 3: GV làm mẫu - Không phân tích. - 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật động tác bài tập. * Trẻ thực hiện: - Đội hình tập luyện theo đội hình 2 hàng dọc: X (GV) x x x x x x x x - Trẻ tập theo cá nhân, nhóm; đội theo hình thức thi giữa 2 đội. - Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau. * Củng cố - giáo dục: - 4 -5 trẻ khá lên thực hiện bài tập cho cả lớp quan sát. - Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, vận động khéo léo 3. Hồi tĩnh: - Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu. * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. +Góc: Sách tranh: Trẻ quan sát tranh truyện về Bác Hồ./. Môn dạy: Toán. Bài dạy: Chọn chữ số xếp ngày sinh nhật Bác Nội dung tích hợp: MTXQ+ Âm nhạc. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ nhận biết chọn được chữ số xếp thành ngày sinh nhật Bác. - Trẻ chọn đúng chữ số để xếp ngày sinh (19) và tháng sinh (5) của Bác. - Giáo dục trẻ lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Thẻ số: 1,5,9 mỗi chữ số 24 thẻ/24 học sinh - Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý. - Bảng để học sinh xếp số. III. Hướng dẫn: Hoạt động của trẻ Hoạt động của thầy * ổn định tổ chức: - Trẻ hát bài hát " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" * Trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gì ? + Trong ngày vui chiến thắng toàn dân nhớ đến ai ? * Giới thiệu bài: ...Chọn chữ số xếp ngày sinh nhật Bác 1. Phần I: Ôn tập. - Thầy cho trẻ đếm cờ hoa trang trí nhân ngày sinh nhật Bác, thầy bầy ở xung quanh lớp, trẻ đếm, gắn số tương ứng, lớp cùng đếm đọc số - Thầy nhận xét. 2. Phần II. Chọ chữ số xếp ngày sinh nhật Bác. - Thầy cho trẻ cùng thầy xếp ngày sinh của Bác( Ngày 19 ) và tháng sinh của Bác ( tháng 5) thành 1 hàng , số 19 và số 5 cách nhau một khoảng nhỏ. - Thầy cho trẻ cất số 1, 5 , còn lại số 9 thầy giaới thiệu cấu tạo số và cách đọc... - Trẻ thực hiện lại cùng thầy 2 lần. - Thầy giới thiệu ngày sinh nhật Bác là ngày 19/ 5 cho trẻ đọc đủ câu" Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bcá Hồ" - Thầy cho trẻ xếp ngày sinh nhật Bác theo yêu cầu của thầy. - Thầy mở rộng liên hệ giáo dục trẻ + Các con vừa được xếp ngày sinh nhật của ai ? Đó là những chữ số nào ? 3. Phần III: Luyện tập. - Thầy cho trẻ chơi trò chơi cắm hoa mừng sinh nhật Bác, với những bông hoamang ngày sinh, tháng sinh của Bác; mỗi trẻ cầm 1 bông hoa chứa ngày sinh của Bác thì chạy về cắm hoa vào lọ hoa mang ngày sinh và ngược lại. - Thầy cho trẻ chơi 2 - 3 lần- nhận xét, khuyến khích trẻ chơi hứng thú. + Trò chơi: Thầy cho trẻ giơ nhanh bông hoa mang ngày sinh , tháng sinh theo yêu cầu của thầy. - Thầy nhận xét. * Củng cố: - Trẻ nhắc lại tên bài dạy. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ lòng yêu toán học, biết kính yêu, nhớ ơn Bác Hồ... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc: Hát, múa các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Xây dựng lăng bác./. - Trẻ hát. - Trẻ trò chuyện cùng thầy - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo yêu cầu của thầy. - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của thầy. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trả lời. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ nhắc lại tên bài dạy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009. Môn dạy: Âm nhạc. Bài dạy: Dạy hát + Múa minh họa. Nhớ ơn Bác Nghe hát:"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" Trò chơi: Ai nhanh nhất. Nội dung tích hợp: Văn học+ MTXQ. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Nhớ ơn Bác " - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo. - Giáo dục trẻ biết nhớ ơn và làm theo những lời Bác dạy. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn. - Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát. III. Hướng dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * ổn định tổ chức: - Trẻ đọc bài thơ: Bác Hồ của em. * Trò chuyện: - Thầy vừa đọc bài thơ gì ? - Các con biết về Bác Hồ qua những gì ? * Giới thiệu bài:... Nhớ ơn Bác - Phan Huỳnh Điểu. 1. Dạy hát: (15 phút) - Thầy hát mẫu lần 1. + Giảng nội dung: ( Theo tranh ). Bài hát thể hiện tình cảm, sự biết ơn của các cháu nhi đồng với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. - Thầy hát mẫu lần 2,3 + điệu bộ. + Các con vừa nghe thầy hát bài hát bài hát gì ? Nhạc sĩ nào sáng tác ? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần). - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay. * Củng cố: - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức. * Dạy trẻ vận động: Múa minh họa. - Thầy múa lần 1: Không phân tích. - Thầy múa lần 2: Phân tích. Động tác 1: Hai tay dang ngang, chân nhún theo nhịp. " Ai yêu... nhi đồng" Động tác 2: Hai tay hạ thấp vuốt tiến lên phía trước, thân hơi cúi về phía trước rồi vuốt tay lui về phía sau theo nhịp bài hát " A có...Bác Hồ" - Đoạn 2 động tác tương tự đoạn 1. - Thầy làm mẫu lần 3. + Trẻ tập múa theo: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân. - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện. + Các con vừa được học múa minh họa bài hát gì ? 2. Nghe hát: ( 6 phút) - Giới thiệu bài: " Âi yêu Bác Hồ Chí Minh hơn htiếu niên nhi đồng" - Thầy hát lần 1. + Giới thiệu xuất xứ làn điệu. Bài hát được viết với tiết tấu giai điệu vừa phải tha thiết thể hiện tình cảm của Bác với thiếu niiên nhi đồng Việt Nam và mong ước mong của các cháu cho Bác sống muôn đời để dìu dắt thế thế hệ tương lai các cháu kiến thiết nước nhà bằng người... + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì? 3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất ". - Thầy giới thiệu tên trò chơi; - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Thầy lưu ý trẻ trong khi chơi. + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú. *Kết thúc: Thầy nhận xét quá trình chơi, giáo dục trẻ: Biết đoàn kết trong khi chơi... * Hoạt động góc: + Góc: Âm nhạc:Trẻ hát các bài hát trong chủ đề. + Góc: Xây dựng: Xây dựng lăng Bác./. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ trò chuyện cùng thầy. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ học hát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ học vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hoạt động theo góc./. (Tuần 31 + 32 Đ/c Hoàng Thị Bích soạn - giảng)
File đính kèm:
- Tuan 30.doc