Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Quê hương của bé

I./HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:

1. Đón trẻ:

- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề

- Hướng trẻ đến các góc chơi

2. Thể dục sáng:

Yêu cầu:

- Trẻ tập đúng và điều các động tác thể dục theo lời hát.

- Trẻ kết hợp tay chân nhịp nhàng khi tập

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh

Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ

- Cô tập các động tác thể dục

Tiến hành

Khởi động:

Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kiễng chân, mũi chân, đi khom, chạy chậm , chạy nhanh, sau đó về hàng dọc.

Trọng động:

- Hô hấp 2, tay vai 3, bụng lườn 2, chân 5, bật 4.

Hô hấp 2: thổi bóng bay

Tay vai 3: tay đưa ngang hoặc lên cao, gập khủy tay

Bụng lườn 2: đứng quay người sang hai bên

Chân 5: bước khụy chân trái sang bên, chân phải thẳng

Bật 4: bật luân phiên chân trước, chân sau

Hồi tĩnh:đi lại nhẹ nhàng(2 vòng)

 

docx21 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Quê hương của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP : LÁ 1
Tuần : 31
CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG –ĐẤT NƯỚC –BÁC HỒ 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ 
KẾ HOẠCH TUẦN 1: Từ 26/04 – 30/04/2021
THỨ-NGÀY
HOẠT ĐỘNG:
THỨ HAI
26/04/2021
THỨ BA
27/04/2021
THỨ TƯ
28/04/2021
THỨ NĂM
29/04/2021
THỨ SÁU 30/04/2021
ĐÓN TRẺ (TRÒ
CHUYỆN VỚI
TRẺ VÀ PHỤ
HUYNH )
- Vệ sinh lớp.
- Trò chuyện với phụ huynh 
- Trò chuyện với trẻ: 
- Cho trẻ xem tranh về chủ đề, chơi tự do.
TD SÁNG:
Hô hấp 1, tay2,bụng 2, chân 2, bật1.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTNT:
KPKH:
Tìm hiểu về Quê Hương Của Bé.
PTTM
ÂN:
-Dạy hát Quê hương tươi đẹp .
NH:Quê hương
T/C:Ai nhanh nhất
PTTC
TD:
-Ném trúng đích thẳng đứng.
 PTTM 
TH:
-Vẽ cảnh Quê Hương Em
PTNN
VH:
-Thơ: Em yêu nhà em.
PTNN
LQCC:
S;X( tiết 1).
PTNT
LQVT:
Dạy trẻ phân loại các hình và khối
 theo tên gọi và màu sắc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát ngôi nhà. 
TCVĐ: ai nhanh hơn.
TCTD: chơi đồ chơi sân trường.
Quan sát, trò chuyện về đường đi. 
TCVĐ: ai nhanh hơn
 TCTD: đồ chơi sân trường
QS và trò chuyện về vườn cây.
TCVĐ: ai nhanh hơn
TCTD: đồ chơi sân trường
Trò chuyện về quê hương của bé.
TCVĐ: ai nhanh hơn
TCTD: đồ chơi sân trường
Cho trẻ vẽ ngôi nhà,cây cối..
TCVĐ: ai ai nhanh hơn
TCTD: chơi 
đồ chơi 
sân trường
HOẠT ĐỘNG
GÓC:
 * Góc phân vai: Triển lãm bán tranh ảnh về quê hương đất nước.
*Góc xây dựng: Trẻ xây dựng quê hương em .
* Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Nặn vẽ các kỷ vật về quê hương.
* Góc học tập: Chọn tranh có lên quan về địa danh quê em, đọc từ và sao chép từ dưới tranh .
* Góc thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện về danh lam quê hương em . 
* Góc Thiên Nhiên: Chăm sóc vườn hoa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn bài cũ:
ÂN:
-Dạy hát Quê hương tươi đẹp .
 -VS- NG cuối ngày
 Ôn bài cũ:
TH:
-Vẽ cảnh Quê Hương Em
-VS-NG cuối ngày
Ôn bài cũ:
VH:
-Thơ: Em yêu nhà em.
-VS-NG cuối ngày.
Ôn bài cũ: Thơ: Em yêu nhà em.
-VS-NG
Cuối ngày
Biễu diễn văn nghệ cuối tuần.
- VS- NG cuối tuần.
I./HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
Đón trẻ:
Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề
Hướng trẻ đến các góc chơi
Thể dục sáng:
Yêu cầu:
Trẻ tập đúng và điều các động tác thể dục theo lời hát.
Trẻ kết hợp tay chân nhịp nhàng khi tập
Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh
Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ
Cô tập các động tác thể dục
Tiến hành
Khởi động:
Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kiễng chân, mũi chân, đi khom, chạy chậm , chạy nhanh, sau đó về hàng dọc.
Trọng động:
Hô hấp 2, tay vai 3, bụng lườn 2, chân 5, bật 4.
Hô hấp 2: thổi bóng bay
Tay vai 3: tay đưa ngang hoặc lên cao, gập khủy tay
Bụng lườn 2: đứng quay người sang hai bên
Chân 5: bước khụy chân trái sang bên, chân phải thẳng
Bật 4: bật luân phiên chân trước, chân sau
Hồi tĩnh:đi lại nhẹ nhàng(2 vòng)
Điểm danh:
Dưới hình thức tổ trưởng điểm danh rồi báo cáo lên cô giáo.
Hoạt động góc:
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
Góc phân vai: Triển lãm bán tranh ảnh về quê hương đất nước.
Trẻ biết chọn tranh xếp bày từng gian hàng, người mua nêu tên tranh để mua, người bán chọn tranh đúng để bán.
Tranh ảnh về quê hương danh lam thắng cảnh quê hương em.
*Góc xây dựng: Trẻ xây dựng quê hương em 
Trẻ chọn các vật liệu, cùng nhau xây một số danh lam thắng cảnh quê hương của bé, trẻ sáng tạo theo ý tưởng.
 Các khối gỗ bi tít,đồ lắp ráp, đất nặn và một số cây nhựa to, nhỏ, thảm cỏ, ống hút
* Góc học tập: Chọn tranh có liên quan về địa danh quê em, đọc từ và sao chép từ dưới tranh .
Trẻ biết chọn tranh về địa danh quê hương em để xem, đọc từ theo suy nghĩ sao chép và đọc lại chơi nề nếp đoàn kết.
 Tranh về địa danh quê hương em để xem có các từ, bàn ghế, bút giấy vẽ
- Tổ chức hoạt động: Cô cho trẻ về góc chơi quan sát tranh sau đó lựa chọn tranh có liên quan đến địa danh quê hương em, tự nghĩ và đọc theo ý các từ đó. Chỉ các chữ đã học sao chép từ dưới tranh
* Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Nặn vẽ các kỷ vật về quê hương.
Trẻ thể hiện có nghệ thuật, sáng tạo hứng thú và biết hợp tác .
Băng nhạc máy casec về chủ đề, đất nặn màu, giấy vẽ, bảng con.
* Góc thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện về danh lam thắng cảnh quê hương em . 
Trẻ xem tranh nêu nội dung và cùng nhau thảo luận.
: Tranh ảnh về địa danh quê hương em .
*Góc Thiên Nhiên: chăm sóc vườn hoa.
Tham gia các hạt động sôi nổi như: bón phân, tưới nước, bắt sâu.
Chuẩn bị các vườn hoa, bình tưới, 
CÁCH TIẾN HÀNH:
*HĐ1: Trao đổi, đàm thoại:
Cho bé nghe hát và vận động bài “ Quê Hương ”
nghe xong cô hỏi: Các con vừa nghe hát bài gì?
+ Trong bài hát nói về gì ?
+ Bài hát nói về Quê Hương
+ Quê Hương là những gì thân thuộc nhất để khi đi đâu xa ta cũng phải nhớ về.
+ Vậy ở góc xây dựng các con hãy xây dựng Quê Hương! Xây cho đẹp nhé.
 + Góc học tập : Chọn tranh có liên quan về địa danh quê em, đọc từ và sao chép từ dưới tranh .
 + Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Nặn vẽ các kỷ vật về quê hương.
+ Góc Thư viện: Xem tranh ảnh kể chuyện về danh lam thắng cảnh quê hương em 
+ góc thiên nhiên : có rất nhiều loại hoa chúng ta hãy chăm sóc chúng nha.
Giáo dục: Trong khi chơi không quăn mém đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định.
HĐ2: Quá trình chơi:
Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi và thỏa thuận vai chơi
Cô quan sát và dàn sếp góc chơi, nhóm nào chưa thỏa thuận được vai chơi Cô đến gợi ý giúp trẻ thỏa thuận.
Cô động viên và nhắc nhở trẻ.
Tham quan một số góc chơi trong buổi chơi.
HĐ3: Kết thúc giờ chơi:
Nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen gợi kịp thời những vai chơi tốt.
Nhóm nào chơi đã đến cao trào hoặc chán cô nhận xét trước và cho trẻ cất đồ chơi.
Cho trẻ đi tham quan góc xây dựng.
Cuối giờ bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi.
tập trung trẻ hỏi ý kiến chơi lần sau.
Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Trò chuyện về Quê Hương của Bé, quan sát Ngôi nhà, đường đi, vườn cây
TCVĐ: ai nhanh nhất
TCTD: 
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được Quê Hương của mình và những danh lam thắng cảnh của Quê Hương.
Trẻ biết được mình phải làm gì để xây dựng nên Quê Hương vững mạnh.
Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ Quê Hương của mình
Chuẩn bị:
Hệ thống câu hỏi
Đồ chơi trò chơi
Cách tiến hành:
*HĐ1: Ổn định trước khi ra sân
Cho trẻ xếp bốn hàng đi nhẹ nhàng ra sân, không la ó đùa giỡn khi đi
*HĐ2: Quan sát, đàm thoại:
 +Thứ 2: Quan sát ngôi nhà. 
 +Thứ 3: Quan sát, trò chuyện về đường đi. 
 +Thứ 4 :Quan sát và trò chuyện về vườn cây.
 +Thứ 5: Trò chuyện về quê hương của bé.
 +Thứ 6: Cho trẻ vẽ ngôi nhà,cây cối..
*HĐ3: Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn..
Trò chơi tự do: Chơi trò chơi sân trường
Hoạt động chuyển tiếp:
Trò chơi: ai nhanh hơn, về đúng nhà
Nêu gương – trả trẻ
Nêu gương: Tuyên dương trẻ ngoan (cắm cờ), khuyến khích trẻ chưa ngoan
Trả trẻ: Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi Bố Mẹ.
 Thứ 2, Ngày 26 tháng 04 năm 2021
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài :Tìm hiểu về Quê Hương Của Bé.
I.Mục đích yêu cầu :
-Trẻ biết được quang cảnh của Quê Hương mình ,có nhiều ngôi nhà to nhỏ khác nhau, có gia đình thân yêu và xóm làng.. .
-Luyện cho trẻ kỹ năng phát triển ngôn ngữ ,trẻ hào hứng ước mong mình mau chóng lớn nhanh để làm giàu cho Quê Hương .
-Giáo dục trẻ lễ phép với người thân trong gia đình, ngoan, học giỏi, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
II.Chuẩn bị :
-Hình ảnh Quê Hương và các hoạt động lao động quen thuộc .
IIITiến hành :
*HĐ1: Ổn định gây hứng thú .
-Cô tập chung trẻ hát bài “Quê Hương ”
-Trò chuyện về nội dung bài hát hướng trẻ vào bài mới .
*HĐ2: Xem hình ảnh
 -Đàm thoại .
-Cô có hình ảnh gì đây các con ?
-Cô giới thiệu Quê Hương .
-Các con xem Quê Hương của các con có những ngôi nhà, những con đường có đẹp không ?
-Ở bức tranh Quê Hương các con nhìn thấy những gì?
-Các con còn nhìn thấy những ai nữa ?
-Các con thấy các bác Nông Dân đang làm gì nhỉ?
-Các bạn nhỏ cưỡi trên lưng Trâu thì làm gì ?
-Các con có thích được ngắm các cảnh đẹp của miền quê không ?
-Các con được về thăm các ngôi chùa, đình làng cổ các con thấy thú vị không? Các con sẽ làm gì để bảo vệ và làm sạch đường làng Quê Hương mình nhỉ?
- Lớn lên các con có ước mơ gì? Các con sẽ làm gì để xây dựng và làm giàu Quê Hương mình hả các con?
*HĐ3: Trò chơi :Về đúng làng Quê .
-Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ .
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần 
*Nhận xét -kết thúc.
PHÁT TRIỂN PHẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
Đề tài: Dạy hát bài “Quê hương tươi đẹp ”
	Nghe hát “ Quê hương
	Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết tên bài hát“Quê hương tươi đẹp”, Bài hát Dân Ca Nùng do tác giả Hoàng Anh đặt lời. Trẻ hiểu nội dung bài hát, hát thuộc bài hát “ Quê hương tươi đẹp” nghe và hiểu nọi dung bài “Quê hương”
Rèn luyện kỷ năng hát đúng điệu bài hát, rèn kỷ năng nhanh nhẹn tự tin cho trẻ, trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát
Giáo dục trẻ biết yêu quê hương nhớ về quê hương của mình 
Chuẩn bị
Đĩa nhạc có bài hát “Quê hương tươi đẹp”, bài “ Quê hương” bài hát dân ca
Tiến hành:
HĐ1: Ổn định giới thiệu
Cho trẻ chơi trò chơi “Vui trong ngày tết”
Đàm thoại nội dung trò chơi
Dẫn dắt vào HĐ 2
HĐ2: Dạy hát bài “Quê hương tươi đẹp”
Cô giới thiệu tên bài hát: “ Quê hương tươi đẹp”và tác giả 
Cô hát 1 lần
- Hát lần 2 minh hoạ theo bài hát.
- Hát xong cô nói:
- Cô vừa hát bài gì.
- Bài hát nói về gì?
- Quê hương là mang lại cho chúng ta sự no ấm , hạnh phúc, Nó là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên nó nuôi chúng ta thành người
- vậy các con hát cùng cô bài hát Quê hương tươi đẹp nha!
	+ Dạy trẻ hát:
Cô hát từng câu và bắt nhịp cho trẻ hát theo 2l
Cho tổ - nhóm hát từng câu theo cô (Cô chú ý sữa sai)
Cho cá nhân hát (2 trẻ)
Cho cả lớp hát lại 1 lần và minh họa tự do theo ý thích của trẻ kết hợp nhạc không lời
HĐ3: Nghe hát bài “Quê hương ”
Cô hát 1 lần và giới thiệu tác giả, tựa đề bài hát
Hát lần 2 vận động theo nhạc
Nói cho trẻ hiểu về nội dung của bài hát: Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên,nó là tuổi thơ đẹp và là nơi mẹ sinh ra ta nên ai cũng phải nhớ về quê hương của mình 
GD: hai bài hát đều nối về quê hương của chúng ta nên vì vậy chúng ta phải biết yêu quê hương và nhớ về quê hương vì đó là tuổi thơ đẹp của chúng ta 
HĐ4: Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
Cách chơi:cô cho trẻ nghe 1 đoạn dân ca nào đó yêu cầu tre đoán tên của bài dân ca đó. Đoán dungd khen thưởng, sai bị phạt
*kết thúc: cho trẻ hát và vận động lại bài hát Quê hương tươi đẹp.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn bài cũ :
 Đề Tài : Dạy hát bài “Quê hương tươi đẹp ”
1.Yêu cầu: Trẻ thuộc và hát biểu diễn nhịp nhàng bài hát” Quê hương tươi đẹp”.
2.Chuân bị: Đĩa nhạc có bài hát” Quê hương tươi đẹp”.
3.Tiến hành: Cho trẻ hát và biểu diễn.
	 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
**************************************************************
Thứ 3, Ngày 27 tháng 04 năm 2021
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng
I/Mục đích yêu cầu.
-Ttrẻ biết ném trúng đích thẳng đứng.
-Rèn kĩ năng ném, định hướng được hướng ném.
- Giáo giục trẻ biết chú ý trong giờ học, yêu quí và bảo vệ các loại hoa.
II/Chuẩn bị 
-Túi cát 20-30 túi
-2 bảng cao 1m vẽ đường tròn có đường kính 0,4m .
III/Tiến hành:
HĐ1: Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân:mũi chân- đt-gót chân- đt-đi khom- đt-chạy chậm chạy nhanh-về hàng.
HĐ2: Trọng động
-Bài tập phát triển chung:
Tay: tay thay nhau quay dọc thân (3lx8n)
Bụng: bụng lườn (2lx8n)
Chân: ngồi khụy gối (2lx8n)
Bật: Bật tiến về phía trước(2lx8n)
+Bài tập vận động cơ bản:
* Tên vận động: ném trúng đích thẳng đứng
- Cô làm mẫu 
+ Lần 1 không giải thích.
+ Lần 2 giải thích: TTCB đứng dưới vạch,tay nọ chân kia, tay cầm túi cát dơ ngang trước mặt khi có hiệu lệnh thì tay cầm túi cát vòng qua sau lên ngang đầu và ném mạnh, rồi lên nhặt túi cát bỏ vào rổ rồi về cúi hàng đứng.
- Cho cả lớp thực hiện lần lược 
- Cho 2 đội thi đua 3-4 lần
Cũng cố: 1 trẻ khá lên thực hiện lại 1 lần 
Trò chơi: ai ném xa nhất
Cô nói cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi
HĐ3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thơ nhẹ nhàng.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
 Đề tài: Vẽ cảnh quê hương em ( Trang 31).
I .Yêu cầu:
Trẻ biết vẽ thành thạo các nét cảnh quê hương, biết đặc điểm, Biết tô màu thể hiện cảm xúc của mình trong tranh
Rèn Luyện cho trẻ kĩ năng vẽ , cong tròn, đường cong, nét thẳng để tạo thành một bức tranh thật đẹp  bố cục bức tranh cân đối, đẹp.
Giáo dục trẻ biết yêu quê hương của mình dù đi đâu ở đâu, giáo dục trẻ yêu thích nghệ thuật, hứng thú tạo ra sản phẩm, giữ gìn sản phẩm của mình của bạn.
II. Chuẩn bị
Tranh vẽ cảnh quê hương
Tranh1: Quê hương có nhà, cây cối và con vật
Tranh2: Quê hương có cảnh đường làng, xe cộ
Tranh 3: Quê hương có công viên trò chơi dành cho thiếu nhi
Giấy A4, màu sáp, giá treo, sách tạo hình
Nội dung tích hợp: âm nhạc (bài hát: múa với bạn tây nguyên..), toán, trò chơi(trồng cây), văn học(làng em buổi sáng)
III. Tiến hành:
HĐ1: Ổn định và giới thiệu
- cô và trẻ nghe và vận động theo bài : “Quê hương tươi đẹp” 
- Hát xong cô hỏi:các con vừa hát bài gì?
- Thế trong bài hát nói về gì?
- các con biết gì về quê hương?
- Quê hương có rất nhiều cành đẹp có nhà đẹp cây cối con vật đường xá nhất là có các khu du lịch rât đẹp nữa đó
- Bây giờ cô và các con cùng ô của bí mật để biết được các địa danh phong cảnh đẹp của quê hương mình nhé! (chơi trò chơi Ô của bí mật)
-Cô cho trẻ ngối thành hình chữ u chia thảnh 3 nhóm sau đó cô mở nhac nhẹ bài hát “ Quê hương tươi đẹp đồng thời cho trẻ cầm đồ chơi trên tay chuyển cho nhau đến tới ô của thì dừng lại và mở ô của của mình bên trong là các dịa danh trẻ phải kể ra các dịa danh đó 
HĐ2:Quan sát và đàm thoại:
- cho chơi trò chơi xong hướng lên màng hình
- cô hỏi: các con nhìn thấy cô có gì đây?(Cảnh quê hương)
- Quê hương cô có gì, ntn?
- cô nói: vậy bây giờ cô có một bức tranh về cảnh quê hương các con hay nhìn xem nhé!
+Qs tranh mẫu:
*tranh 1: Cảnh vẽ nhà, con người, cây cối, con vật
- bức tranh vẽ gì?
- có gì trong tranh?
-Nhà như thế nào?
- nhà được làm bằng gì?
-Xung quanh nhà có gì?
-Có con vật gì ?
-Đang làm gì?
*tranh 2:tương tự
*tranh3: tương tự 
HĐ3:Trẻ thực hiện. 
Thăm dò ý tưởng của trẻ:
- Con thích vẽ cảnh quê hương không? và vẽ ntn?( 2-3 trẻ trả lời)
- vẽ xong các con phải làm gì?
- khi ngồi vẽ con phải ngồi ntn?
- cho trẻ về bàn vừa đi vừa đọc thơ(Quê hương tươi đẹp)
- trẻ thực hiện: cô bật nhạc nhỏ các bài hát chủ đề quê hương tươi đẹp
- Cô quan sát và nhắc nhở.
HĐ4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ tự nhận xét, giới thiệu sản phẩm của bạn, của mình.
- Cô nhắc nhở những sản phẩm chưa đẹp, chưa hoàn thành.
- tuyên dương sp đẹp và khuyến khích sp chưa đẹp.
*Hoạt động chuyển tiếp: cho cả lớp đi ra ngoài và vừa đi vừa hát bài “Quê hương tươi đẹp”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn bài cũ 
Đề tài: Vẽ cảnh quê hương em ( Trang 31).
1.Yêu cầu: Trẻ biết về địa danh Quê Hương mình, biết về những cảnh đẹp của Quê Hương, biết vẽ nhưng nét cơ bản.
2.Chuân bị: Tranh mẫu, bút chì, bút màu
3.Tiến hành: Cho trẻ xem tranh và hướng dẫn trẻ vẽ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
**************************************************************
Thứ 4, Ngày 28 tháng 04 năm 2021
PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Đề Tài: Thơ: Em Yêu Nhà Em
 I.YÊU CẦU: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ “Em yêu nhà em”.
- Trẻ trả lời to rõ ràng câu hỏi của cô.
-Trẻ đọc diễn cảm bài thơ .
-Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà của mình.	
II.CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ nội dung bài thơ:” em yêu nhà em”
Hệ thống câu hỏi.
Cô thuộc thơ
III.TIẾN HÀNH:
* HĐ 1: Ổn định lớp và giới thiệu bài:
Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”
 -Các con vừa hát bài hát gì?
 -Bài hát nói về gì?
 Giáo dục:Trẻ biết yêu ngôi nhà của mình.
*HĐ 2 : DẠY TRẺ ĐỌC THƠ : EM YÊU NHÀ EM
 * Cô giới thiệu và đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Em yêu nhà em” của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
 - Cô đọc mẫu 2 lần:
Lần 1: Đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ.
 Sau đó hỏi trẻ: Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
lần 2: Kết hợp tranh hình ảnh minh họa.
 - Cô nêu nội dung chính của bài thơ: Bạn thỏ yêu mến ngôi nhà của mình ,một ngôi nhà nông thôn vì khung cảnh nơi đây vừa tươi đẹp, đáng yêu, vừa đầm ấp, thân thương.Ngôi nhà có chim hót líu lo, sân nhà vang tiếng gà gáy cục , cây cối tươi tốt, quanh nhà thoang thoảng hương thơm nhẹ nhành của hoa sen và tiếng kêu của con vật gần gũi với tuổi thơ như ếch con dế mèn
* Đàm thoại - trích dẫn giảng nội dung bài thơ 
-Xung quanh nhà bạn nhỏ có những gì?
-trích” có bà chuối mật lưng ong
-có ông ngô bắp râu hồng như tơ..
-Ngoài cây cối ra nhà bạn nhỏ còn có gì nữa?
Trích” ao muống với cá cờ
-có đầm ngọt ngào hoa sen”
Ngoài cây chúng mình phát hiện trong bài thơ có những con vật nào?Chúng ta đang làm gì?( chim hót, gà cục tác, ếch kêu, dế mèm)
TRích “ có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
-Có nàng gà mái hoa mơ
-Cục ta cục tác khi vừa để xong.
ếch conbế mèm vuốt dâu..”
giải từ khó: Gà mái mơ là gá mái như thế nào?( là gà có bộ long màu vàng giống như màu vàng quả mơ)
-Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình?Tình cảm đó là tình cảm gì?
Trích “ dù đi xa thật là xa
 Chẳng đâu như nhà của em
Hai cau thơ thể hiện tình yêu mến tự hào của bạn nhỏ về ngô nhà của mình
- Giáo dục: các con hãy kể về ngôi nhà thân thương và tình cảm của mình đối với nhà cùa mình dù mai kia chúng lớn cũng phải nghĩ về nhà của mình nhé
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Đọc theo lớp 2-3 lần
- Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm. 
- Mời cá nhân đọc.
Lưu ý trong khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai, sửa lỗi nói ngọng cho trẻ và khuyến khích trẻ đọc diễn cảm theo nội dung bài thơ.
*HĐ 3: Cô và trẻ vận động theo nhạc bài “ Niềm vui gia đình”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Ôn bài cũ: Thơ: Em yêu nhà em
 1.Yêu cầu: Trẻ thuộc tên bài thơ, tác giả...
2.Chuẩn bị: Bài thơ,tranh theo thơ, hệ thống câu hỏi.
3.Tiến hành: Cô đọc 1 lần không kèm tranh
 Cô đọc lần 2 kèm tranh minh họa..
	 Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nhóm, tổ, cá nhân... 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
**************************************************************
Thứ 5, Ngày 29 tháng 04 năm 2021
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI
 Đề Tài: S;X (Tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu: 
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái S,X. tìm đúng chữ cái S,X. trong cụm từ, biết được cấu tạo chữ cái S,X.
Rèn luyện kỷ năng nhận biết và kỷ năng phát âm. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Giáo dục trẻ biết ăn nhiều trái cây để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị: 
Tranh có hình ảnh” Hồ Sen”, “Hàng Xoan”
-Thẻ chữ rời, hột hạt, vòng tròn có viết chữ cái
Cách tiến hành:
HĐ1: Ổn định giới thiệu:
-Cho trẻ nghe hát và vận động theo bài hát “Quê Hương tươi đẹp”
-Đàm thoại nội dung bài hát.
-Dẫn dắt vào hoạt động 2.
HĐ2: Tìm chữ cái S; X.
*Chữ S:
-Dùng thủ thuật cho trẻ xem Tranh có hình ảnh“Hồ Sen”
-Phát âm cụm từ “Hồ Sen” 2 lần
-Cho trẻ lên ghép thẻ chữ rời từ “Hồ Sen”
-Phát âm 2 lần
-Cho trẻ lên rút chữ cái đã học còn lại chữ “ S”
-Cô giới thiệu và phát âm chữ “S”in thường
-Cô phát âm mẫu chữ “ S” 2 lầ
-Cho trẻ phát âm theo cô 3 lần
-Cho nhóm – tổ - cá nhân thực hiện (cô chú ý sữa sai)
**Gợi ý cho trẻ về cấu tạo chữ “S”: chữ “S” gồm 1nét cong hở phải phía trên và một nét cong hở trái phía dưới.
-Cô giới thiệu 2 kiểu chữ “S” viết thường và “S” in hoa 
*Chữ “X”: (tương tự như chữ “S”)
HĐ3: Trò chơi:
T/C1: Xếp hột hạt
Cách chơi: cô chia trẻ ra thành 2 đội phát cho mỗi đội một rổ hột hạt và một tồ giấy cứng, yêu cầu trẻ đội một xếp chữ x, đội 2 xếp chũ s( cô có cho mẫu sẵn). đội nào nhanh và đúng thì sẽ thắng. 
T/C 2: Nhảy đúng ô
Cách chơi: Trên sân cô đọc các vòng thể dục, trong các vòng cô đặt chữ cái đã học, gọi 1 trẻ lên và cô nói: nhảy vào ô chữ "s” thì trẻ phải nhảy vào ô chữ “s”, nếu sai trẻ nhảy lò cò. Cứ thế cho trẻ nhảy vào các ô chữ khác.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 Ôn bài cũ:
	 Đề Tài: LQCC: S; X(Tiết 1)
1.Yêu cầu :Cô giới thiệu chữ cái S; X cho trẻ
2.Chuẩn bị :Cô phát âm cho trẻ nghe một lần.
3.Tiến hành: Cô cho trẻ phát âm lại.
ĐÁ

File đính kèm:

  • docxLop 5 tuoiGIAO AN CHU DE QUE HUONG DAT NUOC BAC HO_13022270.docx
Giáo Án Liên Quan