Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Thế giớ động vật - Nhánh VI: Một số côn trùng và chim
Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về một số côn trùng và chim.
- TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng.
+ Hô hấp : Làm động tác “Gà gáy”
+ Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (4lx4n)
+ Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx4n)
+ Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx4n)
+ Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx4n)
- Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN VI CHỦ ĐIỂM: Thế giớ động vật NHÁNH VI: Một số côn trùng và chim. Thời gian thực hiện ngày 4/1-8/1/2016 Giáo viên thực hiện: Trần Thị Tươi s HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 * Đón trẻ * Thể dục sáng * Điểm danh - Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về một số côn trùng và chim. - TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng. + Hô hấp : Làm động tác “Gà gáy” + Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (4lx4n) + Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx4n) + Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx4n) + Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx4n) - Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời. Hoạt động học ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát “Con chuồn chuồn” Nhạc và lời: Vũ Đình Lê. - NDKH: + Nghe hát: “Con cào cào” Nhạc và lời: Khánh Vinh. + TC: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. KPKH Tìm hiểu về một số loại côn trùng và chim (Con bướm, con chim, con chuồn chuồn) LQ VỚI TOÁN Phân biệt khối cầu và khối trụ. PTVĐ - VĐCB: Lăn và di chuyển theo bóng. - TCVĐ: Bắt bướm. LQVH Dạy trẻ đọc thơ: ”Ong và bướm” Tác giả Nhược Thủy. Tạo hình Vẽ con bướm (theo mẫu) Hoạt động ngoài trời - Quan sát cây xanh. - TCVĐ : Cáo và thỏ - Chơi tự do. - Quan sát : Vườn rau của bé. - TCVĐ: Chi chi chành chành. - Chơi tự do với cát và nước. - Quan sát: Thời tiết. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Lao động: Quét lá dụng. - Đọc thơ “Hoa kết trái” cho trẻ nghe. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Quan sát bầu trời. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. Hoạt động góc * Góc phân vai: Bán thức ăn cho con vật, bán thuốc thú y. - Chuẩn bị : Thức ăn cho các con vật, các con vật bằng nhựa, thuốc thú y. - Kỹ năng: Trẻ giao tiếp tự nhiên với nhau trong khi chơi. * Góc xây dựng: Xây dựng ao cá, vườn rau. *Góc nghệ thuật: - Tô màu con bướm, con chim... - Hát các bài hát về chủ điểm nhánh một số côn trùng và chim (Con cào cào, ong và bướm, con chim non...) * Góc kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng vắt khăn vải mỏng. *Góc học tập: - Chọn thức ăn cho các con vật, nối các con vật về môi trường sống. - Đếm xem có bao nhiêu con chim và xếp số tương ứng. Hoạt động chiều - Ôn bài hát “Con chuồn chuồn” - Hướng dẫn trẻ chơi TC: “Làm theo hiệu lệnh”. - Cho trẻ xem TV. - Làm bài tập trong vở trò chơi học tập. - Hướng dẫn TC : “Băt bướm”. - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc. - Cho trẻ làm quen bài thơ “Ong và bướm” - Cho trẻ xem TV. - Chơi tự do. - Cho trẻ làm quen cách vẽ con bướm. - Ôn bài thơ ”Ong và bướm”. - Cho trẻ chơi ở các góc. - Lau dọn đồ dùng của cô. - Cho trẻ hát bài hát “Màu hoa” - Nhận xét cuối tuần, phát phiếu bé ngoan Người lập kế hoạch Phụ trách CM Trần Thị Tươi Trịnh Thi Lai Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát “Con chuồn chuồn”. Nhạc và lời: Vũ Đình Lê. - NDKH: + Nghe hát: “Con cào cào” Nhạc và lời: Khánh Vinh. + TC: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Con chuồn chuồn”.Nhạc và lời Vũ Đình Lê. - Trẻ biết tên bài nghe hát “Con cào cào” của nhạc sĩ Khánh Vinh. - Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Con chuồn chuôn” .Bài nói về những con chuồn chuồn bay lượn khắp sân trường trông giống như những đám tàu bay. *Kỹ năng - Trẻ hát thuộc lời, hát rõ lời và đúng giai điệu bài hát “Con chuồn chuồn”. - Trẻ chơi được trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. * Thái độ - Trẻ hứng thú với tiết học. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật. *Đồ dùng của cô: Đài ghi nhạc bài hát "Con chuồn chuồn", nhạc bài hát "Con cào cào". *Đồ dùng của trẻ: - Quần áo sạch sẽ gọn gàng, ghế đủ ngồi cho trẻ. 1.Ôn định tổ chức - Cô đọc câu đố “Cánh gì mỏng tựa như sa Tên thì ai cũng gọi ra hai lần Bay vừa nó báo trời râm Bay cao trời nắng thấp dần trời mưa Là con gì? (Con chuồn chuồn) - Có một bài hát rất hay nói về những con chuồn chuồn mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy, đó là bài hát “Con chuồn chuồn”. Bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan và lắng nghe cô hát bài hát này nhé. 2.Nội dung chính a.NDTT: Dạy hát bài “Con chuồn chuồn” do nhạc sĩ Vũ Đình Lê sang tác. - Cô hát lần 1: Không nhạc giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát "Con chuồn chuồn" do nhạc sĩ Vũ Đình Lê sang tác. - Để hiểu hơn về nội dung bài hát này cô mời các con cùng lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé! - Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác + Bài hát nói về điều gì? - Giới thiệu nội dung: Bài hát nói về những con chuồn chuồn bay lượn khắp sân trường trông giống như những đám tàu bay. * Dạy trẻ thuộc bài hát - Cô cho cả lớp hát 2 lần. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cả lớp hát lại một lần * Nghe hát bài “Con cào cào” nhạc và lời Khánh Vinh. - Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ, giới thiệu bài hát, tên tác giả. - Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc và làm các động tác minh họa. + Hỏi trẻ vừa hát ài hát gì? + Tác giả là ai? - Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô ca sĩ hát * Tc âm nhạc: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” - Cô phổ biến cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, cô bật giai điệu trẻ đoán tên bài hát và hát bài hát đó. - Luật chơi: Khi giai điệu bật lên đội nào có tín hiệu trước thì đội đó sẽ giành quyền trải lời. Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ đước nhận một phần quà. - Cô cho trẻ cho trẻ chơi, kết thúc cô nhận xét khen ngợi. 3. Kết thúc: Cô củng cố lại bài học, khuyến khích động viên trẻ. KPKH Tìm hiểu một số côn trùng và chim (con bướm, con chim, con chuồn chuồn) * Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi, lợi ích và tác hại của các loại côn trùng đối với mọi người. - Trẻ biết được môi trường sống của một số côn trùng * Kỹ năng : - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh về đặc điểm cấu tạo của một số loại côn trùng và con chim. * Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia giờ học. - Giáo dục trẻ biết lợi ích và tác hại của các loại côn trùng để không lại gần các con vật nguy hiểm và bảo vệ côn trùng có lợi. *Đồ dùng của cô: - Tranh về một số côn trùng, chim trên máy tính. *Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi đủ cho trẻ. - Trẻ ngồi hình chữ U. - lô tô các con vật 1.Ôn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát và vận động theo bài “Chị ong nâu”. - Bài hát nói về điều gì? ( Con ong bay tìm mật) - Các con biết con ong thuộc nhóm động vật nào? - Các con thấy con ong bao giờ chưa? - Ong là côn trùng có lợi hay có hại? - Vậy chúng mình phải làm gì để bảo vệ chúng? => Hôm nau cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số lạo côn trùng và chim nhé. 2. Nội dung chính * Quan sát con bướm: - Các con nhìn xem cô có hình ảnh con vật gì đây?(Cháu trả lời ) - Con bướm đang làm gì? - Con bướm có màu gì? (Màu vàng, xanh, cam) - Bướm có những bộ phận nào? ( Đầu, mình, chân, râu, mắt). - Bướm thường sống ở đâu? (Bướm thường đậu trên hoa). - Tại sao bướm lại thích đậu trên hoa? (Vì bướm giúp hoa thụ phấn để hoa nở đẹp tạo môi trường trong sạch và thoải mái cho chúng ta). - Vậy bướm là loài côn trùng có lợi hay có hại? ( Bướm là loài côn trùng có hại vì). Con làm gì để bảo vệ các loại bướm? ( trẻ trả lời). => Bướm là loại côn trùng có hại vì nói đẻ ra trứng, trứng bướm nở thành sâu phá hoại hoa màu cây cối gây thiệt hại cho sản suất nông nghiệp. * Quan sát con chim. - Cô đố các con đây là tranh vẽ con gì? - Con chim có những bộ phận nào? - Trên đầu chim có gì? - Mình chim có gì? Chim có mấy chân? Mấy cánh? - Chim bay được nhờ có gì nhỉ? Chim đẻ ra gì? - Bạn nào biết hàng ngày chim thường làm gì? - Nhà bạn nào có nuôi chim không? - Chim thường ăn gì? Chim sống ở đâu? - Người ta nuôi chim để làm gì? - Con chim có lợi hay có hại? => Chim là loại động vật có lợi, chim có rất nhiều loại với nhiều tên gọi và hình dáng, màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có ích cho cuộc sống con người. Có loại nuôi để lấy thịt, có loại nôi để làm cảnh và đặc biệt là có tiếng hót nghe rất hay, có loài còn biết giúp đỡ cho con người nữa. * Quan sát con ong. - Cô đọc câu đố: Con gì thích các loại hoa Ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm Cùng nhau cần mẫn ngày đêm Làm nên mật ngọt lặng im tặng người. - Cô cho trẻ quan sát hình anhe con ong. + Con ong đang làm gì? + Con ong dùng cái gì để hút mật? + Còn đây là cái gì? + Các con cùng đếm xem con ong có bao nhiêu cái chân? + Con ong sống ở đâu? + Ong sống đơn lẻ hay sống theo đàn? + Ong là côn trùng có lợi hay có hại? => Ong là côn trùng có lợi, thuộc nhóm có cánh. Ong sống thành đàn hút mật hoa kết mật ở tổ, ong đem đến cho con người một lượng mật lớn và bổ dưỡng. * Trò chơi luyện tập: * TC 1 : Ai nhanh hơn. - Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội, nhiệm vụ của các đội là phải vượt qua chướng ngại vật mà cho đã xếp sẵn, tìm trong rổ lô tô các con c«n trïng(để lẫn trong l« t« con vËt kh¸c), sau đó gắn lên bảng . - Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức,thời gian trong vòng 1 bản nhạc. Kết thúc phần chơi, đội nào gắn được nhiều lô tô lên bảng của đội mình hơn đội đó sẽ là đội chiến thắng, những lô tô sai luật sẽ không được tính điểm. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Kết thúc: Cho các đội nhận xét kết quả, tìm đồ dùng sai, đếm đồ dùng đúng. 3.Kết Thúc - Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ, cô cho trẻ về góc chơi. Lưu ý: Thứ 3 ngày 2 tháng 1 năm 2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT Phân biệt khối cầu khối trụ. * Kiến thức - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. - Trẻ phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ. *Kỹ năng - Trẻ nói được đặc điểm hình dạng của khối thông qua khảo sát. - Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. * Thái độ - Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia các hoạt động. *Đồ dùng của cô: - Một số khối cầu, khối trụ. *Đồ dùng của trẻ - Đất nặn các màu, bảng con, chiếu - Mỗi trẻ một rổ đựng các khối. 1.Ổn định tổ chức: - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Chị ong nâu” + Cô trò truyện với trẻ về nội dung bài hát hướng trẻ tới nội dung bài học. 2.Nội dung chính * Nhận biết, gọi tên khối cầu khối trụ. - Cô cho cả lớp quan sát một chiếc hộp được trang trí đẹp, bên trong chiếc hộp đựng một số đồ dùng (Lon bia, vỏ họp sữa, quả bóng) - Cô mời một số bạn lên sờ và đoán xem đó là gì? - Cô đàm thọa với trẻ về một số đồ dùng đó. + Gọi tên đồ chơi, đồ dùng này là gì? Đồ dùng đồ chơi này được làm từ chất liệu gì? - Hướng dẫn trẻ nhận biết khối cầu khối trụ. + Cô cho trẻ quan sát mô hình khối trụ và hỏi? + Hình dạng khối này giống với lọai đồ dùng đồ chơi nào? + Cô cho trẻ lên sờ và gọi tên “Khối trụ” + Cô mời cả lớp đọc, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Tương tự cô cho trẻ sờ tay vào khối cầu và gọi tên khối cầu. - Cô cất tất cả các đồ dùng, đồ chơi đó vào hộp sau đó gọi trẻ lên chọn: Chẳng hạn cô nói lấy cho cô đồ dùng đồ chơi có dạng khối cầu, hoặc lấy cho cô đồ dùng đồ chơi có dạng khối trụ, trẻ sẽ lên chọn theo yêu cầu của cô. * Phân biệt khối cầu, khối trụ. - Cô phát cho mỗi trẻ 2 khối cầu và khối trụ + Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho nhận xét: + Khối cầu lăn được không? Vì sao? (lăn được vì bề mặt tiếp xúc của khối cầu đều là đường cong) + Khối trụ lăn được không? Vì sao? (lăn được vì đường bao quanh của khối trụ đều là đường cong) - Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu và khối trụ đều là đường cong không gấp khúc nên chúng lăn được. - Cô yêu cầu trẻ xếp chồng từng loại khối lên nhau và hỏi? + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? (không đươc, vì các mặt tiếp xúc của khối cầu đều là đường cong tròn) + Khối trụi chồng lên nhau được không? Vì sao? (chồng lên được, vì hai đầu của khối trụ đều là mặt phẳng) *Trò chơi : Nặn đồ dùng gia đình: +Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đất nặn, cô trò truyện với trẻ về tên gọi và công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi. Cô phát đất nặn cho trẻ yêu cầu trẻ sử dụng đất nặn để tạo ra một số đồ dùng đồ chơi. Sau khi trẻ thực hiện song cô cho trẻ giưới thiệu về sản phẩm của mình và gọi tên dạng hình khối đó. - Cô cho trẻ thực hiện, kết thúc cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ. 3)Kết thúc - Cô củng cố bài học - Cô cho cả lớp hát bài “Đố bạn” và về các góc chơi. *Lưu ý: Thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTTC - VĐCB: Lăn và di chuyển theo bóng. - TCVĐ: Bắt bướm. * Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập “Lăn và di chuyển theo bóng”,biết tên trò chơi “Bắt bướm” - Trẻ biết tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung. *Kỹ năng - Trẻ có kĩ năng lăn và di chuyển theo bóng. - Phát triển tố chất khéo léo của đôi tay trong khi chơi TC. - Trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi. * Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và chú ý làm theo hiệu lệnh của cô. -Trẻ có tinh thần đoàn kết,có tính tập thể - Địa điểm: Ngoài sân trường. - Đội hình: Khởi động vòng tròn. Hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung Tập VĐCB:2 hàng quay mặt vào nhau *Đồ dùng của cô: - Sân tập sạch sẽ 16 vòng thể dục đường kính 35-40cm. - Nhạc bài hát về chủ đề. *Đồ dùng của trẻ: -Trang phục gọn gàng 1.Ôn định tổ chức - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. - Cô giới thiệu: Hôm nay nhà trường tổ chức hội thi’Bé khỏe bé ngoan” đấy. Các con có muốn tham dự cùng cô không? - Cô mời các con cùng khởi động để đến dự hội thi nào. 2.Nội dung chính: a.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu đi sau đó về đội hình hai hàng ngang để tập bài tập phát triển chung (Tập với nhạc) b.Trọng động: * BTPTC: - Trẻ cùng cô tập các động tác: - Động tác 1: Tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (3lần x 8 nhịp) - Động tác 2: Chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khuỵu về phía trước(3lần x 8 nhịp) - Động tác 3: Bụng: Hai tay đưa lên cao,gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp) - Động tác 4: Bật chụm chân tách chân: Hai tay chống hông rồi bật tại chỗ (2 lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản:“Lăn và di chuyển theo bóng” - Cô làm mẫu lần 1: Làm động tác dứt khoát, không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác. * Trẻ thực hiện: Có bạn nào muốn thử bài thi ngày hôm nay không? - Cô gọi 2 trẻ khá lên tập. + Lần 1: Cho cả lớp lên tập lần lượt cho đến hết. + Lần 2: Cho hai tổ thi đua. + Lần 3: Cho cả lớp tập lại 1 lần(Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai) *Giáo dục: Hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới nhanh lớn khỏe mạnh các con nhớ chưa. * Trò chơi vận động “Bắt bướm” - Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi cho trẻ - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét - Hỏi trẻ lại tên bài tập. * Hổi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trên nền nhạc. 3. Kết thúc. - Cô nhận xét bài học, cô cho trẻ đi uống nước đi vệ sinh. *Lưu ý: Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành VĂN HỌC Dạy trẻ đọc thơ: Ong và bướm Tác giả Nhược Thủy. * Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ “Ong và bướm”của tác giả Nhược Thủy. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Ong và bướm” bài thơ nói về một chú ong chăm chỉ đi hút mật và một chú bướm thì lười biếng suốt ngày chỉ biết dong chơi. * Kỹ năng - Trẻ đọc thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ “Ong và bướm”. - Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. *Thái độ - Gáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loài động vật *Đồ dùng của cô: -Tranh minh họa nội dung bài thơ“Ong và bướm” - Đài ghi nhạc bài hát « Chị ong nâu», que chỉ. * Đồ dùng của trẻ: - Trẻ ngồi theo hình chữ U. 1.Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Chị ong nâu” cô hỏi? + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói con gì? + À đúng rồi! Bài hát vừa rồi có nhắc đến con ong đấy. - Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung bài thơ. 2.Nội dung chính * Đọc thơ “Ong và bướm” cho trẻ nghe. - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện nhịp điệu theo bài thơ Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Do nhà thơ nào sáng tác? - Giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về một chú ong chăm chỉ đi hút mật làm đẹp cho đời còn một chú bướm thì lười nhác suốt ngày chỉ biết ding chơi. * Đàm thoại+trích dẫn + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ có những ai? + Chú ong trong bài thơ đang làm gì? + Bạn nào giỏi nhắc lại câu thơ nói về điều đó. + Cô đọc trích dẫn “ + Trong khi làm việc chú ong đã gặp ai? + Bạn bướm bận đi đâu? + Bạn ong có đi cùng bướm không? Vì sao? + Bạn nào có thể đọc lại đoại thơ đó? + Cô đọc trích dẫn “ + Các con thấy bạn ong là người như thế nào? + Còn bạn bướm là người như thế nào? + Các con phải học tập bạn nào? * Giáo dục: Giáo dục trẻ phải biết ngoan ngoãn vâng lời người lớn, phải chăm chỉ lao động không được lười biếng như bạn bướm trong bài thơ. * Dạy trẻ đọc thuộc thơ. - Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần. - Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ dưới nhiều hình thức. - Cô mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên đọc - Cả lớp đọc lại một lần. - Khi đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Trò chơi: “Tập tầm vông” - Cách chơi: Cô phổ biến cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2 lần khi chơi cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương. 3) Kết thúc - Cô củng cố lại bài học, nhận xét tuyên dương trẻ. *Lưu ý: Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2016 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình Vẽ con bướm (theo mẫu) * Kiến thức - Trẻ biết một số đặc điểm bên ngoài của con bướm. - Trẻ biết vẽ hình dạng của con bướm bằng những nét cong, nét uốn. *Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng vẽ những nét cong, nét uốn. - Trẻ biết cầm bút đúng cách và tô màu đều. * Thái độ - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn những sản phẩm mình làm ra. * Đồ dùng của cô: + Tranh mẫu, giấy A3, bút màu + Nhạc bài hát theo chủ đề. *Đồ dùng của trẻ: - Vở, bút màu. 1.Ổn định tổ chức - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Ong và bướm” cô trò truyện với trẻ về nội dung bài hát. - Cô hướng trẻ vào bài học. 2.Nội dung chính * Cho trẻ quan sát tranh mẫu. - Con bướm có những bộ phận gì? - Thân con bướm có hình dạng như thế nào? - Đầu con bướm có hình dạng hình gì? - Ngoài ra con bướm còn có gì đây? - Bức tranh con bướm thật đẹp phải không các con? Các con có muốn vẽ con bướm đẹp như trong tranh không? * Cô vẽ mẫu - Trước tiên cô vẽ nét cong tròn để tạo thành thân của con bướm, sau đó cô vẽ hình tròn nhỏ bên trên để tạo thành đầu của con bướm, sau đó cô vẽ những nét cong nhỏ để tạo thành cánh của con bướm. Con bướm còn thiếu gì? Cô sẽ vẽ hai nét uốn trên đầu để tạo thành vòi hút mật của con bướm, sau đó cô chấm nhỏ để tạo thành mắt của bướm. Vẽ song cô tô mầu cho bức tranh thêm đẹp. - Vậy là cô đã vẽ xong con bướm rồi - Bạn nào có thể nhắc lại cho cô cách vẽ con bướm nào? *Trẻ thực hiện + Cô bật nhạc bài hát “Ong và bướm” khi trẻ vẽ. - Cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cách vẽ, cô giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được. - C« bao qu¸t, híng dÉn trÎ ®Ó trÎ hoµn thiÖn ®îc s¶n phÈm. * Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày sản phẩm của mình. - Cô nhận xét chung. + Con thích nhất bài nào? + Vì sao con thích? + Mời một trẻ tự giới thiệu về bài vẽ của mình. - Cô nhận xét sản phẩm, động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện được. - Giáo dục: trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình làm ra. 3. Kết thúc: Cả lớp hát bài hát “Cá vàng bơi” và đi về góc chơi. *Lưu ý: .......................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an.docx