Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và thế giới tự nhiên

I.YÊU CẦU:

- Nhận biết được một số nguồn nước trong môi trường sống, các nguồn nước sạch trong sinh hoạt.

- Các trạng thái của nước, một số đặc điểm, tính chất của nước.

- Vòng tuần hoàn của nước. Lợi ích của nước đối với cây cối, con người, con vật.

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo quản nguồn nước. Phòng tránh các tai nạn về nước.

- Một số hiện tượng về thời tiết: nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vồng, sương mù

- Thứ tự các mùa trong năm, thời tiết của các mùa. Cách ăn mặc và sinh hoạt của con người trong các mùa trong năm.

- Mặt trời và mặt trăng. Sự thay đổi tuần hoàn của ngày và đêm.

- Các bệnh theo mùa và cách phòng tránh các bệnh theo mùa trong năm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và thế giới tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
NƯỚC VÀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
I.YÊU CẦU:
- Nhận biết được một số nguồn nước trong môi trường sống, các nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
- Các trạng thái của nước, một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Vòng tuần hoàn của nước. Lợi ích của nước đối với cây cối, con người, con vật.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo quản nguồn nước. Phòng tránh các tai nạn về nước.
- Một số hiện tượng về thời tiết: nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vồng, sương mù
- Thứ tự các mùa trong năm, thời tiết của các mùa. Cách ăn mặc và sinh hoạt của con người trong các mùa trong năm.
- Mặt trời và mặt trăng. Sự thay đổi tuần hoàn của ngày và đêm.
- Các bệnh theo mùa và cách phòng tránh các bệnh theo mùa trong năm.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô sưu tầm một số tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, sấm, sét
- Một số hình ảnh về các mùa trong năm, những đặc trưng của từng mùa: mùa đông: lạnh, có tuyết; mùa hè: tắm biển; mùa thu: cây rụng lá; mùa xuân: cây ra hoa, ra lá non
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HĐ 1:
- Đọc bài thơ: “ Bốn mùa”
HĐ2:
* Trò chuyện về bài thơ: 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ này có những mùa nào?
- Con biết gì về các mùa trong năm?
- Con biết những đặc trưng nào của từng mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông?
HĐ3:
Cho cả lớp xem tranh, ảnh về một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm.
- Yêu cầu trẻ giới thiệu những đặc trưng của từng mùa trong năm theo tranh ảnh.
- Đàm thoại với trẻ về những mốc thời gian đặc trưng cho từng mùa: mùa thu là mùa bé vào năm học mới, mùa đông có thời tiết lạnh, có ông già noel phát quà, mùa xuân: bé mặc áo mới chúc tết ông bà, mùa hè: bé được nghỉ hè và đi du lịch cùng với gia đình
- Gợi ý cho bé kể lại những hoạt động của bé, của gia đình theo từng mùa trong năm
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Phát triển các cơ lớn, cơ nhỏ, hô hấp. Phát triển các cơ vận động phối hợp với các giác quan.
Thực hiện đúng các vận động cơ bản: đi nhanh, chạy đổi tốc độ, bật nhảy
Sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết trong năm. Phòng tránh những nơi nguy hiểm và những bệnh theo mùa.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa trong năm. Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.
Biết được ích lợi của nước,sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với con người, con vật, và cây cối.
Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn và bảo quản nguồn nước sạch.
Nhận biết số lượng 10. So sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng cách khác nhau. 
Phân biệt ngày và đêm, hôm qua, hôm nay, ngày mai.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết lắng nghe các âm thanh trong cuộc sống. Nghe hiểu nội dung thơ.
Biết đặt câu hỏi: tại sao? Như thế nào? Để làm gì?. Chủ động thảo luận, nhận xét với bạn, với người lớn về một vấn đề nào đó.
Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
Nhận biết phát âm G, Y
Biết hướng đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống.
Có thói quen tự phục vụ cá nhân.
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện, bài thơ, bài hát về nước và một số hiện tượng trong tự nhiên.
Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước vẻ đẹp của tự nhiên qua các hoạt động nghệ thuật: tạo hình, vẽ tranh, xé dán và các hoạt động âm nhạc, kể chuyện
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
	Thời gian: 
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
NGÀY
Đón trẻ - trò chuyện
Thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp. Gợi ý trẻ tham gia các góc với chủ đề.
Trò chuyện với trẻ về nguồn nước và ích lợi của nước.
*Hô hấp : máy bay ù ù, * Tay: đưa ra phía trước, len cao. *Chân: đứng, đưa chân trước lên cao, *Bụng: đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về phía trước *Bật: tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
Thể dục:
Chạy chậm 100 -120m
Trò chơi: Bò chui qua cổng
LQVH:
Kể chuyện: “ Giọt nước tí xíu”
Tô chữ: G,Y
LQMTXQ:
Trò chuyện về nguồn nước
GDAN:
Cho tôi đi làm mưa với!
Nghe hát: Mưa bóng mây
LQVT:
Đo và so sánh dung tích 3 đối tượng
Hoạt động góc
 Phân vai: cửa hàng ăn uống, tắm giặt.
Xây dựng: xây hồ cá, vườn cây
Tạo hình: vẽ, xé dán tranh các hiện tượng tự nhiên
Học tập: làm album ảnh
Nghệ thuật:hát múa các bài hát về hiện tượng tự nhiên
Thiên nhiên: Chăm sóc cây
Hoạt động ngoài trời
Quan sát, chăm sóc cây
Chơi thả thuyền, quan sát bể cá.
Quan sát chăm sóc vật nuôi, cho ăn, uống
Chơi với cát, nước. Chơi đong nước, vật nào nổi, vật nào chìm.
Vệ sinh ăn trưa
- Cô nhắc cháu rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Nhắc nhở cháu ăn hết suất, giới thiệu những món ăn tráng miệng cho trẻ biết.
- Giới thiệu các nhóm thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày
- Theo dõi giờ ngủ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.
Hoạt động chiều
Ôn bài cũ:
Thể dục: chạy chậm 100 – 120 cm
LQBM : 
Kể chuyện : Giọt nước tí xíu
VSRM : 
Làm gì khi bé bị sâu răng ?
Bé tưới cây
Nêu gương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN 1
	Thời gian thực hiện: 
NGÀY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
HĐ 1: Trò chuyện về nguồn nước và ích lợi của nước :
- Cô gợi ý để cháu nói về những nguồn nước nào có trong tự nhiên, nước giúp ích gì cho con người, cây cối và động vật
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Rồng rắn lên mấy”
- Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu nắm
- Cho cháu chơi vài lần
- Nhắc nhở cháu đoàn kết khi chơi
HĐ 3:Chơi tự do: cô cho cháu chơi tự do.
Cô bao quát nhắc nhở cháu khi chơi.
THỨ BA
HĐ 1: Làm quen bài thơ: “ bốn mùa ”
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô.Cô chú ý sửa cách phát âm cho trẻ. Trò chuyện với trẻ về những đặc trưng của từng mùa trong năm.
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Chìm nổi”
- Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Nhận xét giờ chơi.
HĐ 3:Dạo chơi tự do
- Cháu dạo chơi tự do trong vườn trường , chơi với sự quan sát của cô.
THỨ TƯ
HĐ 1: Đi dạo đọc ca dao. đồng dao.
- Cô dẫn cháu dạo quanh sân trường.
- Cháu thuộc các bài ca dao, đồng dao.
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Mèo bắt chuột ”
- Cháu nắm được cách chơi.
- Chơi trật tự, biết trung thực trong khi chơi.
Khi chơi cho trẻ tự làm trọng tài, chia nhóm nhỏ để trẻ tự chơi với nhau.
HĐ 3:Dạo chơi tự do
- Cháu chơi tự do dưới sự hướng dẫn của cô. Nhắc cháu vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong.
THỨ NĂM
HĐ 1: Vẽ ông mặt trời, mặt trăng, mây, sao
- Trẻ vẽ những gì trẻ thích về hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, mặt trời, cầu vồng
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Chồng nụ, chồng hoa”
- Cháu chơi trật tự, biết trung thực trong khi chơi.
- Cháu biết đoàn kết với bạn trong khi chơi.
HĐ 3:Chơi tự do
- Cháu chơi tự do dưới sự hướng dẫn của cô.
- Nhắc nhở cháu vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong.
THỨ SÁU
HĐ 1:Nhặt là vàng
- Cô cho cháu nhặt lá vàng rơi trong sân trường.
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp.
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Thả đỉa ba ba”
- Cô hướng dẫn cách chơi.
- Cháu chơi vài lần.
- Cô nhận xét
HĐ 3:Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát nhắc nhở cháu chơi cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 Thời gian thực hiện: 
HỌAT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Góc phân vai
Nấu ăn, uống, tắm giặt
Cửa hàng bán nước mắm, dấm, nước giải khát
Trẻ thể hiện được vai chơi.
Biết liên kết các nhóm chơi
Đồ dùng ăn uống
Chai, lọ, nước
Tiền giấy
Động viên trẻ mạnh dạn, thể hiện được các vai chơi: Bán hàng , người mua hàng
 Trẻ thể hiện đúng các vai chơi, biết sử dụng tiền giấy để trao đổi hàng
Góc xây dựng – lắp ghép
Xây ao cá Bác Hồ, tháp phun nước, xây bể bơi
Biết sắp xếp bố cục cân đối, hợp lý.
Gỗ xây dựng các loại, đồ chơi lắp ráp, nước, cá nhựa
Sử dụng những vật liệu để cho trẻ tạo sản phẩm, lắp ráp thành khuôn viên ao cá, bể bơi
Sử dụng các khối gỗ vuông, khối chữ nhật, khối tam giác để xếp thành bờ bể bơi, ao cá
Góc học tập – sách
Sưu tầm tranh ảnh về những hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, cầu vồng
Làm sách từ các bài vẽ, tạo hình
Trẻ biết sưu tầm cắt dán một số tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên, 4 mùa, những đặc trưng của từng mùa
Sách báo, tranh ảnh
Catalog về thiên nhiên
Kéo
Keo
Tranh ảnh bé tự vẽ
Trẻ sử dụng các tranh ảnh họa báo, tìm tòi và sưu tầm những hiện tượng tự nhiên: cầu vồng, mưa, nắng, gió sấm sét, lũ lụt, nguồn nướccắt và dán vào mộ album.
Làm sách từ các bức tranh vẽ, xé dán về các hiện tượng tự nhiên.
Góc nghệ thuật
Vẽ , tô màu, xé dán làm Album về các hiện tượng tự nhiên
Trẻ biết những kỹ năng cắt dán, vẽ, xé dán
Báo cũ, kéo, hồ dán, 
Hướng dẫn trẻ lựa chọn hình ảnh hiện tượng tự nhiên
Hướng dẫn trẻ sử dụng kéo để cắt tranh, cách dán các hình tạo album ảnh các hiện tượng tự nhiên.
Góc thiên nhiên 
Làm thí nghiệm về sự hòa tan của nước, sự bay hơi và ngưng tụ của nước
Biết khám phá một số tính chất của nước: hòa tan, bay hơi, ngưng tụ
Nước đá, nước nóng, nước
Chai lọ
Cho trẻ khám phá với nước đá bay hơi như thế nào, ghi chép lại.
Nước nóng bốc hơi ra sao?
Sự hòa tan của các chất đường, muối khi tan vào nước như thế nào.
Trẻ cùng thảo luận và nhận xét, ghi chép lại vào sổ tay khoa học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
Thời gian: 
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Ngày
Đón trẻ - trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về : “ Hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”.
Lợi ích và tác hại của thời tiết mang lại cho chúng ta.
Thể dục sáng
*Hô hấp: Gà gáy *Tay: lên cao, trước ngực, *Chân: khuỵu gối, *Bụng: nghiêng người sang 2 bên, *Bật: tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
MTXQ:
Bốn mùa trong năm
LQVH
Truyện: Sơn Tinh – Thủy Tinh
TD
Bật qua mương nước 20cm( ảo)
Ném trúng đích nằm ngang 
LQVT
Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai, các ngày trong tuần
GDAN
Hát: Trời nắng- Trời mưa 
Nghe hát: Mưa rơi
Trò chơi: Tai ai tinh
Hoạt động góc
Phân vai: cửa hàng bán nước giải khát
Xây dựng: xây hồ cá, bể bơi
Học tập: xếp tranh theo trình tự 4 mùa
Nghệ thuật : xé dán các hiện tượng tự nhiên
Thiên nhiên: khám phá bong bóng xà phòng.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát bầu trời, các hiện tượng nắng gió, mây, mưavà hoạt động của con người.
Chơi thả thuyền
Thổi bong bóng xà phòng
Chơi với cát nước, dạo chơi, chơi các trò chơi vận động.
Vệ sinh ăn trưa
- Cô nhắc cháu rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Nhắc nhở cháu ăn hết suất, giới thiệu những món ăn tráng miệng cho trẻ biết.
- Giới thiệu các nhóm thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày
- Theo dõi giờ ngủ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời
Hoạt động chiều
MTXQ: Bốn mùa trong năm
LQBM: KC: Sơn Tinh - Thủy tinh
VSRM:
Các loại thức ăn nào tốt cho răng?
Lao động:
Bé lau kệ đồ chơi
Nêu gương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN 2
Thời gian thực hiện: 
NGÀY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
HĐ 1: Trò chuyện về thứ tự các mùa trong năm:
- Cô gợi ý để cháu nói được đặc điểm từng mùa, thứ tự các mùa, những thói quen sinh hoạt trong từng mùa
HĐ 2: Chơi TCDG: “Tập tầm vông”
- Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu nắm
- Cho cháu chơi vài lần
- Nhắc nhở cháu đoàn kết khi chơi
 HĐ 3:Chơi tự do: cô cho cháu chơi tự do.
Cô bao quát nhắc nhở cháu khi chơi.
THỨ BA
HĐ 1:Ôn bài hát: Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô cho cả lớp hát vài lần kết hợp với vận động theo nhạc.
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Chìm nổi”
- Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Nhận xét giờ chơi.
HĐ 3:Dạo chơi tự do
- Cháu dạo chơi tự do trong vườn trường , chơi với sự quan sát của cô.
THỨ TƯ
HĐ 1:Đi dạo làm quan với cấc bài ca dao, đồng dao có trong chủ điểm:
- Cô dẫn cháu dạo quanh sân trường.
- Vừa đi vừa đọc ca dao đồng dao
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Cá sấu lên bờ”
- Cháu nắm được cách chơi.
- Chơi trật tự, biết trung thực trong khi chơi.
Khi chơi cho trẻ tự làm trọng tài, chia nhóm nhỏ để trẻ tự chơi với nhau.
HĐ 3:Dạo chơi tự do
- Cháu chơi tự do dưới sự hướng dẫn của cô. Nhắc cháu vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong.
THỨ NĂM
HĐ 1:Ôn chuyện: “ Sơn tinh – Thủy tinh”
- Cô và trẻ cùng kể lại câu chuyện.
- Cô gợi ý cho giúp cháu thể hiện tình cảm khi thể hiện giọng các nhân vật.
HĐ 2: Chơi TCDG: “ Chồng nụ, chồng hoa”
- Cháu chơi trật tự, biết trung thực trong khi chơi.
- Cháu biết đoàn kết với bạn trong khi chơi.
HĐ 3:Chơi tự do
- Cháu chơi tự do dưới sự hướng dẫn của cô.
- Nhắc nhở cháu vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong.
THỨ SÁU
HĐ 1:Nhặt lá vàng
- Cô cho cháu nhặt lá vàng rơi trong sân trường.
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh MT sạch đẹp.
HĐ 2: Chơi TCDG: “Ô ăn quan”
- Cô hướng dẫn cách chơi.
- Cháu chơi vài lần.
- Cô nhận xét
HĐ 3:Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát nhắc nhở cháu chơi cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Thời gian thực hiện: 
HỌAT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Góc phân vai
Bán hàng nước giải khát
Trẻ thể hiện được vai chơi.
Biết liên kết các nhóm chơi
Chai lọ, màu
Ly giấy.
Trẻ pha nước màu tạo thành nhiều loại nước giải khát.
Động viên trẻ mạnh dạn, thể hiện được các vai chơi: Bán hàng , người mua hàng.
Góc xây dựng – lắp ghép
Xây hồ cá Bác Hồ
Trẻ biết tạo bố cục mô hình hợp lý.
Trẻ biét xếp mô hình hồ cá.
Hàng rào, các khối gạch gỗ..
khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác.
Sử dụng những vật liệu để cho trẻ tạo sản phẩm, lắp ráp thành khuôn viên hồ cá Bác Hồ.
Sử dụng các khối gỗ vuông, khối chữ nhật, khối tam giác để xếp thành mô hình vườn nhà Bác
Trang trí cây cối hoa kiểng xung quanh.
Góc học tập – sách
- Xem tranh, kể đặc điểm của con người, sự vật theo mùa
Biết kể chuyện theo nội dung tranh
Sách: chủ điểm nước và thế giới tự nhiên.
Hướng đẫn trẻ cách mở từng trang sách.
Cách kể lại chuyện theo nội dung tranh.
Động viên trẻ kể theo ngôn ngữ của trẻ.
Góc nghệ thuật
- Làm album về các mùa trong năm 
- ÂN: Nghe nhạc, hát- VĐ các bài hát về CĐ. 
Trẻ biết những kỹ năng tô màu
Hứng thú khi tham gia hoạt động cùng bạn.
Giấy vẽ, bút màu, bàn ghế
Một số loại nhạc cụ.
Hướng dẫn trẻ ôn lại những kỹ năng tô màu cơ bản, để mô tả lại các con vật 1 cách chính xác.
Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát.
Góc thiên nhiên khám phá khoa học
Chơi với cát, nước
Biết làm bánh từ các khuôn có sẵn
Chậu cát nước, khuôn in.
Hướng dẫn trẻ cách làm bánh bằng cát bỏ vào các khuôn in.
Làm được nhiều loại bánh khác nhau

File đính kèm:

  • docnuocvatunhien.doc