Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Tạo hình con vật từ bàn tay

Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng nhiều cách in bàn tay khác nhau để tạo thành các con vật: in thành con cá, in thành con cò, con công, con hươu cao cổ.

- Trẻ nhận biết sử dụng màu nước, màu sáp, màu dạ, bút dạ để in thành hình các con vật khác nhau từ bàn tay. Biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật mà bé vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình.

2. Kỹ năng:

- Trẻ sử dụng các kỹ năng vẽ các nét thẳng, nét cong, nét xiên nối liền nhau và chấm màu, in màu, nối các nét để tạo thành các con vật.

- Trẻ biết lựa chọn và phối hợp nhiều màu sắc để in bàn tay thành các con vật.

- Phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ để tạo thành bức tranh.

- Trẻ có kỹ năng sắp xếp bố cục tranh cân đối, sử dụng màu sắc hài hòa.

- Trẻ có kỹ năng nói lên được ý tưởng của mình về sản phẩm và đặt tên co sản phẩm của mình.

3. Thái độ:

- Trẻ thích thú tham gia vào hoạt động, say mê với ý tưởng của mình.

- Vệ sinh sau khi hoàn thành bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Tạo hình con vật từ bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
Cấp trường
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Tạo hình con vật từ bàn tay
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25– 30 phút
Ngày dạy: 31/10/2019
Giáo viên dạy: Vũ Thị Bích Ngọc
Năm học: 2019 – 2020
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng nhiều cách in bàn tay khác nhau để tạo thành các con vật: in thành con cá, in thành con cò, con công, con hươu cao cổ. 
- Trẻ nhận biết sử dụng màu nước, màu sáp, màu dạ, bút dạ để in thành hình các con vật khác nhau từ bàn tay. Biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật mà bé vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ sử dụng các kỹ năng vẽ các nét thẳng, nét cong, nét xiên nối liền nhau và chấm màu, in màu, nối các nét để tạo thành các con vật.
- Trẻ biết lựa chọn và phối hợp nhiều màu sắc để in bàn tay thành các con vật.
- Phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ để tạo thành bức tranh.
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp bố cục tranh cân đối, sử dụng màu sắc hài hòa.
- Trẻ có kỹ năng nói lên được ý tưởng của mình về sản phẩm và đặt tên co sản phẩm của mình.
3. Thái độ:
- Trẻ thích thú tham gia vào hoạt động, say mê với ý tưởng của mình.
- Vệ sinh sau khi hoàn thành bài.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô
- 4 bức tranh gợi ý được tạo hình từ bàn tay
Tranh 1: Con cò 
Tranh 2: Con hươu cao cổ
Tranh 3: Con công, con cú mèo
Tranh 4: Con cá
- Nhạc không lời, nhạc bài hát “Gia đình ngón tay”
 - Video tạo bóng con vật từ bàn tay
2. Đồ dùng của trẻ.
- Bìa màu, tấm fooc, giá tạo hình
- Đất nặn, kim sa, mắt nhựa 
- Sáp màu, bút dạ, màu dạ, màu nước, hồ dán,kéo, băng dính 2 mặt 
- Khay đựng đồ dùng tạo hình
- Khăn lau tay 
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
Cô và trẻ chơi trò chơi “Ngón tay”.
- Cô đàm thoại với trẻ
+ Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Đôi tay của chúng mình làm được những công việc những công việc gì? 
+ Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ đôi tay?
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
Hôm nay cô đã chuẩn bị cho lớp mình 1 điều bí mật đấy? chúng mình cùng đoán xem đó là gì nào?
( Cho trẻ xem video tạo bóng con vật từ bàn tay của nghệ sỹ)
* HĐ 1: Quan sát tranh và đàm thoại
Món quà tiếp theo tặng lớp mình là gì đây nhỉ?
- Các con hãy cùng quan sát và nêu cảm nhận về những bức tranh này nhé.
* Bức tranh 1: “Con cò”
- Con có cảm nhận gì về bức tranh này?
- Trong bức tranh con thấy những gì?
- Con cò được tạo bởi hình gì?
- Bàn tay được in như thế nào?
- Để bức tranh thêm sinh động cô còn làm gì nữa?
- Con sẽ đặt tên cho bức tanh này là gì?
* Bức tranh 2: “Con Hươu cao cổ”
Chúng mình cùng xem điều kỳ diệu tiếp theo là gì nhé.
- Cảm nhận của con như thế nào khi xem bức tranh này?
- Bức tranh này có gì đặc biệt?
- Để tạo thành phần thân con hươu cô đặt tay và in như nào?
- Bức tranh này có gì khác so với bức tranh trước.
- Màu sắc trong tranh được kết hợp như thế nào?
- Bức tranh này được cô đặt dọc hay ngang? 
* Bức tranh 3: “Con Công, Con cú mèo”
- Con cảm nhận về bức tranh này như thế nào?
- Những con vật được sắp xếp như nào?
- Cô sử dụng chất liệu gì để tạo ra bức tranh?
* Bức tranh 4: “Con cá”
- Bức tranh này có gì đặc biệt?
- Những con cá được làm từ nguyên liệu gì?
- Theo các con cô đã làm như thế nào để tạo ra bức tranh này?
- Con có cảm nhận gì sau khi xem bức tranh này?
* HĐ2: Hình thành ý tưởng của trẻ
- Hôm nay cô sẽ cho lớp mình tạo hình con vật từ bàn tay để tạo thành bức tranh mà các con yêu thích hoặc các hình mà các con tưởng tượng.
- Con định làm bức tranh gì?
- Để tạo thành bức tranh đó con suy nghĩ xem sẽ đặt và in bàn tay như thế nào ( 3-4 trẻ)
- Cô giới thiệu các nguyên vật liệu: Màu nước, màu sáp, hồ dán, bìa màu, kim sa.các con có muốn cùng cô làm những bức tranh thật đẹp tặng các bạn nhỏ không?
Cô chúc các con sẽ tạo ra được nhiều những bức tranh thật là độc đáo, sáng tạo từ đôi tay của mình.
 * HĐ3: Trẻ thực hiện
- Cho trẻ đi lấy đồ dùng và về chỗ
- Cô gợi ý để trẻ thể hiện ý trưởng cá nhân hoặc theo nhóm, nhắc trẻ giữ vệ sinh khi thực hiện.
- Với trẻ yếu cô hướng dẫn gợi mở để trẻ tự tin hoàn thành sản phẩm.
Với trẻ khá cô khuyến khích động viên trẻ để trẻ tự tin sáng tạo theo khả năng của trẻ.
* HĐ4: Trưng bày sản phẩm, chia sẻ cảm xúc
- Cho trẻ trương bày sản phẩm
- Cho trẻ giới thiệu bài của mình, nhận xét bài của trẻ
- Cho trẻ đặt tên cho sản phẩm
3. Kết thúc:
 Cô nhận xét chung, khen và động viên trẻ.
- Trẻ hát bài hát “Gia đình ngón tay”- nhạc tiếng anh
- Trẻ chơi trò chơi “Ngón tay”
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giới thiệu đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát bài hát gia đình ngón tay

File đính kèm:

  • docgiao an ngoc.doc