Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Môn: Môi trường xung quanh - Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm

Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên.

Môn: Môi trường xung quanh.

Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.

Độ tuổi: Lớp chồi 1.

Người soạn và dạy: H’ Moen Knul

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày và đêm, thời gian xuất hiện cảnh bầu trời lúc Bình minh, buổi trưa, hoàng hôn và ban đêm.

- Biết được đặc điểm của bầu trời vào các thời điểm khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ có khả năng phát âm cho trẻ.

- Trẻ nói lưu loát và nói trọn vẹn câu.

- Phát triển kỷ năng quan sát, ghi nhớ và óc sáng tạo ở trẻ trong các hoạt động.

- Rèn khả năng nhanh nhẹn qua các hoạt động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Môn: Môi trường xung quanh - Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI “ CẤP TRƯỜNG”
Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên.
Môn: Môi trường xung quanh.
Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
Độ tuổi: Lớp chồi 1.
Người soạn và dạy: H’ Moen Knul
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày và đêm, thời gian xuất hiện cảnh bầu trời lúc Bình minh, buổi trưa, hoàng hôn và ban đêm.
- Biết được đặc điểm của bầu trời vào các thời điểm khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ có khả năng phát âm cho trẻ. 
- Trẻ nói lưu loát và nói trọn vẹn câu.
- Phát triển kỷ năng quan sát, ghi nhớ và óc sáng tạo ở trẻ trong các hoạt động. 
- Rèn khả năng nhanh nhẹn qua các hoạt động.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ biết được thời gian và biết giữ gìn sức khỏe..
- Biết đội mũ khi đi ra ngoài nắng.
II. Chuẩn bị:
- Câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm”
- Tranh (Powerpont) về quá trình một ngày của bầu trời cho trẻ xem.
- Tranh (Powerpont) về từng tranh về bầu trời các buổi trong ngày.
- Tranh các hoạt động trong ngày phù hợp với thời điểm của bầu trời.
- Tranh và đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi.
- Cổng cho trẻ chơi trò chơi
* Tích hợp: 
- Bài hát: “Mây và gió”; “nắng sớm”; “Cháu vẽ ông mặt trời”.
- Tích hợp các môn học như: Toán, Thể dục, Chữ cái, Âm nhạc qua các hoạt động.
* Phương pháp sử dụng:
- Quan sát, đàm thoại.
III/ Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: Trò chuyện.
	- Cho cả lớp hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời”. (Lên ngồi gần cô)
	- Các con ơi! Các con vừa hát bài hát nói về gì?
	- Các con ạ! Mặt trời, mặt trăng là một hiện tượng rất kỳ diệu, và chuyện gì sảy ra với mặt trời, mặt trăng.. Bây giờ cô và các con sẽ cùng xem một câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” như thế nào nhé!
	- Cô mở câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” cho trẻ xem
- Câu chuyện nói về gì?
	- À, đúng rồi đó các con ạ, câu chuyện nói về ngày và đêm, sự xoay chuyển của bầu trời.
	* Giáo dục cháu: Các con ạ! các con biết được thời gian, giữa ngày và đêm, vì vậy các con nhớ phải thực hiện đúng giờ giấc các con nhớ chưa nào?
	* Trò chơi: “Trời mưa” về 3 tổ
2.Nội Dung
 Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức.
	- Cô mở tiếng gà gáy cho trẻ nghe.
	- Các con tiếng con gì gáy vậy các con?
	- Gà gáy báo hiệu cho chúng ta biết điều gì?
	- Ah! Đúng rồi các con ạ, gà trống gáy vang báo hiệu cho chúng ta biết trời đã sáng rồi đó các con. Các con có biết nhờ đâu mà trời sáng không? Và quá trình xoay chuyển một ngày của bầu trời như thế nào cô và các con sẽ cùng khám phá nhé.
	- Cô mở( powerpoint )về sự xoay chuyển một ngày của bầu trời cho trẻ xem.
	- Bạn nào giỏi cho cô biết một ngày của bầu trời như thế nào?
	- Các con ạ, khi gà gáy báo hiệu cho chúng ta biết ngày mới bắt đầu đó các con, thế ngày mới bắt đầu các con thấy điều gì sảy ra?
	- Trời sáng còn gọi là bình minh đó các con
	* Tranh 1: “Bình minh”
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.( Bình minh)
- Bạn nào cho cô biết bầu trời lúc bình minh như thế nào?
- Khi bình minh lên các con thường làm những công việc gì?
- Cô mở tranh: Bé đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, ăn sáng, đi học, bố mẹ đi làm cho trẻ xem.)
- Các con ạ! Khi các con đi học, bố mẹ đi làm ông mặt trời cũng lên cao dần đấy các con. Cô đố lớp mình khi ông mặt trời lên cao,tỏa nắng gay gắt báo hiệu cho chúng ta biết đó là buổi nào?
- Cô đưa tranh buổi trưa ra cho trẻ quan sát.
* Tranh 2: “Ông mặt trời lên cao, ánh nắng chói chang”
	- Cho cháu đọc từ dưới tranh.
	- Các con a! buổi trưa là lúc Ông mặt trời chiếu ánh nắng gay gắt nhất,cũng làm việc rất vất vả, các con có biết ông mặt trời giúp chúng ta làm những việc gì không?
	- Cô mở tranh: Phơi quần áo, phơi lúa, sưởi nắng cho các con vật, giúp cây xanh phát triển cho trẻ xem ).
- Đối với các con khi trời nắng các con phải làm gì?
	* Giáo dục cháu.
	- Khi làm việc vất vả rồi ông mặt trời làm gì?
	- Ah! Khi ánh nắng Chiếu chói chang rồi ông mặt trời sẽ đi xuống thấp dần rồi ông mặt trời đi ngủ đó các con.
	- Khi ông mặt trời xuống thấp gọi là gì các con?
Hoạt động 2:
	* Tranh 3: “Hoàng hôn”
	Àh, đúng rồi mặt trời lặn vào buổi chiều hay còn gọi “ Hoàng hôn” báo hiệu một ngày sắp kết thúc đấy các con ạ.
- Cho cháu đọc từ dưới tranh.
	- Con nào giỏi cho cô biết ông mặt trời lúc hoàng hôn như thế nào?
	- Khi hoàng hôn buông xuống gia đình các con thường làm gì?
	- Cô mở tranh: Đánh cầu lông, tắm rửa, nấu ăn.
- Các con ơi! Bây giờ thì ông mặt trời đã đi ngủ rồi, khi ông mặt trời đi ngủ rồi, các con quan sát thấy bầu trời như thế nào?
	* Tranh 4: “Bầu trời ban đêm”.
- Cho cháu đọc từ dưới tranh.
	- Các con cho cô biết bầu trời ban đêm như thế nào?
	- Khi ông mặt trời đi ngủ cũng là lúc ông trăng thức dậy đó các con, vào những ngày đầu tháng ông trăng ít sáng hơn.
	- Cô đố các con vào đêm nào trăng tròn nhất, đẹp nhất và sáng nhất?
	- Cô đưa tranh trăng tròn ra cho trẻ xem.
	* Cô chốt lại: Các con ạ, các con vừa khám phá xong hiện tượng ngày và đêm, sự xoay chuyển một ngày của bầu trời, ban ngày các con đi học, bố mẹ đi làm, ban đêm mọi người sum họp bên mâm cơm, ngồi xem ti vi, còn các con học bài, ngủ đúng giờ.
* Sự khác nhau giữa ngày và đêm.:
	- Ban ngày : Có mặt trời mọc, ánh nắng chói chang, mặt trời lặn.
	- Ban đêm : Có mặt trăng, có sao, mây đen.
	* Mở rộng.
	- Các con a! Ngoài ra gia đình các bạn còn được làm gì nữa, bây giờ cô cùng các con cùng hướng lên màn hình nhé! 
- Cô mở hình ảnh cho trẻ xem ( đi chơi công viên nước, đi siêu thị, đi thăm ông bà, xem ti vi, học bài, ăn cơm..)
	* Giáo dục các cháu : Các con ạ, bầu trời của chúng ta thật kỳ diệu đúng không các con? Đêm khuya buông xuống là lúc các co đi ngủ, sớm mai gà cất tiếng gáy bình minh lên và một ngày mơi lại bắt đầu. Con người và mọi vật xung quanh ta đều dựa trên nguyên tắc ngày và đêm. Buổi sáng các con nhớ dậy đúng giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học, còn buổi tối các con ăn cơm xong, đánh răng, học bài, và đi ngủ đúng giờ để có sức khỏe tốt hơn nhé.
3. Hoạt động 3: “Luyện tập cả lớp”
	- Cô chuẩn bị mỗi trẻ 4 tranh.
- Xếp bầu trời từ lúc bình minh lên đến khi màn đêm buông xuống.
	- Trẻ chỉ vào bầu trời và đọc.
	- Cô nói đặc điểm của bầu trời trẻ lấy tranh, đọc và cất vào rổ.	
Hoạt động 4: “Trò chơi”
	* TC 1: “Ai nhanh nhất” 
	- Cô chuẩn bị 2 bầu trời (Bầu trời màu xanh và bầu trời màu đen) cháu sẽ tìm các chi tiết đúng và gắn vào đúng thời điểm của bầu trời.
	- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho trẻ.
	- Cho cháu chơi 1 lần.
	- Cô động viên, khuyến khích, bao quát cả 2 đội chơi.
	- Lớp cổ vũ cho 2 đội.
	* TC 2: “ Bé khéo tay”
	- Cho cháu hát bài “ Mây và gió” về 3 nhóm.
	- Nhóm 1: Vẽ ông mặt trời
	- Nhóm 2: Dán các chi tiết phù hợp với bầu trời.
	- Nhóm 3: Nối các hoạt động trong ngày đúng vào thời điểm của bầu trời.
	- Cô động viên, khuyến khích và tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc
- Cho cháu hát “ Nắng sớm “ Kết thúc giờ học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_thi_gvdg.doc
Giáo Án Liên Quan