Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh “ PTGT đường bộ và đường sắt”
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ: Ô tô, xe đạp, xe máy,.
- Trẻ biết tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt.
- Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ theo những dấu hiệu nổi bật.
- Trẻ biết đo dối tượng bằng một đơn vị đo.
- Trẻ biết một số cách ứng xử khi tham gia phương tiện giao thông qua câu chuyện “Kiến con đi xe Ô tô”.
- Trẻ biết sử dụng các nét để vẽ đoàn tàu.
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi về các loại PTGT đường sắt và đường bộ.
- Trẻ biết tên và tác giả của bài hát: “Bạn ơi có biết”, hiểu nội dung của bài nghe hát;
“ Ba em là công nhân lái xe”.
- Trẻ biết một số bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ đề.
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH “ PTGT đường bộ và đường sắt” (Thực hiện từ ngày 01/06/2020 đến 07/06/2020) 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ: Ô tô, xe đạp, xe máy,.... - Trẻ biết tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt. - Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ theo những dấu hiệu nổi bật. - Trẻ biết đo dối tượng bằng một đơn vị đo. - Trẻ biết một số cách ứng xử khi tham gia phương tiện giao thông qua câu chuyện “Kiến con đi xe Ô tô”. - Trẻ biết sử dụng các nét để vẽ đoàn tàu. - Trẻ biết cách chơi các trò chơi về các loại PTGT đường sắt và đường bộ. - Trẻ biết tên và tác giả của bài hát: “Bạn ơi có biết”, hiểu nội dung của bài nghe hát; “ Ba em là công nhân lái xe”. - Trẻ biết một số bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ đề. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc thơ, trình bày ý kiến, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý, tư duy cho trẻ trong các hoạt động. - Phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng biểu diễn thông qua các bài hát và các trò chơi âm nhạc. - Trẻ thể hiện cảm xúc vui tươi, rộn ràng qua các bài hát trong chủ đề: Bạn ơi có biết, “Ba em làm công nhân lái xe” - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: rèn kỹ năng trả lời mạch lạc các câu hỏi thông qua các câu chuyện, bài thơ trong chủ đề. - Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, ghi nhớ có chủ định. Phát triển các giác quan và khả năng phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận trên cơ thể. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích các loại PTGT đường bộ và đường sắt. - Khi ngồi trên các loại PTGT đường bộ và đường sắt trẻ biết không nghịch phá, chạy nhảy mất an toàn. - Giáo dục trẻ biết xếp hàng, chờ đến lượt mình khi được nhắc nhở, không tranh dành, chen lấn xô đẩy. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ “PTGT đường bộ và đường sắt” (Thực hiện từ ngày 01/06/2020 đến 07/06/2020) Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành I. Góc phân vai - Cửa hàng bán vé. - Gia đình đi tham quan - Trẻ biết cách vào vai người bán hàng, mua hàng. - Trẻ biết vào vai các người thân trong gia đình. - Các loại vé, mũ bảo hiểm đồ chơi, mô hình PTGT, mô hình siêu thị... - Bộ bộ đồ chơi gia đình. 1.Hoạt động 1: Thỏa thuận và bàn bạc trước khi hoạt động( 3-5p). - Cho trẻ hát bài hát: “Bạn ơi có biết”. + Trong bài hát nhắc đến phương tiện gì? + Ô tô và xe máy là phương tiện PTGT đường gì? - Cho trẻ kể tên những trò chơi mà trẻ đã được chơi. - Cô giới thiệu : Hôm nay đến với chủ đề giao thông chúng mình sẽ được chơi nhiều trò chơi mới ở các góc. - Ở góc phân vai các con sẽ cùng đóng vai các thành viên trong gia đình, hóa thân thành người bán hàng trong siêu thị xe.. - Ở góc xây dựng chúng mình sẽ xây “Bến xe Vinh, ga Vinh”. Để công trình hoàn thành tốt thì sẽ có những bạn xây tường bao quanh, cổng bến - Ai muốn đo độ dài bằng 1 đơn vị đo thì về góc học tập nhé. - Góc nghệ thuật các họa sỹ tí hon sẽ vẽ, tô màu, nặn các loại xe về phương tiện giao thông đường không, đường sắt. 2.Hoạt động 2: Quá trình hoạt động ( 25-30p) - Cô giới thiệu cụ thể từng góc chơi ngày hôm nay. * Góc phân vai: + Ở góc bán hàng các cô bán hàng phải có thái độ như thế nào? + Khách hàng khi mua hàng thì cần phải làm gì? * Góc xây dựng: + Ở góc xây dựng các chú kĩ sư hãy xây dựng “Bến xe Vinh, ga Vinh” thật đẹp, rộng rãi để phục vụ cho mọi người nhé + Để xây đươc “ Sân bay, ga Vinh” chúng mình cần xây những gì? * Góc học tập – sách: + Chúng mình hãy cùng nhau chơi ghép tranh, xem tranh ảnh về PTGT đường không, đường sắt, kể chuyện theo tranh. *Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu btranh về PTGT, làm tàu hỏa bằng các nguyên phế liệu, hát múa về chủ đề; chơi với nhạc cụ... + Các con hãy vẽ, nặn, xé dán tranh, chơi với nhạc cụ + Cho trẻ lần lượt từng nhóm về góc chơi mà mình thích. - Cho trẻ về góc chơi đã chọn - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ nhập vai chơi tốt hơn. Cô chú ý giúp trẻ tạo mối liên kết giữa các nhóm chơi, nhưng tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến quá trình chơi tự nhiên của trẻ. 3.Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động ( 5-7p) - Cô nhận xét các góc chơi của trẻ, khen những bạn nhập vai chơi tốt, khuyến khích và động viên những trẻ còn lại - Cho trẻ quan sát góc chơi tốt nhất trong buổi chơi. - Cô cùng trẻ hát bài “Tàu vào ga” - Kết thúc buổi chơi. II. Góc xây dựng - Xây dựng, lắp ghép “Bến xe Vinh, ga Vinh”. - Lắp ghép các loại Ô tô và tàu. - Trẻ biết sử dụng kỹ năng lắp ghép khối xốp, xếp hình, hoa để xây dựng mô hình bến xe Vinh, ga Vinh của bé theo ý tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Biết sắp xếp bố cục hợp lý. - Trẻ biết lắp ghép Ô tô và tàu. - Khối xốp, gạch, cây xanh, cây hoa, cỏ, ngôi nhà - Bộ đồ chơi lắp ghép, xếp hình... III.Góc HT- sách: - Ôn đo độ dài bằng 1 đơn vị đo - Xem tranh ảnh về PTGT đường không. -Xếp toa tàu theo thứ tự và gắn số thứ tụ trên toa. - Chọn và phân loại các PTGT và gắn số tương ứng. - Trẻ biết chơi đo độ dài bằng 1 đơn vị đo. xắc. - Trẻ biết xem tranh, hiểu nội dung bức tranh về PTGT đường không. - Trẻ biết xếp các toa tàu và gắn thẻ số. - Trẻ biết phân loại các PTGT. - Đồ dùng. - Tranh về các loại PTGT. - Các toa tàu và số thứ tự. - Cac PTGT và thẻ số. IV.Góc NT - Vẽ, tô màu tranh về PTGT đường không. - Làm đoàn tàu bằng nguyên phế liệu. - Hát múa về chủ đề, chơi với các nhạc cụ. - Trẻ biết vẽ, tô màu tranh về PTGT đường không . - Trẻ biết sử dụng các loại nguyên phế liệu như:lõi giấy vệ sinh để làm đoàn tàu.. - Trẻ biết chơi với các dụng cụ âm nhạc, phân biệt được các âm thanh khác nhau.Trẻ biết biểu diễn các bài hát về gia đình. - Tranh, bút màu, giấy A4, đất nặn, các nguyên vật liệu khác... - Các nhạc cụ: xắc xô, gáo dừa, phách gỗ... V.Góc TN: - Làm thuyền và ô tô cùng chất liệu xen cái nào nổi cái nào chìm. - Trẻ biết làm thuyền và ô tô và so sánh giữa 2 PTGT. - Giấy. THỂ DỤC SÁNG Tập với bài: “ Bạn ơi có biết không” 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng và tập đều, đẹp các đồng tác. - Phát triển cơ quan hô hấp, các cơ quan vận động cho trẻ. - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, tính kỷ luật, ý nghĩa và thói quen tập thể dục sáng 2. Chuẩn bị: - Sân tập rộng, sạch sẽ. Đĩa nhạc " Bạn ơi có biết không", vòng thể dục. - Quần áo của trẻ gọn gàng. 3. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động1: Khởi động - Trẻ vận động theo nhạc: vổ tay, chạy tại chổ, xoay các khớp: khớp cổ tay, vai, cổ, đầu gối... 2. Hoạt động 2: Trọng động. - ĐT Hô hấp : “Hít thở không khí trong lành" - ĐT tay: “Bạn ơi có...giao thông” - ĐT Bụng - lườn: “Ô tô và ......... đường bộ” - ĐT chân: “Thuyền bè...sông nước” - ĐT bật: “Bạn ơi...đại dương” 3. Hoạt động3: Hồi tĩnh - Trẻ vẫy tay kết hợp chân điều hòa nhịp nhàng - Trẻ tập cùng cô. - Trẻ cầm bông xù, 2 tay chống hông đồng thời hít sâu vào và thở đều ra. - Đưa 2 tay giang ngang, gập khủy tay đặt 2 tay lên vai theo nhịp bài hát. - 2 tay đưa 2 tay ra phía trước, xoay hông sang trái, sang phải. - Hai tay chống hông, đưa chân ra phía trước theo nhịp bài hát. - Bật đồng thời đưa tay giang ngang, vỗ tay qua đầu. - Trẻ vẫy tay - chân nhẹ nhàng. Thứ 2 ngày 25 tháng 03 năm 2019 ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG + Đón trẻ, cùng trẻ chơi trò chơi “Ai đoán giỏi” và trò chuyện cùng vơi trẻ về máy bay và chú phi công, cô tiếp viên hàng không, tàu hỏa, bác lái tàu? + Cho trẻ chơi ở các góc, hướng dẫn trẻ chơi ở những trò chơi mới. * Thể dục sáng: Cho trẻ tập thể dục với bài:“Bạn ơi có biết không” HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển thể chất Đề tài: VĐCB: “Bật qua vật cản cao 10 – 15cm” Trò chơi: “Máy bay cất cánh” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên và kĩ thuật thực hiện vận động : “Bật qua vật cản 10-15cm”. TTCB: “2 tay chống hông đứng tự nhiên trước vật cản, khi có hiểu lệnh đầu gối hơi chùng, dùng lực của cẳng chân bật cao về phía trước, tiếp đất bằng mũi bàn chân sau đó là cả bàn chân sao cho không chạm vào vật cản” - Trẻ hiểu luật chơi và biết cách chơi trò chơi “Máy bay cất cánh” 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng định hướng trong không gian, rèn kỹ năng bật qua vật cản. - Phát triển khả năng nhanh nhẹn, sức mạnh cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú thích tham gia vận động. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, tính tập thể trong khi luyện tập. II. CHUẨN BỊ: Đối với cô Đối với trẻ - Vật cản: 2 cái 2 màu khác nhau cao 10-15 cm.vạch xuất phát: 2 bên. - Đàn ghi âm bài hát “ Bạn ơi có biết không”, “Anh phi công ơi” - Sơ đồ sân tập: - Trang phục gọn gàng, thoải mái. - Thuộc lời bài hát. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định- gây hứng thú: ( 2-3p) - Cô ra câu đố cho trẻ trả lời: “Chẳng phải chim Mà có cánh Chở hành khách Đến mọi nơi”. Đố bé là cái gì? + Ai làm công việc lái máy bay? + Các con đã được đi máy bay bao giờ chưa? - Hôm nay cô sẽ cho các con đi tham quan “Sân bay Vinh” để xem công việc của các chú phi công nhé! 2.Nội dung: (22- 25p) 2.1. Hoạt đông 1: Khởi động (3-4p) - Cô cho trẻ lên đường đến sân bay Vinh, trẻ đi và kết hợp các kiểu đi khác nhau. - Trẻ chạy theo vòng tròn, kết hợp các kiểu đi: đi thường - mũi bàn chân - đi thường - gót bàn chân - đi thường - đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm. - Trẻ đứng thành 4 hàng ngang. - Các chú phi công đã chuẩn bị rất nhiều các hoạt động cho chúng mình tham gia đấy. 2.2. Hoạt động 2: Trọng động (15-17p) a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ tập bài tập thể dục cùng cô trên nền nhạc bài tập: “Bạn ơi có biết không” + Tay - vai: “Bạn ơi có.................giao thông” - ĐT Bụng - lườn: “Ô tô và ............... đường bộ” - ĐT chân: “Thuyền bè...................sông nước” - ĐT bật: “Bạn ơi.........................đại dương” b.Vận động cơ bản: “Bật qua vật cản cao 10 – 15cm” - Một hoạt động mà các chú phi công dành cho chúng ta các con hãy cùng quan sát nhé! - 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. Cô giới thiệu vận động “ Bật qua vật cản cao 10-15cm” - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích kĩ thuật thực hiện. + Cô thực hiện vận động gì? - Cô làm mẫu lần 2 và giải thích kĩ thuật thực hiện. TTCB: “Cô đứng trước vật cản, khi có hiệu lệnh đầu gối hơi khuỵu hai tay đưa ra phía trước dùng lực của cẳng chân bật cao qua vật cản 10 – 15cm.” - Hỏi trẻ lại tên bài tập. - Cô làm mẫu lần 3: Nhắc trẻ bật cao chân để không chạm vào vật cản, và tiếp đất bằng mũi bàn chân, sau đó là cả bàn chân. - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại. + Bạn thực hiện vận động gì? - Cô cho trẻ lần lượt thực hiện ( cô chú ý quan sát, sửa sai), với trẻ tập chưa đạt, cô cho cháu tập lại. - Chú phi công muốn dành tặng cho chúng ta những chiếc vé đi máy bay, vì vậy chúng ta hãy bật qua vật cản thật giỏi để mang về thật nhiều vé máy bay nhé! - Cô cho 2 đội thi đua: Bật qua vật cản mang vé về nhà. - Củng cố: hỏi lại tên vận động. + Chúng ta thực hiện vận động gì? c.Trò chơi vận động: “Máy bay cất cánh” - Cô giới thiệu tên, cách chơi, luật chơi trò : “ Máy bay cất cánh” + Cách chơi: Hai tay dang làm cánh máy bay và chạy theo vòng tròn theo hiệu lệnh của cô, khi cô yêu cầu bay cao giơ tay cao, bay thấp cúi thấp và đưa tay xuống thấp, bay nghiêng sang hai bên và mô phỏng tiếng kêu của máy bay. + Luật chơi: Bạn nào thực hiện không đúng theo yêu cầu của cô sẽ là người thua cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô nhận xét kết quả chơi. 2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh (3-4p) - Cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng, vận động các khớp, đấm bóp tay, chân... - Cô nhận xét chung và khen trẻ. 3. Kết thúc (1-2p) - Trẻ hát cùng cô bài hát: “ Bạn ơi có biết không” - Trẻ lắng nghe. - Máy bay. - Anh phi công. - Trẻ trả lời. - Trẻ đi các kiểu chân. - Trẻ đứng 4 hàng. - Trẻ tập theo cô - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 3 lần x 8 nhịp. - 3 lần x 8 nhịp. -Trẻ lắng nghe cô giới thiệu. - Trẻ quan sát. - Bật qua vật cản 10-15cm. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ khá thực hiện. - Bật qua vật cản. - Lần lượt từng trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - 2 đội thi đua. - Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi. - Trẻ tham gia chơi. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng. - Trẻ hát cùng cô. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích: “Vẽ máy bay trên sân”. - Cô cho trẻ xuống sân và hát bài hát: “ Anh phi công ơi” + Các con thấy máy bay bao giờ chưa? + Máy bay như thế nào? - Cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ máy bay. + Ai có nhận xét gì về bứa tranh của cô? + Máy bay có những bộ phần nào? Hình dáng? + Cô đã sự dụng kĩ năng gì để vẽ? - Cô cho trẻ ngồi thành các vòng tròn nhỏ, phát phấn cho trẻ vẽ. - Cô bao qua, hướng dẫn động viên trẻ thực hiện, giúp đỡ những trẻ kém. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. 2. Trò chơi vận động: " Máy bay" - Cô giới thiệu tên, cách chơi, luật chơi trò : “ Máy bay” - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. 3. Chơi theo ý thích: Cho trẻ chơi theo ý thích ở khu nhà bóng. HOẠT ĐỘNG GÓC * Góc phân vai: Cửa hàng giải khát, bán vé * Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép “ sân bay Vinh”, “ga Vinh”, xếp hàng rào * Góc học - tập sách: Chơi ghép tranh, chơi xúc xắc, đô mi nô * Góc nghệ thuật : Vẽ , tô màu tranh, làm máy bay bằng nguyên phế liệu * Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây,chơi trải nghiệm HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Hoạt động chính: “Quan sát trò chuyện về phương tiện giao thông đường sắt”. - Cho trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” + Bài hát nhắc đến phương tiện gì? + Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì? - Cô cho trẻ xem các hình ảnh về tàu hỏa. + Ai có nhận xét gì về tàu hỏa? + Tàu hỏa kêu như thế nào? - Cho cho trẻ xem đoạn video đoàn tàu đang chạy. + Ai giỏi cho cô biết về các bộ phận chính của tàu hỏa? + Vì sao tàu hỏa lại dài ? + Khi di chuyển nó cần có gì? + Con thấy tàu hỏa có đặc biệt không? Vì sao? + Tàu hỏa dùng để làm gì? - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ lời theo nhiều hình thức khác nhau + Khi tham gia giao thông bằng tàu hỏa chúng ta cần như thế nào? => Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông bằng tàu hỏa cần ngồi đúng số ghế, số vé và phải xếp hàng đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy, không nô đùa chạy nhảy.... II. Chơi tự chọn: - Cho trẻ chơi ở các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi ở những góc chơi mới về chủ đề. - Chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi III. Vệ sinh - trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2019 ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG - Cô đón trẻ, nhắc trẻ biết lễ phép chào cô, ông bà, bố mẹ. - Cô cùng trẻ chơi khi trẻ đến sớm, hướng dẫn phân chia khu vực chơi. * Thể dục sáng: Cho trẻ tập thể dục với bài:“Bạn ơi có biết không” HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: KPKH: “Máy bay, khinh khí cầu” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm, công dụng, nơi hoạt động của một số PTGT đường hàng không : Máy bay, máy bay trực thăng, khinh khí cầu.... - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm công việc của những người làm việc trên các phương tiện giao thông đường hàng không: Chú phi công, cô tiếp viên hàng không. - Trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa máy bay và khinh khí cầu. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng tư duy, so sánh cho trẻ. - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ: Trẻ trả lời rõ ràng, đầy đủ, diễn tả một cách rõ ràng. 3. Thái độ: - Trẻ biết tuân theo luật giao thông hàng không khi tham gia giao thông. II. CHUẨN BỊ Đối với cô Đối với trẻ - Slide bài dạy các loại PTGT: Máy bay, khinh khí cầu. - Đàn ghi âm các bài hát: “ Bạn ơi có biết”, “ Anh phi công ơi” - Bài vè giao thông, lô tô các phương tiện giao thông. - Các mảnh ghép máy bay, khinh khí cầu. - Thuộc lời bài hát. - Tâm thế thoải mái, vui tươi để tham gia hoạt động. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - giới thiệu (1-2p) - Cô cho trẻ đọc bài vè giao thông và hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài vè gì? + Bài vè nhắc đến những phương tiện giao thông nào? - Để tìm hiểu rõ hơn về máy bay, cũng như các PTGT đường không, hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu nhé! 2. Nội dung: ( 22-25p) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khám phá (17- 18p) * Máy bay: - Cô cho trẻ về chỗ ngồi và quan sát các hình ảnh. + Cô có hình ảnh gì đây? + Ai có nhận xét gì về máy bay nào? Máy bay như thế nào? + Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? - Cô cho trẻ trả lời dưới nhiều hình thức khác nhau. + Đây là bộ phận gì của máy bay? (đầu máy bay) + Ở đầu máy bay có gì?( cửa kính, buồng lái) + Trong buồng lái có gì? + Là nới làm việc của ai? + Người điều khiển máy bay gọi là gì? => Đây chính là bộ phận đầu của máy bay, có buồng lái là nơi làm việc của chú phi công đấy. - Cô chỉ vào thân máy bay. + Đây là bộ phận gì của máy bay? + Ai có nhận xét gì về thân của máy bay? + Trên thân máy bay có gì? Nhiều ghế không? + Cửa sổ dùng để làm gì? + Vậy máy bay dùng để làm gì? ( chở khách,chở hàng) + Ngoài hành khách thì ở đây còn là nơi làm việc của ai? + Cô tiếp viên hàng không có trang phục gì? Làm những công việc gì? => Cô tổng quát bằng hình ảnh. - Cô chỉ vào cánh máy bay. + Đây là gì? Có bao nhiêu cánh? + Dùng để làm gì? + Máy bay bay được là nhờ vào gì? - Cô cho trẻ trả lời dưới nhiều hình thức khác nhau.( bao quát trẻ) - Cô cho trẻ tìm hiểu đuôi máy bay. + Đuôi máy bay có đặc điểm gì? + Tác dụng của đuôi máy bay? - Máy bay bay trên bầu trời vậy nó có cần có bánh không? - Cô cho trẻ lên chỉ bánh máy bay. + Bánh máy bay dùng để làm gì? + Vì sao lại cần có bánh? - Cô cho trẻ xem hình ảnh máy bay cất cánh và hạ cánh. + Bánh máy bay dùng để làm gì? ( chạy trên sân bay khi cất cánh và hạ cánh) - Cô cho trẻ mô phỏng máy bay cất cánh. + Các con đã được đi máy bay chưa? + Khi đi máy bay cần những gì? - Cô cho trẻ xem các hình ảnh mọi người xếp hàng để lên máy bay, ngồi giữ trật tự không đi lại. * Khinh khí cầu: + Ngoài máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không thì các con biết phương tiện nào nữa? - Cô cho trẻ xem hình ảnh khinh khí cầu: + Đây là gì? + Ai có nhận xét gì? + Nó giống cái gì (trẻ trả lời theo trí tưởng tượng) + Khinh khí cầu dùng để làm gì? Hoạt động ở đâu? + Là PTGT đường gì? - Cô chỉ vào phần vỏ khí cầu: + Đây là bộ phận gì? + Làm bằng chất liệu gì? Dùng để làm gì? + Vỏ cầu có dạng hình gì? Giống cái gì? => Đây là bộ phận vỏ khí cầu, làm bằng vài dù chắc chắn, có dạng hình tròn cầu, với rất nhiều các màu sắc khác nhau, dùng để chứa khó nóng ở phía dưới. - Cô chỉ vào phần giỏ hành khách. ( cô cho nhiều trẻ trả lời nhấn mạnh những điểm khó hiểu cho trẻ) + Ai biết đây là gì? + Là chỗ ngồi của ai? + Các con thấy có gì? ( lửa) + Vì sao cần đốt lửa? + Khinh khí cầu bay được là nhờ gì? => Cô khái quát: Khinh khí cầu gồm có 2 bộ phận chính. Có vỏ khí cầu là nơi chứa khí nóng giúp khinh khí cầu bay được và phần giỏ hành khách để người điều khiển điều chỉnh mức cháy của lửa và cũng là chỗ ngồi của hành khách. + Khinh khí cầu dùng để làm gì? + Có chở được nhiều không? + Khinh khí cầu bay như thế nào so với máy bay? * So sánh: - Cô cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của máy bay và khinh khí cầu. + Điểm giống nhau là gì? (bay được
File đính kèm:
- lam quen voi toan 5 tuoi_12916262.doc