Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: An toàn là bạn, tại nạn là thù

I/ MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

 “ An toàn là bạn, tại nạn là thù”

Tại sao nói tai nạn là thù, vì tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Theo Cục Cảnh sát giao thông năm 2016 xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông trên cả nước, cướp đi gần 9.000 người. Theo thống kê nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông trên 80% là do ý thức của người tham gia giao thông như: uống rượu bia, lạng lách, vượt đèn đỏ, đi lấn đường, chơi ở lòng đường, trẻ chạy qua đường đột ngột không có người lớn đi cùng, đi không đúng phần được quy định. Điều đó cho thấy để hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra điều cần thiết nhất là hình thành được ý thức tốt cho người tham gia giao thông. Để hình thành một thói quen, một hành vi tốt không phải một sớm một chiều là làm được ngay, mà điều đó là cả một sự nỗ lực của một quá trình, đòi hỏi bản thân của mỗi cá nhân luôn có ý thức cao. Vì thế việc hình thành các hành vi, thói quen về chấp hành luật giao thông cho trẻ ngay từ bậc học Mầm non là điều hết sức cần thiết.

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều bất cập, đặc biệt trong những năm gần đây do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của một số doanh nghiệp nên hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn đã xuống cấp trầm trọng nhất là một số trục đường như Nguyễn Du và Ngô Quyền tại địa bàn xã Quảng Cư. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: An toàn là bạn, tại nạn là thù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
I. MỞ ĐẦU
2
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu.
3
Phương pháo nghiên cứu.
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lý luận.
3
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
6
3.1 Các giải pháp thực hiện:
7
3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
7
3.2.1.Xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
7
* Xây dựng kế hoạch cho trẻ lĩnh hội kiến thức an toàn giao thông qua hoạt động học có chủ định
8
*. Xây dựng kế hoạch cho trẻ lĩnh hội kiến thức an toàn giao thông qua hoạt động chơi
12
*. Xây dựng kế hoạch cho trẻ lĩnh hội kiến thức an toàn giao thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày
14
3.2.2 Xây dựng môi trường phong phú, hấp dẫn trẻ
15
3.2.4. Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao nhận thức chấp hành một số luật giao thông đường bộ
16
4. Kết quả đạt được
17
 III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết Luận.
17
2. Kiến nghị
18
3 Tài liệu tham khảo.
18
I/ MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
	“ An toàn là bạn, tại nạn là thù”
Tại sao nói tai nạn là thù, vì tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Theo Cục Cảnh sát giao thông năm 2016 xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông trên cả nước, cướp đi gần 9.000 người. Theo thống kê nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông trên 80% là do ý thức của người tham gia giao thông như: uống rượu bia, lạng lách, vượt đèn đỏ, đi lấn đường, chơi ở lòng đường, trẻ chạy qua đường đột ngột không có người lớn đi cùng, đi không đúng phần được quy định... Điều đó cho thấy để hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra điều cần thiết nhất là hình thành được ý thức tốt cho người tham gia giao thông. Để hình thành một thói quen, một hành vi tốt không phải một sớm một chiều là làm được ngay, mà điều đó là cả một sự nỗ lực của một quá trình, đòi hỏi bản thân của mỗi cá nhân luôn có ý thức cao. Vì thế việc hình thành các hành vi, thói quen về chấp hành luật giao thông cho trẻ ngay từ bậc học Mầm non là điều hết sức cần thiết.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều bất cập, đặc biệt trong những năm gần đây do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của một số doanh nghiệp nên hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn đã xuống cấp trầm trọng nhất là một số trục đường như Nguyễn Du và Ngô Quyền tại địa bàn xã Quảng Cư. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.
Trường Mầm non Quảng Cư nằm trên hai trục đường chính của xã đó là trục đường Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Du, nằm cạnh hai trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Quảng Cư, vì thế khi vào giờ tan tầm lượng người và phương tiện giao thông đi lại ở khu vực cổng trường rất đông, đó cũng là một nguy cơ rất cao dễ xảy ra các tai nạn giao thông nhất là đối với các cháu trong độ tuổi Mầm non chưa có nhiều kĩ năng quan sát, cũng như kinh nghiệm khi tham gia giao thông.
Trong khi đó hàng ngày các cháu vẫn tham gia giao thông, hoặc là đi cùng người lớn đến trường, đi chơi, hoặc là các cháu được tham gia đi chơi trên các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí có một số cháu 5 -6 tuổi tự đi bộ đến trường, nếu các cháu không được trang bị một số kiến thức cần thiết về luật lệ giao thông đường bộ thì sẽ rất nguy hiểm, có đôi khi còn xảy ra những thương vong không mong muốn. Vì thế giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mầm non là điều hết sức cần thiết.
	Việc giáo dục một số luật lệ giao thông đường bộ cho trẻ ngay từ bậc học Mầm non nhằm trang bị cho trẻ một số hiểu biết sơ đẳng ban đầu về luật lệ giao thông đường bộ, giúp trẻ hiểu biết về cách đi đường cho đúng, biết một số tín hiệu đơn giản về các kí hiệu trên đường bộ để trẻ tham gia giao thông an toàn nhất, nhằm tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao nhận thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ tại trường Mầm non Quảng Cư””
2.Mục đích nghiên cứu:
	Qua việc nghiên cứu đề tài tôi muốn thấy rõ được vai trò quan trọng trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch, các biện pháp, các hình thức giáo dục an toàn giao thông giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức ban đầu về một số luật lệ giao thông đường bộ để khi tham gia giao thông trẻ sẽ tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài sẽ nghiên cứu về một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 – 5 tuổi trong bậc học Mầm non, tổng kết lại những kinh nghiệm trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mà vẫn đảm bảo quá trình học tập của trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp:
	* Phương pháp quan sát.
	* Phương pháp đàm thoại.
	* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	* Phương pháp thu nhập thông tin.
	* Phương pháp thống kê. 
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận:
 An toàn giao thông luôn là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây các vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều. Số người chết do tai nạn giao thông tính từng giờ, từng ngày lên tới con số báo động. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của bố mẹ để lại con cái rơi vào cảnh côi cút, sự ra đi của mỗi người thân trong gia đình luôn để lại những thương xót cho người ở lại khó nguôi ngoai. Tai nại giao thông cũng khiến cho nhiều gia đình rơi vào tình cảnh nghèo khó, bởi chi phí cho việc chăm sóc người bệnh là rất cao, mất nhân lực lao động chưa kể tới phương tiện giao thông bị hư hỏng và những tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần.Vì vậy thế hệ trẻ cần phải có những hành động thiết thực để chung tay góp phần giảm tối đa tai nạn giao thông để mang đến hạnh phúc cho mọi người mọi nhà.
 Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người cần phải có ý thức tốt khi tham gia giao thông như: không uống rượu bia khi tham gia giao thông, không mang vác, vận chuyển các vật cồng kềnh khi tham gia giao thông, không lấn chiếm lòng lề đường, phải đi đúng phần đương quy định, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Chấp hành nghiêm các biển báo quy định khi tham gia giao thông. Đặc biệt đối với các cháu nhỏ khi đi trên đường, sang đường phải có người lớn đi cùng, không chơi dưới lòng lề đường.
 Xác định tai nạn giao thông là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội nên trong những năm qua Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tối đa tai nạn giao thông. Đã có nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực này. So với Tết Bính Thân số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi ngày giảm được 4,33 người tương đương với 13 %.Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn ở mức nghiêm trọng. Chỉ trong 7 ngày Tết năm nay trên cả nước đã xảy ra 368 vụ tai nạn giao thông làm cho 203 người chết. Tai nạn giao thông đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhiều gia đình và xã hội.
 Hàng năm, nhà nước đã lấy tháng 9 là tháng an toàn giao thông nhằm thiết lập trật tự kỷ cương giao thông hướng tới giảm tối thiểu tai nạn giao thông.
 Sau nhiều năm thực hiện chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề đã được triển khai sâu rộng tới các cán bộ giáo viên và phụ huynh, học sinh của nhà trường. Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội các lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội thĩ giáo dục an toàn giao thông cũng là nội dung không thể thiếu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non. 
2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng
* Thuận Lợi:
	Được sự quan tâm của chính quyền và người dân địa phương trong việc tu sửa cơ sở vật chất đang từng bước được nâng lên đáp ứng với nhu cầu hiện nay. 
Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên, đa phần người dân trên địa bàn đã hiểu được ý nghĩa của việc đưa trẻ đi học đúng độ tuổi nên số trẻ đi học ở nhà trẻ và 3 tuổi đã được cải thiện so với các năm học trước nên nề nếp của các cháu đã có phần ổn định hơn.
 Công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đã được cải thiện hơn, phụ huynh tích cực hướng ứng các nội dung tuyên truyền của giáo viên ở lớp. Đa phần các cháu ở lớp đều được phụ huynh đưa đón đến lớp nên việc cháu tự tham gia giao thông là rất ít.
	Các cháu ở lớp đều trong cùng độ tuổi nên nhận thức của các cháu tương đối đồng đều. 
	Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ, năng lực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn tham gia tích cực về các chuyên đề an toàn giao thông, chịu khó sưu tầm những kiến thức về an toàn giao thông đường bộ để truyền đạt tới trẻ tại nhóm lớp.
 	Bên cạnh những thuận lợi trên còn gặp một số khó khăn sau:
* Khó khăn:
 	Tuy được chính quyền đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nhưng nhà trường vẫn chưa có mô hình giao thông cho trẻ được thực hành.
Một số giáo viên chưa thực sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, các hình thức giáo dục an toàn giao thông nên trẻ lĩnh hội kiến thức về nội dung này kết quả chưa cao.
Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục an toàn giao thông không phải chủ đề nào cũng thực hiện được, tùy vào những chủ đề phù hợp thì mới lồng ghép được. Mà đặc điểm của trẻ mầm non nếu không được nhắc nhở thường xuyên thì việc hình thành được các kĩ năng là rất khó. 
Trong lớp vẫn còn một số cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể do cô tổ chức.
Chưa có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh nên trẻ dễ nhớ mà cũng chóng quên các kiến thức về an toàn giao thông.
 Do số cháu ở lớp còn đông so với quy định nên giáo viên chỉ đánh giá trên mặt bằng chung của lớp mà chưa chú ý đến đánh giá từng cá nhân cháu. Nên chưa có kế hoạch để giáo dục an toàn giao thông cho những cháu còn yếu kém. Từ những khó khăn trên tôi đã tập trung nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao nhận thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ tại trường Mầm non Quảng Cư”
2.2 Kết quả thực trạng qua khảo sát trẻ tại nhóm lớp Sơn Ca trường Mầm non Quảng cư.
Để thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao nhận thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ tại trường Mầm non Quảng Cư” tôi đã điều tra số trẻ ở lớp tôi để có cơ sở thực hiện đề tài
Nội dung
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
(%)
Số trẻ
Tỷ lệ
(%)
Trẻ có một số kiến thức ban đầu về luật lệ giao thông đường bộ
 40
28
70
12
30
Trẻ có một số thói quen tốt khi tham gia giao thông đường bộ
40
25
62,5
15
37,5
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy khả năng trẻ có một số kiến thức ban đầu về luật lệ giao thông đường bộ có một số thói quen tốt khi tham gia giao thông đường bộ chưa đạt còn cao. Do đó để nâng cao kiến thức và thói quen tốt về an toàn giao thông cho trẻ tôi đã trao đổi cùng các đồng nghiệp về nội dung và những phương pháp thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao nhận thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ tại trường Mầm non Quảng Cư” 
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1 Các giải pháp thực hiện:
3.1.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
Để trẻ lĩnh hội các kiến thức về an toàn giao thông hiệu quả nhất, giáo viên không thể dạy theo “ ngẫu hứng” nghĩ gì dạy đó, hợp chỗ nào thì giáo dục chỗ đó, mà phải xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tại nhóm lớp phụ trách, điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhóm lớp, của nhà trường. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là nội dung khó không phải chủ đề nào cũng có thể lồng ghép tích hợp nội dung này vào được. Vì thế khi xây dựng kế hoạch năm học trong chủ đề “ Giao thông” với chủ đề nhánh “ Luật lệ giao thông” tôi đã đưa ra mục tiêu là giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về luật lệ giao thông, hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông. Từ mục tiêu này tôi đã lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức hợp lý nhất nhằm giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức về an toàn giao thông được cao nhất.
3.1.2. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
 	Do đặc điểm của trẻ Mầm non trẻ chỉ dễ dàng tiếp thu kiến thức qua các hoạt động chơi. Trẻ lĩnh hội các kiến thức về an toàn giao thông thực sự hiệu quả khi trẻ được tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức dưới dạng hoạt động chơi. Vì thế để kích thích sự hứng thú của trẻ thì giáo viên phải tạo môi trường phong phú có nhiều nguyên vật liệu để trẻ tự khám phá, thực hành về tham gia giao thông.
3.1.3.Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao nhận thức chấp hành một số luật giao thông đường bộ.
	Để việc lĩnh hội kiến thức cũng như các hành vi tham gia giao thông đạt kết quả cao nhất thì không thể không nói tới vai trò của phụ huynh trong việc giáo dục trẻ. Vì mọi kĩ năng, hành vi của trẻ đã thực sự đạt với yêu cầu đề ra là trẻ phải thực hiện mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ trên lớp với cô.Vì thế công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là không thể thiếu.
3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
 Để giải quyết những giải pháp trên đạt hiệu qủa trong việc đánh giá trẻ tôi đã sử dụng nhiều biện pháp sau để thực hiện:
3.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục an thông toàn giao cho trẻ.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho trẻ nhằm giúp giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục về luật giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ tại nhóm lớp, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhóm lớp để tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Qua việc xây dựng kế hoạch giáo viên đặt ra mục tiêu cụ thể về nội dung luật giao thông đường bộ phổ biến như:
- Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải (đối với đường ở nông thôn không có vỉa hè).
- Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn màu hoặc theo sự điều khiển của cảnh sát giao thông và đi theo vạch chỉ đường cho người đi bộ.
- Trước khi sang đường phải: dừng lại quan sát, lắng nghe và suy nghĩ, khi có xe cộ đến gần thì không qua. Tìm và chọn nơi an toàn nhất để sang đường.
- Không được chơi ở vỉa hè lòng đường.
- Hiểu biết một số kí hiệu, biển báo đường bộ.
Từ những mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi lên kế hoạch: chuẩn bị đồ dùng học dạy học; lựa chọn phương pháp dạy học; lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp để kích thích sự hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra.
* Xây dựng kế hoạch cho trẻ lĩnh hội kiến thức an toàn giao thông qua hoạt động học có chủ định.
 Trong các chủ đề cho trẻ hoạt động khám phá trong suốt năm học thì ở chủ đề “ Giao thông” với chủ đề nhánh “ Luật lệ giao thông” tôi đã lên kế hoạch hoạt động học có chủ định trong một tuần cụ thể như sau: 
Thứ 2: Hoạt động khám phá xã hội với đề tài “ Bé tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ phổ biến” giúp trẻ tìm hiểu về một số luật giao thông đường bộ như: tín hiệu đèn màu giao thông, đi bộ đi trên vỉa hè, các loại xe đi dưới lòng đường...
Thứ 3: Hoạt động văn học với truyện “ Qua đường” giúp trẻ nắm được nội dung khi qua đường là phải có người lớn dắt, phải quan sát cẩn thận, khi có xe đến gần thì không qua;
Thứ 4: Hoạt động tạo hình với đề tài : “ Làm đèn tín hiệu giao thông”. Qua đề tài này nhằm giúp trẻ biết được ý nghĩa mỗi màu của đèn hiệu giao thông đó là màu xanh được phép đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ không được đi.
 Thứ 5: Hoạt động làm quen với toán “ định hướng không gian phải, trái” nhằm giúp trẻ phân biệt được bên phải là bên được tham gia giao thông đúng luật;
Thứ 6: Hoạt động âm nhạc hát bài “ Đèn đỏ đèn xanh”, nghe hát bài “ Đường em đi” qua đó trẻ sẽ nắm lại được ý nghĩa tín hiệu đèn màu và hướng đường đi đúng luật giao thông. 
Tùy vào mỗi hoạt động học để tôi lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên nắm bắt được đặc điểm của trẻ mầm non nên đa phần các hoạt động học tôi đều tổ chức dưới hình thức hội thi, hoặc trò chơi giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức về an toàn giao thông đường bộ một cách tự nhiên, thoải mái mà hiệu quả cao. Chẳng hạn khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học truyện “ Qua đường” tôi đã tổ chức như sau:
Đề tài: Truyện “ Qua đường”
Chủ đề “ Giao thông”
Đối tượng : Trẻ 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25- 30 phút.
I . Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Hiểu được nội dung câu chuyện qua đường 
- Trẻ nhớ trình tự nội dung truyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời rõ ràng, rành mạch các câu hỏi, nói đầy đủ câu.
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có thói quen chấp hành nghiêm luật giao thông đi đúng tín hiệu đèn giao thông. Khi qua đường là phải có người lớn dắt, phải quan sát cẩn thận, khi có xe đến gần thì không qua
- Tích cực tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị.
Tranh minh họa truyện trên máy.
Các biển báo đèn hiệu giao thông.
4 mũ Thỏ: thỏ mẹ, thỏ nâu, thỏ trắng, thỏ xám.
Nội dung tích hợp: Trò chuyện về luật lệ giao thông đường bộ.
Âm nhạc: hát vận động bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
III. Tiến trình hoạt động.
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu hội thi “ Bé với an toàn giao thông”
- Chào mừng các bé đến với hội thi: “ Bé với an toàn giao thông”
- Hội thi gồm có 3 phần thi như sau:
- Phần thi thứ nhất: Tình huống giao thông
- Phần thi thứ 2: Hiểu biết
- Phần thi thứ 3: Thực hành tham gia giao thông.
- Cô chúc các bé sẽ luôn tự tin để tham gia các phần thi một cách tốt nhất. 
- Để không khí hội thi thêm phần sôi nổi cô mời các đội thi cùng hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trong bài hát nói về đèn gì? Đèn màu nào thì được đi? Màu nào thì dừng lại?
- Để biết rõ hơn về điều này cô mời các con đến với phần thi thứ nhất “Tình huống giao thông” với câu chuyện “ Qua đường”.
* Hoạt động 2:Nghe kể truyện
- Phần thi thứ nhất: Tình huống giao thông.
- Cô kể cho trẻ nghe 2 lần
- Lần 1 kể diễn cảm câu chuyện.
- Cô vừa kể cho các đội nghe câu chuyện gì?
- Kể truyện lần 2 kết hợp tranh minh họa.
+ Trích dẫn giảng nội dung, giảng từ khó.
- Câu chuyện nói về chị em nhà Thỏ khi đi chơi và sang đường nhưng vì không để ý đến tín hiệu đèn giao thông nên suýt xảy ra tai nạn. Nhờ chú công an Thỏ Xám giải thích mà 2 chị em Thỏ đã biết tín hiệu đèn giao thông để thực hiện đúng.
+ Đàm thoại trích dẫn: Phần thi thứ 2: Hiểu biết
 Trong truyện có những nhân vật nào?
- Thỏ mẹ đã dặn dò chị em Thỏ điều gì? 
+ Ở đoạn đầu từ “ Đầu .ra khỏi nhà” đoạn này nói về 2 chị em thỏ xin phép mẹ đi chơi. Mẹ dặn 2 chị em đi đường nhớ cẩn thận.
- Thỏ Nâu đã nói gì vói Thỏ Trắng? Thỏ Trắng nói gì với chị?
- 2 chị em Thỏ chạy sang đường chuyện gì đã xảy ra?
+ Đoạn tiếp theo từ “ Hai chị em .dám chạy sang đường à? Nói về chị em thỏ vì mải mê ngắm chim, ngắm hoa và khi sang đường để xem hoa 2 chị em Thỏ băng sang đường mà không quan sát đèn màu nên suýt xảy ra tai nạn giao thông.
- Ai đã xuất hiện? Chú Thỏ Xám dặn chị en Thỏ điều gì?
+ Đoạn cuối từ “ Đúng lúc ấy hết” Nhờ chú Thỏ Xám căn dặn mà 2 chị thỏ luôn ghi nhớ tín hiệu đèn màu khi tham gia giao thông.
- Giảng từ khó “ qua đường” giống nghĩa với từ sang đường có nghĩa là đi đến phía đường đối diện với bản thân mình
- Khi sang đường các con phải nhớ điều gì?
+ Giáo dục trẻ khi sang đường phải chú ý tín hiệu đèn giao thông, đối với đường ở nông thôn chưa có tín hiệu đèn khi sang đường các con phải chú ý quan sát cẩn thận 2 bên đường không có xe con mới được sang. Đặc biệt các con còn nhỏ thì khi sang đường phải có người lớn dắt.
* Hoạt động 3: phần thi thực hành giao thông.
- Các con đã tham gia 2 phần thi rồi, để thực hành giao thông được tốt nhất bây giờ cô mời các con cùng kể lại truyện với cô.
- Cô đóng vai người dẫn truyện, trẻ vào các vai để nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện.
+ Trò chơi: “ Thực hành giao thông” .
- Cách chơi: Mỗi đội đại diện 4 trẻ lên tham gia, số trẻ còn lại nhận xét bạn thực hiện đúng hay chưa. Trẻ vừa đi vừa hát theo tín hiệu đèn của cô đèn xanh đi nhanh, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại.
- 

File đính kèm:

  • doclop_4_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan