Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Làm quen với chữ G và chữ Y
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được và phát âm chuẩn được chữ G và chữ Y. Nhận biết đươc chữ G và chữ Y trong câu, trong từ trọn vẹn.
- Trẻ rèn được kỹ năng phát âm rõ ràng, to chữ G và chữ Y
- Phát triển khả năng nhận biết chữ cái đã học một cách nhanh nhẹn và chính xác
- Trẻ chơi tốt các trò chơi yêu cầu chữ cái của cô yêu cầu
- Trẻ có thái độ tích cực, hứng thú khi tham gia học và hoạt động cùng cô
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
GIÁO ÁN LĨNH VỰC LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI CHỮ G VÀ CHỮ Y ĐỐI TƯỢNG: LỚP LÁ NGƯỜI DẠY: HUỲNH THỊ THẢO GIANG NGÀY SOẠN: 31/03/2015 NGÀY DẠY: 02/04/2015 Mục tiêu, yêu cầu: - Trẻ nhận biết được và phát âm chuẩn được chữ G và chữ Y. Nhận biết đươc chữ G và chữ Y trong câu, trong từ trọn vẹn. - Trẻ rèn được kỹ năng phát âm rõ ràng, to chữ G và chữ Y - Phát triển khả năng nhận biết chữ cái đã học một cách nhanh nhẹn và chính xác - Trẻ chơi tốt các trò chơi yêu cầu chữ cái của cô yêu cầu - Trẻ có thái độ tích cực, hứng thú khi tham gia học và hoạt động cùng cô - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc Chuẩn bị: Tiến hành: * Hoạt động 1: “ Trò chuyện cùng bé” - Cả lớp ơi! Lớp chúng ta học giỏi học ngoan nên hôm nay có cô Soa đã về tham gia học với chúng ta, các con hãy chào cô nhé! - Cho cả lớp đọc bài thơ “ Nước ơi” để di chuyển chỗ và ngồi gần lại cô - Bạn nào giỏi cho cô biết bài thơ chúng ta vừa đọc có nhắc đến gì nào? ( nhắc đến nước) - Thế các bạn có biết nước có từ đâu không nào?( sau đó cho trẻ xem những hình ảnh về các nguồn nước: sông, suối, ao hồ,cho trẻ xem hình ảnh mưa) - Cả lớp có biết mưa từ đâu không nào? À mưa có từ những giọt nước, nhờ ánh nắng của ông mặt trời mà nước sẽ bốc hơi bay lên và hội tụ thành những đám mây đấy các con và sau đó chị gió sẽ thổi những đám mây đó tụ lại với nhau, sau khi trời nổi cơn giông những đám mây sẽ biến thành những đám mây đen và cuối cùng là chúng ta sẽ được thấy mưa đấy các con! - Và sau đây cô sẽ cho cả lớp xem vòng tuần hoàn của nước nhé. - Các bạn đã được xem vòng tuần hoàn của nước đúng không, vậy bạn nào cho cô biết giọt nước khi bốc hơi lên thì sẽ tụ lại thành gì các con ?( mây) - Vậy bây giờ các bạn hãy nhìn xem lên cô có hình ảnh gì nhé( cho trẻ xem hình ảnh giọt nước, đám mây và có dòng chữ kèm theo). Thế các bạn quan sát xem ở dưới hình ảnh của cô đều có dòng chữ tương ứng cho hình ảnh giọt nước và đám mây đúng không nào? Thế bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm quen với chữ cái nào chúng ta chưa biết nhé! - Cho trẻ hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa vơi” và về vị trí tổ mình * Hoạt động 2: “ Bé làm quen chữ g, y” Làm quen chữ g - Cả lớp mình hãy cùng cô nhìn xem lên trên màn hình cô có gì nhé ( cho trẻ xem hình ảnh giọt nước kết hợp với dòng chữ có từ giọt nước) + Sau đó cho trẻ đọc từ “ giọt nước” 2 – 3 lần + Cho trẻ đọc những chữ cái đã được học( i, o, t, n, ư, ơ, c) và cất lần những chữ cái đó , để lại chữ g và hỏi trẻ đã được học chữ g chưa? + Sau đó thay hình ảnh chữ g to hơn, cho trẻ phát âm chữ g 2 – 3 lần, gọi 1 số trẻ lên phát âm lại chữ g + Dạy trẻ phát âm chữ gờ: lưỡi hơi cong lên và phát âm rõ chữ gờ, cho trẻ phát âm 2 – 3 lần + Tiếp tục cô giới thiệu cấu tạo của chữ g gồm 1 nét cong tròn khép kín bên tay trái và 1 nét móc phía dưới ở bên tay phải + Cho cả lớp cùng nhắc lại cấu tạo, sau đó mời 1 số trẻ lên nhắc lại cấu tạo chữ g + Cô giới thiệu cho trẻ chữ g in hoa, chữ g in thường và chữ g viết thường, nói cho trẻ biết tất cả chữ g này gọi là chữ gờ nhưng khác nhau ở cách viết Làm quen chữ y - Cô đưa ra hình ảnh đám mây cùng với bên dưới là dòng chữ “ đám mây” + Cho trẻ đọc lại dòng chữ 2 – 3 lần + Mời 1 số trẻ lên đọc những chữ cái mà đã học ( đ, a, m, â), cất những chữ cái đó để lại chữ y để trẻ quan sát + Thay vào đó là bảng chữ y to hơn và cho trẻ đọc y +Dạy cho trẻ phát âm chữ y: hai hàm răng gần như khép lại với nhau và phát âm y, cho 1 số cá nhân trẻ lên phát âm + Cô giới thiệu với trẻ trong bảng chữ cái của chúng ta có 2 chữ y, 1 là chữ i ngắn mà các con đã được học là có 1 nét thẳng đứng và 1 dấu chấm trên đầm, và đây là chữ y dài, chữ y dài này chúng ta có 2 nét xiên tạo thành, 1 là nét xiên ngắn từ trái qua phải, 1 nét xiên dài từ phải qua trái + Cô nhắc lại 1 lần nữa về cấu tạo chữ y dài, sau đó yêu cầu trẻ nhắc lại + Giới thiệu chữ y in hoa, chữ y in thường và chữ y viết thường, nói cho trẻ biết tất cả chữ này đều được gọi là chữ y dài nhưng chúng có cách viết khác nhau So sánh chữ g và chữ y - Cô cho trẻ quan sát chữ g, y và cho trẻ so sánh + Không có điểm giống nhau + Khác nhau: cấu tạo chữ g là có 1 nét cong tròn khép kín, 1 nét móc ở phía dưới còn chữ y thì được tạo bởi 2 nét xiên * Hoạt động 3: “ Bé luyện chữ” - Nãy giờ cô đã cùng học với các bạn chữ gì các bạn? ( chữ g, chữ y) vậy bây giờ cô se kiểm tra các bạn có nhớ cô dạy gì các bạn không nhé - Gió thổi! gió thổi! thổi những chiếc rổ đằng sau các bạn lên trước mặt nào. + Chuẩn bị cho trẻ những cái rổ có đựng những viên sỏi trắng để trẻ có thể xếp thành chữ cái mà cô yêu cầu * Hoạt động 4: “ Bé vui cùng chữ” Trò chơi 1: Bé đi tìm chữ - Cách chơi: cô chuẩn bị cho trẻ những tấm bảng có hình kèm theo những dòng chữ và trong đó cô sẽ để thiếu chữ “ g và y” sau đó yêu cầu trẻ sẽ phải lên tìm và ghép vào dòng chữ sao cho đúng với câu - Luật chơi: trẻ sẽ bật qua vòng và sau đó lên ghép chữ _iọt nước giọt nước Trò chơi thứ 2: Bé phát âm - Cho trẻ bắt cặp sau đó hát bài lộn cầu vồng sau khi hát xong lộn xong thì cô giơ lên chữ cái nào thì các bạn phải đọc to chữ cái đó.
File đính kèm:
- nhan_biet_chu_g_va_y.docx