Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật. Đề tài: Bé nhận biết một số vật dụng gây nguy hiểm và cách phòng tránh

1. Mục đích – yêu cầu

- Trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm (dao, kéo, bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng ) và cách phòng tránh các vật dụng nguy hiểm

- Trẻ biết sử dụng đồ dùng đúng cách, an toàn.

- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những đồ dùng nguy hiểm.

2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Đồ dùng cho trẻ quan sát: dao, kéo, bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng

- Video, hình ảnh một số hành động, vật dụng gây nguy hiểm

- Que chỉ.

* Đồ dùng trẻ:

- Tranh lô tô về những đồ dùng gây nguy hiểm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật. Đề tài: Bé nhận biết một số vật dụng gây nguy hiểm và cách phòng tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề	: Thế giới động vật
Hoạt động	: Chơi, trải nghiệm
Đề tài	: Bé nhận biết một số vật dụng gây nguy hiểm và cách phòng tránh 
Đối tượng : Mẫu giáo 5-6 tuổi .
1.  Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm (dao, kéo, bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng) và cách phòng tránh các vật dụng nguy hiểm
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng đúng cách, an toàn.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những đồ dùng nguy hiểm.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Đồ dùng cho trẻ quan sát: dao, kéo, bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng
- Video, hình ảnh một số hành động, vật dụng gây nguy hiểm
- Que chỉ.
* Đồ dùng trẻ:
- Tranh lô tô về những đồ dùng gây nguy hiểm.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi tập tầm vông
2. Nội dung
Hoạt động 1: Kinh nghiệm cụ thể
- Cho trẻ kể về một số đố dùng nhà bếp trong gia đình bé?
- Trong những đồ dùng con vừa kể thì đồ dùng nào an toàn, đồ dùng nào có thể gây nguy hiểm?
- Vậy đồ dùng, vật dụng gây nguy hiểm là những vật dụng như thế nào?
- Cho trẻ kể tên một số đồ dùng gây nguy hiểm khác?
=> Các con ạ, dù là ở lớp học hay ở gia đình thì luôn có những đồ dùng, vật dụng an toàn. Tuy nhiên lại có những đồ dùng, vật dụng có thể gây nguy hiểm cho chúng ta, con hãy cùng quan sát xem những vật dụng nào có thể gây nguy hiểm nhé!
Hoạt động 2: Quan sát, phản hồi
* Video: 1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn
Hỏi trẻ: Con vừa xem video gì?
- Con có nhận xét gì về việc làm của bạn đang cầm kéo cắt tóc bạn khác?
- Theo con thì cái kéo được dùng để làm gì?
- Vậy kéo nếu không sử dụng đúng cách có thể gây guy hiểm như thế nào?
- Cho trẻ quan sát cái kéo, con dao?
=> Các con ạ! Dao dùng để cắt đồ ăn. Kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy khi học bài và khi cắt xong các con phải cất cẩn thận. Không được dùng kéo để nghịch hay cắt tóc bạn, không cầm kéo đuổi nhau các con nhớ chưa nào?
- Khi lỡ không may các con dùng kéo bị đứt tay thì các con phải làm gì?
* Video 2: Trẻ đang cầm phích cắm vào ổ điện
- Các con vừa được xem video gì?
- Con có nhận xét gì về việc bạn cần phích cắm vào ổ điện?
- Tại sao con nghĩ việc làm đó là sai?
- Vậy khi muốn dùng quạt điện, tivi hay 1 đồ dùng  mà chưa cắm điện thì các con phải làm sao?
=> Giáo dục trẻ tuyệt đối không được chạm vào bất cứ một nguồn điện nào (Ổ cắm, công tắc, dây điện...)
* Video 3: Mẹ đang nấu ăn ở bếp, bếp ga đang đun, ấm đun nước đang đun nước.
- Con vừa xem những hình ảnh gì?
- Ở nhà con ai là người vào bếp nấu cơm?
- Khi bếp ga đang đun, nước đang sôi thì con có được nghịch hay không? Vì sao?
- Vậy con có thể giúp mẹ những việc gì khi ở nhà?
=> Giáo dục trẻ giúp mẹ những việc làm vừa sức, không được đến gần hay nghịch khi bếp ga đang đun, nước sôi, phích nước nóng
Hoạt động 3: Khái quát hóa
- Cho trẻ kể lại những vật dụng gây nguy hiểm?
=> Giáo dục trẻ không nghịch, không đến gần những vật dụng gây nguy hiểm, sử dụng đúng cách đồ dùng học tập.
Hoạt động 4: Trải nghiệm tích cực
- Cho trẻ trải nghiệm nhặt rau giúp mẹ, cắt dán trang trí đường diềm, chơi trò chơi
- Cô bao quát, gợi ý trẻ thực hiện.
3. Kết thúc
- Tập trung trẻ, nhận xét hoạt động. Cho trẻ vào lớp.
- Trẻ ngồi đội hình tự do xung quang cô, trẻ cùng chơi trò chơi “Tập tầm vông”
- Cá nhân (1-2 trẻ trả lời): bếp ga, dao, rổ, rá, nồi cơm điện, chảo, bát, thì, đũa, bình đun nước
- Cá nhân trẻ phân loại theo khả năng.
- Cá nhân (1-2 trẻ trả lời): Nyhuwngx đồ vật săc nhọn, gây chảy máu, đau, ảnh hưởng đến cơ thể.
- Cá nhân (1-2 trẻ trả lời): dao, kéo, phích nước nóng
- Chú ý nghe cô giảng.
- Trẻ chú ý xem video
- Một bạn đang dùng kéo cắt tóc bạn khác
- Bạn làm sai ạ.
- Để cắt hoa, cắt giấy ạ
- Gây chảy máu, đứt tay.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý nghe cô giảng.
- Cá nhân (1-2 trẻ trả lời): nói cho cô biết để cô dùng băng cá nhân dán lại
- Trẻ quan sát video
- Một bạn đang cầm phích cắm vào ổ điện.
- Bạn làm sai, rất nguy hiểm.
- Có thể bị điện giật.
- Nhờ người lớn cắm điện cho.
- Chú ý lắng nghe cô giảng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_be_nh.docx
Giáo Án Liên Quan