Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Gia đình. Đề tài: Thí nghiệm Những hạt gạo nhảy múa - Năm học 2022-2023 - Phạm Ngọc Oanh

I/ Mục đích-yêu cầu:

- Trẻ biết gọi đúng tên các nguyên vật liệu để làm thí nghiệm: Nước, dấm, gạo, barking soda. , biết pha các dung dịch để những hạt gạo nhảy múa.

- Trẻ nói được tên các nguyên vật liệu để làm thí nghiệm: Nước, dấm, gạo, barking soda. , pha được các dung dịch để những hạt gạo nhảy múa, hợp tác cùng chia sẻ, thỏa luận khi tham gia hoạt động .

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức trong giờ học.

II/ Chuẩn bị:

- Nhạc “ Với lấy ông mặt trời” của nhạc sĩ Phạm Hồng Phước

- Nhạc không lời chơi trò chơi

- Chai nước, dấm, gạo,barking soda, ly, dĩa, ống hút, muỗng,que chỉ, bảng

- Tranh loto: Chai nước, dấm, gạo,barking soda, ly, ống hút, muỗng, bột giặc, tô, dĩa, màu nước, quả bóng

 

docx4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Gia đình. Đề tài: Thí nghiệm Những hạt gạo nhảy múa - Năm học 2022-2023 - Phạm Ngọc Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYÊN VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN LONG
 KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, 
GIÁO DỤC
Chủ điểm : Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Thí nghiệm “ Những hạt gạo nhảy múa”
Lớp : Mẫu giáo 5-6 tuổi A2
Thời gian: 30- 35 phút
Giáo viên :Phạm Ngọc Oanh
Ngày thực hiện: 14/10/2022
NĂM HỌC:2022-2023
I/ Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ biết gọi đúng tên các nguyên vật liệu để làm thí nghiệm: Nước, dấm, gạo, barking soda.. , biết pha các dung dịch để những hạt gạo nhảy múa.
- Trẻ nói được tên các nguyên vật liệu để làm thí nghiệm: Nước, dấm, gạo, barking soda.. , pha được các dung dịch để những hạt gạo nhảy múa, hợp tác cùng chia sẻ, thỏa luận khi tham gia hoạt động .
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Nhạc “ Với lấy ông mặt trời” của nhạc sĩ Phạm Hồng Phước
- Nhạc không lời chơi trò chơi
- Chai nước, dấm, gạo,barking soda, ly, dĩa, ống hút, muỗng,que chỉ, bảng
- Tranh loto: Chai nước, dấm, gạo,barking soda, ly, ống hút, muỗng, bột giặc, tô, dĩa, màu nước, quả bóng
III/ Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Thí nghiệm “Những hạt gạo nhảy múa”
- Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát “Với lấy ông mặt trời” của nhạc sĩ Phạm Hồng Phước.
+ Các con vừa vận động bài hát gì?	
+ Bài hát nói về điều gì? 
- Cô giáo dục cháu: các con phải giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay các các bộ phận khác trên cơ thể thật sạch sẽ.
- Cô xuât hiện hộp quà và cho trẻ mở hôp quà 
+ Đây là gì vậy các con?
+ Hạt gạo của cô có màu gì?
- Cô khái quát và giáo dục các cháu, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí.
- Cô dùng muỗng để gõ vào hộp đựng gạo
+ Các con nhìn xem những hạt gạo của cô lúc này như thế nào?
- Cô dẫn dắt vào thí nghiệm, cô giới thiệu các dụng cụ, nguyên liệu để làm thí nghiệm “Những hạt gạo nhảy múa” và đàm thoại với trẻ về công dụng của các nguyên liệu
- Cô làm thí nghiệm
+ Bước 1: Cho nước vào cốc đến vạch cô quy định
+ Bước 2: Cho 2 thìa bột barking soda vào ly và dùng ống hút khuấy đều
+ Bước 3: Cho 1 thìa gạo vào ly
+ Bước 4: Cho dấm ăn vào ly nhỏ cô đã vạch mức quy định, đổ dấm ăn từ từ vào trong ly lớn.
- Các con đoán xem điều gì xảy ra khi cô cho dấm ăn vào ly?
- Các con có biết vì sao khi cô cho dấm ăn vào thì những hạt gạo lại nhảy múa hay không?
- Cô động viên, khuyến khích trẻ trả lời
- Cô khái quát: Khi cô cho dấm vào trong hỗn hợp thì dấm kết hợp với soda tạo ra khí bọt, các khí bọt đó bám vào hạt gạo làm cho hạt gạo nổi lên trên mặt nước, sau khi nổi lên trên bờ mặt nước các khí bọt tan ra làm cho hạt gạo chìm xuống,khi chìm xuống khí bọt lại tiếp tục bám vào hạt gạo và lại tiếp tục làm cho hạt gạo lại nổi lên, điều đó đã tạo nên hiện tượng hạt gạo nhảy múa
 - Cô cho trẻ về 3 nhóm lấy nghiên liệu, dụng cụ để thực hiện và kể cho cô và các bạn cùng nghe 
+ Con đã pha dung dịch như thế nào?
+ Điều gì xảy ra khi con cho tất cả dung dịch vào?
+ Vì sao các hạt gạo lại nhảy múa trong ly?
- Cô quan sát trẻ làm và hướng dẫn trẻ
- Cô giáo dục các cháu: sử dụng tiết kiệm vừa đủ lượng. Không lảng phí các nguyên vật liệu, vì vậy khi sử dụng các con phải hỏi ý kiến ngươi lớn, khi làm thí nghiệm phải có người lớn làm cùng với các con.
* Hoạt động 2 : Trò chơi “ Đội nào giỏi”
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội có số lượng bằng nhau, khi có hiệu lệnh bắt đầu của cô đội đầu hàng của 3 đội chạy thật nhanh lên phía trên và lựa chọn các nguyên vật liệu và dụng cụ để làm thí nghiệm những hạt gạo nhảy múa gắn lên bản của nhóm mình
+ Luật chơi: Đội nào tìm được đúng và nhiều dụng cụ làm thí nghiệm những hạt gạo nhảy múa nhất đội đó dành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô động viên, khuyến khích trẻ thưc hiện.
- Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả chơi
- Cô tuyên dương trẻ và khái quát lại.
- Cô nhận xét chung và kết thúc hoạt động.
-Trẻ vận động cùng cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ mở hộp quà
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe và trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ cùng cô nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_diem_gia_dinh_de_tai_thi_nghiem_n.docx
Giáo Án Liên Quan