Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình
A. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, đặc điểm của một số con vật sống trong gđ (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, sinh sản ).
- Biết quan sat, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ nét. Biết phân nhóm các con vật theo dáu hiệu rõ nét đặc trưng của chúng.
- Biết kể truyện về những con vật.
- Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết.
- Yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
B.CHUẨN BỊ:
- Băng đĩa, trồng lắc, ghế thể dục .
- Tranh mẫu, giấy vẽ, bút màu.
- Tranh minh họa, tranh chữ to.
- Tranh vẽ Chim bồ câu, gà trống,con chó, đồ dùng đồ chơi có chứa chữ i, t, c.
- Băng nhạc, dụng cụ âm nhạc
CHỦ ĐỀ NHÁNH1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 1 tuần từ 19/12 – 23/12/2016 Giáo viên thực hiện: Lương Thị Quế A. MỤC TIÊU: - Biết tên gọi, đặc điểm của một số con vật sống trong gđ (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, sinh sản). - Biết quan sat, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ nét. Biết phân nhóm các con vật theo dáu hiệu rõ nét đặc trưng của chúng. - Biết kể truyện về những con vật. - Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết. - Yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. B.CHUẨN BỊ: - Băng đĩa, trồng lắc, ghế thể dục . - Tranh mẫu, giấy vẽ, bút màu. - Tranh minh họa, tranh chữ to. - Tranh vẽ Chim bồ câu, gà trống,con chó, đồ dùng đồ chơi có chứa chữ i, t, c. - Băng nhạc, dụng cụ âm nhạc C. KẾ HOẠCH TUẦN: Thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cho trẻ kể về những con vật nuôi trong gia đình. Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình, cách chăm sóc, ích lợi của chúng. Thể dục sang * YC: Trẻ tập đúng động tác, đúng nhạc. Hứng thú khi luyện tập và thích luyện tập TDTT. * CB: Băng đĩa. * Tiến hành: - HĐ1: KĐ- Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các động tác khởi động. - HĐ2: Trọng động – BTPTC – tập kết hợp với bài hát Con gà trống + Hô hấp: Gà gáy. + Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao. + Chân: Chống gót chân, tay gập. + Bụng: Hai tay lên cao cúi người về trước tay chạm ngón chân. + Bật: bật chụm tách chân. HĐ3: Hồi tĩnh – đi lại nhẹ nhàng. Hoạt động học LVPTTC VĐCB: Trèo lên xuống ghế thể dục TC: Về đúng chuồng LVPTNN Truyện: Cáo, Thỏ, Gà trống LVPTNT KPKH: Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình LVPTNT Toán: Đếm đến 8.NB nhóm có8 đối tượng. NB số 8 LVPTNN LQCC: Làm quen i, t, c Hoạt động góc 1. Tên góc *Góc phân vai: Mẹ con, bác sỹ, bán hàng - YC: Trẻ biết vai chơi của mình, về nhóm chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm. Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi:bác sỹ khám chữa bệnh cho các con vật nuôi trong gđ, người bán hàng gt mặt hàng cho khách, - CB: các con vật nuôi trong gia đình, đồ chơi bác sỹ,một số ống thuốc, lọ thuốc chữa bệnh cho vật nuôi, trứng gà, vịt quay - Cách chơi: TC gđ: phân vai bố mẹ và các con, phân công công việc cho từng người trong gđ: nấu ăn, đi cửa hàng mua sắm quần áo cho búp bê, mua rau quả, đồ dùng cho gđ Chơi bán hàng các nguồn thức ăn từ thịt gà, vịt Chơi chế biến thức ăn từ động vật khác nhau. Chơi tiêm phòng bệnh cho vật nuôi. * Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi. - YC: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để thực hiện thành công ý định của mình. Biết xây dựng trại chăn nuôi hợp lí, sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép. - CB: Hình khối, sỏi, đá, đ/c xây dựng: hàng rào, gạch, cỏ, ây xanh - Cách chơi: Xây, xếp chuồng cho vật nuôi: chuồng thỏ, chuồng gà, chim Xây dựng trang trại chăn nuôi. * Góc tạo hình: vẽ, tô màu cắt dán tranh về thế giới động vật - YC: Trẻ biết vẽ, tô màu cắt dán tranh ảnh về thế giới đông vật hợp lí, sáng tạo. Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ. - CB: Tranh rỗng, giấy vẽ, bút màu, hồ dán. - Cách chơi: Cho trẻ vẽ, tô màu, cắt dán. * Góc âm nhạc: hát múa đọc thơ về chủ đề thế giới động vật - YC: Nge nhạc hát, đọc thơ thuộc chủ đề động vật - CB: Nhạc cụ, băng đĩa, mũ múa, trang phục múa. - Cách chơi: Nghe các bài hát thuộc chủ đề động vật Sử dụng nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây. - YC: Hứng thú tham gia hoạt động chăm sóc cây. - CB: Bình nước, khăn lau ẩm. - Cách tiến hành: Hàng ngày, cho trẻ tưới, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên. Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng. Nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với môi trường sống. 2. Tiến hành - HĐ1: Gây hứng thú: Cô gt về các góc chơi trong lớp - HĐ2: Thỏa thuận chơi: Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào, ai thích chơi ở góc xây dựng (học tập, âm nhạc). Hôm nay các bác xây dựng định xây gì? Xây nhà xẽ xây ntn? Bây giờ chúng mình xẽ về góc chơi để thỏa thuận vai chơi nhé. Cô có thể giúp các góc còn lúng túng phân vai chơi. + Giáo dục trẻ trong khi chơi phải chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi, không quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định. - HĐ3: Quá trình chơi + Cho trẻ về góc chơi va tự thỏa thuận chơi. + Cô quan sát trẻ và hướng dẫn trẻ chơi, góc nào còn lúng túng cô có thể chơi cùng. Trong giờ chơi cô chú ý góc XD, phân vai, tạo hình. Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi. - HĐ4: Nhận xét: + Cô có thể nhận xét ngay trong quá trình chơi. + Cho trẻ tham quan góc xây dựng. Cuối giơ HD trẻ cất đồ chơi Hoạt động ngoài trời * HĐCCĐ: Quan sát Con gà trống. * TCVĐ: Đuổi bóng * CTD: Xâu vòng, gấp lá, hột hạt. * HĐCCĐ: Quan sát thời tiết * TCVĐ: Chuyền bong. * CTD: Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời. * HĐCCĐ: Quan sát con mèo * TCVĐ: Mèo đuổi chuột * CTD: Vẽ phấn, xếp que * HĐCCĐ: Quan sát thời tiết. * TCVĐ: Trời nắng trời mưa * CTD: Đồ chơi ngoài trời. * HĐCCĐ: Quan sát con chó. * TCVĐ: Cáo và thỏ * CTD: Bóng, vòng, phấn. Ăn,ngủ - Vệ sinh cho trẻ trước khi ăn - Cô kê bàn ăn cho trẻ ngồi vào bàn ăn - Cô chia ăn giới thiệu các món ăn, khi trẻ ăn song - Vệ sinh cho trẻ về sạp ngủ Hoạt động chiều 1.THTT Đồng dao “Mười ngón tay” 2. Trò chơi: Mèo đuổi chuột 3. Vệ sinh 1. Ôn truyện: Cáo, thỏ và gà trống. 2. Trò chơi: Mèo và chim sẻ 3. Dạo chơi. 1THTT TCDG: Đếm sao 2. Chơi ở các góc. 3. Vệ sinh 1.LVPTTM Đề tài: Tạo hình: Vẽ con gà (ĐT) NDTH: AN, toán, chữ cái 2. Trò chơi: Thi Xem ai nhanh 3. Vệ sinh 1. THTT Nghe hát “Bắc kim thang” 2. Chơi tự do các góc 3. Bình phiếu bé ngoan. Trả trẻ Cô vệ sinh cho trẻ Dặn dò trẻ trước khi ra về KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2016 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: VĐCB: Trèo lên xuống ghế thể dục TC: Về đúng chuồng NDTH: ÂN, toán 1. Yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết trèo lên xuống thang đúng kỹ thuật. b. Kỹ năng: - Phát triển thể lực và sự khéo léo của cơ thể. - Trẻ hứng thú khi tham gia vận động. c. Giáo dục: - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm. - GD yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 2. Chuẩn bị: - Băng đĩa, trồng lắc, ghế thể dục . 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô và trẻ trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình. GD trẻ chăm sóc những con vật nuôi. - Giúp cô bác nông dân chăm sóc các con vật nuôi. b. Hoạt động 2: Khởi động : * Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường) * Trẻ về đứng 3 hàng ngang. c. Hoạt động 3 : Trọng động: * BTPTC: Tập kết hợp với bài hát “Đàn gà trong sân” - Tay : đưa ra trước lên cao - Chân : đứng khuỵu gối - Bụng – lườn : cúi người tay chạm ngón chân. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. * VĐCB: Trèo lên xuống ghế thể dục. Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện. - Bây giờ chúng mình thấy cơ thể như thế nào? Các con đã sẵn sàng để tập luyện chưa? - Trước mặt chúng mình là gì nhỉ? Chúng mình sẽ làm gì với chiếc ghế này? Hôm nay cô xẽ hướng dẫn chúng mình trèo lên xuống ghế thể dục. + Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. + Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: - TTCB: đứng tự nhiên, sát vạch chuẩn + Cho 2 cháu khá lên làm mẫu. Hỏi tên vận động. * Trẻ thực hành: - Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần). Cô hướng dẫn, động viên, sửa sai cho trẻ. Hỏi tên vận động. - Cho 2 trẻ lên tập lại, hỏi kỹ năng thực hiện bài tập. * Tổ chức thi đua: Trèo lên xuống ghế và lấy thức ăn cho gà vịt Chia trẻ làm 2 đội thi đua với nhau. Hết một bài hát, đội nào chọn được nhiều chiến thắng. - Chúng mình vừa thực hiện xong bài tập gì? Tập như thể nào? GD trẻ yêu quý chăm sóc những con vật nuôi. *Trò chơi: Về đúng chuồng - Cô nêu cách chơi: Cho trẻ cầm lô tô các con vật nuôi trong gia đình. Có các ngôi nhà có biển là các con vật tương ứng. Trẻ vừa đi vừa hát những bài hát khi có hiệu lệnh ai có hình nào về đúng nhà của các con vật. Cho trẻ chơi và đổi hình các con vật. d. Hoạt động 4: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng kết hợp bài bát Gà trống, mèo con và cún con * Kết thúc: - trò chuyện cùng cô. - Thực hiện các kiểu đi. Trẻ xếp 3 hàng ngang - Trẻ tập - Ghế - Quan sát - Tập, trả lời. - Trẻ tập. - Trèo lên xuống ghế - Trẻ tập và trả lời. - Trẻ tập - Trẻ chơi. - Trẻ chơi. Hồi tĩnh II. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai Góc xây dựng Góc tạo hình Góc âm nhạc Góc thiên nhiên III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * HĐCCĐ: Quan sát con gà trống. * TCVĐ: Đuổi bóng. *CTD: Xâu vòng, gấp lá, hột hạt. 1. Yêu cầu: - Giúp trẻ gọi tên, biết đặc điểm, tác dụng của con gà. - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi. b. Chuẩn bị: - Con gà trống, chỗ quan sát sạch sẽ. c. Tiến hành: * Quan sát: Con gà trống. - Cô cùng trẻ hát bài: Con gà trống. - Bài hát nói về con gì? (Con gà trống) - Cho trẻ quan sát và đàm thoại. - Đây là con gì? (Con gà trống) - Gà có những bộ phận nào? (Đầu, mắt, mào, mỏ,). Gà thích ăn gì? - Gà gáy như thế nào?(ò ó o).Nuôi gà để làm gì? => Giáo dục: Biết yêu quý chăm sóc các con vật nuôi. *TCVĐ: Đuổi bóng - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 3,4 lần. *CTD: Xâu vòng, gấp lá, hột hạt. - Cô tổ chức cho trẻ chơi nhắc trẻ chơi đoàn kết. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. THTT – HSTC : Đồng dao mười ngón tay - Cô giới thiệu tên bài đồng dao - Cô đọc mẫu 2 lần cho trẻ nghe. - Cô dạy trẻ đọc đồng dao 3-4 lần. - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc. - Cô tuyên dương trẻ. Mười ngón tay Ngón đi cày Ngón tát nước Ngón cầm lược Ngón chải đầu Ngón đi trâu Ngón đi cấy Ngón cầm bay Ngón đánh cờ Ngón chèo đò Ngón dò biển Tôi ngồi đếm Mười ngón tay! 2. Trò chơi: Mèo đuổi chuột . - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. - Vẽ 1 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà cho chuột - Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chuột chạy nhanh về nhà của mình, mèo chỉ được bắt các con chuột chạy chậm ở ngoài vòng tròn. - Cách chơi: Chọn 1 trẻ làm mèo, các bạn còn lại làm chuột. Cô nói “Chuột đi kiếm ăn”, chuột ra khỏi nhà và kêu “chít, chít, chít”. Khoảng 30 giây sau mèo xuất hiện và kêu “meo, meo, meo”. Các con chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải bò nhanh về nhà của mình, con chuột nà bò chậm thì sẽ bị mèo bắt. Ai bị bắt phải thay thế làm mèo. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Vệ sinh. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Đánh giá kiến thức: ................................................................................................ . Đánh giá kĩ năng:. . Đánh giá thái độ........................... . Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2016 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe – Cáo, thỏ, gà trống NDTH: AN, CC 1. Yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện. - Hiểu nội dung truyện. b. Kỹ năng: - Biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc. c. Giáo dục: - GD trẻ học tập gà trống luôn dũng cảm, biết giúp đỡ mọi người. yêu quý những con vật nuôi. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa, tranh chữ to. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Trò chuyện về các con vật nuôi. Bắt chước tiếng kêu của các con vật đó. GT truyện. b. Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể diễn cảm L1. Cho trẻ đặt tên truyện. Thống nhất đặt tên là Cáo, thỏ, gà trống. - Cô kể L2 kết hợp với tranh minh họa. + Cô vừa kể truyện gì? + Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô kể L3 kết hợp mô hình. Giảng nội dung. c. Hoạt động 3: Đàm thoại- trích dẫn. + Đoạn 1: Nhà của cáo làm bằng gì? Nhà của Thỏ làm bằng gì? Mùa đông đến điều gì đã sảy ra? + Đoạn 2: Thỏ nhờ ai đuổi Cáo? Điều gì đã sảy ra? + Đoạn 3: Ai đã đuổi được Cáo? Vì sao? Chúng mình thấy Gà trống như thế nào? =>GD trẻ học tập Gà trống luôn dũng cảm và biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. - Cho trẻ hát bài Con gà trống. d. Hoạt động 4: Cô cho trẻ xem phim truyện “Cáo thỏ và gà trống”. - Cho trẻ xem phim Cáo thỏ, gà trống. - Qua câu chuyện này cháu thích nhân vật nào? Vì sao? => GD trẻ luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. * Kết thúc: Hát bài Đàn gà trong sân. - Lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát - Cáo, thỏ, gà trống - Cáo, thỏ, gà trống, chó, gấu - Quan sát. - Nhà cáo bằng băng. - Trả lời - Trẻ hát - Trẻ xem - Gà trống Trẻ hát II. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai Góc xây dựng Góc tạo hình Góc âm nhạc Góc thiên nhiên III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: * HĐCCĐ: Quan sát thời tiết * TCVĐ: Chuyền bóng * CTD: Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời. 1. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết được thời tiết của ngày hôm nay. - Biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. - GD trẻ biết giữ vệ sinh, bảo vệ cơ thể trong mùa thu. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát. 3. Tiến hành: * HĐCCĐ: Quan sát thời tiết. - Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết hôm nay. + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Trời nắng hay mưa? Bầu trời ntn? + Con cảm thấy ra sao? GD trẻ biết giữ vệ sinh, bảo vệ cơ thể trong mùa thu. *TC VĐ: Chuyền bóng. - Cô gt tên trò chơi, cách chơi. Luật chơi. - Cho trẻ chơi 2- 3 lần, cô quan sát, động viên trẻ chơi. * CTD: Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời. - Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ. - Cuối giờ cho trẻ vệ sinh cá nhân. IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Ôn truyện: Cáo, thỏ và gà trống. a. Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung truyện. - Biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc. - GD trẻ học tập gà trống luôn dũng cảm, biết giúp đỡ mọi người. yêu quý những con vật nuôi. b. Chuẩn bị: - Tranh minh họa, tranh chữ to. c. Tiến hành: - Cô kể diễn cảm L1. Cho trẻ đặt tên truyện. - Cô kể L2 kết hợp với tranh minh họa. + Cô vừa kể truyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô kể L3 kết hợp mô hình. Giảng nội dung. * Đàm thoại- trích dẫn. + Đoạn 1: Nhà của cáo làm bằng gì? Nhà của Thỏ làm bằng gì? Mùa đông đến điều gì đã sảy ra? + Đoạn 2: Thỏ nhờ ai đuổi Cáo? Điều gì đã sảy ra? + Đoạn 3: Ai đã đuổi được Cáo? Vì sao? - Chúng mình thấy Gà trống như thế nào? =>GD trẻ học tập Gà trống luôn dũng cảm và biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. - Cho trẻ hát bài Con gà trống. - Cho trẻ xem phim Cáo thỏ, gà trống. 2. Trò chơi: Mèo và chim sẻ. - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô tuyên dương trẻ. 3. Dạo chơi. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Đánh giá kiến thức: ................................................................................................ ..... Đánh giá kĩ năng:.... . Đánh giá thái độ....................... . . . Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2016 I. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: KPKH : Những con vật đáng yêu trong gia đình bé NDTH: TH, âm nhạc, chữ cái 1. Yêu cầu: a. Kiến thức: -Trẻ biết tên gọi, hình dáng, môi trường, sinh sản, ích lợi của một số con vật nuôi trong gia đình. b. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, sinh sản, phân biệt nhanh dấu hiệu đặc trưng của một số con vật nuôi trong gia đình. c. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý các con vật biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với con vật nuôi, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 2.Chuẩn bị: - Những câu đố, bài thơ, bài hát về những con vật nuôi trong gia đình. - Đồ chơi về những con vật nuôi trong gia đình, tranh vẽ, lô tô, chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Chào mừng các bạn nhỏ đã đến với chương trình những con vật ngộ nghĩnh ngày hôm nay.Trẻ hát đi vòng tròn lấy rổ về chỗ ngồi. b. Hoạt động 2: Trò chuyện về một số con vật. - Các con biết những con vật nào được nuôi trong gia đình? - Nhà con nuôi những con vật nào? Nuôi những con vật đó để làm gì? * Kể tên những con vật có 2 chân, 2 cánh, mỏ, để trứng. - Những con vật như gà vịt cung cấp cho con người những gì? - Cô mời 2, 3 trẻ lên kể tên những con vật có 2 chân đẻ trứng. - Nêu nhận xét đặc điểm của nhóm này (Cho thịt, đẻ trứng) =>Cô khái quát đó là những con vật có 2 chân đẻ trứng là nhóm gia cầm. * Hãy kế tên Những con vật có 4 chân, đẻ con. - Trâu, bò là loại động vật có mấy chân? - Chúng mình cùng đếm số chân cho cô nào? - Trâu, bò là loại gia cầm hay gia súc? - Trâu, bò giúp gì cho chúng ta? (Trâu, bò giúp cho chúng ta như cầy, bừa và chở hàng...) - Ngoài ra còn có những loại động vật có 4 châm như: Mèo, chó những loại động vật này giúp gì nào? Trông nhà, bắt chuột.... - Khi trong gia đình chúng mình nuôi các loại gia cầm hay gia súc thì bố mẹ các con phải chú ý làm gì? (Cho ăn uống, tiêm phòng vệ sinh chuồng trại) sau khi tiếp xúc với con vật nuôi phải rửa tay bằng xà phòng) c. Hoạt động 3: So sánh – phân nhóm. - So sánh gà - vịt – chim bồ câu đặc điểm giống và khác nhau. - So sánh trâu, bò đặc điểm giống và khác nhau. - Cho trẻ phân loại nhóm gia súc gia cầm. d. Hoạt động 4: Củng cố giải câu đố về con vật. - Trò chơi 1: Gạch tranh 2 đội thi đua lên gạch chân những con vật sống trong gia đình theo yêu cầu của cô. - Trò chơi 2: Đưa con vật về đúng chuồng. - Đưa con vật có hai chân về chuồng. - Đưa con vật 4 chân về một chuồng . - Cô nhận xét và đổi vị trí. Ch trẻ chơi 2, 3 lần. *Kết thúc: Cháu hát bài: Gà trống mèo con và cún con. Trẻ hưởng ứng. Trẻ trả lời. Trẻ kể. Trẻ trả lời. Trẻ chú ý nghe. Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ so sánh. Trẻ thực hiện. Trẻ hát. II. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai Góc xây dựng Góc tạo hình Góc âm nhạc Góc thiên nhiên III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: * HĐCCĐ: Quan sát con mèo. * TCVĐ: Mèo đuổi chuột. * CTD: Vẽ phấn, xếp que. 1.Yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên các con vật nuôi, nêu đặc điểm, ích lợi, tiếng kêu của chúng - Trẻ biết cách chơi trò chơi, đoàn kết với bạn bè. - Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc các con vật 2. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng sạch, trang phục cô và trẻ gọn gàng - Mô hình trang trại chăn nuôi, bóng, vòng, phấn, giấy 3. Tiến hành: * HĐCCĐ: Quan sát con mèo. - Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn quan sát mô hình trang trại chăn nuôi trò chuyện hỏi trẻ đây là gì? - ở đây có những con vật gì? - Nó có đặc điểm như thế nào? - Nuôi nó để làm gì? - Cách chăm sóc và bảo vệ chúng ra sao? =>Giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. * CTVĐ: Mèo đuổi chuột - Cô nêu tên trò chơi, hỏi trẻ cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần * CTD: Vẽ phấn, xếp que. - Cho trẻ chơi với các đồ chơi có sẵn ở sân trường. - Cuối giờ cho trẻ vệ sinh cá nhân IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1THTT TCDG: Đếm sao Cô nói tên trò chơi Cách chơi: - Tất cả ngồi thành một vòng trò, một người đứng ngoài vòng tròn phía sau lưng mọi người. Bắt đầu từ một người bất kì đi vừa hát Một ông sao sáng Hai ông sáng sao Tôi đố anh chị nào Một hơi đếm hết Từ một ông sao sáng Đến mười ông sáng sao Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ từ một ông sao sáng đến 10 ông sáng sao. Đếm một hơi không nghỉ không được lộn 2. Chơi ở các góc - Cô hướng dẫn bao quát trẻ chơi 3. Vệ sinh. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Đánh giá kiến thức: ................................................................................................ . Đánh giá kĩ năng:. ..... Đánh giá thái độ................... . Thứ 5 ngày 22 tháng 12 năm 2016 I. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : Đếm đến 8. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng. NB số 8. NDTH: AN, KPKH, chữ cái 1. Yêu cầu a. Kiến thức: - Trẻ nhận biết nhóm số lượng trong phạm
File đính kèm:
- nhanh 1 dong vat trong gia dinh_12190102.doc