Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Mùa hè. Hoạt động: Dạy trẻ sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống - Năm học 2021-2022

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng thành thạo đồ dùng trong bữa ăn hàng ngày như: Biết dùng muôi lấy cơm, lấy canh từ bát to sang bát nhỏ, biết dùng đũa để gắp thức ăn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn: Tự lấy cơm lấy canh, lấy thức ăn. Rèn kĩ năng sử dụng muôi và đũa.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực chủ động trong giờ ăn.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

 - Video bé sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống. Nhạc bài hát: Bé yêu biển lắm, bé khỏe bé ngoan.

2. Đồ dùng của trẻ.

- Khăn, bát to, bát nhỏ, muôi, đũa, bàn ghế.

III.TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

Cho trẻ vận động bài « Bé khỏe bé ngoan ». Hỏi trẻ: Con vừa vận động bài gì ? Con làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh

2. Nội dung

Hoạt động 1: Bé cùng tập thể dục

Cho trẻ tập BT PTC ghép với nhạc bài hát “bé yêu biển lẳm” Cô trò chuyện và giới thiệu : Dạy trẻ kĩ năng tự lấy cơm,thức ăn.lấy canh.

Hoạt động 2: Dạy trẻ sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống

Cho trẻ xem video bạn bữa ăn của 1 bạn ở nhà.

Hỏi trẻ: + Các con vừa video gì?

 + Trong bữa cơm, bạn nhỏ đã làm gì? Bạn lấy cơm như thế nào nhỉ ? ( Trẻ nói theo ý hiểu của trẻ)

 + Mẹ bạn đã hướng dẫn bạn sử dụng đồ dùng trong ăn uống như thế nào?

=> Cô khái quát về cách sử dụng đồ dùng trong ăn uống.

- Cách lấy cơm: Cầm bát nhỏ đặt sát canhj bát to, tay phải cầm giữa cán muôi, tay trái giữ bát. Khi lấy cơm, lấy từ trên xuống và chỉ lấy 1 lượng vừa đủ, lấy xong để muôi trên bát to.

- Gắp thức ăn:Cầm đũa băng tay phải, cầm đũa không quá gần hoặc quá xa đầu đũa. Khi gắp thức ăn, kẹp chặt đũa để thức ăn không bị rơi sau đó bỉ vào bát.

- Lấy canh: Cũng giống như lấy cơm, múc 1 lượng canh vừa đủ ăn vào bát.

Hoạt động 3 : Bé nào khéo hơn

 -Cho trẻ làm mô phỏng các bước lấy cơm, lấy canh, gắp thức ăn.

 - Trẻ thực hiện, cô quan sát, động viên khuyến khichs trẻ.

Giáo dục trẻ sử dụng các đồ dùng trong ăn uống thật khéo léo. Cho trẻ thực hành trong giờ ăn

3. Kết thúc tiết học

- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau

 

doc10 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Mùa hè. Hoạt động: Dạy trẻ sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH: MÙA HÈ
Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2022
Tên hoạt động: Dạy trẻ sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống 
Lĩnh vực phát triển: Thể chất
( Tham khảo VD trường MN Nhân Hòa- VB)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng thành thạo đồ dùng trong bữa ăn hàng ngày như: Biết dùng muôi lấy cơm, lấy canh từ bát to sang bát nhỏ, biết dùng đũa để gắp thức ăn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn: Tự lấy cơm lấy canh, lấy thức ăn. Rèn kĩ năng sử dụng muôi và đũa.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực chủ động trong giờ ăn.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Video bé sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống. Nhạc bài hát: Bé yêu biển lắm, bé khỏe bé ngoan.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Khăn, bát to, bát nhỏ, muôi, đũa, bàn ghế.
III.TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ vận động bài « Bé khỏe bé ngoan ». Hỏi trẻ: Con vừa vận động bài gì ? Con làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bé cùng tập thể dục
Cho trẻ tập BT PTC ghép với nhạc bài hát “bé yêu biển lẳm” Cô trò chuyện và giới thiệu : Dạy trẻ kĩ năng tự lấy cơm,thức ăn.lấy canh.
Hoạt động 2: Dạy trẻ sử dụng 1 số đồ dùng trong ăn uống
Cho trẻ xem video bạn bữa ăn của 1 bạn ở nhà. 
Hỏi trẻ: + Các con vừa video gì? 
 + Trong bữa cơm, bạn nhỏ đã làm gì? Bạn lấy cơm như thế nào nhỉ ? ( Trẻ nói theo ý hiểu của trẻ)
 + Mẹ bạn đã hướng dẫn bạn sử dụng đồ dùng trong ăn uống như thế nào?
=> Cô khái quát về cách sử dụng đồ dùng trong ăn uống.
- Cách lấy cơm: Cầm bát nhỏ đặt sát canhj bát to, tay phải cầm giữa cán muôi, tay trái giữ bát. Khi lấy cơm, lấy từ trên xuống và chỉ lấy 1 lượng vừa đủ, lấy xong để muôi trên bát to.
- Gắp thức ăn:Cầm đũa băng tay phải, cầm đũa không quá gần hoặc quá xa đầu đũa. Khi gắp thức ăn, kẹp chặt đũa để thức ăn không bị rơi sau đó bỉ vào bát.
- Lấy canh: Cũng giống như lấy cơm, múc 1 lượng canh vừa đủ ăn vào bát.
Hoạt động 3 : Bé nào khéo hơn
 -Cho trẻ làm mô phỏng các bước lấy cơm, lấy canh, gắp thức ăn.
 - Trẻ thực hiện, cô quan sát, động viên khuyến khichs trẻ.
Giáo dục trẻ sử dụng các đồ dùng trong ăn uống thật khéo léo. Cho trẻ thực hành trong giờ ăn
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2022
Tên hoạt động học: Vận động múa: Cho tôi đi làm mưa với
Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết hát kết hợp với động tác múa minh họa nhịp nhàng theo lời bài hát. Trẻ vui vẻ tự tin khi biểu diễn.
 2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng múa minh họa theo lời của bài hát. Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi biểu diễn
3. Thái độ 
- Trẻ vui vẻ, tự tin khi biểu diễn và chú ý lắng nghe cô hát. 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với. Tia nắng hạt mưa”. Hình ảnh trời mưa
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
 Cô giới thiệu chương trình “bé yêu âm nhạc”. Chương trình gồm 3 phần:
Phần 1: Tai nghe âm nhạc
Phần 2: Nghệ sĩ tài ba
Phần 3: Quà tặng âm nhạc
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tai nghe âm nhạc
-Cho trẻ chơi trò chơi nghe âm thanh đoán thời tiết ( mưa, sấm chớp..) Cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát « Cho tôi 
đi làm mưa với ». Hỏi trẻ: Đó là giai điệu của bài hát nào
* HĐ 2 : Nghệ sĩ tài ba.
- Các con lắng nghe bản nhạc và hát cùng bản nhạc nhé. Cả lớp hát, tổ, nhóm hát.
- Cô thấy các con hát rất hay nhưng nếu kết hợp với các động tác nhảy múa thì càng hay hơn
- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình múa bài này nhé.
- Cô múa cho trẻ xem 2 lần. Lần 2 vừa múa, vừa phân tích động tác.
- Cho trẻ hát và múa cùng cô 2 – 3 lần
- Bạn gái vòng trong bạn trai vòng ngoài đứng quay mặt vào nhau biểu diễn.
- Tổ, nhóm cá nhân trẻ biểu diễn (Trẻ múa, cô quan sát, sửa sai, động viên khuyến khích trẻ.
Hỏi trẻ: Con vừa biểu diễn bài gì?
Hoạt động 3: Quà tặng âm nhạc
Cô giới thiệu bài hát « Tia nắng hạt mưa ». Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Đàm thoại với trẻ về tên bài hát
3. Kết thúc tiết học
 - Cô động viên tuyên dương trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tên hoạt động: Trò chơi chữ cái s,x
Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết nhanh các chữ cái trong các trò chơi, phân biệt rõ các chữ cái s,x nhớ cấu tạo của các chữ.
2. Kĩ năng
- Củng cố kỹ năng phát âm chuẩn và phân biệt chữ cái s,x qua các trò chơi. 
- Rèn phản xạ, các giác quan, khả năng vận động và sự khéo léo của trẻ thông qua các trò chơi.
3. Thái độ
- Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua các hoạt động phối hợp trong nhóm bạn bè. 
- Hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi cùng cô và bạn. 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - 2 bài thơ chữ to: “Giọt sương ”, bút dạ đen , các thẻ chữ rời, sỏi,nút nhựa, nút chai 
- Nhạc các bài hát “ Nắng sớm”, “Mùa hè đến”, bé yêu biển lắm
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ chữ s, x
- Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài : Bé yêu biển lắm– cô giới thiệu chương trình “Du lịch biển”
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Bé nhanh tay
- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi
- Cách chơi: Cho trẻ chia làm 2 đội. Lần lượt trẻ ở 2 đội lên dùng bút dạ gạch chân chữ s, x trong bài thơ “ Giọt sương”. Thời gian chơi: là 1 bản nhạc bài “ Nắng sớm”
- Luật chơi: Đội nào gạch đúng và nhiều hơn đội đó giành chiến thắng
- Cô kiểm tra nhận xét, động viên trẻ.
 * Hoạt động 2: “Xếp chữ bằng sỏi, nút chai”
- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn . Mỗi đội sẽ xếp 2 chữ cái: s, x
- Thời gian chơi: là 1 bài hát “ mùa hè đến”
- Luật chơi: Đội nào xếp nhanh hơn đội đó giành chiến thắng
- Cho trẻ chơi. Cô nhận xét, động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Tìm đúng bãi biển
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một chữ “s” hoặc “x” vừa đi vừa hát bài “ Bé yêu biển lắm”. Khi nào có hiệu lệnh “Tìm đúng bãi biển” thì trẻ nào cầm chữ gì về đúng bãi biển có chữ đó
- Cô nhận xét, động viên trẻ
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tên hoạt động học: Vẽ mưa rơi
 Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết được thế nào là trời mưa to, mưa nhỏ. Biết vẽ nét xiên ngắn, nét xiên dài, nét chấm làm mưa.
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng cầm bút đúng cách, ngồi thẳng lưng vẽ, kĩ năng tô màu và bố cục cân đối trên giấy.
3. Thái độ 
Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Tranh mẫu của cô (3 tranh, nhạc bài hát: Giọt mưa và em bé
2. Đồ dùng của trẻ.
- bàn ghế, sáp màu, giấy vẽ cho trẻ 
 III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời mưa”. Trò chuyện với trẻ về mưa – cho trẻ kể tên các loại mưa.
- Cho trẻ xem đoạn phim về trời mưa và nêu nhận xét: Mưa to (mưa nhỏ) thì như thế nào?.
2. Nội dung
HĐ 1: Trò chuyện cùng bé
- Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về mẫu gợi ý.
*Tranh 1: Mưa nhỏ
+ Con có nhận xét gì về bức tranh? Hạt mưa vẽ như thế nào? ( thẳng hàng)
=> Đây là bức tranh vẽ trời mưa nhỏ nên vẽ bằng những nét xiên ngắn và những hạt mưa này thẳng hàng nhau.
*Tranh 2: Mưa to
+ Đây là mưa gì? Hạt mưa được vẽ như thế nào? ( dài, thẳng hàng)
=> Đây là bức tranh trời mưa to nên vẽ bằng những nét xiên dài hơn và những hạt mưa này thẳng hàng nhau.
* Tranh 3: Mưa rào
+ Các con có biết đây là mưa gì không?
+ Hạt mưa này cô vẽ như thế nào? ( đường cong kín nhỏ, thẳng hàng)
=> Đây là bức tranh trời mưa rào, khi mưa rào hạt mưa rất to nên cô vẽ bằng những nét cong kín và những hạt mưa này thẳng hàng nhau.
Đàm thoại: hôm nay con vẽ gì? Con vẽ như thế nào?
TC: mưa to – mưa nhỏ
HĐ2: Bé khéo tay
- Trẻ về chỗ ngồi thực hiện trên nền nhạc bài hát “Giọt mưa và em bé” .Cô bao quát lớp và hướng dẫn trẻ lúng túng
HĐ3: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Mời 1 số trẻ giới thiệu về bài vẽ của mình
- Hỏi trẻ: Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? Bài vẽ của bạn có điểm gì đặc biệt? Con đặt tên bài vẽ của mình là gì?
=> Cô nhận xét khen ngợi trẻ
 3. Kết thúc tiết học
Cô cùng trẻ thu dọn sắp xếp đồ dùng. Kết thúc hoạt động
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2022
 Tên hoạt động học: Sự khác nhau giữa ngày và đêm; mặt trời, mặt trăng Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
 Trẻ nhận biết phân khác nhau giữa ngày và đêm, nói đúng hiện tượng và đặc điểm ngày và đêm
2. Kỹ năng: 
 Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích và biết cách chơi trò chơi
3.Thái độ: 
Trẻ hứng thú học, tích cực hoạt động cùng cô và bạn.
II.CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô:
Nhạc bài hát “Điều kỳ diệu quanh ta”, video tham khảo, tranh ảnh ngày, đêm
2. Đồ dùng của trẻ : Sáp màu, giấy vẽ, bàn ghế đủ cho trẻ.
III.TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức 
- Cô và trẻ hát bài “Điều kỳ diệu quanh ta”. Các con vừa hát bài gì? Con có biết vì sao có hiện tượng ngày- đêm không?
2. Nội dung
HĐ1: Sự khác nhau giữa ngày và đêm
- Cho trẻ xem video tham khảo.
+ Cô có bức tranh gì? Ông mặt trời là dấu hiệu của điều gì? Khi nào có trời nắng?
+ Khi ông mặt trời mọc lên mọi người gọi là gì? Con có biết khi ông mặt trời mọc lên còn được gọi là gì không? + Vậy khi ông mặt trời lặn xuống thì được gọi là gì?
+ Theo con, hoàng hôn là gì ? Con có nhận xét gì về hoàng hôn? Khi ông mặt trời lặn xuống hẳn rồi con thấy bầu trời thế nào? 
+ Con hãy nhìn qua cửa lớp mình và cho cô biết bây giờ là thời điểm bào trong ngày?
- Cho trẻ ra ngoài hiên ngắm bầu trời ban ngày. Hỏi trẻ: Con nhìn thấy gì trên bầu trời? + Ngoài sân trường có gì? + Vì sao con nhìn thấy mọi thứ vào ban ngày nhỉ?
- Cho trẻ quan sát tranh ban đêm. Trò chuyện: Con nhìn thấy gì trong bức tranh? Bầu trời ban đêm cso màu gì? Vì sao ban đêm không nhìn thấy gì và có màu đen?
HĐ2: Luyện tập
 Cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh nhất 
	- Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 bầu trời (Bầu trời màu xanh và bầu trời màu đen) trẻ sẽ tìm các chi tiết đúng và gắn vào đúng thời điểm của bầu trời. 
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
 HĐ3: Củng cố
- Cô cho trẻ về chỗ vẽ tranh ngày và đêm theo trí tưởng tượng của trẻ. 
CHUYÊN MÔN DUYỆT
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................
...............................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
....
..
Hỏi trẻ: Con vẽ bức tranh gì? Trong bức tranh của con có gì?
3. Kết thúc tiết học: Cô động viên khen trẻ 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_mua_he_hoat_dong_day_tre.doc
Giáo Án Liên Quan