Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non - Tuần 2: Lớp mình có nhiều đồ chơi

A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ.

 

docx27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non - Tuần 2: Lớp mình có nhiều đồ chơi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (2 TUẦN)
TUẦN 2: LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI
	(Thời gian thực hiện: 28/08- 01/09/2017)
	Ngày soạn: Thứ 7 ngày 19 tháng 08năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 08 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh,biết tự rửa mặt mũi chân tay khi sử dụng nước rửa tay phải tiết kiệm không mở vòi nước quá to tránh lãng phí;
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp:2; Tay: 4; Chân: 1; Bụng: 3; Bật: 1.
a. Mục đích yêu cầu. 
- Giúp trẻ có thói quen vận động buổi sáng biết tập các động tác của bài tập thể dục buổi sáng, giúp trẻ có tâm lý thoải mái để bước vào hoạt động học tập và vui chơi có hiệu quả. 
b. Chuẩn bị. 
- Địa điểm tập đảm bảo an toàn cho trẻ. 
- Kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi tập. 
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng. 
c. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Bé khởi động. 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi thể dục (đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy nhanh, chạy chậm, về hàng)
- Trẻ xếp thành 2 hàng dãn đều. 
-Trẻ tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2 : Bé thể dục
Bài tập phát triển chung. 
+ ĐT hô hấp 2: Thổi bóng bay, đưa 2 tay khum trước miệng đồng thời đưa 2 tay ra ngang(tưởng tượng bóng to dần)
+ ĐT tay 4: Hai tay đưa ra trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang
+ ĐT chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục
+ ĐT bụng 3: Nghiêng người sang hai bên
+ ĐT bật 1: Bật tiến về phía trước 
* Trò chơi : Kéo co
- Cô nhận xét buổi tập. 
3. Hoạt động 3 : Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng. 
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. 
- Về hàng xếp hàng. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập2 lần 8 nhịp. 
- Trẻ chơi trò chơi. 
- Nghe cô nhận xét. 
- Trẻ đi nhẹ nhàng. 
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN BẠN MỚI
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên chuyện tên tác giả,hiểu được nội dung của câu chuyện .Trẻ kể lại câu chuyện cùng cô, trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của cô.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 
- Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ;
- Mở rộng vốn từ cho trẻ, trả lời đầy đủ câu hỏi của cô, ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.
- Giáo dục: trẻ biết yêu thương, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học;
- Tranh minh họa về nội dung câu chuyện “Bạn mới”
- Cô thuộc câu chuyện.
- TH: Âm nhạc “Trường chúng cháu là trường MN”
 Tạo hình “Nặn đồ tặng bạn”
III. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé đọc thơ
 - Cho trẻ đọc thơ: Gà học chữ
- Trò chuyện về bài thơ
- GD trẻ: vâng lời và giúp đơc cô giáo, chăm chỉ học và đi học đều.
2. Hoạt động 2: Tình bạn của bé.
* Chuyện: “Bạn mới”
- Cô dẫn dắt và kể chuyện.
- Kể lần 1: Giới thiệu chuyện
- Kể lần 2: Kèm tranh
3. Hoạt động 3: Bé hiểu tác phẩm
- Cô vừa kể các cháu nghe câu chuyện gì? Của tác giả nào?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Trong câu chuyện tác giả muốn nói lên điều gì?
- Bạn mới đó là ai ?
- Bạn Hoa bị làm sao ?
- Bạn bị khuyết tật ở đâu ?
- Khi Hoa mới đến lớp các bạn có ai chơi cùng Hoa không ?
- Vì sao các bạn lại không chơi cùng Hoa ?
- Các bạn đó tỏ thái độ ntn với Hoa?
- Khi cô giáo cho cả lớp múa thì bạn Hoa đó làm ntn?
- Và cô giáo đó làm gì với bạn Hoa?
- Cô đã nói ntn?
- Khi cô nói xong các bạn đó thể hiện tình cảm ntn với Hoa?
- Các cháu thấy câu truyện “Bạn mới” đó nói lên điều gì?
- Qua câu truyện các cháu đó học tập được những gì?
* Cô chốt lại câu trả lời cả trẻ
4. Hoạt động 4: Bé kể chuyện cùng cô.
* Dạy trẻ kể chuyện: cho trẻ kể lại câu chuyện cùng cô nếu trẻ không kể được thì cô kể cho trẻ nghe.
- Qua câu chuyện các cháu yêu quý bạn nào nhất ? Vì sao ?
- Củng cố - giáo dục: 
- TH: cho trẻ nặn đồ chơi tặng bạn 
- Nhận xét chung.
- Kết thúc.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe và quan sát tranh.
- Truyện “Bạn mới”, tác giảThu Hằng.
- Cô giáo,Hà, Hoa, Dung, Phượng, Tí Sún.
- Trẻ trả lời 
- Là bạn Hoa.
- Trẻ trả lời
- Ở tay trái.
- Không ạ.
- Vì thấy bạn ấy bị khuyết tật.
- Các bạn đó nhìn vào tay của Hoa và cười.
- Trẻ trả lời
- Động viên an ủi bạn Hoa.
- Cô đã thấy bàn tay khuyết tật ấy biết trông em, biết giúp mẹ nấu cơm đó là bàn tay ngoan chỉ có bàn tay bẩn bàn tay lười mới là bạn tay xấu.
- Xúm lại gần và kết bạn với Hoa và rủ Hoa cùng chơi.
- Là Tình bạn phải biết giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau
- Học tập bạn Hoa tuy rằng bạn bị tật nhưng bạn vẫn chăm chỉ học tập giúp đỡ mẹ những việc nhỏ vừa sức.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ kể chuyện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe.
- Trẻ nặn.
- Ra chơi
III.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	HĐCMĐ: Quan sát cây ở vườn trường
	TCVĐ: Tay cầm tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm của một số loại cây ở sân trường;
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh; 
- Rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ: nghe và hiểu lời nói của cô giáo và thực hiện theo hiệu lệnh.
- Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. HĐCMĐ: Quan sát cây cối ở vườn trường
- Cô cho trẻ ra sân tới địa điểm cần quan sát
- Cô đặt các câu hỏi về cây với trẻ:
+ Trong sân trường mình có những cây gì?
+ Cây nhội có đặc điểm gì?
+ Cây có tác dụng gì với con người?
+ Muốn cây xanh tốt thì chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục: trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh;
b.TCVĐ: Tay cầm tay
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: 
- Chơi tập thể cả lớp.
- Trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói: "Tay cầm tay", trẻ vừa cầm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp; "Đầu chạm đầu", từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó. 
- Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: "Mũi chạm mũi", "Vai kề vai", "Tay khoác tay", "Chân chạm chân", "Lưng tựa lưng", "Bàn tay áp bàn tay"... để trẻ tập nói theo cô..
+ Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi
+ NX trẻ chơi..
c. CTD: 
 - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai :Bác cấp dưỡng
Góc xây dựng: Xây lớp mẫu giáo 
Góc học tập : Đếm số lượng 1,2 nhận biết số 1,2
Góc nghệ thuật: Hát bài hát trong chủ đề 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và bắt chước.
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai :Bác cấp dưỡng
Góc xây dựng: Xây lớp mẫu giáo 
Góc học tập : Đếm số lượng 1,2 nhận biết số 1,2
Góc nghệ thuật: Hát bài hát trong chủ đề 
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
-Ví dụ: Ở góc chơi xây dựng chúng mình sẽ xây công trường mầm non. Muốn chơi được chúng mình phải bầu một bạn làm kỹ sư trưởng để chỉ huy công trình.Ai sẽ là người trở vật liệu , ai sẽ là thợ xây, ai sẽ là người trộn vữa... Muốn xây được thì cần những vật liệu gì? Chúng mình sẽ xây cái gì trước, cái gì sau? Xây xong phải làm gì?...
- Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc phân vai và học tập. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô kê bàn ghế cho trẻ ăn
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Cô thu dọn bàn ghế, thu dọn phòng ăn.
VI.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
Tập theo BH: Đu quay
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* TRÒ CHƠI HỌC TẬP: Đoán xem ai vào
I. Mục đích, yêu cầu:
- TrÎ høng thó khi tham gia trß ch¬i.
- Phát triển khả năng quan sát, rèn luyện trí nhớ cho trẻ
II. ChuÈn bÞ:
- Khăn bịt mắt cho 1, 2 trẻ
- Dùa ®iÓm ch¬i b»ng ph¼ng s¹ch sÏ.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: TCHT: Đoán xem ai vào
* Cô giới thiệu cách chơi:
- Cách chơi: Chọn 5- 7 trẻ cho ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn. Chọn một trẻ đứng vào giữa vòng tròn, cho trẻ quan sát kỹ thứ tự của các bạn ở vòng tròn. Sau đó bịt mắt lại. Cô chỉ định 2-3 trẻ trong số những trẻ ra ngoài, đi nhẹ nhàng và sau đó đứng vào vòng tròn, cô hô “Xong rồi”. Trẻ đứng ở giữa mở mắt và quan sát vòng tròn và nói tên bạn mới đứng vào.Có thể cho 2 trẻ cùng bịt mắt để thi xem ai quan sát nhanh hơn
- Luật chơi: Nếu trẻ nói đúng tên thì bạn mới vào sẽ phải bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu nói không đúng trẻ sẽ phải bịt mắt và chơi 1 lần nữa. .
2. Trong khi chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . 
3 Sau khi chơi
- Cô nhận xét buổi chơi.  
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi
- Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 
- Trẻ chơi trò chơi. 
- Trẻ nghe cô nhận xét
	*Bé chơi với chữ o, ô, ơ:
1. Chuẩn bị:
* Cô :
- Vở tô mẫu.
- Tranh kèm từ: Quả bóng, quyển vở, hộp bút, cổng trường.
- Thẻ chữ cái o, ơ, ô.
- 3 tranh viết đoạn thơ đồng dao.
* Trẻ: 	
- Tâm thế thoải mái.
- Vở tô cho trẻ.
* NDTH: Âm nhạc, trò chơi.
2. Nội dung
 Bé làm ca sĩ.
- Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”
- Đàm thoại về bài hát
- GD trẻ: chăm chỉ đi học đều.
*Bé cùng ôn chữ cái : 
* Trò chơi: Thi xem ai chọn đúng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một số tranh về trường MN kèm từ. Trẻ chọn tranh nào có từ chứa o, ô, ơ gắn lên bảng.
- Luật chơi: Khi nghe 3 tiếng xắc xô báo hiệu thời gian chấm dứt, nhóm nào chọn được nhiều từ và chọn đúng nhất, nhóm đó thắng.
- Trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi xong.	
* Trò chơi: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tìm đúng chữ
- Cách chơi: Mỗi trẻ có thẻ chữ o,ô,ơ. Tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh của cô rồi giơ lên. VD: Cô phát âm o các con giơ chữ o lên theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi (động viên, khuyến khích trẻ chơi)
- Cô nhận xét trẻ chơi. 
* Trò chơi : Ai nhanh mắt
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Chia trẻ thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có một đoạn thơ, ca dao, đồng dao. Trẻ cùng thảo luận và tìm chữ o, ô, ơ trong các đoạn thơ đó. Gạch dưới và ghi số lượng.
- Cô cho trẻ chơi (động viên khuyến khích trẻ chơi)
- Cô nhận xét trẻ chơi.
* Kết thúc: Ra chơi
III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Góc học tập”
1.Chuẩn bị:
- Tranh Góc học tập
2.Nội dung:
- Cô cho trẻ quan sát tranh góc học tập và đàm thoại:
- Cô đọc từ góc học tập 3-4 lần
- Trẻ đọc:
+ Lớp đọc
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa lời cho trẻ
3.Kết thúc:
IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 29 tháng 08 năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 31 tháng 08 năm 2017
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ.
2. Hoạt động tự chọn.
3. Điểm danh.
4.Thể dục sáng.
II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: THẨM MĨ
	HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
	ĐỀ TÀI: Tô màu trường mầm non (mẫu)
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để tô tranh trường mầm non : cầm bút bằng ngón trỏ và ngón đỡ bằng ngón giữa.
- Trẻ tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Trẻ biết sử dụng, phối hợp các màu sắc để tô màu tranh thật đẹp
- Thông qua các hoạt động,các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Rèn sự khéo léo của đôi tay;
- Giáo dục trẻ có tình cảm yêu mến cô giáo; yêu quý trường lớp;
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: tại lớp học
- Tranh mẫu; tranh có hình vẽ trường mầm non,sáp màu;
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại;
- Trẻ:Tâm lý thoải mái
- ND tích hợp:Âm nhạc: Trường cháu đây là trường mầm non
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé hát cùng cô
- Cô và trẻ hát bài hát: “Trường cháu đây là trường mầm non”
- Đàm thoại về bài hát
- GD trẻ: Giáo dục trẻ biết yêu quý trường,lớp biết quan tâm đến cô giáo và các bạn.Các cô chú trong trường khác nữa biết giữ gìn đồ dùng-đồ chơi,bảo vệ môi trường xanh-đẹp. 
2. Hoạt động 2:Cùng khám phá
- Chốn cô, chốn cô
(Cô treo tranh)
-Thấy cô, thấy cô
-Trên bảng cô có gì đây?
-Bức tranh vẽ gì nhỉ?
-Trong trường mầm non có những gì?
- Ở trường mầm non có những ai?
- Hàng ngày chúng mình đến trường chúng mình được làm những gì?
- Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Vậy chúng mình có muốn tự tay làm nên những bức tranh đẹp như thế này không?
*Cô tô mẫu:
- Cô hướng dẫn cách tô: Muốn tô được tranh trường mầm non được đẹp các cháu phải cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng đúng bằng ngón trỏ và ngón đỡ bằng ngón giữa, tay trái cô giữ tranh. Cô tô thật khéo để màu không bị chườm ra ngoài, cô chọn những màu tươi sáng để tô cho bức tranh thêm đẹp đấy.
3. Hoạt động 3:Bé làm họa sĩ
- Trẻ thực hiện: cô phát tranh và sáp màu cho trẻ.
- Trẻ tô cô đến bên trẻ để hướng dẫn thêm cho những trẻ nào còn lúng túng,khuyến khích trẻ trẻ vẽ hoàn thiện bức tranh và sáng tạo
4. Hoạt động 4: Triển lãm tranh
-Cho trẻ mang tranh lên giá treo
-Gọi 1, 2 trẻ lên hỏi: Cháu thích bài của bạn nào? Vì sao?
- Cô nhận xét chung:Cô động viên, khen ngợi trẻ có sản phẩm đẹp và sáng tạo,khuyến khích trẻ có sản phẩm gần đẹp.
- GD trẻ: chúng mình phải biết ăn nhiều loại thức ăn như ăn rau, thịt, cáđể chúng mình chóng lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào để tới trường học tập thật tốt nhé.
RA CHƠI
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ đàm thoại cùng cô
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ nhắm mắt
-Trẻ mở mắt
-Trẻ trả lời: bức tranh
- Trẻ trả lời: vẽ trường mầm non
-Trẻ trả lời
- Có cô giáo, bạn
- Trẻ trả lời
- Có ạ
-Tươi sáng và đẹp
- Có ạ
- Trẻ quan sát và lắng nghe
 Làm đầu
 Tô 
- Trẻ tô màu tranh 
- Trẻ mang tranh lên giá để treo
- Trẻ nhận xét
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ ra chơi
III.CHƠI NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi, trò chơi học tập: Tìm bạn thân
Chơi tự do với cát
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết chơi trò chơi; 
- Luyện tập lời bài hát "Tìm bạn thân".
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn ở trẻ, khả năng hiểu và thực hiện đúng theo lời giải thích của cô.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi; TCHT: Tìm bạn thân
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Giới thiệu tên trò chơi: Tìm bạn thân
- Cách chơi: - Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân" thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: "Đổi bạn" thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
- Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
- Trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi;
b. CTD: chơi với cát
 - Nhắc nhở trẻ không được ném cát vào bạn; 
cho trẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai :Bác cấp dưỡng
Góc xây dựng: Xây lớp mẫu giáo 
Góc học tập : Đếm số lượng 1,2 nhận biết số 1,2
Góc nghệ thuật: Hát bài hát trong chủ đề 
(Đã soạn thứ 2)
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
VI.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* TCVĐ: Lăn bóng
1. Mục đích, yêu cầu:
- TrÎ høng thó khi tham gia trß ch¬i.
- Phát triển khả năng quan sát, rèn luyện trí nhớ cho trẻ
2. ChuÈn bÞ:
- Khăn bịt mắt cho 1, 2 trẻ
- Dùa ®iÓm ch¬i b»ng ph¼ng s¹ch sÏ.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: TCVĐ: Lăn bóng
* Cô giới thiệu cách chơi:
- Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị cho hai bé một quả bóng.Cho hai trẻ ngồi cách nhau khoảng 2m.Bắt đầu trẻ lăn bóng sang cho bạn và bắt bóng khi bạn lăn tới mình.Trong khi chơi cho trẻ đọc bài thơ sau:
                        Quả bóng
                        Tròn xoay
                        Đưa tay
                        Tôi đây
                        Bạn ơi
                        Đón lấy
                        Quả bóng
                        Tròn xoay
                     

File đính kèm:

  • docxGiao an chu de Truong mam non_12214391.docx
Giáo Án Liên Quan