Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Làm bánh trôi ngũ sắc. Hoạt động: Chuyên biệt “Bé tập làm nội trợ” - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết bánh trôi là một trong những loại bánh truyền thống của người Việt Nam.

- Biết tên các nguyên liệu để làm bánh trôi ngũ sắc,.

- Biết được các bước làm ra bánh trôi, biết nặn bánh.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau tay trước khi nặn bánh, trước khi ăn và khi tay bẩn

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động của cô.

pdf4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Làm bánh trôi ngũ sắc. Hoạt động: Chuyên biệt “Bé tập làm nội trợ” - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án: Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
 Chủ đề: Nghề nghiệp
 Hoạt động: Chuyên biệt “Bé tập làm nội trợ”
 Đề tài: Làm bánh trôi ngũ sắc
 Độ tuổi: Trẻ 5-6 tuổi 
 Thời gian: 30-35 phút
 Ngày dạy: 5/12/2019
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thủy
 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Nê
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết bánh trôi là một trong những loại bánh truyền thống của người Việt Nam.
 - Biết tên các nguyên liệu để làm bánh trôi ngũ sắc,.
 - Biết được các bước làm ra bánh trôi, biết nặn bánh.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau tay trước khi nặn bánh, trước khi ăn và khi tay bẩn
 - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động của cô.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng của cô.
 - Máy tính, loa
 - Nguyên liệu làm ra bánh trôi: Bột gạo nếp màu ( xanh, trắng, đỏ, vàng, tím), 
đường, vừng, nước cốt dừa, gừng.
 - Nhạc không lời, nhạc bài hát “Múa vui”
 - Video cách luộc bánh trôi
 2. Đồ dùng của trẻ.
 - Bàn, ghế, tạp dề, mũ
 - Đĩa, bát, thìa, khăn lau tay.
 - Bột làm bánh, đường, vừng, nước cốt dừa.
 III. Cách tiến hành:
 Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
 1.Ổn định tổ chức: 
 - Giới thiệu các cô giáo về dự giờ. - Trẻ chào các cô
 - Chơi đố vui: Cô đọc các câu đố về các loại - Trẻ đoán và trả lời
 bánh (Cô Hoài đi vào trên tay cầm 1 đĩa bánh trôi) 
- Cô Hoài: Cô trò các cô chơi gì mà vui thế? 
Cô trò chúng tôi đang chơi đố vui về các loại
bánh đấy.
- Cô Hoài: Cô cũng có một câu đố muốn đố
các con nếu các con trả lời đúng món quà trên
tay cô sẽ thuộc về các con. 
 “Thân em vừa trắng, lại vừa tròn 
 Bẩy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son” - Trẻ đoán
- Cô Hoài tặng quà cho trẻ. - Trẻ hào hứng
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy trẻ cách làm bánh.
- Cô cùng trẻ mở quà - Bánh trôi
- Sao con biết đây là bánh trôi? - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Ai đã làm cho con ăn? - Trẻ trả lời 
- Bát bánh trôi này có mấy màu? - Có 5 màu 
- Đó là những màu gì? - Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng
Bánh trôi này được gọi là bánh trôi ngũ sắc
đấy các con ạ
- Bánh trôi có dạng khối gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Thế các con đã được ăn bánh trôi chưa? (cô
hỏi 5-6 trẻ) - Trẻ trả lời
Vậy hôm nay cô quyết định sẽ cho các con
cùng trải nghiệm làm bánh trôi ngũ sắc nhé. - Trẻ hào hứng
- Theo các con muốn làm được bánh trôi ngũ
sắc thì cần chuẩn bị những nguyên liệu gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Nguyên liệu chính để làm ra món bánh trôi
ngũ sắc là bột gạo nếp được cô giáo trộn với
màu của lá nếp, khoai môn, gấc, bí đỏ. Cô
nhào bột từ trước sau đó để vào ngăn mát tủ
lạnh làm như thế bánh sẽ được dẻo hơn ăn sẽ
ngon hơn. - Trẻ chú ý lắng nghe
- Đường dùng để làm gì? - Trẻ trả lời
- Ngoài ra còn có vừng, nước cốt dừa, gừng để
khi luộc bánh sẽ cho vào.
- Bước chuẩn bị nguyên liệu đã xong rồi tiếp
theo chúng ta phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Muốn nặn bánh có khối tròn phải nặn như
 - Xoay tròn thế nào? - Trẻ nói cách nặn 
- Ai biết cách nặn bánh.
- Để nặn được bánh trôi hoàn chỉnh các con
chú ý xem cô nặn như thế nào nhé. 
- Cô nặn bánh và nói cách nặn. - Trẻ mô phỏng cách làm bánh 
- Cô cho trẻ mô phỏng cách làm bánh. cùng cô
 - Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Muốn ăn được bánh ta phải làm sao?
- Trước khi vào hoạt động này cô đã nhắc các
con đi rửa tay bây giờ các con giơ tay lên cô - Trẻ giơ tay
kiểm tra.
- Cô cho trẻ vận động trên nền nhạc bài hát - Trẻ vận động cùng cô
“Múa vui”
* Hoạt động 2: Bé tập làm bánh
- Cô đã chuẩn bị những nguyên vật liệu các
con tự lấy và mang về bàn của mình để nặn - Trẻ lấy nguyên vật liệu về bàn 
bánh nào! và nặn bánh.
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ nặn
Đàm thoại: - Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Con đang làm gì? 
- Bánh con nặn có dạng khối gì?
- Có màu gì?
- Nặn như thế nào?
(Trẻ nào còn lúng túng cô gợi ý để trẻ thực
hiện )
*Hoạt động 3: Cùng thưởng thức bánh
- Cô thấy các con đã nặn xong rồi đấy chúng - Trẻ bê bánh lên cho cô
mình cùng bê lên đây nào.
- Các con thấy bánh của chúng mình nặn như - Trẻ trả lời
thế nào nhỉ?
- Cô nhận xét bánh trẻ đã làm.
- Bây giờ cô Hoài sẽ giúp các con mang bánh
xuống bếp để nhờ các cô cấp dưỡng luộc bánh
nhé. - Trẻ lấy khăn lau tay
- Cho trẻ lấy khăn lau tay sạch sẽ.
- Cô mở video về cách luộc bánh cho trẻ quan - Trẻ quan sát và trả lời các câu 
sát và trò chuyện cùng trẻ. hỏi của cô
 - Trẻ chú ý lắng nghe
- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của bánh trôi - Sau buổi trải nghiệm ngày hôm nay các con
về bảo bố mẹ mua nguyên vật liệu về các con
nặn bánh cho ông bà, bố mẹ cùng thưởng thức
nhé nhưng các con nhớ trước khi nặn bánh
phải rửa tay bằng xà phòng và một điều cần
lưu ý nữa đó là nhờ người lớn luộc bánh hộ vì
các con còn nhỏ không may nước nóng bắn
vào sẽ làm các con bị bỏng đấy. - Trẻ mời các cô.
- Cô chia bánh cho trẻ và cho trẻ thưởng thức.
3. Kết thúc: 
- Nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_lam_banh_tr.pdf
Giáo Án Liên Quan