Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Ngày và đêm

1. Khởi động:

Cho trẻ đi các kiểu đi theo đội hình vòng tròn kết hợp chạy chậm, chạy nhanh sau đó di chuyển thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.

2.Trọng động: Bài tập phát triển chung

- Hô hấp: Thổi bóng bay

- Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi bóng bay

- Tay : Luân phiên đưa từng tay lên cao

+ TTCB: Đứng thẳng hai chân ngang vai.

+ Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao.

 Nhịp 2: Tay trái đưa lên cao

Nhịp 3: về nhịp 1

+ Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.

- Bụng : Cúi người về phía trước

 + TTCB: Đứng thẳng

 + Nhịp 1: Hai tay thẳng

 + Nhịp 2: Gập người về phía trước

 + Nhịp 3: về nhịp 1

 + Nhịp 4: Về TTCB

 

docx29 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Ngày và đêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4
CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY VÀ ĐÊM
THỜI GIAN THỰC HIỆN:19/04-23/04/2021
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
 19/4
THỨ BA
20/4
THỨ TƯ
21/4
THỨ NĂM
22/4
THỨ SÁU
23/4
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
Thể dục sáng
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở nhà.
- Trò chuyện về sở thích của trẻ - hướng dẫn cất đồ dùng theo qui định.
- Trò chuyện về chủ đề trường mẫu giáo thân thương
*Thể dục sáng
 Tập kết hợp bài hát “mặt trời tí hon”
1. Khởi động:
Cho trẻ đi các kiểu đi theo đội hình vòng tròn kết hợp chạy chậm, chạy nhanh sau đó di chuyển thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2.Trọng động: Bài tập phát triển chung 
- Hô hấp: Thổi bóng bay
- Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi bóng bay
- Tay : Luân phiên đưa từng tay lên cao
+ TTCB: Đứng thẳng hai chân ngang vai.
+ Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao.
 Nhịp 2: Tay trái đưa lên cao
Nhịp 3: về nhịp 1
+ Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
- Bụng : Cúi người về phía trước 
 + TTCB: Đứng thẳng
 + Nhịp 1: Hai tay thẳng
 + Nhịp 2: Gập người về phía trước 
 + Nhịp 3: về nhịp 1
 + Nhịp 4: Về TTCB
- Chân: Nâng cao chân gập gối
+ TTCB: Đứng thẳng , tay chống hông 
+ Nhịp 1: nâng cao chân
+ Nhịp 2: gập gối
+ Nhịp 3: về nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Bật: Bật tại chỗ
+ TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông
- Bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh
 Đi và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp.
Hoạt động học
PTNT:
Ngày và đêm
PTTC:
Chạy 150m không giới hạn thời gian
PTTM:
Vẽ mặt trăng và các vì sao.
PTNN:
Truyện : sự tích ngày và đêm.
PTTM:
- biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động ngoài trời
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ được chơi các trò chơi, hứng thú tham gia trò chơi, chơi tự do.
- Trẻ biết quan sát chơi trò chơi đúng luật, không tranh giành đồ chơi với nhau.
 - Trẻ biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. 
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Giáo án, trống lắc, dây, 
- Đồ dùng của trẻ:
+ Cát, đá, hạt, Chong chóng, vòng, bóng, phấn....
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: Ngoài sân
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
*Các trò chơi thực hiện trong tuần:
 TCDG: Đi cầu đi quán
+ Luật chơi: 
Trẻ nào di chuyển phải chống chân hoặc bị rớt ra khỏi ghế sẽ mất lượt đi.
+ Cách chơi :
 Trước khi chơi, cô phải dạy cho trẻ thuộc lời bài đồng dao:
	“Đi cầu đi quán
	Đi bán lợn con
	Đi mua cái xoong
	Đem về đun nấu
	Mua quả dưa hấu
	Về biếu ông bà
	Mua một đàn gà
	Về cho ăn thóc
	Mua lược chải tóc
	Mua cặp cài đầu
	Đi mau về mau
	Kẻo trời sắp tối.”
	Cô cho trẻ xếp hàng dọc, trước mặt trẻ đặt một ghế băng. Trẻ lần lượt đi trên ghế băng theo tư thế: 2 tay đưa ra phía trước, rồi giơ tay sang ngang, tiếp đến giơ lên đầu, mắt nhìn thẳng phía trước, vừa đi vừa đọc đồng dao. Trẻ nào di chuyển phải chống chân hoặc bị rớt ra khỏi ghế sẽ mất lượt đi, phải nhảy lò cò vòng quanh sân.
- TC: Dự báo thời tiết
- Luật chơi: Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy
- Cách chơi: Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay. 
- Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi. 
- Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh. 
- Mùa hè cháu làm động tác nóng nực. 
- TC: Mưa to mưa nhỏ
Luật chơi: Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng với số nhà.
Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. Trẻ phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. Trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ.(cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp)
Cho trẻ chơi thử
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
=> Nhận xét sau mỗi lần chơi
- TC: Xỉa cá mè
- Luật chơi: Người mua MEN sẽ tìm cách đột nhập vào vòng tròn và bắt CHÓ, MÈO.
Nếu sau 5-10 phút, người mua MEN không thực hiện được thì sẽ bị thua và phạt nhảy 1 vòng lò cò.
Nếu người mua MEN vào được thì người 2 bên để người mua MEN vào được sẽ bị phạt nhảy lò cò.
Sau đó trò chơi sẽ được tiếp tục lại từ đầu.
 - Cách chơi : Người điều khiển đến trước một người bất kỳ, lấy điểm xuất phát từ một bàn tay người đó đọc bài đồng dao này:
“Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi buôn men
Chân nào đen
Ở nhà làm chó làm mèo.”
Cứ đọc một từ là đập nhẹ một cái vào 1 tay đang xòe ra theo thứ tự vòng tròn (ngược hay xuôi tùy ý). Khi đến từ MEN rơi trúng tay người nào, người đó phải ra ngoài vòng tròn làm người buôn MEN. Tiếp tục tay ai bị từ CHÓ và từ MÈO rơi trúng thì phải vào trong vòng tròn làm CHÓ và MÈO.Bây giờ thì mọi người đứng rộng ra chừa khoảng cách một người đi lọt, rồi ngồi xuống và nắm tay nhau.
 * Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do với một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Chong chóng, quả bóng, phấn, vòng...
- Cô nhắc nhở trẻ khi chơi với các đồ chơi phải cẩn thận, khi sử dụng đồ chơi này cũng như phòng tránh một số bệnh khác thường gặp ở trẻ và khi chơi không chen lấn, không đánh bạn mà phải biết nhường nhịn nhau trong khi chơi và biết giữ môi trường sạch sẽ....
- Trẻ chơi cô bao quát lớp chơi, sau đó cô hỏi trẻ chơi gì? (Trẻ chơi....)
- Cô bao quát lớp chơi.
Hoạt động góc
I. MỤC TIÊU :
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được công viên cùng các bạn.
- Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận.
- Trẻ biết vẽ, tô màu cầu vồng, mưa...mặt trời...
- Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết nhận biết phân biệt các hành vi đúng sai để tô màu.
- Giúp trẻ hình thành khả năng ước lượng, phán đoán về thể tích vật chứa.
II. CHUẨN BỊ : 
- Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp, ly, ca, chén, bình đựng nước.
- Vở tập tô, đôminô đồ chơi
- Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn
- Hồ dán, giấy
- Vườn cây, cát, nước
Thời gian: 30 -35 phút.
Địa điểm trong lớp.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát bài “ bé yêu biển lắm”
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- trong bài hát này nhắc đến điều gì?
- Các bạn ơi lớp mình đang học chủ đề gì?
- Bạn nhìn xem trong lớp mình có mấy góc chơi?
- Đó là những góc nào?
* Góc phân vai: Gia đình .
Góc xây dựng: Xây cửa hàng bán nước
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu ngôi sao, mặt trời cầu vồng, mưa...
* Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai.
* Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước.
* Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi.
- Vậy với chủ đề hiện tượng tự nhiên chúng ta có thể chơi gì?
+ Thế hôm nay góc xây dựng con sẽ làm gì?
* Cô giới thiệu từ : Vật liệu
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Xây dựng
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Hàng rào
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
+ Góc xây dựng cửa hàng bán nước giải khát Vậy khi xây cửa hàng chúng ta xây gì trước? Xây như thế nào? Trang trí như thế nào để cho công viên thêm đẹp? Ai thích chơi góc xây dựng?
+ Góc phân vai chúng ta chơi gì? Người ở góc phân vai thì phải làm sao? Chúng ta có thể làm người cứu hộ ở bể bơi, và khu bán nước hàng nước và thức ăn,...vậy nhiệm vụ của người cứu hộ phải làm sao?
+ Góc nghệ thuật: các bạn sẽ làm gì để tặng cho bà, mẹ, cô, dì... nhân ngày 8/3 nào?
Vậy các con hãy cùng nhau vẽ và tô màu làm các thiệp và dán tô màu hình ảnh cho thật đẹp nhé. Và để có nước cho chúng ta sử dụng thì các con có thể vẽ mưa, nặn các dụng cụ chứa nước chẳng hạn.
+ Góc học tập: các bạn hãy gạch chéo các hành vi sai, và tô màu hành vi đúng cho đẹp bức tranh nha.
+ Góc thiên nhiên: cô có những cái chai này các bạn hãy để nước vào chai và xem dụng cụ nào chứa được nhiều nước nhé, sau đó các bạn sử dụng nước tưới cây cho xanh tốt nhé.
* Hoạt động 3: Cháu tham gia vào góc chơi.
- Bạn nào thích góc chơi góc nào thì vào góc chơi và đeo ký hiệu.
- Sau khi thỏa thuận xong trẻ vào góc chơi của mình.
- Trong quá trình chơi cô đóng 1 vai cùng chơi với trẻ. 
- Cô gợi ý chơi liên kết các góc chơi với nhau.
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
*Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét về nề nếp chơi và sản phẩm của nhóm chơi. 
- Sau đó cho trẻ ngồi quanh góc xây dựng cùng nhận xét về công trình xây dựng.
- Cô cho trẻ góc xây dựng tự giới thiệu về công trình của mình.
- Cô nhận xét về công trình xây dựng của cháu và tuyên dương góc xây dựng. 
(kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường sạch, đẹp, không xả rác, hái hoa, không vẽ bậy lên tường ,lớp). khi sử dụng nước cần tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước.
* Nhận xét cuối buổi: 	
- Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, tuyên dương nhóm chơi có nề nếp.
- Cho trẻ hát và cất đồ chơi đúng quy định.
- Kết thúc buổi chơi.
- Cho cháu thu dọn cùng cô.
Hoạt động chiều
Tăng cường tiếng việt
Làm quen bài mới 
PTNN:
Nhận biết chữ cái X
Ôn bài cũ làm quen bài mới
Ngôi sao
Trái đất
Buổi sáng
Buổi trưa.
PTNT: Toán
Nhận biết các ngày trong tuần.
Ôn bài cũ làm quen bài mới
Mặt trời
Mặt trăng
Nắng 
Mưa
Xế chiều
Hoàng hôn
Bình minh
Hôm qua
Hôm nay
Ngày mai
Hôm kia
- Phách tre
- Xúc xắc
- Trống lắc
Hoạt động chơi theo ý thích
Vệ sinh - nêu gương – trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 19 tháng 04 năm 2021
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định
- điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ tự kể về mình, dạy trẻ ứng xử quan tâm tới bạn bè trong lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 	 Chủ đề nhánh: Ngày và đêm	
KPKH: Ngày và đêm 
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được sự khác nhau giữa ban ngày và ban đêm, biết mặt trời mọc vào ban 
 ngày, mặt trăng mọc vào ban đêm.trẻ hiểu và phát âm được từ: ngày, đêm
- Rèn kỹ năng trả lời mạch lạc, diễn đạt rõ ràng tròn câu .
- Phát triển ở trẻ khả năng so sánh, chú ý ghi nhớ có chủ định
Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên. 
II.CHUẨN BỊ:
- Đầu máy, ti vi, video bầu trời ban ngày, ban đêm, mặt trời, mặt trăng và các vì sao
- Màu tô, bút chì đủ cho trẻ.
- Tranh lô tô trẻ chơi.
- Bài hát : “Cháu vẽ ông mặt trời”, “Ánh trăng hòa bình”
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 30-35 phút
- Trống lắc, chỗ ngồi
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
STT
Cấu trúc- thời gian
Hoạt động cô và Trẻ
1
Hoạt động 1 : 
Ổn định giới thiệu 
cho trẻ hát bài mặt trời tí hon, chuyển đội hình vào 3 hàng ngang, trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
các bạn biết gì về mạt, mặt trăng, để biết xem mặt trời và mặt trăng xuất hiện và buổi nào trong ngày cô và các bạn cùng tìm hiểu nhé.
2
Hoạt động 2
 Trò chuyện
Tìm hiểu về dấu hiệu bầu trời ban ngày
- Nào các con cùng nhìn lên đây xem cô có hình ảnh về gì đây nhé ?(hình ảnh trên máy chiếu)
Tại sao con biết đây là bầu trời ban ngày?
=>À đúng rồi đây là bầu trời ban ngày đấy vì có ông mặt trời chiếu sáng
=>Liên hệ với ngày hôm đó bầu trời như thế nào (Hỏi trẻ)
- Cho dù những ngày nhiều mây chúng ta không nhìn thấy ông mặt trời nhưng những tia nắng của mặt trời vẫn chiếu xuống làm cho trái đất chúng ta vẫn sáng đấy
-Thế các bạn có biết ông mặt trời mọc vào buổi nào không? Lúc mặt trời mọc lên còn được gọi là ''Bình minh ''các con ạ
- Vào buổi sáng các con thường làm gì?mọi người đi đâu? (trẻ kể)
-Các con nhìn tiếp xem đây là hình ảnh gì ?(cảnh ông mặt trời buổi trưa ở trên máy chiếu)
- Ông mặt trời tỏa nắng gay gắt vào buổi nào?
Đây là buổi trưa đấy, lúc này là ông mặt trời chiếu ánh nắng gay gắt nhất.Vào các buổi trưa hè nắng nóng các con đi ra đường phải đội mũ nón và đặc biệt không được nhìn lên trời nhìn lên rất có hại cho mắt
-Các con có biết mặt trời lặn vào buổi nào không?(Hình ảnh mặt trời lặn trên màn chiếu )
=>Đúng rồi đấy mặt trời lặn vào buổi chiều hay còn gọi là ''Hoàng hôn ''báo hiệu một ngày sắp kết thúc:Mọi người về nhà nghỉ ngơi các bạn được bố mẹ đến đón sau một ngày ở trường
- Vậy mặt trời có ích lợi gì?
=> Mặt trời giúp chúng ta hấp thụ vitamin D làm xương chắc khỏe, phơi khô quần áo, phơi khô lúa, Làm ra năng lượng điện .
- Các con ạ đó là những dấu hiệu của bầu trời ban ngày đấy.
Tìm hiểu về dấu hiệu bầu trời ban đêm
- Để xem ban đêm có những hiện tượng gì nữa cô mời các con cùng tìm hiểu tiếp nhé
-Cô cho trẻ xem hình ảnh về ban đêm và hỏi trẻ(Xem trên máy chiếu)
-Các bé nhìn xem trên bầu trời có gì nào?
-Các con có biết trăng tròn và sáng nhất vào khi nào không?
-Đúng rồi đấy vào những đêm trăng rằm các con nhìn thấy mặt trăng tròn và ánh trăng chiếu khắp mọi nơi
-Còn những đêm không có trăng các con nhìn bầu trời có gì(Cảnh bầu trời có sao trên máy chiếu)
-Các vì sao như thế nào?
-Để nhìn thấy mọi vật xung quanh vào ban tối ,ban đêm chúng ta phải thắp nến, ánh đèn điện,đèn dầu các bé ạ
*Vừa rồi cô con mình tìm hiểu về gì nhỉ
-Ban ngày thì có gì ?
-Ban đêm có gì ?
=>Khen trẻ
* Cô giới thiệu từ : mặt trời
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : nắng
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : ban đêm, trăng, sao
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Giáo dục: biết yêu thiên nhiên bằng công việc vừa sức như biết bỏ rác vào đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.và biết tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
3
Hoạt động 3 : 
Cùng chơi với cô 
- Cô thấy các bạn học ngoan cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi nha.
TC1: “Ai thông minh nhất”
- Cho trẻ  quan sát hình ảnh trên máy chiếu và cô chỉ đến hình ảnh nào thì trẻ nói “ ban đêm hay ban ngày”.
+ TC2: “Trời tối trời sáng”
- Cách chơi : Cho trẻ làm các chú gà con đi kiếm ăn. Khi nghe có hiệu lệnh “Trời tối” thì nhanh chóng về chuồng, ai không nhanh chân phải ra ngoài 1 lần chơi. Khi có hiệu lệnh “ trời sáng” thì các chú gà lại tiếp tục đi kiếm ăn.
* Giáo dục: trẻ yêu thiên nhiên và các nguồn ánh sáng và sử dụng ánh sáng phù hợp.
3.Kết thúc:
- Hát “Rước đèn dưới trăng”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Trò chơi động: “ Mưa to mưa nhỏ”
+ Trò chơi tĩnh: “ xỉa cá mè”
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ chơi tự do: Cô cho trẻ chon đồ chơi chơi theo ý thích.
--------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Gia đình .
Góc xây dựng: Xây cửa hàng bán nước
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu ngôi sao, mặt trợi cầu vồng, mưa...
* Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai.
* Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước.
-------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ . Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Điểm danh
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
..............................................................................................................................
................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba, ngày 20 tháng 04 năm 2020
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định
- điểm danh, trò chuyện với trẻ về chú bộ đội, cho trẻ tự kể về mình, dạy trẻ ứng xử quan tâm tới bạn bè trong lớp.
- Tập các động tác phát triển của bài Thể dục sáng 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất.
CHẠY 150M KHÔNG GIỚI HẠN THỜI GIAN.
I.MỤC TIÊU
Trẻ biết phối hợp tay, chân để chạy được liên tục 150m không hạn chế thời 
-Rèn kỹ năng định hướng trong không gian, kỹ năng phối hợp tay, chân khi chạy.
-Dạy trẻ nói trọn câu rõ ràng tròn câu. 
- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của việc tập thể dục đối với sức khỏe của bản thân trẻ.
II.CHUẨN BỊ
- Sân bãi sạch sẽ an toàn, cờ đích 4 cái , vạch xuất phát.
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: Ngoài trời
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
* Hoạt động 1:        Khởi động
Cô cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân( kiễng gót, mũi bàn chân,mép ngoài) chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về 3 hàng dọc chuyển sang 3 hàng ngang dãn cách đều nhau
* Hoạt động 2:    Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
+ Tay: giang ngang, đưa ra trước, đưa lên cao.
+ Bụng:  2 tay giơ cao, cúi gập người
+ Chân: Tay giơ cao đưa ra trước, chân khuỵu gối.
+ Bật : Chân trước, chân sau.
 Mỗi động tác 2 lần× 8 nhịp; chân 3 lần ×8 nhịp
- Vận động cơ bản. Chạy 150m không giới hạn thời gian.
Đọc bài thơ tách hàng.
Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc.
- Cô giới thiệu tên vận động: Cho 2 trẻ lên thực hiện và khảo sát trên trẻ.
Để chạy được đúng kỹ thuật các bạn xem cô thực hiện mẫu nhé.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần hai và phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh hai mắt hướng về phía trước và chạy thẳng về đích, khi chạy không cúi đầu, không quay đầu về phía sau, tay, chân phải phối hợp nhịp nhàng khi chạy
Về hàng ngồi.
Cho 2 trẻ lên thực hiện cùng 1 lúc.
Khi trẻ thực hiện cô chú ý nhắc nhở trẻ thực hiện chạy liên tục tới đích, không dừng lại giữa chừng.
 Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
 TCVĐ: Chuyền bóng
- Con sẽ chơi gì từ quả bóng này? (Cho trẻ nói cách nếu trẻ biết).
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Luật chơi:
Không làm rơi bóng khi đi, và không dùng bàn tay để giữ bóng.
Cách chơi:
Hai bạn sẽ để bóng vào giữa bụng, hoặc để trên ngực nghe tiếng nhạc các bạn cùng nhau giữ bóng đi tới vạch chuẩn, và đi về để bóng vào rổ, cho 2 bạn khác thực hiện, cứ như vậy lần lượt cho đến hết đội của mình.
Đội nào nhanh hơn và không làm rơi bóng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Cô cho trẻ chơi, lần 2 cô nâng cao yêu cầu chơi.
- Cô nhận xét và tuyên dương sau mỗi lượt chơi.
3
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
- Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
 - Kết thúc: Nhận xét tuyên dương về lớp.
---------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Trò chơi: Vật gì nổi vật gì chìm
 + Trò chơi: “Đi cầu đi quán
”
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ chơi tự do: Cô cho trẻ chon đồ chơi chơi theo ý thích.
---------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Gia đình .
Góc xây dựng: Xây cửa hàng bán nước
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu ngôi sao, mặt trợi cầu vồng, mưa...
* Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai.
* Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ . Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Điểm danh
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
NHẬN BIẾT CHỮ CÁI X
I.MỤC TIÊU :
- Trẻ nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái X. Trẻ hiểu nội dung và nói rõ từ : Xế chiều, hoàng hôn, bình minh.
- Trẻ biết nhìn, phát âm đúng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. 
- Trẻ chú ý thực hiện theo yêu cầu của cô. Tô, đồ các nét chữ trong sách
II. CHUẨN BỊ :
+ Của cô:
- Tranh “Thao trường” , Rổ đựng chữ cái, Chữ X in hoa, in thường, viết thường. Nhạc bài hát “ mặt trời tí hon”
- Tranh trong vở tập tô chữ cái.
+ Của trẻ: Rổ đựng chữ cái: chữ X in hoa, in thường, viết thường
- Vở tập tô chữ cái, sáp màu, bàn ghế.
- Địa điểm: Trong lớp.
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: Trong lớp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
STT
Cấu trúc thời gian
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú 
- Cả lớp cùng hát với cô bài hát “bốn mùa bé yêu”.
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
Trong bài hát nhắc đến những mùa nào?
Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết 1 số đặc điểm của các mùa mà con biết?
Mùa nào lạnh lẽo?
Mùa nào nóng nực?
Vậy trong các mùa đó các bạn thích nhất mùa nào vì sao?
* Cô giới thiệu từ : Ban ngày
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : xế chiều
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Giờ học hôm nay, cô sẽ giới thiệu các con chữ cái mới, đó là chữ cái G, các con cùng học với cô nhé!
2
Hoạt động 2: Cùng học chữ X
Nhìn xem, nhìn xem – xem gì, xem gì?
- Tranh gì đây?
- Đây là tranh “xế chiều của chúng ta đấy. cô mời cả lớp nhắc lại “xế chiều

File đính kèm:

  • docxTUAN 4 HTTN_13059715.docx
Giáo Án Liên Quan