Giáo án mầm non lớp lá - Bé chơi với mũ bảo hiểm
TCXH: BÉ CHƠI VỚI MŨ BẢO HIỂM
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách, biết tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Trẻ cài và tháo được dây mũ bảo hiểm đúng cách.
- Trẻ có thái độ biết được ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mũ bảo hiểm của cô.
- Mỗi trẻ 1 mũ bảo hiểm, bàn để mũ.
- Hình ảnh một số PTGT: Đi xe không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm
không cài quai, bị tai nạn giao thông, bị cảnh sát giao thông phạt.
- Bài hát: “Em tập lái ô tô”, nhạc không lời, có lời một số bài hát.
III.TIẾN HÀNH:
* Ổn định:
- Lớp hát bài: “Em tập lái ô tô”
- CC vừa hát bài hát gì? (Em tập lái ô tô)
- Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)
+ Khi ngồi trên xe ô tô mình phải làm gì để đảm bảo ATGT? (Ngồi
ngay ngắn không thò đầu thò tay ra ngoài)
+ Khi ngồi xe máy để đảm bảo ATGT mình phải làm gì? (Phải đội
mũ bảo hiểm)
TCXH: BÉ CHƠI VỚI MŨ BẢO HIỂM I.YÊU CẦU: - Trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách, biết tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Trẻ cài và tháo được dây mũ bảo hiểm đúng cách. - Trẻ có thái độ biết được ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm. II. CHUẨN BỊ: - Mũ bảo hiểm của cô. - Mỗi trẻ 1 mũ bảo hiểm, bàn để mũ. - Hình ảnh một số PTGT: Đi xe không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, bị tai nạn giao thông, bị cảnh sát giao thông phạt... - Bài hát: “Em tập lái ô tô”, nhạc không lời, có lời một số bài hát. III.TIẾN HÀNH: * Ổn định: - Lớp hát bài: “Em tập lái ô tô” - CC vừa hát bài hát gì? (Em tập lái ô tô) - Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ) + Khi ngồi trên xe ô tô mình phải làm gì để đảm bảo ATGT? (Ngồi ngay ngắn không thò đầu thò tay ra ngoài) + Khi ngồi xe máy để đảm bảo ATGT mình phải làm gì? (Phải đội mũ bảo hiểm) - Cho trẻ xem hình ảnh về PTGT.(Trẻ xem) + Những người đi xe máy đã chấp hành tốt an toàn giao thông chưa? Vì sao con biết? (Chưa,vì không cài dây khóa, không đội mũ bảo hiểm, chở nhiều người) + Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài dây khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?(Tai nạn giao thông, bị cảnh sát giao thông phạt...) => GDCC khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và ngồi ngay ngắn. *HĐ 1: Bé tìm hiểu về mũ bảo hiểm. - Cho lớp chơi trò chơi: “Chọn mũ bảo hiểm” - Chia lớp làm 2 đội. - Cô giới thiệu cách chơi. + Cách chơi: Khi nhạc bật lên bạn đứng đầu hàng 2 đội chạy lên chọn cho mình 1 mũ bảo hiểm sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo chạy lên lấy mũ rồi lại chạy về, cứ như vậy thực hiện đến hết bản nhạc. Đội nào có nhiều bạn lấy được mũ hơn đội đó sẽ chiến thắng. - Trẻ chơi. - Kiểm tra kết quả. - Cho trẻ cầm mũ về chỗ ngồi, cô hỏi trẻ: + Đố lớp mình đây là mũ gì? (Mũ bảo hiểm) + Mũ bảo hiểm để làm gì? (Mũ bảo hiểm để đội) + Theo con mũ bảo hiểm có những bộ phận nào ? (Quai, dây, khóa....) + Mình cần đội mũ bảo hiểm khi nào? (Khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện) + Ngồi trên ô tô, xích lô có cần đội mũ bảo hiểm không? Vì sao? (Không, vì xe ô tô có thành xe, kính để bảo vệ) + Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện thì điều gì sẽ xảy ra? (Tai nạn giao thông, bị cảnh sát giao thông phạt) - Đúng rồi nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là vi phạm an toàn giao thông, có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Mũ bảo hiểm rất có lợi bảo vệ cái đầu khi bị ngã nữa đó các con, vì vậy khi đi xe máy các con phải nhớ đội mũ bảo hiểm. *HĐ 2: “Dạy bé đội mũ bảo hiểm”. - Để đội mũ bảo hiểm đúng cách hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con cách đội mũ bảo hiểm các con thích không. Bây giờ các con nhìn xem cô làm mẫu. - Cô làm mẫu: Cầm ngửa mũ lên, phía trước của mũ quay vào phía trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ. Khi có hiệu lệnh thì đội mũ lên đầu, 2 tay vuốt 2 dây quai cho thẳng, 2 tay cầm chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã đóng chặt. Để biết quai mũ đã đảm bảo chưa, mình dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn vào phía dây dưới cằm nếu ngón tay không luồn vào được là quai mũ bị chặt, nếu 2 ngón tay cho vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ bị rộng (Nếu rộng, hay chặt các con phải nhờ người lớn cài lại cho vừa ) Khi tháo mũ ra mình cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút chốt ra. - Lớp thực hiện. - Mời tổ, nhóm lên thực hiện đội mũ vào, tháo mũ ra (Cô sửa sai cho trẻ). - Cho một vài trẻ lần lượt lên thực hiện (Cô sửa sai cho trẻ). *Trò chơi: “Bé chơi với mũ bảo hiểm” - Cách chơi: Khi tiếng nhạc cất lên thì các con đi hoặc nhún nhảy theo ý thích của mình, khi đi, nhảy các con phải cẩn thận không làm rơi mũ và không chạy mạnh vào bạn. - Trẻ chơi. * Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương. ******************** NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN ********************** ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ********************
File đính kèm:
- BE CHOI VOI MU BAO HIEM_12213028.doc