Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không
1.Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ nhắc trẻ chào bố mẹ, ông bà, cô giáo, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nới quy định, cho trẻ chơi ở các góc.
- Trò chuyện cùng trẻ về tên, đặc điểm, nơi hoạt động, ích lợi của một số PTGT đường thủy, đường hàng không
2. Thể dục sáng: Thể dục theo nhạc
* Khởi động: Cho trẻ xoay khớp cổ tay, cánh tay, bả vai, xoay khớp gối, cho trẻ làm tiếng gà trống gáy
* Trọng động: Tập thể dục nhịp điệu theo nhạc
* Hồi tĩnh : Chơi trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ
* Cô cùng trẻ:
- Cô trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần : 2 ngày thứ bảy, chủ nhật vừa rồi các con được bố mẹ đưa đi đâu? Con đã làm gì trong 2 ngày nghỉ vừa rồi?.
- Cô cho trẻ xem tranh hoặc hình ảnh chiếu trên ti vi trò chuyện với trẻ về tên, đặc điểm, nơi hoạt động, tiếng kêu, động cơ, ích lợi .của một số PTGT đường thủy, đường hàng không.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ (KẾ HOẠCH TUẦN 27) THỜI GIAN THỰC HIỆN : Từ 20/03 – 24/03/2017 CHỦ ĐỀ NHÁNH : MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG THỦY, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Nội dung hoạt động Thứ hai 20/03/2017 Thứ ba 21/03/2017 Thứ tư 22/03/2017 Thứ năm 23/03/2017 Thứ sáu 24/03/2017 Đón trẻ thể dục sáng 1.Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ nhắc trẻ chào bố mẹ, ông bà, cô giáo, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nới quy định, cho trẻ chơi ở các góc. - Trò chuyện cùng trẻ về tên, đặc điểm, nơi hoạt động, ích lợi của một số PTGT đường thủy, đường hàng không 2. Thể dục sáng: Thể dục theo nhạc * Khởi động: Cho trẻ xoay khớp cổ tay, cánh tay, bả vai, xoay khớp gối, cho trẻ làm tiếng gà trống gáy * Trọng động: Tập thể dục nhịp điệu theo nhạc * Hồi tĩnh : Chơi trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ Trò chuyện đầu tuần * Cô cùng trẻ: - Cô trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần : 2 ngày thứ bảy, chủ nhật vừa rồi các con được bố mẹ đưa đi đâu? Con đã làm gì trong 2 ngày nghỉ vừa rồi?.. - Cô cho trẻ xem tranh hoặc hình ảnh chiếu trên ti vi trò chuyện với trẻ về tên, đặc điểm, nơi hoạt động, tiếng kêu, động cơ, ích lợi..của một số PTGT đường thủy, đường hàng không. Hoạt động học Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu LV PT ngôn ngữ ( Văn học) LV PT NT+LVPTTM LV PT nhận thức ( Toán) LV PT thẩm mỹ (Âm nhạc ) LV PT thể chất ( Thể dục) Thơ: Cô dạy con KPKH: Tìm hiểu PTGT đường hàng không Tạo hình: Xé dán thuyền Đo độ dài của 2 đối tượng bằng một đơn vị đo. Nói kết quả và so sánh. Hát vận động: Em đi chơi thuyền Nghe hát: Những lá thuyền ước mơ Trò chơi: Bánh xe quay - Nhảy lò cò 3m - Trò chơi : Lộn cầu vồng Hoạt động ngoài trời - QS có chủ đích: Quan sát tranh PTGT đường thủy - Vận động: Chèo thuyền - Chơi tự do: Vui chơi ngoài trời - QS có chủ đích: Quan sát tranh PTGT đường hàng không - Vận động : Lộn cầu vồng - Chơi tự do: Chơi tự do ngoài sân - QS có chủ đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời - Vận động: Làm máy bay - Chơi tự do: Vui chơi tự do ngoài sân trường - QS có chủ đích: Vẽ phấn các PTGT trên sân - Vận động: Ô tô và chim sẻ - Chơi tự do: Trẻ tự chọn - QS có chủ đích: Quan sát vườn hoa - Vận động: Bắt bóng - Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường Hoạt động góc Tên góc Chuẩn bị Kỹ năng của trẻ Góc phân vai - Trò chơi đóng vai “ Bác lái tàu, chú phi công” - Vô lăng - Quần áo về đường thủy, đường hàng không - Cô trò chuyện cùng trẻ về công việc của người lái tàu thủy, chú phi công, ích lợi của công việc trên và cho trẻ đóng vai bác lái tàu, chú phi công ( Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi). Góc học tập - Xem tranh, ảnh về PTGT đường thủy, đường hàng không - Tranh ảnh về PTGT đường thủy, hàng không ( Ca nô, tàu thủy, máy bay) - Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát sau đó hỏi trẻ về tên, đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động.của các PTGt đường thủy, đường hàng không ( Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ) Góc xây dựng Xây sân bay, bến cảng - Các khối mút xốp, gạch xây dựng, hàng rào - Que, hột hạt, đồ chơi PTGT đường hàng không, đường thủy. - Trẻ lựa chọn các nguyên liệu sẵn có để xây sân bay, bến cảng, biết bố cục các khu hoạt động của sân bay, bến cảng( Cô hướng dẫn, đàm thoại cùng trẻ về cách xây dựng để tạo ra sản phẩm sáng tạo.) Góc nghệ thuật Hát các bài hát, đọc thơ về chủ đề - Dụng cụ âm nhạc - Bài thơ theo chủ đề giao thông - Cô giới thiệu trẻ lên hát, đọc các bài thơ theo chủ đề ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ lên biểu diễn, đọc thơ) Góc thiên nhiên: Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh - Cây cảnh, xô, chổi, kéo ..... - Cô cho trẻ về góc giao nhiệm vụ khám phá khoa học, cho trẻ tìm tòi, khám phá theo khả năng của mình Hoạt động chiều * Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy : Trẻ ngủ dậy đi cất gối gọn gàng, vận động tự do nhẹ nhàng theo nhạc của bài hát: Em đi chơi thuyền Thực hiện vở chủ đề theo yêu cầu của bài Thực hiện vở toán, chữ cài theo yêu cầu của bài Học tiếng anh Giáo dục ATGT: Tín hiệu đèn màu, luật giao thông Vui chơi tự do Học tiếng anh - Vệ sinh cuối tuần - Nêu gương bé ngoan. Rèn nền nếp thói quen vệ sinh. - Tiếp tục rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ mình ( Uống nước, xúc cơm, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, đi vệ sinh đúng nơi qui định.) - Tiếp tục rèn nền nếp chào hỏi lễ phép, đúng lúc, đúng chỗ cho trẻ. - Tiếp tục rèn nền nếp cho trẻ nhận biết các ký hiệu trên đồ dùng cá nhân, biết sử dụng và cất các đồ dùng gia đình đúng nơi quy định. - Tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khi thời tiết chuyển mùa - Phối hợp và trao đổi với phụ huynh về cách chăm sóc trẻ theo khoa học. Thứ 2 ngày 20 tháng 03 năm 2017 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Văn học: Thơ: Cô dạy con 1. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, trả lời được các câu hỏi của cô và đọc diễn cảm bài thơ “ Cô dạy con”. + Kỹ năng: - Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm, xé dán cho trẻ + Thái độ: - Trẻ biết bảo vệ các PTGT và tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông 2. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Tranh mang nội dung bài thơ “ Cô dạy con” + Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện Cô cùng trẻ về chủ đề, gọi trẻ lên kể tên, nói đặc điểm của một số PTGT đường thủy, đường hàng không, giới thiệu bài thơ " Cô dạy con" và tác giả bài thơ * Hoạt động 2: Nội dung chính - Cô đọc thơ lần 1: Hỏi tên tác giả, tên bài thơ. - Cô đọc thơ lần 2 : Qua tranh minh hoạ Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một bạn nhỏ đi học được cô giáo dạy về các PTGT thông như đường hàng không, đường thủy, đường bộ và mỗi một đường thì có các loại PTGT hoạt động khác nhau, Mẹ! mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay – bay đường không Ôtô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca-nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè bạn nhỏ nhớ rất rõ lời cô dặn khi đi bộ, đi trên tàu xe thì phải đi trên vỉa hè, không được thò đầu ra cửa sổ, khi đến ngã tư thì đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh đi tiếp, đền vàng chuẩn bị đi và bạn nhỏ không bao giờ quên lời cô dặn. Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được - Cô cho trẻ đọc thơ tập thể cùng cô 1,2 lần + Đàm thoại: + Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? ( Cô dạy con ) + Do ai sáng tác? ( Bùi Thị Tình) + Bài thơ nói về điều gì? ( Các PTGT) + Cô giáo dạy bạn nhỏ như thế nào? ( Đi bộ đi trên vỉa hè, ngồi xe không được thò đầu ra ngoài) + Khi đi đến ngã tư gặp tín hiệu các đèn giao thông cần phải làm gì? ( Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp, đèn vàng chuẩn bị ) - Cô cho tổ đọc thơ ( Chia 3 tổ) - Nhóm đọc thơ ( 2, 3 nhóm) - Cá nhân đọc thơ ( 1,2 trẻ) ( Cô chú ý động viên, sửa sai và khuyến khích trẻ) *GD trẻ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn các PTGT và thực hiện đúng luật giao thông. * Kết thúc: Cô và trẻ biểu diễn bài hát “ Em đi chơi thuyền” và ra chơi. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Lớp đọc thơ cùng cô - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô và ra chơi Thứ 3 ngày 21 tháng 03 năm 2017 Tiết 1: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH : Tìm hiểu PTGT đường hàng không 1. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ nhận biết được tên gọi, ích lợi, đặc điểm, nơi hoạt động của PTGT đường hàng không. Chơi tốt trò chơi củng cố bài + Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt cho trẻ + Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ các PTGT, khi đi trên các PTGT phải thực hiện đúng luật giao thông. 2. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Tranh: máy bay, khinh khí cầu. + Đồ cùng của trẻ: - Lôtô các PTGT trên trời - Nhạc bài hát “ Anh phi công ơi” 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện Cô cho trẻ hát bài hát “ A nh phi công ơi”, đàm thoại qua nội dung bài hát và hướng trẻ vào bài. * Hoạt động 2: Nội dung chính Cô đưa tranh máy bay ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: - Đây là phương tiện gì? - Máy bay hoạt động ở đâu? - Máy bay có những bộ phận nào? Máy bay dùng để làm gì? Máy bay chạy bằng nhiên liệu gì? ( Đến bộ phận nào cô cho trẻ phát âm đến đấy) Sau đó cô đưa máy bay trực thăng ra cho trẻ quan sát và hỏi tương tự như trên. Cô tóm tắt lại đặc điểm của từng PTGT: Máy bay là PTGT đường hàng không, may bay bay rất nhanh, máy bay bay trên trời chạy bằng động cơ và xăng , dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Máy bay trực thăng dùng để chở người và chạy bằng nhiên liệu xăng Cô cho trẻ kể tên một số PTGT đường thuỷ, hàng không mà trẻ biết. * Luyện tập: Cô cho trẻ lên chỉ và nói tên, đặc điểm của máy bay và khinh khí cầu theo yêu cầu của cô * So sánh: khinh khí cầu và máy bay + Giống nhau: Là PTGT đường hạng không và đều bay trên trời + Khác nhau: Về tên gọi Máy bay chạy bằng động cơ và nguyên liệu xăng, dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Khinh khí cầu đốt lửa ở trên khoang khí và dùng để chở người xem vãn cảnh + Trò chơi: Thi xem ai nhanh Cô phát lô tô cho trẻ, phổ biến cách chơi: Cô nói tên hoặc đặc điểm của PTGT nào thì trẻ giơ PTGT đó lên và phát âm. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi trò chơi 2,3 lần ( Cô động viên, khuyến khích trẻ) + Trò chơi: Về đúng bến Cô phổ biến cách chơi: Cô có các bến đỗ của máy bay, khinh khí cầu các con vừa đi vừa hát các bài hát về các PTGT khi nghe cô nói về đúng bến đỗ của mình thì trên tay bạn nào cầm lô tô phương tiện nào thì về đúng bến đỗ của PTGT đó. * Giáo trẻ: Biết bảo vệ các loại PTGT, khi đi trên các PTGT không được thò đầu, tay ra ngoài và thực hiện đúng luật giao thông. * Kết thúc: Cô nhận xét trò chơi và ra chơi theo nội dung bài dạy - Trẻ hát, trò chuyện cùng cô - Trẻ quan sát và trả lời - May bay - ở trên trời - Đầu máy bay, thân máy bay, cánh máy bay, bánh xe.... - Chở người và hàng hóa - Chạy bằng xăng - Trẻ lắng nghe - Trẻ kể tên các PTGT trẻ biết - Trẻ lắng nghe - Trẻ so sánh - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và ra chơi Tiết 2: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Tạo hình : Xé dán thuyền 1 Mục đích - Yêu cầu: -Kiến thức: Trẻ biết xé dán thuyền theo sự hướng dẫn của cô giaó và có sự sáng tạo trong cách xé dán với màu sắc tươi sáng, hài hoà của từng trẻ. - Kĩ năng: Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, rốn kĩ năng xé dán cho trẻ, trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để xé dán thuyền theo ý thích của trẻ - Thái độ: Trẻ hoàn thành bài vẽ của mình, tính kiên trì và ý thức của trẻ trong khi thực hiện bài xé dán của mình. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Tranh mẫu xé dán thuyền - Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, giấy mầu, keo dán, khăn nau tay, bàn ghế đủ cho trẻ,giá treo sản phẩm... 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1:Giới thiệu: - Cô cùng trẻ trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không - Cô giới thiệu bài: Xé dán thuyền *Hoạt động 2: Hướng dẫn: Cô đưa mẫu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ - Đây là tranh gì? - Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? - Có đặc điểm như thế nào?(màu sắc...) - Muốn xé dán thuyền các con phải làm thế nào? Sau đó cô vừa xé vừa phân tích: Để xé dán được thuyền trước tiên cô dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải xé hình chữ nhật và hình tam giác, tay trái cô giữ giấy, tay phải cô xé nhích dần để tạo thành hình chữ nhật và tam giác. Sau khi xé xong cô xếp thành hình chiếc thuyền và cô tiếp tục phết hồ vào mặt trái của các hình và dán tạo thành chiếc thuyền Trẻ thực hiện: Cô phát đồ dùng cho trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ cách xé , gợi ý cho trẻ trong khi trẻ thực hiện. * Nhận xét sản phẩm: Cô trưng bày sản phẩm của trẻ và gọi 1, 2 trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn thích hay không thích? Vì sao? Sau đó cô nhận xét chung cả lớp, cá nhân trẻ. Động viên những trẻ có sản phẩm chưa hoàn thiện. + Giáo dục:Biết giữ gìn các phương tiện giao thông và thực hiện đúng luật giao thông * Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “ Em đi chơi thuyền" và ra chơi - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ quan sát, trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát và ra chơi Thứ 4 ngày 22 tháng 03 năm 2017 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Toán : Thứ 5 ngày 23 tháng 03 năm 2017 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Âm nhạc: Hát vận động: Em đi chơi thuyền Nghe hát: Những lá thuyền ước mơ Trò chơi: Bánh xe quay 1. Mục đích yêu cầu + Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả bài hát, thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hát rõ lời và vận động đúng nhịp bài hát " Em đi chơi thuyền”, lắng nghe cô hát bài hát “ Những lá thuyền ước mơ”. Chơi tốt trò chơi “ Bánh xe quay” + Kỹ năng:- Phát triển ngôn ngữ, tai nghe. Trẻ yêu thích ca hát, thích biểu diễn, khả năng vận bài hát cho trẻ + Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ các PTGT, thực hiện đúng luật giao thông khi đi trên các PTGT. 2. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Hình ảnh nội dung bài hát “ Em đi chơi thuyền”. - Nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền, những lá thuyền ước mơ”. - Bánh xe có hình ảnh mang nội dung bài hát các PTGT + Đồ dùng của trẻ:- Xắc xô, phách gõ 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Giới thiệu: Cô cho trẻ đọc bài thơ " Đàn kiến nó đi", đàm thoại qua nội dung bài thơ và giới thiệu bài hát “ Em đi chơi thuyền” và tác giả bài hát *Hướng dẫn: +Hát vận động bài hát " Em đi chơi thuyền" Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả bài hát Cô hát cho trẻ nghe lần 1 (Hỏi tên bài hát, tên tác giả bài hát) Cô hát cho trẻ nghe lần 2. (Kết hợp vỗ tay theo tiết tấu bài hát) Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về các con được đi chơi trong thảo cầm viên bằng thuyền, có rất nhiều chú chim ca hát dể đón mừng và các con được ngồi trên những chiếc thuyền có hình con vịt, con rồng rất đẹp và khi ngồi trên thuyền các con còn được mẹ dặn ngồi im vì vậy mà rất vui và nói sẽ đến đó chơi nữa đấy. Cô phân tích cách vận động cho trẻ: Em đi chơi thuyền.......chào đón xuân về " Cô đứng chân trước chân sau, tay đưa lên miệng như chim hót" Thuyền em....bơi bơi bơi " Hai tay đưa sang ngang làm động tác vẫy tay" Thuyền em.......bay bay bay " Hai tay đưa lên cao nghiêng sang trái, sang phải Má dặn.....chơi thuyền " Đưa lần lượt từng tay vào ngực và nhún" Vui quá.....vui chơi " Hai tay vỗ vào nhau và dậm chân Cô cho lớp vận động cùng cô 1 lần. - Trẻ thực hiện: - Cô cho cả lớp hát tập thể 2, 3 lần. Kết hợp vận động - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) * Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn các PTGT, khi đi trên các PTGT không được thò đầu ra ngoài và thực hiện đúng luật giao thông. + Nghe hát : Những chiếc thuyền nan Cô hát lần 1. Hỏi tên bài hát, tên tác giả bài hát. Cô hát lần 2 giảng nội dung bài hát: .............. + Trò chơi: Bánh xe quay Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô gọi 1 bạn lên quay bánh xe, khi kim chỉ vào hình ảnh có nội dung bài hát nào thì bạn đó phải hát bài hát đó. Nếu không hát được thì bạn đó phải nhảy là cò quanh lớp. Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần ( Động viên trẻ trong khi trẻ chơi trò chơi) + Kết thúc: Cô nhận xét trò chơi và cho trẻ ra chơi - Trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ quan sát, nghe cô phân tích cách vận động - Trẻ hát và vận động - Trẻ hát vận động theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe, ra chơi Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2016 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
File đính kèm:
- chu_de_ptgt_duong_thuy.doc