Giáo án Mầm non Lớp Lá - Bài: Nhận biết trạng thái cảm xúc Vui, Buồn

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc như: Vui, buồn,

- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình đúng và phù hợp với từng hoàn cảnh.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, óc tưởng tượng ở trẻ

- Qua trải nghiệm, bắt chước các trạng thái cảm xúc khác nhau đó trẻ được rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thể hiện các trạng thái cảm xúc phù hợp trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục trẻ biết thể hiện hành vi, thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn xung quanh.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 chiếc gương

2. Đồ dùng của cô:

- Máy chiếu và các clíp về tình huống vui, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ .

- Nguyên liệu phế thải để tạo hình khuôn mặt.

- 1 số bản nhạc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Bài: Nhận biết trạng thái cảm xúc Vui, Buồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Bài: Nhận biết trạng thái cảm xúc : Vui, buồn.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc như: Vui, buồn, 
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình đúng và phù hợp với từng hoàn cảnh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, óc tưởng tượng ở trẻ
- Qua trải nghiệm, bắt chước các trạng thái cảm xúc khác nhau đó trẻ được rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thể hiện các trạng thái cảm xúc phù hợp trong cuộc sống.
3. Thái độ: 
- Qua bài học giáo dục trẻ biết thể hiện hành vi, thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn xung quanh.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 chiếc gương
Đồ dùng của cô: 
Máy chiếu và các clíp về tình huống vui, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ.
Nguyên liệu phế thải để tạo hình khuôn mặt. 
- 1 số bản nhạc. 
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô giáo
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô phụ xúm xít trẻ và trò chuyện với trẻ. 
- Xuất hiện tình huống anh hề chạy vào và chơi trò chơi cùng với trẻ. 
Hoạt động 1: Nhận biết trạng thái cảm xúc vui:
- Qua trò chơi vừa qua các em cảm thấy như thế nào?
- Các em thấy anh như thế nào?
- Dựa vào đâu mà các em biết anh đang vui?
- Khi vui khuôn mặt anh như thế nào?
- Vì sao anh lại thấy vui?
- Anh Hề thấy rất vui khi được học cùng các em, còn các em các em thấy như thế nào?
- Khi vui khuôn mặt các em như thế nào? Các em cùng thể hiện niềm vui trên khuôn mặt mình nào?
 - Trẻ quay mặt vào nhau thể hiện niềm vui?
- Em thấy khi vui khuôn mặt bạn như thế nào?
- Đấy là khuôn mặt của bạn khi vui thì như vậy, nhưng không biết khuôn mặt của mình khi vui thì như thế nào nhỉ? Chúng mình cùng thể hiện lại niềm vui và cầm gương soi xem khuôn mặt của mình lúc vui như thế nào nhỉ?
Trẻ nhận xét về khuôn mặt của mình khi vui
- Khi nào các em vui? Ai giỏi kể cho anh và các bạn cùng nghe xem có những niềm vui nào? 
Niềm vui được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ thì niềm vui còn được thể hiện qua những hành động gì?
 (Cô chiếu lên màn hình những hình ảnh mở rộng.)
- Mỗi bạn có một niềm vui khác nhauNhưng anh muốn biết khi vui người đầu tiên mà em muốn chia sẻ là ai? 
- Hệ thống lại: Các em ạ ! trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều niềm vui khác nhau, mỗi người ai cũng có những niềm vui riêng và Vui là một trong những biểu hiện trạng thái cảm xúc của con người được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, lời nói 
- Chúng mình cùng thể hiện niềm vui đó qua bài hát “ Khuôn mặt cười” nào. Trẻ hát cô ra thay trang phục. 
Hoạt động 2: Nhận biết trạng thái cảm xúc buồn:
Anh hề tạm biệt các bạn để đến với các bạn nhỏ khác. 
- Khi chia tay với anh Hề các con thấy như thế nào?
- Tại sao các con lại thấy buồn?
- Khi buồn thì khuôn mặt như thế nào?
Trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu. 
- Bạn nào có nhận xét gì về khuôn mặt nào?
Trẻ quay vào nhau thể hiện nỗi buồn cho trẻ quan sát và nhận xét. 
Khi buồn khuôn mặt bạn như thế nào?
Gương mặt của bạn khi buồn thi như vậy, còn gương mặt của mình khi buồn như thế nào cô mời các con lấy gương soi xem khuôn mặt buồn của mình như thế nào nhé?
(trẻ soi gương và nhận xét)
- Trong cuộc sống, con thường buồn khi nào?
- Khi buồn con thường chia sẻ với ai?
- Khi con thấy một người thân của mình ( mẹ, côgiáo, bạn...) buồn con sẽ làm gì?
- Chúng mình cùng thể hiện trạng thái, cảm xúc buồn nào?
=> Các con ạ, Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều niềm vui, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều những nỗi buồn khác nhau và buồn cũng chính là 1 trạng thái cảm xúc của con người đấy.
Củng cố lại: Các con vừa tìm hiểu về các trạng thái cảm xúc gì?
Trong cuộc sống các con thích vui hay buồn? 
Trạng thái vui xẽ giúp cho con người có tinh thần thoải mái, sảng khoái, hứng thú trong công việc. còn trạng thái vui là trạng thái của con người khi gặp phải một chuyện gì ko vui, đau buồn. ..
Mở rộng: Ngoài trạng thái vui và trạng thái buồn ra con còn biết những trạng thái cảm xúc gì nữa? 
Trẻ kể
Hệ thống hoá lại: Các con a, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta diễn ra rất nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau như: vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, lo lắng và đôi khi còn xấu hổ nữa. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau chúng ta lại có những cảm xúc khác nhau vì thế các con cần phải biết quan sát, cảm nhận để biết cách ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh như thế mới là người lịch sự, mới là người đáng yêu.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Trò chơi: Tạo khuôn mặt vui và khuôn mặt buồn.
Cô chia trẻ ra thành 4 nhóm . yêu cầu mỗi nhóm dung những nguyên vật liệu sẵn có để tạo khuôn mặt vui và khuôn mặt buồn. 
- Trẻ đứng quanh cô
- Tham gia vào tình huống, trẻ cười vui vẻ.
- Rất vui, cười..
Miệng cười toe toét, mắt
sáng lên, gieo hò ầm
ĩ..tay vỗ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Rất vui 
Cười tươi, mắt sáng..
Trẻ quay vào nhau cười
Trẻ cầm gương soi.
Trẻ kể: Sinh nhật, được phiếu bé ngoan, được đi thăm ông bà, được đi du lịch...
Trẻ trả lời
- Trẻ hát và vận động
Thấy buồn. 
Không được chơi với anh hề
Trẻ trả lời.
Trẻ nhận xét khuôn mặt buồn, không cười không nói..
Trẻ quay vào nhau thể hiện nỗi buồn. 
Trẻ trả lời. 
Trẻ soi gương. 
- Khi không được bé ngoan, khi phải xa người thân
- Với mẹ, cô giáo, cá bạn...
- Động viên, an ủi
 - Ánh mắt buồn, trùng xuống, chảy nước mắt, Sắc mặt ủ rũ, trán nhăn lại, 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ trẻ lời. 
Trẻ về nhóm và thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_bai_nhan_biet_trang_thai_cam_xuc_vui.doc