Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Cảm thụ âm nhạc” - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Nhi

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ cảm nhận được giai điệu nhanh, chậm, to, nhỏ, vui, buồn của bản nhạc.

- Trẻ biết lắng nghe giai điệu và vận động theo giai điệu của bản nhạc đó.

- Trẻ biết chơi các trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ đích.

- Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ.

- Luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm.

- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc và bộ phận trên cơ thể để vận động theo giai điệu bản nhạc.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

 

doc7 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: “Cảm thụ âm nhạc” - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
(Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh)
Năm học: 2022 - 2023
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề
Hoạt động
Đề tài
Đối tượng
Thời gian
Ngày soạn
Ngày dạy
Người thực hiện
Đơn vị 
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Thế giới động vật
Giáo dục âm nhạc
“Cảm thụ âm nhạc”
Trẻ 5-6 tuổi
30-32 phút
20/02/2023
22/02/2023
Ngô Thị Nhi
Trường mầm non Hoài Thượng 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Trẻ cảm nhận được giai điệu nhanh, chậm, to, nhỏ, vui, buồn của bản nhạc.
Trẻ biết lắng nghe giai điệu và vận động theo giai điệu của bản nhạc đó.
Trẻ biết chơi các trò chơi.
2. Kĩ năng:
Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ.
Luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm.
Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc và bộ phận trên cơ thể để vận động theo giai điệu bản nhạc.
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc.
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
4. Giáo dục tích hợp:
Tạo hình.
Làm quen với toán.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ

Giáo án
Giáo án điện tử
Đàn ghi âm bài Chicken dane, tớ thích hát nhỏ bạn thích hát to, chim mẹ chim con, khám phá rừng xanh, các bản nhạc cho trẻ chơi trò chơi.
10 cái cốc giấy
5 hình hộp dán 20 hình vuông, 30 hình tròn.
Bàn vẽ, màu sáp cho trẻ
1 bàn dán 10 con cua
Dụng cụ âm nhạc (trống, đàn, mõ, bát, xô)
Trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp.
2. Địa điểm:
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (3 phút)
- Cô Yến Nhi, cô Lan Hương chào mừng các cô và các bé đến với tiết học ngày hôm nay!
- Trước khi bước vào bài học, 2 cô đã chuẩn bị cho chúng mình một trò chơi vô cùng thú vị, cô Lan Hương hãy phổ biến cho các bạn cùng nghe nào?
- Cô Lan Hương: Trò chơi của chúng ta có tên gọi “Vòng tròn tiết tấu”. Cách chơi như sau: Cô sẽ có 1 bản nhạc với những giai điệu tiết tấu khác nhau, nhiệm vụ của các con hãy lắng nghe và vận động sao cho phù hợp với những tiết tấu đó. Các con đã sẵn sàng tham gia vào trò chơi chưa nào?
(Cô mở nhạc trò chơi “Vòng tròn tiết tấu”)
- Bạn nào đoán được những tiết tấu vừa rồi là gì?
- Con có cảm nhận gì khi nghe bản nhạc này?
- Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều những âm thanh, những bản nhạc khác nhau. Có những bản nhạc vô cùng sôi động vui tươi, nhưng lại có những bản nhạc mang đến cho người nghe cảm giác du dương, da diết. Và trong buổi học ngày hôm nay, cô con mình sẽ cùng nhau khám phá một số âm thanh và hòa mình vào những bản nhạc để thấy được sự kỳ diệu mà âm nhạc mang lại cho cuộc sống của chúng ta đấy.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ cảm thụ âm nhạc
(26-27 phút)
- Trước khi bước vào bài học thì ngay bây giờ, xin mời các con lại đây để luyện thanh với 2 cô nhé! 
- Cô đàn cho trẻ luyện thanh.
- Cô Lan Hương: Cô Nhi ơi, Vừa rồi các bạn đã luyện thanh rất giỏi rồi, bây giờ cô hãy giúp các bạn cảm thụ âm nhạc qua giai điệu bài hát “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to” nào.
(Cô mở nhạc bài “Tớ thích hát nhỏ, bạn thích hát to”
- Cô Nhi: Ơ âm thanh gì vậy cô Lan Hương? (Cô mở nhạc tiếng chim hót)
- Các bạn nghe thấy âm thanh gì? Dùng gì để nghe nhỉ?
- Có rất nhiều bài hát viết về chủ đề này, và trong các bài hát đó cô muốn giới thiệu đến các con một bài hát rất hay. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô đàn và đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé!
(Cô đàn giai điệu “Chim mẹ. chim con)
- Chúng mình có đoán được đó là giai điệu của bài hát nào không? Hãy lựa chọn một đáp án chính xác cho giai điệu vừa rồi nhé!
1. Bài hát “Con chim non”
2. Bài hát “Con chim vành khuyên”
3. Bài hát “Chim mẹ chim con”
- Sau khi nghe giai điệu bài hát “chim mẹ chim con”, chúng mình cảm thấy như thế nào?
- Bài hát “Chim mẹ, chim con” do nhạc sĩ Nguyễn Nhất Mai sáng tác có giai điệu vô cùng vui tươi, đã vẽ lên một bức tranh về những chú chim nhỏ đang bay theo mẹ để trở về ngôi nhà đầy ắp tiếng cười và đầy tình yêu thương vô bờ bến của chim mẹ dành cho đàn con thơ của mình đấy. 
+ Qua đây, 2 cô muốn tổ chức cho chúng mình một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị, đó là “Họa sĩ tài ba” 
+ Ồ hoạt động này, các con sẽ lắng nghe giai điệu bài hát “Chim mẹ chim con” và thể hiện tài năng họa sĩ theo cách riêng của đội mình. Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
(Cô mời 3 đội lấy đồ dùng thực hiện. Trong quá trình thực hiện cô đi hỏi ý tưởng nội dung bức tranh)
* Cô khái quát lại: Qua giai điệu “chim mẹ chim con”, 3 đội đã cảm thụ được nội dung của bài hát và thể hiện qua bức tranh của đội mình. Vừa rồi cô đã được nghe 3 đội chơi giới thiệu về tên gọi và nội dung của từng bức tranh.
- Bức tranh của đội mèo con mang tên:
- Bức tranh của đội gà con mang tên:
- Và bức tranh của đội cún con mang tên: 
* Qua 3 bức tranh cả 3 đội đều thể hiện tình cảm của chim mẹ dành cho chim con, cũng giống như tình cảm của cô giáo dành cho các bạn đấy. Và để các con cảm thụ rõ hơn về âm nhạc, sau đây cô Lan Hương sẽ có yêu cầu dành cho 3 đội, xin mời cô Hương.
- Cô Lan Hương: Trong cuộc sống có rất nhiều vật dụng phát ra âm thanh và có thể sử dụng làm dụng cụ âm nhạc, bây giờ 3 đội sẽ lần lượt lên thể hiện tài năng của mình thông qua những giai điệu và dụng cụ âm nhạc đó nhé! 3 đội đã sẵn sàng chưa?
- Xin mời các đội hãy lên thể hiện phần tài năng của mình. Các đội còn lại sẽ vận động theo cảm nhận của mình để cổ vũ cho đội bạn nhé!
+ Mời đội Gà con.
+ Mời đội Cún con.
+ Mời đội Mèo con.
- 3 đội chơi đã thể hiện rất tốt tinh thần đồng đội qua phần thể hiện tài năng vừa rồi. Cô biết trong lớp của chúng mình còn có một bạn nhỏ cũng rất muốn lên thể hiện tài năng của mình đấy, chúng mình có đoán được đó là ai không?
 - Một tràng pháo tay thật lớn để cùng chào đón phần thể hiện tài năng của bạn....
- Cô Lan Hương: Và ngay sau đây sẽ là phần thể hiện của nhóm nhạc “5 chú vịt con”
- Trong giờ học ngày hôm nay, cô thấy bạn nào cũng ngoan, tích cực tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy, 2 cô muốn dành tặng cho lớp mình một phần thưởng, đó chính là “Khám phá khu rừng bí ẩn” qua bài hát “Khám phá rừng xanh” Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
- (Cô mở nhạc “Khám phá rừng xanh”)
3.Kết thúc (1-2 phút)
( Cô mở nhạc thư giãn)
- Qua tiết học vừa rồi các con đã biết cảm thụ âm nhạc, vận động theo rất nhiều tiết tấu, bản nhạc khác nhau. Hơn thế nữa, chúng mình đã biết sử dụng các vật dụng xung quanh để làm dụng âm nhạc. Cô hi vọng rằng qua bài học này sẽ giúp các con cảm thấy yêu thích các tiết học, đặc biệt là tiết âm nhạc. Cô chúc các con luôn chăm ngoan học giỏi, vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo để trở thành người có ích cho xã hội. Thời gian của tiết học âm nhạc đến đây là kết thúc rồi. Bây giờ cô con mình cùng đứng lên chào tạm biệt và hẹn các cô ở những tiết học sau nhé!

- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến.
- Sẵn sàng! Sẵn sàng!
- Trẻ nghe và vận động theo nhạc.
- 1,2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô giảng.
- Trẻ luyện thanh cùng cô “to-nhỏ, cao- thấp- chậm- nhanh”.
-Trẻ hát và vận động theo giai điệu.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô đàn.
- Trẻ lựa chọn đáp án.
-1-2 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung bài hát.
- Sẵn sàng! Sẵn sàng!
- 3 đội thể hiện 3 bức tranh theo ý tưởng của mình.
- Trẻ lắng nghe cô khái quát
- Đội mèo con trả lời
- Đội cún con trả lời
- Đội mèo con trả lời
- Sẵn sàng! Sẵng sàng!
- Đội Gà con lên thực hiện vận động với cốc.
- Đội Cún con lên thực hiện với những biểu tượng toán học.
- Đội Mèo con lên bật nhảy vào các ô vuông.
- Trẻ đoán tên.
- Trẻ vỗ tay.
- 1 trẻ lên vận động theo nhạc cùng cô.
- Nhóm nhạc lên vận động theo nhạc bằng các dụng cụ.
- Sẵn sàng!
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ ngồi xuống và thư giãn cùng cô 
- Trẻ lắng nghe cô giảng
- Trẻ đứng lên chào các cô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_cam_t.doc