Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường bộ
KPKH: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ gọi đúng tên, công dụng 1 số PTGT đường bộ, nói được những đặc điểm rõ nét về cấu tạo, tiếng động cơ, tốc độ và nơi hoạt động.
- Phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định.
- GD trẻ khi tham gia GT phải chấp đúng luật giao thông.
II.Chuẩn bị:
- Cô chuẩn bị một số hình ảnh phương tiện giao thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ôtô, ô tô con , ô tô khách
Một số tranh vẽ về các loại PTGT đường bộ: xe đạp, xe máy, ôtô, xích lô , xe ô tô con
- Tranh lô tô để trẻ tô màu các loại PTGT đường bộ, màu tô.
- Mỗi trẻ 4-5 loại tranh lôtô về các PTGT
- Một số câu đố về PTGT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LÃNH Chủ điểm: Phương tiện giao thông Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: KPKH “Một số PTGT đường bộ Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Trang NĂM HỌC: 2016 - 2017 KPKH: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục đích – yêu cầu - Trẻ gọi đúng tên, công dụng 1 số PTGT đường bộ, nói được những đặc điểm rõ nét về cấu tạo, tiếng động cơ, tốc độ và nơi hoạt động. - Phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định. - GD trẻ khi tham gia GT phải chấp đúng luật giao thông. II.Chuẩn bị: - Cô chuẩn bị một số hình ảnh phương tiện giao thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ôtô, ô tô con , ô tô khách Một số tranh vẽ về các loại PTGT đường bộ: xe đạp, xe máy, ôtô, xích lô , xe ô tô con - Tranh lô tô để trẻ tô màu các loại PTGT đường bộ, màu tô. - Mỗi trẻ 4-5 loại tranh lôtô về các PTGT - Một số câu đố về PTGT III.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Một số phương tiện giao thông đường bộ Cô và cháu hát bài “ Bác đưa thư vui tính ”. - Trong bài hát bác đưa thư đi bằng xe gì ? ( Xe đạp ) . Vậy xe đạp là loại phương tiện giao thông đường nào ? ( Đường bộ ) . Ngoài phương tiện giao thông đường bộ ra còn có nhiều phương tiện giao thông khác nữa . Hôm nay cô cháu mình tìm hiểu về một số phương tiện giao thông . Cô cho cháu xem tranh xe đạp - Cho trẻ nêu nhận xét về xe đạp ( nhận xét về các bộ phận, chức năng,cấu tạo của từng bộ phận) - Xe đạp có những bộ phận nào? - Xe đạp chạy bằng gì? Xe đạp có mấy bánh? - Xe đạp chạy ở đâu? Là loại phương tiện giao thông đường gì? - Xe đạp dùng để làm gì? - Khi đi xe đạp thì phải như thế nào? Cô đọc câu đố về xe máy. ( cho trẻ trả lời) Cô xuất hiện xe máy + Xe máy có những bộ phận nào? - Xe máy chạy ở đâu? + Xe có mấy bánh? Xe máy dùng để làm gì? + Xe máy chạy ở đâu? Là PTGT đường gì? + Xe máy chạy được là nhờ gì? + Khi đi xe máy thì ta phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm và ngồi ngay ngắn. * So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xe đạp và xe máy. - Khác nhau: Xe đạp Xe máy + Không có động cơ + Có động cơ + Không có đèn xin đường + Có đèn xin đường + Đạp bằng sức người + Chạy bằng xăng - Giống nhau: Đều là phương tiện chạy trên đường bộ, và là phương tiện để đi lại, có 2 bánh - Ngoài xe đạp và xe máy PTGT đường bộ còn có những phương tiện nào nữa? (cho trẻ tự kể) - Cô mở rộng cho trẻ xem tranh các loại PTGT đường bộ. Hoạt động 2: Đội nào nhanh - Cô giới thiệu trò chơi - Cô phổ biến cách choi luật chơi - Cô tổ chức cho cháu chơi - Cô nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi *Kết thúc: Nhận xét tuyên dương cháu
File đính kèm:
- KPKH_Mot_so_PTGT_duong_bo.doc